Phác đồ điều trị bệnh tim mạch năm 2018 (Phác đồ 42) Xử trí nhồi máu cơ tim cấp không ST chênh lên

Xem

 Phác đồ 42

XỬ TRÍ HỘI CHỨNG MẠCH VÀNH
CẤP KHÔNG ST CHÊNH LÊN


I. ĐẠI CƯƠNG

Hội chứng mạch vành cấp (HCMVC) có cơ chế là huyết khối tắc cấp động mạch vành. Trong HCMVC không ST chênh lên (HCMVCKSTCL) không có hình ảnh ST chênh lên trên điện tim ban đầu. HCMVCKSTCL gồm nhồi máu cơ tim (NMCT) không ST chênh lên và cơn đau thắt ngực không ổn định.

Tỉ lệ mắc HCMVCKSTCL có chiều hướng gia tăng do tuổi của dân số ngày càng cao, số lượng bệnh nhân được cứu sống sau biến cố cấp và số lượng bệnh nhân đái tháo đường ngày càng tăng, cùng với việc thống nhất sử dụng những chỉ điểm sinh học có độ nhạy cao trong chẩn đoán.





Phác đồ 42. Xử trí hội chứng mạch vành cấp không ST chênh lên 


II. CHẨN ĐOÁN

2.1. Chẩn đoán bệnh nhân đau ngực và nghi ngờ HCMVC




Sơ đồ 1: Chẩn đoán bệnh nhân đau ngực và nghi ngờ hội chứng mạch vành cấp.

2.2. Tiếp cận bệnh nhân đau ngực /nghi ngờ HCMVC:



Sơ đồ 2: Tiếp cận bệnh nhân đau ngực có nghi ngờ hội chứng
mạch vành cấp


2.3. Sử dụng các chỉ điểm sinh học của tim trong HCMVC (xem thêm phác đồ 43)

 

CHẨN ĐOÁN

Đo troponin đặc hiệu tim (troponin I hoặc T) lúc vào viện và 3-6 giờ sau khởi phát triệu chứng ở tất cả bệnh nhân nghi ngờ HCMVC để xác định sự thay đổi của các giá trị

Đo troponin đặc hiệu tim loại siêu nhạy (troponin I hoặc T) lúc vào viện và sau một giờ để xác định chiến lược và loại trừ bệnh nhân HCMVC phải nhập viện.

Đo lại nồng độ troponin sau 6 giờ ở những bệnh nhân có kết quả xét nghiệm troponin lúc đầu bình thường nhưng có thay đổi trên siêu âm tim và/hoặc các đặc điểm lâm sàng có nguy cơ cao.

Đo lại nồng độ troponin sau 6 giờ ở những bệnh nhân có kết quả xét nghiệm troponin lúc đầu bình thường nhưng có thay đổi trên siêu âm tim và/hoặc các đặc điểm lâm sàng có nguy cơ cao.

Trong những trường hợp không rõ thời gian khởi phát triệu chứng, xem thời điểm nhập viện là thời diem khởi phát để đánh giá nồng độ troponin.

Với việc có mặt của các xét nghiệm troponin hiện thời, việc xét nghiệm CK-MB và Myoglobin là không có ích cho việc chẩn đoán HCMVC.

TIÊN LƯỢNG

Tăng troponin có ích cho việc tiên lượng ngắn hạn và dài hạn.

Đo lại nồng độ troponin 1 lần vào ngày thứ 3 hoặc thứ 4 ở nhưng bệnh nhân NMCT là hợp lý để đánh giá diện tích vùng nhồi máu và diễn tiến của hoại tử.

BNP (hoặc NT-proBNP) có thể giúp cung cấp thông tin bổ sung cho tiên lượng.

 

2.4. Tiếp cận ban đầu

TIẾP CẬN BAN ĐẦU

Sử dụng test troponin siêu nhạy để loại trừ nhanh HCMVC (xem thêm phác đồ 43)

Siêu âm tim để tìm rối loạn vận động vùng, đánh giá chức năng thất trái và xác định những nguyên nhân gây đau ngực khác.

Dùng các thang điểm nguy cơ có giá trị được xác nhận để đánh giá tiên lượng của bệnh nhân.

Chụp MSCT hệ ĐMV có thể được chỉ định thay cho phương pháp xâm lấn ở bệnh nhân nguy cơ thấp hoặc trung bình nhằm loại trừ HCMVC khi kết quả troponin tim và/hoặc ECG không cho phép kết luận.

Bệnh nhân không đau ngực tái phát, điện tâm đồ bình thường, test troponin âm tính, nhưng vẫn nghi ngờ HCMVC, xem xét làm nghiệm pháp stress không xâm lấn (ưu tiên test hình ảnh) trước khi quyết định chiến lược can thiệp.  

 

III. PHÂN ĐỘ NGUY CƠ - ĐÁNH GIÁ TIÊN LƯỢNG

3.1. Bảng điểm nguy cơ TIMI

Dành cho bệnh nhân đau thắt ngực không ổn định hoặc NMCT không ST chênh lên gồm 7 biến khác nhau để tiên đoán nguy cơ trong vong 14 ngày với kết cục là tử vong, NMCT hoặc tái thông mạch vành cấp cứu:

1. Tuổi (< 65 hay > 65);

2. > 3 yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành (tăng huyết áp, tăng cholesterol, đái tháo đường, tiền sử gia đình mắc bệnh tim sớm, đang hút thuốc);

3. Đã biết bệnh mạch vành (hẹp > 50%);

4. Có dùng aspirin trong 7 ngày qua;

5. Đau thắt ngực nặng (ít nhất 2 cơn trong 24 giờ qua);

6. Thay đổi ST > 0.5 mm;

7. Men tim dương tính.

Mỗi yếu tổ là một điểm, thang điểm thay đổi từ 0 đến 7 điểm. Bảng điểm nguy cơ TIMI được đánh giá là có ích trong quyết định lâm sàng, gia tăng lợi ích của enoxaparin và thuốc ức chế glycoprotein IIb-IIIa ở những bệnh nhân có nguy cơ cao.

 

Điểm nguy cơ TIMI

Tử vong do mọi nguyên nhân, NMCT mới hoặc tái phát, hoặc thiếu máu cục bộ tái phát nặng đòi hỏi tái tưới máu cấp cứu trong vòng 14 ngày sau tái tưới máu (%)

0-1

4,7

2

8,3

3

13,2

4

19,9

5

26,2

6-7

40,9

 

3.2. Bảng điểm nguy cơ GRACE

Có 8 yếu tố tiên đoán độc lập tử vong hoặc kết hợp tiên lượng tử vong và nhồi máu cơ tim tại bệnh viện và trong vòng 6 tháng:

 

Thông số

Điểm

Tuổi cao

1.7 cho mỗi 10 tuổi

Killip class

2.0 cho mỗi độ

Huyết áp tâm thu

1.4 cho mỗi 20 mmHg ↑

ST-thay đổi

2.4

Có ngừng tuần hoàn

4.3

Mức creatinin huyết thanh

1.2 cho mỗi 1 mg/dl ↑

Men tim tăng

1.6

Tần số tim

1.3 cho mỗi 30 nhịp/phút ↑


> 140: Nguy cơ cao.

 

3.3. Thuốc chống đông và can thiệp xâm lấn

Là cần thiết trong điều trị bệnh nhân HCMVCKSTCL nhưng làm tăng nguy cơ chảy máu. Bảng điểm nguy cơ CRUSADE có 8 yếu tố tiên đoán độc lập chảy máu nặng trong thời gian nằm viện: HC1 < 36%, độ thanh thải creatinin, tân số tim, giới tính nữ, những dấu hiệu của suy tim mạn, huyết áp tâm thu <110 mmHg hoặc huyết áp tâm thu >180 mmHg, bệnh mạch máu trước đó và đái tháo đường. Tỉ lệ chảy máu gia tăng theo điểm nguy cơ chảy máu: từ rất thấp 3.1% (< 20 điểm) đến rất cao 19.5% (> 50 điểm).

 

IV. ĐIỀU TRỊ

4.1. Tổng quan điều trị hội chứng mạch vành cấp không ST chênh lên


Sơ đồ 3: Điều trị hội chứng mạch vành cấp không ST chênh lên


4.2. Điều trị kháng kết tập tiểu cầu

Nên dùng càng sớm càng tốt khi có chẩn đoán HCMVCKSTCL để giảm nguy cơ tiến triển hoặc tái phát những biến chứng thiếu máu cục bộ tim.

Ticagrelor: Liều nạp 180 mg, duy trì 90 mg X 2/ngày hoặc Clopidogrel liều nạp 300-600 mg, duy trì 75 mg/ngày, dùng trong ít nhất 12 tháng.

Aspirin liều nạp 250-300 mg, duy trì 75-150 mg/ngày suốt đời (trừ khi có chống chỉ định hoặc không dung nạp).

 

4.3. Điều trị chống đông

- Heparin không phân đoạn: Liều ban đầu tiêm mạch 60-70 UI/kg tối đa 5000 UI. Sau đó, truyền tĩnh mạch 12-15 Ul/kg/giờ, tối đa 1000 Ul/giờ, theo dõi và chỉnh liều theo aPTT ở mức 1.5-2.5 lần mức giới hạn trên của bình thường (50-75 sec).

- Enoxaparin: Liều dùng 1 mg/kg tiêm dưới da X 2/ngày; 0.75 mg/ kg/12 giờ ở bệnh nhân > 75 tuổi; 1 mg/kg/ngày ở bệnh nhân suy thận có CrCl < 30 ml/phút.

- Fondaparinux: dùng cố định liều 2.5 mg tiêm dưới da một lần trong ngày. Tuy nhiên, huyết khối trong stent xảy ra thường hơn. Do đó, nếu cần đặt stent mạch vành thì phải thêm heparin không phân đoạn (bolus 85 Ul/kg).

 

4.4. Điều trị chống thiếu máu cục bộ

4.4.1. Nitrate

Nitrate được dùng cho những bệnh nhân có suy tim trái hoặc đau ngực do co thắt mạch vành. Tránh dùng cho bệnh nhân huyết áp thấp hoặc đang dùng thuốc ức chế phosphodiesterase-5.

4.4.2. Thuốc chẹn bêta

Thuốc chẹn bêta uống nên được dùng sớm trừ khi có chống chỉ định (nhịp tim chậm, rối loạn dẫn truyền nhĩ thất, suy tim mất bù hoặc tiền sử hen phế quản).

4.4.3. Thuốc chẹn canxi

Thuốc chẹn canxi (verapamil hay diltiazem) được dùng cho bệnh nhân có chống chỉ định với thuốc chẹn bêta hoặc trong phối hợp với các thuốc chống thiếu máu cục bộ tim khác, trong đau thắt ngực kháng trị hoặc ở những bệnh nhân đau thắt ngực do co thắt mạch. Tránh dùng nếu có suy tim/rối loạn chức năng thất trái.

4.5. Điều trị khác

4.5.1. Insulin tiêm dưới da và truyền TM

Được dùng khi đường huyết > 180 mg/dl (10 mmol/l); cần theo dõi cẩn thận để không làm tụt đường huyết.

4.5.2. Truyền máu

Khi bệnh nhân có thiếu máu nặng (HCT < 25% và Hb < 7g/dL) và huyết động ổn định.

4.5.3. Thuốc ức chế bơm proton được dùng cho những bệnh nhân đã được chỉ định trước đó hoặc có nguy cơ xuất huyết tiêu hóa cao.

4.5.4. Điều trị phòng ngừa thứ phát nên được bắt đầu ngay lúc nhập viện: Statin với mục tiêu LDL-C < 70 mg/dl (1.8 mmol/l). Thuốc ức chế men chuyển hoặc thuốc chẹn thụ thể angiotensin cho những bệnh nhân có phân suất tống máu thất trái < 40% và cho những bệnh nhân suy tim, đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh thận mạn nếu không có chống chỉ định. Bệnh nhân cần được tư vấn, giúp cai thuốc lá và có chương trình phục hồi chức năng tim mạch sau khi xuất viện.

 

V. CAN THIỆP MẠCH VÀNH QUA DA

Lựa chọn thời điểm chụp mạch vành ± can thiệp mạch vành qua da tùy thuộc mức nguy cơ của bệnh nhân. Nguy cơ càng cao thì nên can thiệp càng sớm.

 

KHUYÊN CÁO

Chụp mạch vành ± can thiệp mạch vành qua da ngay lập tức (< 2 giờ) được khuyến cáo cho bệnh nhân có ít nhất một tiêu chuẩn của nguy cơ rất cao:

- Huyết động không ổn định hoặc sốc tim

- Đau ngực tái phát hoặc đang diễn tiến không đáp ứng với điều trị bằng thuốc

- Rối loạn nhịp nguy hiểm hoặc ngưng tim

- Có những biến chứng cơ học của nhồi máu cơ tim

- Suy tim cấp

- Đoạn ST-T thay đổi động, đặc biệt là ST chênh lên từng lúc

Chụp mạch vành ± can thiệp mạch vành qua da sớm (< 24 giờ) được khuyến cáo cho bệnh nhân có ít nhất một tiêu chuẩn nguy cơ cao:

- Tăng hoặc giảm troponin đặc hiệu tim phù hợp với nhồi máu cơ tim

- Thay đổi động học sóng T hoặc đoạn ST (có triệu chứng hoặc thầm lặng)

GRACE score > 140     

Chụp mạch vành ± can thiệp mạch vành qua da (< 72 giờ) được khuyến cáo cho bệnh nhân có ít nhất một tiêu chuẩn nguy cơ trung bình:

- Đái tháo đường

- Suy thận (eGFR < 60 ml/phút/1,73 m2)

- LVEF < 40% hoặc suy tim sung huyết

- Đau ngực xảy ra sớm sau nhồi máu

- Tiền căn có can thiệp mạch vành qua da

- Tiền căn có mổ bắc cầu mạch vành

- GRACE score > 109 và < 140

Đốivới những bệnh nhân không có các tiêu chuẩn nguy cơ kể trên và không có nhưng triệu chứng tái phát, khuyến cáo dùng nghiệm pháp stress không xâm lấn để đánh giá thiếu máu cục bộ (thường chọn chẩn đoán hình ảnh) trước khi dùng nghiệm pháp xâm lẩn.

Dùng đường động mạch quay để thực hiện chụp và can thiệp mạch vành qua da.

Ở bệnh nhân cần can thiệp mạch vành qua da: khuyến cáo dùng stent phủ thuốc.

Ở bệnh nhân có tổn thương nhiều nhánh mạch vành: khuyến cáo lựa chọn phương pháp tái thông mạch vành (vd: can thiệp trên mạch vành thủ phạm, cnn thiệp nhiều nhánh mạch vành, phẫu thuật bắc cầu chủ-vành) dựa trên tình trạng lâm sàng và những bệnh đi kèm cũng như mức độ nặng của bệnh (bao gồm phân bố mạch máu, những đặc tính của sang thương mạch máu, SYNTAX score).

Những bệnh nhân có kế hoạch dùng kháng kết tập tiểu cầu kép trong thời gian ngắn (30 ngày) do nguy cơ chảy máu cao, stent phủ thuốc thế hệ mới được dùng thay cho stent không phủ thuốc.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bueno H, Barrabes JA. Non-ST-segment elevation acute coronary syndromes. The ESC Textbook of Intensive and Acute Cardiovascular Care, 2ndedition: OxfordUniversityPress2015;409-419.

2. 2014 AHA/ACC Guideline for the Management ofPatients With Non-ST-Elevation Acute Coronary Syndromes.

3. 2015 ESC Guidelines for the management of acute coronary syndromes in path 'Hh presenting without persistent ST-segment elevation.

4. Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị hội chứng mạch vành câp không ST chênh lên của Hội Tỉm Mạch Việt Nam 2016.


Tham khảo thêm:

Phác đồ điều trị bệnh tim mạch năm 2018 (Toàn tập 86 Phác đồ điều trị tim mạch 2018)

Danh mục dược lý của thuốc đầy đủ của Blog Học Chia sẻ.

Phác đồ 35. Chẩn đoán và điều trị bệnh hở van hai lá

Phác đồ 36. Chẩn đoán và điều trị bệnh hẹp van động mạch chủ

Phác đồ 37: Chẩn đoán và điều trị bệnh hở van động mạch chủ 

Phác đồ 38. Chọn lựa van tim nhân tạo

Phác đồ 39. Sử dụng thuốc chống đông trong bệnh van tim và van nhân tạo 

- Phác đồ 40. Chỉ định chụp mạch vành trước mổ van tim


Phổ biến trong tuần

Tin mới