Nghiên cứu Thực trạng thực hiện mũi tiêm an toàn

Xem
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN MŨI TIÊM AN TOÀN
TẠI KHOA TIM MẠCH- LÃO HỌC
BỆNH VIỆN TIM MẠCH AN GIANG

 Nguyễn Công Thành, Đỗ Thị Thu Vân, Bùi Văn Trinh,

                                                  Phan Văn Phú, Phan Quốc Thắng, Ngô Sĩ Ngọc

TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: xác định tỷ lệ thực hiện 17 tiêu chuẩn mũi tiêm an toàn theo trước và sau khi tập huấn cho điều dưỡng, một số yếu tố liên quan đến thực hiện mũi tiêm an toàn tại khoa Tim mạch- Lão học, Bệnh viện Tim mạch An Giang.Phương pháp: mô tả cắt ngang. Kết quả: đánh giá việc thực hiện 400 mũi tiêm trước tập huấn và 400 mũi tiêm  sau tập huấn lại. Trước tập huấn trong 400 mũi tiêm có 109 mũi tiêm (27,3%) đạt cả 17 tiêu chuẩn, sau tập huấn có 383 (95,8%) mũi tiêm đạt tất cả 17 tiêu chuẩn của Bộ Y Tế đưa ra cho thực hành mũi tiêm an toàn. Các tiêu chuẩn trước tập huấn đạt kết quả tốt có tỉ lệ lần lượt: 100%, 90,75%, 50,5%, 74,3%, 27,3%, 61%, 97,8%, 36,7%,100%, 64,5%, 100%, 49,3%,100%,100%, 100%, 100% và 96,7%. Trước tập huấn các tiêu chuẩn đạt tỉ lệ thấp thì sau tập huấn các mũi tiêm đạt kết quả tốt hầu hết thay đổi theo hướng cải thiện tốt. Sự thay đổi này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Tìm thấy mối liên quan giữa các mũi tiêm đạt yêu cầu với: trình độ, nơi thực hiện, thời gian công tác. Không có mối liên quan thời gian thực hiện. Kết luận: Có sự thay đổi theo hướng tích cực về thực hành mũi tiêm an toàn sau tập huấn so trước tập huấn. Từ khóa: tiêm an toàn, điều dưỡng.
EVALUATE THE REAL SITUATION OF SAFE INJECTION
AT DEPARTMENTS GERIATRIC CARDIOLOGY
OF THE AN GIANG CARDIOVASCULAR HOSPITAL

Summary Objects: Research ratio of 17 shots safety standards according to before and after training for nurses, a number of factors related to the implementation of safe injections conducted at the Departments Geriatric Cardiology of An Giang Cardiovascular Hospital. Method: a cross-sectional analysis. Results: research conducted safety injection at Departments Geriatric Cardiology record results: 400 shots done before training and after training 400 shots back. Before training for 400 shots 109 shots (27.3%) reached the 17 standards, after training with 383 (95.8%) shots hit all 17 standards of the Ministry of Health launched for real practice safe injections. Before training criteria before training to achieve good results there, who in turn: 100%, 90.75%, 50.5%, 74.3%, 27.3%, 61%, 97.8%, 36.7%, 100%, 64.5%, 100%, 49.3%, 100%, 100%, 100%, 100% and 96.7%. However, after training injections achieved good results almost 100% of the difference was statistically significant (p<0.05). Found an association between injections satisfactory with: level, where implementation, seniority and the number of injections received training on safety. Keyword: Safe injection, nurse

ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo tổ chức y tế thế giới tiêm là thủ thuật phổ biến nhất. Trên thế giới trung bình một người bệnh nhận 1,5 mũi tiêm và tại các nước đang phát triển có khoảng 16 tỷ mũi tiêm, trong đó có tới 50% số mũi tiêm không an toàn có thể gây ra những nguy cơ như: nhiễm trùng tại chổ gây áp xe, gây teo cơ vùng tiêm, choáng phản vệ và lây truyền các bệnh qua đường máu [7][8]. Ở Việt nam cũng đã có nhiều nghiên cứu về TAT, cho thấy mỗi ngày điều trị, bệnh nhân phải tiêm tới 2,2 mũi tiêm trong đó chỉ có 17% là TAT [4][7]. Một nghiên cứu khác, trên 70% điều dưỡng ĐD rút thuốc chạm tay vào vùng vô khuẩn, 50% pha thuốc không đúng, 60% rút thuốc không đủ liều, 47% cô lập kim tiêm không đúng, 30% dùng dụng cụ chứa vật sắc nhọn không đúng [1][2][3].
Thực trạng thực hiện mũi tiêm an toàn tại Bệnh viện Tim mạch An Giang chưa được nghiên cứu, nên chúng tôi tiến hành đề tài này.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Xác định tỷ lệ thực hiện 17 tiêu chuẩn mũi tiêm an toàn theo Bộ Y tế trước và sau khi tập huấn lại cho điều dưỡng tại khoa Tim mạch Lão học, Bệnh viện Tim mạch An Giang.
Xác định một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ thực hiện 17 tiêu chuẩn mũi tiêm an toàn theo Bộ Y Tế.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU                                  
Địa điểm: Tại Khoa Tim mạch Lão học - Bệnh viện Tim mạch An Giang
Thời gian: Từ tháng 4/2016 đến tháng 10/2016
Đối tượng nghiên cứu: Tất cả các mũi tiêm của các ĐD tiêm cho người bệnh tại khoa Tim mạch Lão học, Bệnh viện Tim mạch An Giang.
Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang
Cỡ mẫu: được tính theo công thức
Chọn độ tin cậy 95%; Z=1,96; p=0,5; d=0,05
n = 400 mũi tiêm được thu thập trước tập huấn lại về thực hiện 17 tiêu chuẩn về mũi tiêm an toàn
Cách tiến hành: nhóm thực hiện nghiên cứu được tập huấn lại và nắm chắc 17 tiêu chuẩn mũi tiêm an toàn theo Bộ Y tế.
        Đánh giá 400 mũi tiêm trước tập huấn và 400 mũi tiêm sau tập huấn lại, mỗi điều dưỡng được nghiên cứu cần thực hiện 16 mũi tiêm trước và 16 mũi tiêm sau khi được tập huấn lại.
Kết quả đánh giá 01 mũi tiêm là trung bình cộng kết quả đánh giá độc lập của 02 thành viên trong nhóm nghiên cứu.
* Ghi nhận biến số
Tuổi, giớiTrình độ chuyên môn: Sơ học, trung học, cao đẳng, đại học
Thời gian công tác: <5 năm, 5-10 năm, >10 năm.
Ghi nhận tỷ lệ thực hiện 17 tiêu chuẩn an toàn theo Bộ Y Tế theo bảng sau:
Stt
Nội dung tiêu chuẩn
Không
1
Bơm kim tiêm vô khuẩn


2
Có sử dụng xe tiêm khi đi tiêm


3
Có sử dụng khay tiêm khi đi tiêm


4
Có hộp đựng vật sắc nhọn ở gần nơi tiêm


5
Rửa tay, sát khuẩn tay nhanh trước khi chuẩn bị thuốc


6
Rửa tay, sát khuẩn tay nhanh trước khi đưa kim tiêm qua da


7
Mang găng khi tiêm tĩnh mạch, truyền dịch, truyền máu


8
Kim lấy thuốc đảm bảo vô khuẩn


9
Tiêm thuốc đúng chỉ định


10
Tiêm thuốc đúng thời gian


11
Tiêm đúng vị trí


12
Tiêm đúng góc kim so với mặt da


13
Tiêm đúng độ sâu


14
Rút pit tông kiểm tra trước khi bơm thuốc


15
Bơm thuốc đảm bảo hai nhanh một chậm


16
Không dùng hai tay đậy nắp kim


17
Cô lập ngay bơm kim tiêm đã nhiễm khuẩn trong hộp an toàn



Tổng cộng:


Xử lý số liệu:
-         Số liệu nghiên cứu được xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0.
-         Các biến số liên tục được trình bày bằng: giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn
-         Các biến số định tính được trình bày bằng tỉ lệ phần trăm (% ).
-         Tìm mối liên quan giữa các biến bằng phép kiểm chi bình phương
-         Ngưỡng có ý nghĩa thống kê của các phép kiểm là P (2 đuôi) < 0,05.
KẾT QUẢ
Thực trạng mũi tiêm an toàn trước và sau cung cấp kiến thức về tiêm an toàn.
Đặc điểm điều dưỡng tham gia trong nghiên cứu
Biểu đồ 1. Trình độ chuyên môn điều dưỡng tham gia nghiên cứu
            Các điều dưỡng tham gia nghiên cứu có trình độ trung cấp 21 người (84%), sơ cấp và cao đẳng 1 người (4%).





Thời gian công tác
Bảng 1. Thời gian công tác của điều dưỡng tham gia nghiên cứu
Thời gian công tác
n
tỉ lệ
<5 năm
3
12%
5-10 năm
16
64%
>10 năm
6
24%
Tổng
25
100%

            Phần lớn điều dưỡng tham gia nghiên cứu có thời gian công tác 5-10 năm chiếm 64%, có 3 điều dưỡng tham gia nghiên cứu có thời gian công tác <5 năm (12%).
Vị trí tiêm
Biểu đồ 2. Phân bố theo vị trí tiêm
Phần lớn vị trí tiêm diễn đường tĩnh mạch 95,1%, tiêm bắp thịt 1,3%.



Thực trạng các mũi tiêm an toàn trước và sau tập huấn
Bảng 2. Tỉ lệ mũi tiêm trước và sau tập huấn

Trước tập huấn
Sau tập huấn
p
Tiêu chuẩn
n (%)
n (%)
Đạt
109(27,3%)
383(95,8%)
p<0,05
Không
291(72,7%)
17(4,2%)
Tổng

400(100%)
400 (100%)
            Nhận thấy số mũi tiêm đạt yêu cầu cả 17 tiêu chuẩn trước tập huấn chỉ 27,3%, nhưng sau tập huấn đã có sự thay đổi tăng 95,8% (p<0,05)
Bảng 3. Tỉ lệ mũi tiêm sử dụng bơm, kim tim vô khuẩn

Trước tập huấn
(có thực hiện)
Sau tập huấn
(có thực hiện)
p
Tiêu chuẩn
 n (%)
 n (%)
Bơm tiêm vô khuẩn
400 (100%)
400 (100%)
p>0,05
Kim lấy thuốc đảm bảo vô khuẩn
363 (90,8%)
400 (100%)
p<0,05

            Có 37 trường hợp kim tiêm chưa đảm bảo vô khuẩn (9,25%) trong quá trình sử dụng do thao tác không an toàn. Sau tập huấn không có trường hợp sử dụng kim lấy thuốc không đảm bảo vô trùng. Sự thay đổi có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Bảng 4. Tỉ lệ mũi tiêm được sử dụng phương tiện dụng cụ sạch

Trước tập huấn
(có thực hiện)
Sau tập huấn
(có thực hiện)
p
Tiêu chuẩn
n (%)
n (%)
Có hộp đựng sắc nhọn gần nơi tiêm
202(50,5%)
392(98%)
p<0,05
Sử dụng xe tiêm
297(74,3%)
400 (100%)
Sử dụng khay tiêm
109 (27,3%)
395 (98,8%)

            Việc sử dụng xe tiêm và khay tiêm trước khi sau khi tập huấn có sự thay đổi so với trước  tập huấn, sự thay đổi có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Bảng 5. Tỉ lệ mũi tiêm có vệ sinh bàn tay và đi găng tay


Trước tập huấn
(có thực hiện)
Sau tập huấn
(có thực hiện)
p
Tiêu chuẩn
n (%)
n (%)
Đeo găng tay khi tiêm
244 (61%)
395 (98,7%)
p<0,05
Rữa tay trước khi chuẩn bị thuốc
391 (97,8%)
394 (98,5%)
p>0,05
Rữa tay trước khi đưa kim qua da
147 (36,7%)
383 (95,8%)
p<0,05

            Việc thay đổi nhận thức đeo găng tay và rữa tay trước khi đưa kim qua da có sự thay đổi có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Bảng 6. Tỉ lệ mũi tiêm an toàn sau khi tiêm


Trước tập huấn
(có thực hiện)
Sau tập huấn
(có thực hiện)
p
Tiêu chuẩn
n (%)
       n (%)
Đậy nắp kim bằng 2 tay
400 (100%)
400 (100%)
p>0,05
Cô lập bơm kim tiêm trong hộp an toàn
378 (96,8%)
398 (99,5%)
p<0,05

            Có sự thay đổi về vấn đề cô lập bơm kim tiêm ngay sau khi tiêm truyền có ý nghĩa thống kê (p<0,05) trước và sau tập huấn.





Bảng 7. Tỉ lệ mũi tiêm thực hiện đúng kỹ thuật

Trước tập huấn
(có thực hiện)
Sau tập huấn
(có thực hiện)
p
Tiêu chuẩn
n (%)
n (%)
Tiêm đúng chỉ định
400 (100%)
400 (100%)
p>0,05
Tiêm đúng thời gian
258 (64,5%)
244 (61%)
Tiêm đúng vị trí
400 (100%)
400 (100%)
Tiêm đúng góc kim
197 (49,3%)
390 (97,5%)
p<0,05
Tiêm đúng độ sâu
400 (100%)
400 (100%)
p>0,05

Rút piton kiểm tra trước bơm thuốc
400 (100%)
400(100%)
Bơm thuốc đúng
400 (100%)
400 (100%)
Tiêm đúng góc tiêm có sự thay đổi có ý nghĩa thống kê (p<0,05) trước và sau tập huấn về mũi tiêm an toàn.

 Các yếu tố liên quan đến thực hiện mũi tiêm an toàn
Bảng 8. Một số mối liên quan đến mũi tiêm an toàn
Biến số
Không đạt
Đạt
Tổng
X2
P
n (%)
n (%)
n (%)
Trình độ
Sơ cấp
12(37,5)
20(62,5)
32 (100)
15,3
0,001
Trung cấp
274(40,8)
398(59,2)
672(100)
Cao đẳng
9(28,1)
23(71,8)
32 (100)
Đại học
3(4,7)
61(95,3)
64 (100)
Nơi thực hiện
Phòng cấp cứu
161(46,6)
192(54,4)
353(100)
3,14
0,006
Phòng ngoài
137(30,6)

310(69,4)

447(100)
Thời gian công tác
<5 năm
76(79,2)
20(20.8)
96(100)
54,2
0,001
5-10 năm
192(37,5)
320(74,5)
512(100)
>10 năm
30(15,6)
162(84,4)
192(100)
Thời gian thực hiện
Buổi sáng
132(25)
240(75)
378(100)
0,6
0,945
Buổi chiều
166(66,5)
262(33,5)
428(100)
            Có mối liên quan giữu trình độ, nơi thực hiện, thời gian công tác. Không có mối liên quan về thời gian thực hiện.
BÀN LUẬN
Tỉ lệ thực hiện mũi tiêm an toàn trước và sau tập huấn
            Trong nghiên cứu của chúng tôi, quan sát 400 mũi tiêm trước khi tập huấn đánh giá dựa trên 17 tiêu chuẩn của mũi tiêm an toàn cho kết quả bơm tiêm vô khuẩn đạt, kim lấy thuốc đảm bảo vô khuẩn, có vật đựng sắc nhọn gần nơi tiêm, sử dụng xe khi đi tiêm, sử dụng khay tiêm, đeo găng tay khi tiêm, rữa tay khi khi chuẩn bị thuốc và trước khi đưa kim qua da, tiêm đúng chỉ định, đúng thời gian đúng vị trí, đúng góc tiêm, đúng độ sâu, rút piton kiểm tra trước khi bơm thuốc, bơm thuốc đúng, đậy nắp kim bằng hai tay và cô lập bơm kim an toàn sau khi tiêm có tỉ lệ đạt lần lượt là 100%, 90,75%, 50,5%, 74,3%, 27,3%, 61%, 97,8%, 36,7%, 100%, 64,5%, 100%, 49,3%, 100%, 100%, 100%, 100%, 96,7%. Kết quả này tương tự như một số nghiên cứu của Phạm Ngọc Tâm và Phan Văn Tường[5] [6].
            Trong nghiên cứu của chúng tôi, tiêu chuẩn rữa tay trước khi đưa kim qua da không đạt với tỉ lệ cao nhất 63,3%. Điều này rất quan trọng vì hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn từ bàn tay qua chỗ tiêm chích. Theo khuyến cáo của Bộ Y Tế đưa ra rữa tay trước khi pha thuốc chuẩn bị các dụng cụ trước khi tiêm truyền, các công đoạn này bàn tay trở thành bị nhiễm trở lại. Vì vậy, rữa tay trước khi thực hiện thao tác đưa kim qua da hạn chế tối thiểu việc lây nhiễm cho người bệnh. Tuy nhiên nó thường bị bỏ qua vì vấn đề ý thức kém của một bộ phận điều dưỡng về vấn đề vô trùng. Sau tập huấn lại, tỉ lệ này đã giảm rỏ rệt sự thay đổi này có ý nghĩa.
            Thực trạng trong thực hiện các mũi tiêm tại khoa Tim mạch-Lão học có các mặt yếu kém về các bước như đi găng, đựng dụng cụ sắc nhọn, đẩy xe đến nơi tiêm…mặc dù các dụng cụ cũng như các vật tư đều được bệnh viện mua sắp trang bị đầy đủ nhưng lại bị bỏ qua một các chủ quan đến từ ý thức từ điều dưỡng viên. Do đó, tập huấn không phải chỉ nâng cao tay nghề mà mặt khác còn nâng cao ý thức về thay đổi hành vi để đem lại an toàn cho người bệnh.
           Trước tập huấn lại, tiêm không đúng thời gian chỉ định (35,5%), phần lớn do điều dưỡng phải chăm sóc nhiều bệnh và thực hiện cận lâm sàng theo chỉ định của Bác sĩ. Sau tập huấn điều dưỡng đã cố gắng thu xếp và xem việc thực hiện thuốc đúng thời gian là cần thiết, tuy nhiên thực tế thì tỉ lệ thực hiện không đúng thời gian lại gia tăng (39%), thực tế dù cố gắng, tuy nhiên số lượng bệnh nhân vẫn trong tình trạng quá tải của khoa thì thời gian thực đúng chỉ định thời gian là rất khó, ví dụ: một điều dưỡng phải thực hiện 10 mũi tiêm trên 10 bệnh nhân khác nhau được Bác sĩ chỉ định cùng một thời gian thì chỉ có những người bệnh đầu tiên là đúng chỉ định về thời gian thực hiện.
            Sự thay đổi tích cực trong các tiêu chí trước và sau tập huấn, hầu hết các tiêu chí đều có sự thay đổi có ý nghĩa thống kê trước và sau tập huấn về mũi tiêm an toàn. Sự thay đổi này càng cao nếu được tập huấn nhiều lần, điều này cho thấy trong quá trình công tác cần có sự tập huấn thường xuyên cũng như cung cấp kiến thức cho điều dưỡng đề có thể hoàn thiện mũi tiêm an toàn.
Mối liên quan của một số yếu tố với việc thực hiện mũi tiêm an toàn
            Trong nghiên cứu của chúng tôi, quan sát thu thập 400 mũi tiêm trước tập huấn có 109 (27,3%) mũi tiêm đạt cả 17 tiêu chuẩn của Bộ Y Tế nhưng sau tập huấn tỉ lệ đạt (95,8%) sự thay đổi này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Tỉ lệ đạt trước tập huấn thấp hơn của Phan Văn Tường (59,4%) và Phạm Ngọc Tâm (60,3%) [5], [6]. Tuy nhiên sau tập huấn choa tỉ lệ đạt cao hơn của hai tác giả trên.  Có thể trong nghiên cứu của chúng tôi thực hiện trên phạm vi một khoa, trong khi đó các tác giả trên tiến hành trên toàn bệnh viện và số lượng mũi tiêm chỉ trên quan sát thu thập trên mỗi điều dưỡng khác nhau. Trong khi đó trong nghiên cứu của chúng tôi, các mỗi điều dưỡng thực hiện 32 mũi tiêm bao gồm 16 mũi trước tập huấn và 16 mũi tiêm ngay sau tập huấn.
            Các yếu tố liên quan đến việc thực hành đúng mũi tiêm an toàn có mối liên quan với trình độ của người điều dưỡng. Có thể trình độ càng cao đồng nghĩa với sự tích lũy kinh nghiệm qua thời gian làm việc  thâm niên) và được cung cấp trang bị tốt về lý thuyết, nên có tỉ lệ thực hành các mũi tiêm an toàn cao.
            Phòng cấp cứu là nơi tập trung nhiều bệnh nặng, cần phải đòi hỏi sự chính xác và tốc độ do đó các điều dưỡng hay bỏ qua một số bước thực hiện tiêm truyền theo tiêu chuẩn mũi tiêm an toàn, thời gian trong buồng cấp cứu trở thành áp lực hơn so với bệnh bên ngoài ổn định. Để giải quyết vấn đề này cần có sự tập huấn cũng như tăng cường lực lượng điều dưỡng cho phòng cấp cứu (một điều dưỡng  không nên chăm sóc quá nhiều bệnh cùng lúc).
KẾT QUẢ
Qua nghiên cứu thực hiện mũi tiêm an toàn ở Khoa Tim mạch-Lão học ghi nhận:
·  Trước tập huấn trong 400 mũi tiêm có 109 mũi tiêm (27,3%) đạt cả 17 tiêu chuẩn, sau tập huấn có 383 (95,8%) mũi tiêm đạt tất cả 17 tiêu chuẩn của Bộ Y Tế đưa ra cho thực hành mũi tiêm an toàn.
·  Các tiêu chí trước tập huấn trước tập huấn đạt kết quả tốt có tỉ lệ lần lượt: 100%, 90,75%, 50,5%, 74,3%, 27,3%, 61%, 97,8%, 36,7%,100%, 64,5%, 100%, 49,3%,100%,100%, 100%, 100% và 96,7%. Tuy nhiên, sau tập huấn các mũi tiêm đạt kết quả tốt hầu hết đạt 100% sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
·  Có mối liên quan giữa các mũi tiêm đạt yêu cầu với: trình độ, nơi thực hiện, thời gian công tác.
KẾN NGHỊ
·  Tăng cường truyền thông, giáo dục về nguy cơ của mũi tiêm đối với cán bộ y tế và người bệnh nhằm thay đổi hành vi hướng tới tiêm an toàn.
·  Tổ chức đào tạo liên tục về tiêm an toàn và phương pháp phòng ngừa, xử trí phơi nhiễm do vật sắc nhọn cho cán bộ, nhân viên y tế.
·  Cần có chương trình theo dõi giám sát và đánh giá tiêm an toàn thường xuyên. Các kết quả và thông tin liên quan phải được báo cáo lãnh đạo và phổ biến đến các nhân viên bệnh viện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ y tế (2012) Quyết định số: 3671/QĐ-BYT ngày 27 tháng 9 năm 2012 của Bộ Y tế, Hướng dẫn tiêm an toàn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2. Hội điều dưỡng Việt nam (2010); “Tiêu chuẩn mũi tiêm an toàn và giải pháp”; Tài liệu tập huấn tiêm an toàn.
3. Bộ y tế (2008): “Giải pháp tiếp cận tiêm an toàn” ; Tài liệu quản lý điều dưỡng. 
4. Đoàn Thị Anh Lê, Trần Thị Thuận: “Khảo sát tiêm an toàn tại các cơ sở thực hành bệnh viện của sinh viên điều dưỡng Đại học Y dược TP HCM” 
5. Phạm Ngọc Tâm (2014), “Đánh giá thực trạng mũi tiêm an toàn tại một số khoa nội Bệnh viện Quân Y 103 năm 2014”.
6. Phan Văn Tường (2012): “Đánh giá thực hiện tiêm an toàn tại Bệnh viện Đa Khoa Hà Đông, Hà Nội”
7. Kháo sát về việc thực hiện tiêm an toàn của điều dưỡng bệnh viện II Lâm đồng “http:// baolocgh.vn/vi/news/De-Tai-Nghien-Cuu-Tai-Benh-Vien”.
8. WHO; “Safe Injection Global Network” http://www.who.int/medical_devices/collaborations/network/en/
9. WHO; “misuse and overuse of injection worldwide” ; http://www.who.int/mediacentre/factsheets/fs231/en/

Phổ biến trong tuần

Tin mới