KHẢO SÁT HÀNH VI TỰ CHĂM SÓC Ở NGƯỜI BỆNH SUY TIM

Xem
KHẢO SÁT 
HÀNH VI TỰ CHĂM SÓC Ở NGƯỜI BỆNH SUY TIM 
TẠI BỆNH VIỆN TIM MẠCH AN GIANG

Nguyễn Công Thành, Đỗ Thị Thu Vân, Phan Văn Phú,
Văn Mỹ Linh, Phan Quốc Thắng.
Người hướng dẫn: BS. Điêu Thanh Hùng
Khoa Tim mạch Lão học - Bệnh viện Tim mạch An Giang






ĐẶT VẤN ĐỀ
Suy tim (ST) là một tình trạng thường gặp ở người cao tuổi trên khắp thế giới[2]. ST làm giảm chất lượng cuộc sống và sớm dẫn đến tử vong[3,4].
Hành vi tự chăm sóc ( HVTCS) ở người bệnh ST giúp cải thiện kết cục của người bệnh[1]. Một số yếu tố liên quan đến HVTCS ở người bệnh ST bao gồm: tuổi, giới, trình độ học vấn, kiến thức về suy tim, bệnh đi kèm,…[5,6].
Hiện nay trên thế giới, Thang điểm HVTCS ở người bệnh ST: EHFScBS-9(The Revised European Heart Failure Self-care Behavior Scale) thường được dùng để đánh giá HVTCS ở người bệnh ST, với độ tin cậy 0,68-0,87 [ 4,7,8].
Một nghiên cứu tại Việt Nam, sử dụng Thang điểm EHFScBS-9, cho thấy người bệnh suy tim cao tuổi có HVTCS thấp[1]. Đánh giá được HVTCS ở người bệnh ST giúp xây dựng kế hoạch giáo dục và điều trị cho người bệnh cho người bệnh ST   tốt hơn. Đó là lý do chúng tôi tiến hành nghiên cứu này.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
-         Đánh giá HVTCS ở người bệnh ST tại Bệnh viện Tim Mạch An Giang bằng Thang điểm EHFScBS-9.
-         Đánh giá mối liên quan giữa các yếu tố: tuổi, giới, trình độ học vấn, kiến thức về suy tim, bệnh đi kèm với HVTCS ở người bệnh ST.    
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang
Đối tượng:
Chọn tất cả những người bệnh nhập viện vào khoa Tim mạch Lão học - Bệnh viện Tim mạch An Giang, từ tháng 03/2014 đến 10/2014.
Phương pháp nghiên cứu:
Các biến số:
1. Tuổi
2. Giới
3. Trình độ học vấn: không đi học, cấp 1, cấp 2, cấp 3, đại học.
4. Nguyên nhân của ST: THA, BTTMCB, NMCT, van tim hậu thấp, bệnh cơ
  tim.
5. Bệnh đi kèm: TBMMN, COPD, ĐTĐ, Lao phổi, Xơ gan, Suy thận mạn.  
6. Phân độ ST theo NYHA
7. Bảng điểm kiến thức về suy tim ( DHFKS)   
8. Bảng điểm theo Thang điểm EHFScBS-9.
Cách đánh giá một số biến số
Đánh giá HVTCS ở người bệnh ST theo Thang điểm EHFScBS-9. Thang điểm gồm 9 câu hỏi, người bệnh tự trả lời, mỗi câu hỏi gồm 5 mức độ trả lời: từ 1 điểm “rất đồng ý” đến 5 điểm “rất không đồng ý”. Tổng số điểm càng thấp: HVTCS càng tốt [9]
1.      I  weigh  myself  every  day 
2.      If  SOB  increases  I  contact    
      my  doctor  or  nurse

3.      If  legs/feet  are  more  swollen, I  contact  my  doctor  or  nurse
4.      If  I  gain  weight  more  than 2  kg  in  7  days  I  contact my  doctor  or    nurse
5.      I  limit  the  amount  of  fluids
6.      If  I  experience  fatigue  I  contact  my  doctor  or  nurse 

7.      I  eat  a  low-salt  diet 
8.      I  take  my  medication  as  prescribed
9.      I  exercise regularly 
1.      Tôi tự cân nặng mỗi ngày
2.      Nếu khó thở tăng lên tôi liên lạc ngay với bác sĩ hay điều dưỡng của tôi
3.      Nếu chân/ tay phù nhiều hơn, tôi liên lạc ngay với bác sĩ hay điều dưỡng của tôi
4.      Nếu tôi tăng cân hơn 2 kg trong 7 ngày tôi liên lạc ngay với bác sĩ hay điều dưỡng của tôi
5.      Tôi giới hạn lượng dịch uống vào
6.      Nếu tôi cảm thấy mệt mõi tôi liên lạc ngay với bác sĩ hay điều dưỡng của tôi
7.      Tôi ăn chế độ ăn ít muối
8.      Tôi dùng thuốc theo chỉ định trong toa
9.      tôi tập thể dục thường xuyên

    Đánh giá kiến thức suy tim qua Thang điểm về kiến thức suy tim: DHFKS (The Dutch Heart Failure Knowledge Scale). Thang điểm gồm 15 câu hỏi, mỗi câu trả lời đúng  người bệnh được 1 điểm, trả lời sai được 0 điểm. Tổng số điểm trả lời càng cao kiến thức về ST càng tốt[10]


1. How often should patients with severe heart failure weigh themselves?
a. Every week
b. Now and then
c. Everyday

2. Why is it important that patients with heart failure weigh themselves regularly?
a. Because many patients with heart failure have a poor appetite
b. To check whether the body is retaining fluid
c. To assess the right dose of medicines

3. How much fluid are you allowed to take at home each day?
a. 1.5 to 2.5 litres at the most
b. As little fluid as possible
c. As much fluid as possible

4. Which of these statements is true?
a. When I cough a lot, it is better not to take my heart failure medication
b. When I am feeling better, I can stop taking my medication for heart failure
c. It is important that I take my heart failure medication regularly


5. What is the best thing to do in case of increased shortness of breath or swollen legs?
a. Call the doctor or the nurse
b. Wait until the next check-up
c. Take less medication


6. What can cause a rapid worsening of heart failure symptoms?
a. A high-fat diet
b. A cold or the flu
c. Lack of exercise


7. What does heart failure mean?
a. That the heart is unable to pump enough blood around the body
b. That someone is not getting enough exercise and is in poor condition
c. That there is blood clot in the blood vessels of the heart


8. Why can the legs swell up when you have heart failure?
a. Because the valves in the blood vessels in the legs do not function properly
b. Because the muscles in the legs are not getting enough oxygen
c. Because of accumulation of fluid in the legs

9. What is the function of the heart?
a. To absorb nutrients from the blood
b. To pump blood around the body
c. To provide the blood with oxygen

10. Why should some one with heart failure follow a low salt diet?
a. Salt promotes fluid retention
b. Salt cause constriction of the blood vessels
c. Salt increases the heart rate

11. What are the main causes of heart failure?
a. A myocardial infarction and high blood pressure
b. Lung problems and allergy
c. Obesity and diabetes

12. Which statement about exercise for people with heart failure is true?
a. It is important to exercise as little as possible at home in order to relieve the heart
b. It is important to exercise at home and to rest regularly in between
c. It is important to exercise as much as possible at home

13. Why are water pills prescribed to someone with heart failure?
a. To lower the blood pressure
b. To prevent fluid retention in the body
c. Because then they can drink more


14. Which statement about weight increase and heart failure is true?
a.  An increase of over 2 kg in 2 or 3 days should be reported to the doctor at the next checkup
b.  In case of an increase of over 2 kg in 2 or 3 days, you should contact
your doctor or nurse
c.  In case of any increase of over 2 kg in 2 or 3 days, you should eat less

15. What is the best thing to do when you are thirsty?
a. Suck an ice cube
b. Suck on a cough drop/lozenge
c. Drink a lot of fluid


1.Bao lâu thì những người bệnh suy tim nặng phải tự cân nặng ? 
a. Mỗi tuần
b. Ngay bây giờ và sau đó
c. Mỗi ngày

2. Tại sao tự cân nặng mỗi ngày là điều quan trọng đối với người bệnh suy tim?
a. Bởi vì đa số người bệnh suy tim ăn uống kém
b. Nhằm đề kiểm tra cơ thể có thừa dịch hay không
c. Nhằm ấn định đúng liều thuốc

3. Ở nhà, bạn được phép uống bao nhiêu nước mỗi ngày ?
a. Nhiều nhất từ 1.5 dến 2.5 lít
b. Càng ít càng tốt
c. Càng nhiều càng tốt

4. Những tình huống nào sau đây là tình huống là đúng?
 a. Tôi sẽ ho nhiều  khi tôi dùng thuốc điều trị suy tim
 b. Khi tôi cảm thấy khoe hơn, tôi có thể ngưng dùng thuốc điều trị suy tim
 c. Điều quan trọng đối với tôi là phải dùng   thuốc điều trị suy tim thường xuyên

5. Điều gì là tốt nhất cần phải làm trong trường hợp bị khó thở hoặc phù chân tăng lên?
a. Mời bác sĩ hoặc điều dưỡng
b. Đợi đến đợt khám kế tiếp
c. Dùng một ít thuốc

6. Điều gì có thể làm cho các triệu chứng suy tim nặng lên một cách nhanh chóng?
 a. Một chế độ ăn nhiều chất béo
b. Tình trạng bị lạnh hoặc bị cảm cúm
c. Ít tập thể dục


7. Suy tim nghĩa là gì?
a. Đó là tình trạng quả tim không đủ khả năng bơm máu đi khắp cơ thể
b.Đó là tình trạng người nào đó không tập thể dục đầy đủ và trong tình trạng sức khỏe kém
c. Đó là tình trạng tắc nghẽn các mạch máu trong tim do cục huyết khối

8. Tại sao hai chân có thể bị phù lên khi bạn bị suy tim?
a. Bởi vì các van trong mạch máu ở chân bị suy giảm chức năng nhiều
b. Bởi vì các cơ ở chân không nhận đủ oxy
c. Do bởi sự tích tụ của dịch ở chân



9. Chức năng của tim là gì?
a. Để hấp thu chất dinh dưỡng từ máu
b. Để bơm máu khắp cơ thể
c. Để cung cấp máu kềm oxy

10. Tại sao người bị suy tim phải  theo chế độ ăn uống ít muối?
a. Muối làm tăng sự giữ nước
b. Muối gây co thắt các mạch máu
c .Muối làm tăng nhịp tim

11. Nguyên nhân chính của suy tim là gì?
a. Nhồi máu cơ tim và tăng huyết áp
b .Vấn đề về phổi và dị ứng
c .Béo phì và bệnh tiểu đường



12. Đối người bệnh suy tim tập thể dục như thế nào là đúng ?
a. Điều quan trọng là tập thể dục tại nhà với mức độ nhẹ chấp nhận được nhằm
làm giảm gánh nặng cho tim
b. Điều quan trọng là tập thể dục tại nhà và nghỉ ngơi thường xuyên
c. Điều quan trọng là tập thể dục tại nhà càng nhiều càng tốt

13. Tại sao thuốc nước được kê toa cho người bị suy tim ?
a. Để giảm huyết áp
b.Để ngăn chặn sự giữ nước trong cơ thể
c .Bởi vì sau đó họ có thể uống nhiều hơn

14. Cần phải làm gì khi có tăng cân nặng nghi do suy tim ?
a. Tăng hơn 2 kg trong 2 hoặc 3 ngày phải được báo cáo với bác sĩ trong lần kiểm tra sức khỏe  tiếp theo
b . Trong trường hợp tăng trên 2 kg trong 2 hoặc 3 ngày , bạn nên liên hệ
bác sĩ hoặc y tá
c . Trong trường hợp có tăng hơn 2 kg trong 2 hoặc 3 ngày , bạn nên ăn ít hơn

15 . Điều gì là tốt nhất cần phải làm khi bạn khát nước ?
a. Ngậm  một cục nước đá
b. Ngậm mọt giọt hay một viên thuốc ho
c .Uống nhiều nước

    
Phương pháp thống kê
Phân tích thống kê bằng phần mềm SPSS 16.0 for Windows.  Các biến liên tục được trình bày dưới dạng: trung bình ± độ lệch chuẩn. Các biến định tính được trình bày dưới dạng tỷ lệ . Đánh giá mối liên quan giữa các biến định lượng với nhau bằng cách xác định hệ số tương quan Pearson. Đánh giá mối liên quan giữa biến định lượng với biến định tính bằng cách xác định hệ số tương quan Spearman . Ngưỡng có ý nghĩa thông kê của phép kiểm là p (2 đuôi) < 0,05.
Đặc điểm:
Mẫu nghiên cứu gồm 200 người bệnh được chẩn đoán suy tim, tuổi trung bình : 70,4 ±  13,2 , cao nhất: 96 tuổi, thấp nhất: 22 tuổi.

Bảng 1: Đặc điểm chung:

Đặc điểm
Tầng số
Tỉ lệ
(%)
Nữ
Nam
121
79

60,5
39,5

Trình độ học vấn:
-     Không đi học
-     Cấp 1
-     Cấp 2
-     Cấp 3

33
142
20
5

16,5
71,0
10,0
2,5
Phân độ suy tim:
-     Đô I
-     Độ II
-     Độ III
-     Độ IV




7
88
104
1

3,5
44,0
52,0
0,5
Nguyên nhân gây suy tim
-     THA
-     BTTMCB
-     NMCT cấp
-     Van tim hậu thấp
-     Bệnh cơ tim
-     Bệnh tim bẩm sinh


126
16
28

26

3

1


63
8
14

13

1,5

0,5
Bệnh đi kèm
-     Không có
-     TBMMN
-     COPD
-     Lao phổi
-     Xơ gan
-     Suy thận mạn

148
18
15
3
5

11

74,0
9,0
7,5
1,5
2,5

5,5

-     Nữ chiếm tỉ lệ cao hơn nam.
-     Đa số người bệnh trong mẫu nghiên cứu có trình độ cấp I.
-     Mẫu nghiên cứu có người bệnh suy tim độ II, độ III chím đa số.
-     Nguyên nhân suy tim trong mẫu nghiên cứu chủ yếu là THA.
-     Đa số người bệnh tham gia nghiên cứu không có bệnh đi kèm.
Bảng 2: Điểm trung bình của các thang điểm:
Thang điểm
Điểm trung bình
Điểm cao nhất
Điểm thấp nhất
Kiến thức về suy tim
4,7 ± 1,9
9
0
HVTCS
23,5 ± 5,4
41
9


Bảng 3:Mối tương quan giữa HVTCS và cá biến số:

Biến
Hệ số tương quan
Speman
P

Giới
-.0,5
0,47
Trình độ học vấn
-.13
0,07
Phân độ suy tim
.04
0,60
Nguyên nhân gây suy tim
.02
0,85
Bệnh đi kèm
.03
0,69
Kiến thức suy tim
.17
0,02
Số ngày điều trị
.01
0,17

Có mối tương quan rất yếu qua kiến thức suy tim và HVTCS (r = .17, p = 0,02).
BÀN LUẬN:
Mẫu nghiên cứu chúng tôi gồm 200 người bệnh suy tim. Trong đó, trình độ học vấn đa số người bệnh là thấp: không đi học chiếm 16,5% , cấp 1 chiếm: 71% (Bảng 1). Điều này có thể đã dẫn đến sự nắm bắt kiến thức về suy tim còn hạn chế, với điểm trung bình của bảng điểm kiến thức về suy tim là: 4,7 ± 19, mặc dù người bệnh hiểu biết nhiều nhất với điểm số ghi nhận được là 9 cũng chỉ đạt được mức trung bình theo bảng điểm kiến thức về suy tim.
Trong nghiên cứu chúng tôi, điểm trung bình theo thang điểm EFHScBS-9 là 23,5 ± 5,4, điểm cao nhất là 41, chứng tỏ hành vi tự chăm sóc của người bệnh suy tim trong mẫu nghiên cứu còn thấp phù hợp với các nghiên cứu khác [4,6]. Điều này có thể do trình độ kiến thức về suy tim còn thấp; mẫu nghiên cứu đa số gôm những người cao tuổi với tuổi trung bình la 70,4 ± 13,2 tuổi và đã có nhiều bệnh đi kèm dẫn đến khó thực hiện các hành vi chăm sóc.
Trong nghiên cứu của chúng tôi có mối tương quan tất yếu giữa kiến thức về suy tim với HVTCS, với r = .17(p=0,02), so với nghiên cứ của Nguyễn Ngọc Huyền và cộng sự, hệ số này là .66,   p < 0,01[1] Orem đã chứng minh kiến thức là nền tảng để có thể thực hiện kết qua nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu này, kiến thức về suy tim thấp có thể dãn đến hành vi tự chăm sóc thấp.
Trong nghien cứu của chúng tôi không mối tương quan giữa giới, tuổi, trình độ học vấn, phân độ suy tim, bệnh đi kèm, sô ngày điều trị với HVTCS (bảng 3). Theo Riegel và cộng sự, phụ nữ thường tư chăm sóc tốt hơn nam giới[12].
Kết Luận:
Qua khảo sát 200 người bệnh suy tim đã cho thấy kiến thức về suy tim, hành vi tự chăm sóc của người bệnh còn thấp, cần có sự tuyên truyền, giáo dục để nâng cao hiểu biết và thực hành tự chăm sóc tốt hơn.


  
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.     Nguyễn Ngọc Huyền, Nguyễn Tiến Dũng. Các yếu tố liên quan đến hành vi tự chăm sóc của người già suy tim tại BV Đa khoa TW Thái Nguyên. Tạp chí Tim mạch học Việt Nam số 64-2014; 88:26-33.
2.     Young JB. The global epidemiology of heart failure. Med Clin North Am. 2004; 88: 1135–1143. 
3.     Westlake C, Dracup K, Fonarow G, Hamilton M. Depression in patients with heart failure. J Card Fail. 2005; 11: 30–35.
4.     Zambroski CH, Moser DK, Bhat G, Ziegler C. Impact of symptom prevalence and symptom burden on quality of life in patients with heart failure. Eur J Cardiovasc Nurs. 2005; 4: 198–206.
5.     T. Jaarsma, K.F. Arestedt,  J. Martensson. K. Dracup, and A. Stromberg. The European heart failure self-care behaviour scale revised into a nine-item scale (EHFScB-9): a reliable and valid international instrument. European Journal Heart Failure. 2009; Vol. 11: 99-105.
6.     R. Gallager, M.L. Luttik, and T. Jaarsma. Social Support and Self-care in Heart Failure. Journal of Cardiovascular Nursing.2011; Mar.

7.   Lee CS1, Lyons KS, Gelow JM, Mudd JO, Hiatt SO, Nguyen T, Jaarsma T. Validity and reliability of the European Heart Failure Self-care Behavior Scale among adults from the United States with symptomatic heart failure. Eur J Cardiovasc Nurs. 2013 Apr;12(2):214-8.      

8.     Köberich S1, Glattacker M, Jaarsma T, Lohrmann C, Dassen T. Validity and reliability of the German version of the 9-item European Heart Failure Self-care Behaviour Scale. Eur J Cardiovasc Nurs. 2013 Apr;12(2):150-8.

9.     Ercole  Vellone , Tiny  Jaarsma , Anna  Stro ¨mberg , Roberta  Fida, Kristofer  Arestedt, Gennaro  Rocco, Antonello  Cocchieri, Rosaria  Alvaro. The  European  Heart  Failure  Self-care  Behaviour  Scale:  New  insights into  factorial  structure,  reliability,  precision  and  scoring  procedure.   Elsevier  Ireland  Ltd. 2013: 1-6.


10.  M.H.L. van der Wal, and T.  Jaarsma. Adherence in heart failure in the elderly: Problem and possible solutions. International Journal of Cardiology. 2008;Vol. 125: 203-208.

Phổ biến trong tuần

Tin mới