BÀI THU HOẠCH CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG THEO CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP - Kỹ năng tạo động lực làm việc cho điều dưỡng
BÀI THU HOẠCH CHUYÊN ĐỀ
BỒI DƯỠNG THEO CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ
NGHIỆP
Tên chuyên đề:
Kỹ năng tạo động lực làm việc cho điều dưỡng
Giáo
viên dạy:
Địa
điểm học: ngày tháng năm 202….
-
Họ tên học viên: …………….. -
Đơn vị: Bệnh viện …………………. -
Lớp: Bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp Điều dưỡng hạng II |
Kết
quả |
|
I. PHẦN MỞ ĐẦU
Qua quá trình được học tập và nghiên cứu cũng như sự
hướng dẫn, truyền đạt của các giảng viên phụ
trách giảng dạy Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp
điều dưỡng hạng II, tôi nắm bắt được chủ trương, đường lối, chính sách, pháp
luật của Đảng, Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành.
Sau một thời gian ngắn dưới sự hướng dẫn của các giảng
viên trường Đại học Y Dược Cần Thơ tôi đã được tìm hiểu hai phần: Phần I: Kiến
thức về chính trị, quản lý nhà nước và các kỹ năng chung, có 05 chuyên đề cơ
bản và phần II: Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành và đạo đức nghề
nghiệp, có 13 chuyên đề.
Đây là những chuyên đề rất cần thiết và bổ ích đối với những
người làm công tác trong ngành điều dưỡng. Những chuyên đề trên đã giúp chúng
tôi nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, phát triển năng lực nghề nghiệp để
có thể thực hiện tốt các nhiệm vụ của người quản lý điều dưỡng tại khoa lâm
sàng, đáp ứng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng II.
Trong bệnh viện, Điều dưỡng là một mắc xích của hệ thống
ngành Y tế, nhiệm vụ chính của ngành nghề là điều trị, chăm sóc, phục hồi chức
năng và giáo dục sức khỏe cho người bệnh. Công việc của người điều dưỡng hết
sức vất vả, tham gia trực gác bất kể ngày đêm để hoàn thành công việc được
giao. Để có động lực làm việc cho điều dưỡng cần xây dựng môi trường làm việc
tốt, chế độ tiền lương, phân bố nguồn nhân lực phù hợp, từ ban giám đốc, các
phòng chức năng, đến ban lãnh đạo khoa phải luôn tạo điều kiện, động viên cân
bằng cuộc sống, cũng như đánh giá những đóng góp của mỗi cá thể. Tại Khoa …………,
điều dưỡng chiếm trên 50% số lượng nhân viên khoa, người điều dưỡng tiếp xúc
với người bệnh thường xuyên và nhiều nhất trong bệnh viện.
Với những lý do trên, tôi viết bài thu hoạch “Tạo động
lực làm việc cho điều dưỡng tại khoa ………., Bệnh viện …………….
II. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Các nghiên cứu trong và ngoài nước
2.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới, động lực và tạo động lực cho người lao động
là một chủ đề quan trọng được quan tâm nghiên cứu bởi nhiều học giả. Có rất
nhiều nghiên cứu về tạo động lực cho người lao động nhưng phải kể đến một số
học thuyết tiêu biểu như: Học thuyết hai nhóm yếu tố của Frederick Herzberg
(1959) và một số nghiên cứu nhấn mạnh cần giúp đỡ nhân viên thấy rõ xu hướng,
kỹ thuật mới nhất trong ngành, tạo điều kiện cho họ phát huy sáng kiến và ứng
dụng trong công việc.
Theo học thuyết về nhu cầu của Abraham Maslow cho rằng
con người có rất nhiều nhu cầu khác nhau mà họ khao khát được thỏa mãn. Maslow
chia các nhu cầu và sắp xếp theo 5 bậc như sau:
Nhu cầu về thể chất và sinh lý: là nền tảng của hệ thống
phân cấp nhu cầu, và được ưu tiên hàng đầu. Nhu cầu thể chất bao gồm: oxy, thức
ăn, nước uống, bài tiết, vận động, ngủ, nghỉ ngơi…
Nhu cầu an toàn và được bảo vệ: được
xếp ưu tiên sau nhu cầu thể chất bao hàm cả an toàn về tính mạng và an toàn về
tinh thần. An toàn về tính mạng nghĩa là bảo vệ cho người ta tránh được các
nguy cơ đe dọa cuộc sống và an toàn về tinh thần là tránh được mọi sự sợ hãi,
lo lắng.
Nhu cầu tình cảm và quan hệ: mọi
người đều có nhu cầu tình cảm, quan hệ bạn bè, hàng xóm, gia đình và xã hội.
Các nhu cầu này được xếp vào nhu cầu ở mức cao. Nó bao hàm sự trao - nhận tình
cảm và cảm giác là thành viên của gia đình, đoàn thể, xã hội… Người không được
đáp ứng về tình cảm, không có mối quan hệ bạn bè, xã hội có cảm giác buồn tẻ và
cô lập.
Nhu cầu được tôn trọng: sự
tôn trọng tạo cho con người lòng tự tin và tính độc lập. Khi sự tôn trọng không
được đáp ứng, người ta tin rằng họ không được người khác chấp nhận nên sinh ra
cảm giác cô độc và tự ti.
Nhu cầu tự hoàn thiện: là
mức cao nhất trong hệ thống phân loại nhu cầu của Maslow và Maslow đánh giá
rằng chỉ 1% dân số trưởng thành đã từng đạt đến mức độ tự hoàn thiện. Nhu cầu
tự hoàn thiện diễn ra trong suốt đời, nó chỉ xuất hiện khi các nhu cầu dưới nó
được đáp ứng trong những chừng mực nhất định.
Với nhiều cách tiếp cận khác nhau về tạo động lực, các
học thuyết đã đưa ra nhiều quan điểm khác nhau về tạo động lực làm việc cho
người lao động. Mỗi học thuyết chỉ đề cập đến một hoặc một số khía cạnh về tạo
động lực làm việc cho người lao động hoặc dựa trên những học thuyết về tạo động
lực.
2.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở trong nước, có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề
tạo động lực làm việc cho người lao động ở các lĩnh vực khác nhau, nhất là
trong các đơn vị doanh nghiệp nhà nước và hành chính nhà nước. Nhìn chung các
công trình, đề tài nghiên cứu đã được các tác giả phân tích và làm rõ một cách
có hệ thống những vấn đề lý luận chung về động lực, động lực làm việc, tạo động
lực làm việc cho người lao động trong các ngành nghề đặc thù.
2.2. Thực tiễn hoạt động tại khoa
Khoa Nội ………….. được stừ tháng 01/, đến hôm nay có ………
giường thực kê với …. Bác sĩ, ……… điều dưỡng và ……. Hộ lý.
2.2.1. Thuận lợi
Được sự quan tâm của ban giám đốc bệnh viện chế độ tiền
lương và các khoản phụ cấp áp dụng theo quy chế chi tiêu nội bộ được xây dựng
mỗi năm theo quy chế dân chủ. Ngoài ra còn các khoản phụ cấp theo doanh thu từ bệnh viện. Theo
thuyết hai yếu tố của Frederick Herzberg, tiền lương là giá
cả của hàng hóa sức lao động, được hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa người
lao động và người sử dụng lao động thông qua hợp đồng lao động phù hợp với quan
hệ cung cầu trên thị trường lao động và phù hợp với quy định của pháp luật về
tiền lương.
Tiền lương chính là sự bù đắp những hao phí lao động mà
người lao động đã bỏ ra, đó là nguồn thu thập và mong muốn được trả lương cao.
Tiền lương thỏa đáng sẽ kích thích nhiệt tình lao động của nhân viên nhờ đó mà
tạo điều kiện tăng năng suất, tăng chất lượng làm việc của điều dưỡng đó gián
tiếp làm tăng quy tính, tăng chất lượng của khoa và bệnh viện.
Tiền lương thấp sẽ không tạo động lực làm việc cho nhân
viên, làm hạn chế nhiệt tình trong công việc, làm đình trệ công hoặc làm việc
uể oải. Tiền lương còn là sự tôn trọng và thừa nhận giá trị của lao động, đồng
thời cũng thể hiện sự công bằng thông qua mối quan hệ tiền lương giữa các cá
nhân trong bệnh viện.
Chính sách tiền lương hợp lý, công bằng là một trong
những hình thức chiêu dụ nhân viên đang và muốn làm việc trong tổ chức, tạo lợi
thế cạnh tranh về nhân sự đối với các công ty, tổ chức khác trong xã hội. Việc
xây dựng tốt chinh sách tiền lương thể hiện tầm nhìn và khả năng dùng người của
nhà lãnh đạo, quản lý hiện nay.
Thuyết công bằng được đánh giá là một trong những lý
thuyết đem lại sự hiệu quả đối với mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và
người lao động, giúp họ có động lực làm việc và mong muốn gắn bó hơn đối với
công việc và tổ chức mà mình đang làm.
Sự công bằng của lãnh đạo thể hiện qua thái độ làm việc,
phân công công việc, trong việc ra các quyết định trong nội bộ khoa. Nếu người
lãnh đạo có sự thiếu công bằng về các vấn đề này thì sẽ tạo ra một môi trường
làm việc có sự hiềm khích, cạnh tranh không lành mạnh giữa các điều dưỡng sẽ
dẫn đến thái độ thờ ơ, bất mãn, thiếu trách nhiệm trong công việc.
2.2.2. Khó khăn
Là khoa lâm sàng việc phân công điều dưỡng phụ thuộc vào
phân bổ điều dưỡng của bệnh viện giao. Phân bổ nhân lực điều dưỡng đạt tỉ lệ
bác sĩ/điều dưỡng tim mạch tương đương 1/2, nhưng so với tỷ lệ giường bệnh thì
tỉ lệ bác sỹ tim mạch/giường bệnh chuyên ngành là 1/5 thật sự là thiếu bác sĩ
và điều dưỡng cho công việc chăm sóc người bệnh ở bệnh viện chuyên khoa với ….
giường thực kê. Khi điều dưỡng nghỉ ốm, nghỉ theo quy định phải thực hiện biện
pháp đôn tua sau đó nghỉ bù vào ngày thích hợp.
Điều dưỡng cũng gặp nhiều khó khăn cho việc đào tạo, giải
pháp cho vấn đề là đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn theo hình thức vừa làm
vừa học theo từng đợt. Lãnh đạo khoa đã tạo điều kiện để các em sắp xếp đổi giờ
trực để được học tập nâng cao trình độ cuyên môn mà vẫn đảm bảo công việc của
khoa.
2.2.3. Một số giải pháp để tạo được động lực làm việc cho
điều dưỡng:
Với vai trò là người lãnh đạo quản lý cần quan tâm sáu
vấn đề theo Cẩm nang kinh doanh Harvard, Quản lý hiệu suất làm việc của nhân
viên.
Thứ nhất, cần đảm bảo một hệ thống tiền lương khoa học,
hợp lý. Tiền lương là mối quan tâm hàng đầu và là động lực làm việc của người
lao động trong bất cứ tổ chức nào.
Thực tế tiền lương tại bệnh viện hiện nay cho thấy, khu
vực bệnh viện nhà nước thấp hơn nhiều so với bệnh viện tư nhân, đặc biệt là đối
với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và việc tăng lương đối với khu vực nhà
nước rất khó khăn bởi phụ thuộc nhiều vào điều kiện kinh tế - xã hội.
Thứ hai, đảm bảo phân công công việc phù hợp với khả
năng, năng lực và sở trường của từng nhân viên. Khi điều dưỡng được giao công
việc phù hợp với khả năng, sở trường, họ sẽ phát huy năng lực làm việc một cách
tối đa trong những điều kiện bình thường nhất. Vì vậy, việc sắp sếp công việc
cho điều dưỡng cần dựa vào những đặc điểm tâm lý cá nhân, tính cách để sắp xếp
công việc cho phù hợp.
Thứ ba, xác định rõ ràng mục tiêu cần đạt được của từng
cá nhân. Xác định rõ ràng mục tiêu công việc cho từng cá nhân là việc vô cùng
quan trọng, bởi khi có mục tiêu rõ ràng sẽ có động lực và đích phấn đấu, chủ
động tìm cách đạt được mục tiêu đó.
Thứ tư, tạo cơ hội thăng tiến cho mọi người bước tiến
trong sự nghiệp. Thăng tiến là một nhu cầu thiết thực của người làm việc trong
cơ quan hành chính nhà nước, vì sự thăng tiến tạo cơ hội cho phát triển cá
nhân, tăng địa vị, uy tín cũng như quyền lực của họ. Chính sách về sự thăng
tiến có ý nghĩa trong việc hoàn thiện cá nhân, tăng động lực làm việc cho cá
nhân, đồng thời là cơ sở để thu hút, giữ chân người giỏi đến và làm việc.
Thứ năm, xây dựng môi trường làm việc hiệu quả. Môi trường
làm việc luôn được các cá nhân quan tâm và coi trọng vì đây là yếu tố giúp hoàn
thành tốt nhiệm vụ được giao.
Thứ sáu, công nhận những đóng góp của cấp dưới. Đối với
điều dưỡng làm việc trong khoa thường cảm thấy chán nản nếu mọi nỗ lực làm việc
không được cấp trên quan tâm và đánh giá đúng mức. Ngược lại, khi được đánh giá
đúng mức và được trân trọng vì những gì đã đóng góp, thấy ý nghĩa đóng góp đối
với sự phát triển của khoa, thể hiện niềm tin sẽ góp phần nâng cao tinh thần
trách nhiệm của từng cá nhân.
Cần động viên khen
thưởng và công nhận thành tích của điều dưỡng làm việc xuất sắc không chỉ mang
tính chất động viên, đánh giá cá nhân về vật chất và tinh thần, mà còn khuyến
khích các cá nhân khác cố gắng noi theo tấm gương của những cá nhân thành công
để hoàn thiện bản thân.
III. KẾT LUẬN
Nhân lực là yếu tố quan trọng trong công việc, tạo động
lực làm việc cần quan tâm đến nguồn nhân lực. Ngoài tiền lương thì tất cả nhân
viên đều muốn được thưởng cho những cống hiến của mình. Bên cạnh, việc phân
công công việc phù hợp với khả năng, năng lực và sở trường cho từng nhân viên
sẽ tạo điều kiện cho nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Việc xây dụng kế hoạch của khoa, cần xác định và triển
khai mục tiêu cụ thể đến tùng nhân viên giúp nhân viên nắm, sẽ có động lực và
mục đích phấn đấu. Từ đó, chủ động tìm cách đạt được mục tiêu đó, tạo cơ hội
thăng tiến trong sự nghiệp.
Xây dựng môi trường làm việc an toàn, các cá nhân luôn
được quan tâm, tôn trọng giúp giúp hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Cần đánh
giá đúng mức khả năng, nổ lực của nhân viên sẽ tạo niềm tin và trách nhiệm của
họ với ban lãnh đạo khoa.
Với vai trò
người quản lý, việc giúp những người thực hiện công việc chưa hiệu quả cần cải
thiện hiệu suất cao hơn hoặc chuyển đến vị trí phù hợp hơn.
Tóm lại: với bài viết tạo động lực làm việc cho điều dưỡng Blog Học Chia sẻ đến các bạn giúp có tài liệu tham khảo, cho việc học tập của các bạn.
Cảm ơn đã đọc bài viết! Nếu thấy hay hãy chia sẻ!