Phác đồ điều trị bệnh tim mạch năm 2018 (Phác đồ 36) CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH HẸP VAN ĐỘNG MẠCH CHỦ

Xem

 Phác đồ 36

CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH
HẸP VAN ĐỘNG MẠCH CHỦ

 

I. CHẨN ĐOÁN

1.1. Lâm sàng

Nên nghĩ đến chẩn đoán hẹp van động mạch chủ (ĐMC) trước bất kỳ bệnh nhân nào có tiếng thổi tâm thu tống máu ở phần cao bờ phải xương ức, lan lên động mạch cảnh. Phần lớn bệnh nhân khi đi khám chưa có triệu chứng cơ năng tuy nhiên buộc phải hỏi kỹ để phát hiện tiền sử đau ngực, choáng váng, ngất hoặc các dấu hiệu khác của suy tim.

1.1.1. Triệu chứng cơ năng

Thường chỉ gặp khi hẹp van ĐMC mức độ nặng.

Đau ngực do tăng tiêu thụ Oxy cơ tim trong khi cung cấp oxy cho cơ tim bị giảm hoặc do xơ vữa động mạch vành.

Choàng váng, ngất: do tắc nghẽn đường tống máu thất trái và giảm khả năng tăng cung lượng tim. Bệnh nhân hẹp van ĐMC có thể tụt huyết áp nặng trong các tình huống giảm sức cản ngoại vi dẫn đến choáng váng hoặc ngất.

Biểu hiện của suy tim: do rối loạn chức năng tâm thu hoặc chức năng tâm trương. Theo tiến triển của bệnh, sợi hóa cơ tim sẽ dẫn tới giảm co bóp. Các cơ chế bù trừ nhằm làm tăng thể tích trong lòng mạch sẽ làm tăng áp lực thất trái cuối tâm trương, tăng áp lực mao mạch phổi bít gây ứ huyết phổi. Các tình trạng gây rối loạn đổ đầy thất trái như rung nhĩ hoặc tim nhanh đơn thuần có thể gây biểu hiện suy tim.

1.1.2. Triệu chứng thực thể

Bắt mạch: triệu chứng nổi bật của hẹp van ĐMC là mạch cảnh nẩy yếu và đến chậm.

Có thể sờ thấy rung miu tâm thu ở khoang liên sườn II bên phải bệnh nhân hẹp van ĐMC. Sờ thấy mỏm tim đập rộng, lan tỏa nếu thất trái phì đại.

Nghe tim: các tiếng bệnh lý chính bao gồm:

1. Âm thổi tâm thu tống máu ở phía trên bên phải xương ức, lan lên cổ, đạt cường độ cao nhất vào đầu-giữa tâm thu.

2. Tiếng T3 là dấu hiệu chức năng tâm thu thất trái kém. Tiếng T4 xuất hiện do nhĩ trái co bóp tống máu vào buồng thất trai có độ dãn kém khi hẹp van ĐMC khít.

3. Ngoài ra, có thể gặp các tiếng thổi của hở van ĐMC do hẹp thường đi kèm hở van.

4. Nhịp tim nhanh lúc nghỉ ở bệnh nhân hẹp van ĐMC nặng hì một trong những dấu hiệu đầu tiên của tình trạng cung lượng tim giảm thấp.


1.2. Cận lâm sàng

1.2.1. Điện tâm đồ

Điện tâm đồ thường có lớn nhĩ trái (80%) và phì đại thất trái (85%). Rối loạn nhịp ít khi xảy ra, chủ yếu ở giai đoạn cuối và đa số là rung nhĩ, nhất là khi có kèm bệnh van 2 lá. Bloc nhĩ thất có thể gặp khi có áp xe vòng van biến chứng của viêm nội tâm mạc.

1.2.2. X-quang ngực

Phim chụp X-quang ngực ít có giá trị chẩn đoán do hình ảnh cô thể hoàn toàn bình thường. Bóng tim giống hình chiếc ủng nếu phì đại thất trái đồng tâm. Hình tim thường to nếu đã có rối loạn chui năng thất trái hoặc có hở van ĐMC phối hợp. Một vài hình ảnh khác có thể bắt gặp là hình ảnh vôi hóa van ĐMC ở người lớn tuổi (phim nghiêng) hoặc dãn đoạn ĐMC lên sau hẹp.

1.2.3. Siêu âm Doppler tim

Siêu âm tim 2D giúp đánh giá hình thái giải phẫu và chức năng của van ĐMC, đánh giá đáp ứng của thất trái đối với tình trạng tăng tải áp lực.

Siêu âm Doppler cho phép đánh giá mức độ hẹp van ĐMC ở hầu hết bệnh nhân thông qua việc đo vận tốc tối đa dòng chảy qua van ĐMC, chênh áp trung bình qua van, diện tích lỗ van.

Siêu âm tim qua thực quản: có thể đo trực tiếp diện tích lỗ van (2D), nhưng khó lấy được phổ Doppler của dòng chảy qua van bị hẹp hơn. Công cụ này rất có ích để đánh giá hình thái van ĐMC trong bệnh hẹp van ĐMC bẩm sinh.

Siêu âm gắng sức: Dùng trong một số trường hợp để quyết định có phẫu thuật thay van hay không. Sẽ đề cập ở phần điều trị.

1.2.4. Thông tim thăm dò huyết động

Trước khi mổ thay van ĐMC, chụp chọn lọc ĐMV được chỉ định nhung bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh ĐMV. Nếu các thông số thu được trên siêu âm đủ rõ ràng và tương xứng với bệnh cảnh lâm sàng của một trường hợp hẹp van ĐMC khít, thì chỉ cần chụp ĐMV mà không cần thông tim trước khi mổ thay van ĐMC. Bệnh nhân nam tuổi > 40 và nữ tuổi > 50 cần được chụp chọn lọc ĐMV trước khi mổ thay van ĐMC.





1.3. Các giai đoạn của hẹp van ĐMC


Giai đoạn

Định nghĩa

Giải phẫu van

Huyết động

Hệ quả thay đồi huyết động

Triệu chứng

A

Nguy cơ hẹp van

*  Van ĐMC hai mảnh (hay những bất thường van bẩm sinh khác)

*  Sợi hóa lá van

Vận tốc dòng máu qua van ĐMC (Vmax) <2m/s

Không

Không

B

Hẹp van

HMC tiến

triển

*  Vôi hóa nhẹ đến trung bình van ĐMC hai lá hoặc ba lá giới hạn vận động lá van nhẹ

*  Lá van thay đổi do hậu thấp có dính mép

*  Hẹp van ĐMC nhẹ: Vmax 2.0-2.9 m/s hay AP trung bình <20mmHg

*  Hẹp van ĐMC trung bình: Vmax

3,0-3,9 m/s hay AP trung bình 20-39 mmHg

*  Có thể rối loạn chức năng tâm trương thất trái sớm

*  Chức năng tâm thu bình thường

Không

C: hẹp van ĐMC nặng không có triệu chứng

C1

Hẹp van ĐMC nặng không triệu chứng

Lá van vôi hóa nặng hay hẹp bẩm sinh với lá van mở rất hạn chế

*  Vmax >4m/s hay AP trung bình >40mmHg

*  DTV <1,0 cm2( < 0,6 cm2

/m2)

*  Van ĐMC hẹp rất nặng khi Vmax >5m/s hay AP >60mmHg

*  Rối loạn chức năng tâm trương thất trái

*  Phì đại thất trái nhẹ

*  Chức năng tâm thu thất trái bình thường

Không,có thể dung nghiệm pháp gắng sức để xác định tình trạng triệu chứng

C2

Hẹp van ĐMC nặng không triệu chứng có rối loạn chức năng thất trái

Lá van vôi hóa nặng hay hẹp bẩm sinh với lá van mở rất hạn chế

*  Vmax >4m/s hay AP trung bình >40mmHg

*  DTV <1,0 cm2( < 0,6 cm2

/ m2)

PSTM <50%

Không

D hẹp van ĐMC nặng có triệu chứng

D1

Hẹp van ĐMC nặng có triệu chứng với chênh áp cao

Lá van vôi hóa nang hay hẹp bẩm sinh với lá van mở rất hạn chế

*  Vmax >4m/s hay AP trung bình >40mmHg

*  DTV <1,0 cm2( < 0,6 cm2 / m2) hoặc có thể lớn hơn nếu vừa hẹp và hở van động mạch chủ

*  Rối loạn chức năng tâm trương thất trái

*  Phì đại thất trái nhẹ

*  Có thể tăng áp phổi

*  Khó thở khi gắng sức hay giảm khả năng gắng sức

*  Đau ngực khi gắng sức

*  Ngất hay gần ngất khi gắng sức

D2

Hẹp van ĐMC nặng có triệu chứng lưu lượng thấp/ chênh áp thấp với PSTM giảm

Lá van vôi hóa nặng hay hẹp bẩm sinh với lá van mở rất hạn chế

*  DTV <1cm2, Vmax <4m/s hay AP < 40mmHg

*  Siêu âm Dobutamin cho DTV <1cm2 với Vmax <4m/s với bất kỳ lưu lượng nào

*  Rối loạn chức năng tâm trương thất trái

*  Phì đại thất trái

*  PSTM <

50%

*  Suy tim

*  Đau thắt ngực khi gắng sức

*  Ngất hay gần ngất khi gắng sức

D3

Hẹp van ĐMC nặng có triệu chứng với chênh áp thấp PSTM bình thường

Lá van vôi hóa nặng hay hẹp bẩm sinh với lá van mở rất hạn chế

DTV <1cm2, Vmax <4m/s hay AP < 40mmHg

DTV <0,6cm7 m2

Thể tích nhát bóp <35ml/m2 Thực hiện khi bệnh nhân có huyết áp bình thường < 140mmHg

*  Tăng độ dày tương đối thành thất trái

*  Buồng thất trái nhỏ với thể tích nhát bóp kém

*  Giới hạn đổ đây thì tâm trương

*  PSTM

>50%

*  Suy tim

*  Đau thắt ngực

*  Ngất hay gần ngất

 

Vmax: vận tốc dòng máu qua van ĐMC; DTV: diện tích van động mach chủ; PSTM phân suất tống máu thất trái; AP: độ chênh áp qua van ĐMC.

 

II. ĐIỀU TRỊ

2.1. Điều trị nội khoa

- Class I:

Tang huyết áp trên bệnh nhân có nguy cơ hẹp van ĐMC (giai đoạn A) hay hẹp van không có triệu chứng (giai đoạn B & C) nên được điều trị như theo hướng dẫn, khởi đầu thuốc liều thấp và tăng dần đến liều cần thiết, theo dõi thường xuyên.

- Class IIb:

Những bệnh nhân hẹp van ĐMC mất bù nặng có triệu chứng NYHA IV có thể dùng thuốc dãn mạch trong điều trị cấp cứu nếu có theo dõi huyết động xâm lấn.

2.2. Thời điểm can thiệp

Class I:

1. Khuyến cáo thay van ĐMC trên những bệnh nhân hẹp van nặng có triệu chứng (giai đoạn D1) với:

• Hẹp van ĐMC bẩm sinh hay vôi hóa mở kém trong kỳ tâm thu và

2. Vận tốc máu qua van ĐMC lớn hơn hay bằng 4.0 m/s hoặc chênh áp qua van trung bình lớn hơn hay bằng 40 mmHg và

3. Có triệu chứng suy tim, ngất, khó thở khi gắng sức, đau thắt ngực, gần ngất trong bệnh sử hoặc khi làm nghiệm pháp gắng sức.

4. Khuyến cáo thay van ĐMC trong những trường hợp bệnh nhân hẹp van ĐMC nặng có triệu chứng (giai đoạn C2) có PSTM nhỏ hơn 50% với van ĐMC vôi hóa mở kém trong kỳ tâm thu với vận tốc máu qua van ĐMC lớn hơn hay bằng 4.0 m/s hoặc chênh áp qua van trung bình lớn hơn hay bằng 40 mmHg.

5. Khuyến cáo thay van ĐMC trong những trường hợp bệnh nhân hẹp van ĐMC nặng có triệu chứng (giai đoạn C hoặc D) khi phẫu thuật tim cho những chỉ định khác khi van ĐMC vôi hóa mở kém trong kỳ tâm thu với vận tốc máu qua van ĐMC lớn hơn hay bằng 4.0 m/s hoặc chênh áp qua van trung bình lớn hơn hay bằng 40 mmHg.

Class IIa:

1. Nên thay van ĐMC trong những trường hợp bệnh nhân hẹp van ĐMC rất nặng không có triệu chứng (giai đoạn C1) với:

• Van ĐMC vôi hóa mở kém trong kỳ tâm thu;

• Vận tốc máu qua van ĐMC lớn hơn hay bằng 5,0 m/s hoặc chênh áp trung bình lớn hơn hay bằng 60 mmHg, và

• Nguy cơ phẫu thuật thấp

2. Nên thay van ĐMC trong những trường hợp bệnh nhân hẹp van ĐMC nặng rõ ràng không có triệu chứng (giai đoạn C1) với:

• Van ĐMC vôi hóa;

• Vận tốc máu qua van ĐMC 4,0-4,9 m/s hoặc chênh áp qua van trung bình 40-59 mmHg, và

• Nghiêm pháp gắng sức cho thấy giảm khả năng gắng sức hoặc tụt huyết áp tâm thu

3. Nên thay van ĐMC trong trường hợp bệnh nhân hẹp van ĐMC nặng có triệu chứng lưu lượng thấp/ chênh áp thấp với phân suất tống máu thất trái giảm (giai đoạn D2) với một trong những điều sau:

• Van ĐMC vôi hóa mở kém trong kỳ tâm thu;

• Diện tích van lúc nghỉ nhỏ hơn hay bằng 1 cm2;

• Vận tốc máu qua van ĐMC lớn hơn hay bằng 4,0 m/s hoặc chênh áp qua van trung bình lớn hơn hay bằng 40 mmHg;

• PSTM nho hơn 50%; và

• Khảo sát siêu âm dobutamin liều thấp cho thấy vận tốc máu qua van ĐMC lớn hơn hay bằng 4,0 m/s hoặc chênh áp qua van trung bình lớn hơn hay bằng 40 mmHg hoặc diện tích van nhỏ hơn hay bằng 1cm2 ở bất kỳ liều dobutamin nào.

4. Nên thay van ĐMC trong trường hợp bệnh nhân hẹp van ĐMC nặng có triệu chứng lưu lượng thấp/ chênh áp thấp với phân suất tống máu thất trái bằng hay lớn hơn 50% (giai đoạn D3) van vôi hóa, với vận động lá van giảm nặng, và diện tích van nhỏ hơn hoặc bằng 1cm2 chỉ khi dữ liệu lâm sàng, huyết động, giải phẫu ủng hộ cho việc tắc nghẽn van là nguyên nhân của triệu chứng và các số liệu phải lấy lúc bệnh nhân có huyết áp bình thường (huyết áp tâm thu <140 mmHg) cho thấy:

• Vận tốc máu qua van ĐMC lớn nhỏ hơn 4,0 m/s hoặc chênh áp qua van trung bình nhỏ hơn 40 mmHg; và

• Chỉ số thể tích nhát bóp nhỏ hơn 35 ml/m2; và

• Chỉ số diện tích van bằng hay nhỏ hơn 0,6 cm2

5. Nên thay van ĐMC trong trường hợp bệnh nhân hẹp van ĐMC trung bình (giai đoạn B) vận tốc máu qua van ĐMC 3,0- 3,9 m/s hoặc chênh áp qua van trung bình 20-39 mmHg khi phẫu thuật tim cho chỉ định khác.

Class IIb:

Nên xem xét thay van ĐMC trong những trường hợp bệnh nhân họp van ĐMC nặng không có triệu chứng (giai đoạn C1) có vận tốc máu qua van ĐMC lớn hơn hay bằng 4,0 m/s hoặc chênh áp qua van trung bình lớn hơn hay bằng 40 mmHg nếu bệnh nhân có nguy cơ phẫu thuật thấp và vận tốc máu qua van ĐMC tăng 0,3m/s hay lơn hơn mỗi năm.

Tóm tắt khuyến cáo thời điểm can thiệp:

 

Khuyến cáo

Mức khuyến cáo

Chứng cứ

Khuyến cáo thay van ĐMC khi hẹp van nặng với chênh áp qua van cao có triệu chứng trong tiền sử hoặc trong nghiệm pháp gắng sức (giai đoạn D1)

I

B

Khuyến cáo thay van ĐMC trên bệnh nhân hẹp van nặng không có triệu chứng (giai đoạn C2) có PSTM < 50%

I

B

Thay van ĐMC được chỉ định trên bệnh nhân hẹp van nang có chỉ định phẫu thuật tim khác

I

B

Nên thay van ĐMC trên bệnh nhân hẹp van rất nặng không có triệu chứng (giai đoạn C1 Vmax >5m/s) và nguy cơ phẫu thuạt thấp

IIa

B

Nên thay van ĐMC trên bệnh nhân hẹp van nặng không có triệu chứng (giai đoạn C1) giảm khả năng gắng sức hoặc tụt huyết áp khi gắng sức

IIa

B

Nên thay van ĐMC trên bệnh nhân hẹp van nặng có triệu chứng lưu lượng thấp/ chênh áp thấp với PSTM giảm (giai đoạn D2), siêu âm dobutamin liều thấp cho thấy >4,0m/s hoặc AP trung bình > 40 mmHg hay DTV <1cm2

IIa

B

Nên thay van ĐMC trong trường hợp bệnh nhân hẹp van có triệu chứng lưu lượng tháp/ chênh áp thấp PSTM > 50% (giai đoạn D3) với dữ liệu lâm sàng, huyết động và giải phẫu cho thấy tắc nghẽn van là nguyên nhân của triệu chứng

IIa

C

Nên thay van ĐMC cho bệnh nhân hẹp van trung bình ( giai đoạn B) Vmax 3,0-3,9 m/s khi phẫu thuật tim cho chỉ định khác

IIa

C

Nên xem xét thay van ĐMC trong trên bệnh nhân hẹp van nặng không có triệu chứng (giai đoạn C1) có diễn tiến bệnh nhanh và nguy cơ phẫu thuất thấp

IIb

C

 

PSTM: phân suất tống máu

2.3 Lựa chọn can thiệp

Tóm tắt khuyến cáo lựa chọn phẫu thuật hoặc can thiệp cho hẹp van ĐMC

 

Khuyến cáo

Mức khuyến cáo

Chứng cứ

Với những bệnh nhân được xem xét thay van ĐMC qua ca- tê-te hoặc phẫu thuật thay van nguy cơ cao, một ê-kíp van tim bao gồm những thầy thuốc thuộc nhiều chuyên khoa có kinh nghiệm về bệnh van tim, chẩn đoán hình ảnh, can thiệp tim mạch, gây mê và phẫu thuật tim cần hợp tác với nhau để bảo đảm chăm sóc tốt nhất cho người bệnh.

I

C

Phẫu thuật thay van ĐMC được khuyến cáo cho bệnh nhân hẹp van nặng có triệu chứng (D) và không triêu chứng (C) có chỉ định thay van ĐMC khi nguy cơ phẫu thuật thấp hoặc trung gian.

I

B-NR

Thay van ĐMC bằng phẫu thuật hoặc qua ca-tê-te được khuyến cáo cho bệnh nhân hẹp van ĐMC nặng có triệu chứng (D) và có nguy cơ phẫu thuật cao, tùy vào nguy cơ đối với bệnh nhân của từng thủ thuật, chi phí và lựa chọn của bệnh nhân;

I

A

Thay van ĐMC qua ca-tê-te được khuyến cáo cho bệnh nhân hẹp van ĐMC nặng có triệu chứng (D) có chóng chỉ định phẫu thuật và có thời gian sóng dự báo hơn 12 tháng sau thay van qua ca-tê-te

I

A

Thay van ĐMC qua ca-tê-te là thay thế thích hợp cho phẫu thuật trên những bệnh nhân hẹp van ĐMC nặng có triêu chứng (D) có nguy cơ phẫu thuật trung gian, tùy thuộc vào nguy cơ đối với bệnh nhân của thủ thuật, chi phí và lựa chọn của bệnh nhân

IIa

B

Nong ĐMC bằng bóng qua da có thể dùng như biện pháp bắc cầu cho phẫu thuật thay van hoặc thay van qua ca-tê- te trên những bệnh nhân triệu chứng rất nặng

IIb

C

Thay van ĐMC qua ca-tê-te không được khuyến cáo trên hộnh nhân có bệnh lý đi kèm làm mất đi lợi ích của sửa chữa hẹp van ĐMC

III

B

 



Hình 1: Qui trình xử trí hẹp van động mạch chủ.

 




Hình 2. Lựa chọn giữa thay van động mạch chủ qua ca-tê-te và phẩu thuật trên bệnh nhân hẹp van động mạch chủ nặng có triệu chứng.


2.4. Một số đối tượng bệnh nhân đặc biệt

Ở bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật bắc cầu chủ-vành có họp van ĐMC chủ trung bình, phẫu thuật thay van ĐMC cũng có lợi.

Bệnh nhân hẹp van ĐMC nặng và bệnh động mạch vành lan tỏa không thể tái tưới máu vẫn nên được phẫu thuật thay van ĐMC hoặc thay van ĐMC qua ca-tê-te.

Có thể thực hiện kết hợp thay van ĐMC qua ca-tê-te và can thlộp mạch vành qua da.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hội Tim Mạch Học Việt Nam. Khuyến cáo về các bệnh lý tỉm mạch và chuyển hóa giai đoạn 2006 - 2010.

2. Phạm Nguyễn Vỉnh, Bệnh hẹp van động mạch chủ, Bệnh Học Tim Mạch tập II 2008.

3. Helmut Baumgartner, Voỉkmar Falk et al (2017). 2017 ESC/EA CTS Guidelines for the management of valvular heart disease. EHJ, volume 38 (36) p 2739-2791

4. Nishimura RA, Otto Cm, Bonow RO, et al. (2014). AHA/ACC Guideline for ilh Management of Patients With Valvular Heart Disease: a report of the American College of Cardiology/American Heart Association Task Force on Practice Guidelines.Circulation I 129(23): e521-643.

5. Nishimura RA, Otto Cm, Bonow RO, et al. (2017). 2017 AHA/ACC Focused Up-date of the 2014 AHA/ACC Guideline for the Management of Patients With Valvular Heart Disease: A Report of the American College of Cardiology/American Heart Association Task Force on Clinical Practice Guidelines. Circulation 135(19).

 Có thể Đọc thêm:

Phác đồ điều trị bệnh tim mạch năm 2018 (Toàn tập 86 Phác đồ điều trị tim mạch 2018)

Danh mục dược lý của thuốc đầy đủ của Blog Học Chia sẻ.

Phác đồ 34.  Chẩn đoán và điều trị bệnh hẹp van hai lá

Phác đồ 35. Chẩn đoán và điều trị bệnh hở van hai lá

Phác đồ 36. Chẩn đoán và điều trị bệnh hẹp van động mạch chủ

- Phác đồ 37: Chẩn đoán và điều trị bệnh hở van động mạch chủ 

Phác đồ 38. Chọn lựa van tim nhân tạo

Phác đồ 39. Sử dụng thuốc chống đông trong bệnh van tim và van nhân tạo 

Phác đồ 40. Chỉ định chụp mạch vành trước mổ van tim


Phổ biến trong tuần

Tin mới