CHĂM SÓC BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG THẬN HƯ - ĐIỀU DƯỠNG NỘI KHOA TẬP 2
Bài 3
CHĂM SÓC BỆNH NHÂN
HỘI CHỨNG THẬN HƯ
MỤC TIÊU
1. Trình bày được các triệu chứng
lâm sàng, xét nghiệm và biến chứng của hội chứng thận hư
2. Trình bày được một số chan đoán
điều dưdng của hội chứng thận hư
3. Lập
được kế hoạch chăm sóc bệnh nhân bị hội chứng thận hư
1. BỆNH HỌC HỘI CHỨNG
THẬN HƯ
Hội chứng
thận hư được ghi nhận qua Y văn từ nám 1905 do Muller với thuật ngữ thận hư để
chỉ các tình trạng bệnh lý ở thận có tính chất thoái hóa mà không do viêm và Thận
hư nhiễm mỡ được Munk (1913) chính thức đưa ra để chỉ một tập chứng gồm: phù,
protein niệu, giảm protein và tăng lipid máu kèm theo thận nhiễm mỡ
Năm
1908 Munk dùng thuật ngữ Thận hư nhiễm mỡ để chỉ một loại bệnh thận mà về lâm
sàng có phù và Protein niệu, giải phẫu bệnh có xâm nhập thể mỡ lưỡng chiết ở ống
thận và cầu thận bình thường.
Ngày
nay, nhờ tiến bộ của kỹ thuật sinh thiết thận và kính hiển vi điện tử, người ta
thấy rằng các biến loạn sinh hóa của thận hư nhiễm mỡ xuất hiện ở nhiều bệnh
khác nhau, tổn thương cầu thận cũng đa dạng mặc dù các biểu hiện lâm sàng và
sinh hóa tương đối giống nhau. Như vậy, thận hư nhiễm mỡ không phải là một bệnh
đơn thuần như quan niệm trước kia.
Hội chứng
thận hư thường biểu hiện tổn thương tối thiểu ở cầu thận hoặc những tổn thương
dày và thoái hóa màng đáy của mao mạch cầu thận.
HCTH
đơn thuần nguyên phát nhạy cảm với corticoid thường không có tăng huyết áp,
không có suy thận và không tiểu máu. Một số lớn trường hợp không để lại di chứng
ở tuổi trưởng thành. Ngày nay, người ta biết khá rõ HCTH nguyên phát, thứ phát
hoặc các bệnh toàn thể có biểu hiện HCTH.
Bệnh gặp
chủ yếu ở trẻ em, 90% trường hợp xảy ra ở tuổi dưới 16.
Tần suất
gặp 2/30.000 ở trẻ em, ở người lớn gặp ít hơn 2/300.000.
Ở trẻ
em, HCTH tiên phát xảy ra ở trẻ trai nhiều hơn trẻ gái (tỷ lệ nam /nữ là 2/1).
Tuổi
hay gặp nhất ở trẻ em là từ 2-8 tuổi và thường là HCTH đơn thuần. Người lớn ít
gặp hơn, thường là HCTH phối hợp và xảy ra ở cả hai giới.
Theo
William G. Couser, khoảng 1/3 bệnh nhân người lớn và 10% bệnh nhân trẻ em có
HCTH là triệu chứng của một bệnh toàn thể: đái tháo đường, Lupus ban đỏ rải rác
hoặc Amyloidosis. Số lớn còn lại là HCTH nguyên phát.
Ở Việt
Nam, theo Nguyễn thị Khuê và Đinh Quốc Việt thì HCTH tổm thương tối thiểu chiếm
tỷ lệ 70-80% ở bệnh nhân HCTH dưới 8 tuổi, 10-20% bệnh nhân trên 16 tuổi. HCTH
tổm thương xơ hóa từng ổ chiếm 5-10% ở trẻ em và 10-20% ở người lớn. Viêm cầu
thận màng chủ yếu xảy ra ở ngưòi lớn chiếm tỷ lệ 30-50%.
1.2. Nguyên nhân và sinh lý bệnh của hội chứng thận hư
1.2.1. Nguyên nhân của hội chứng thận hư
Đến
nay nhờ những tiến bộ về khoa học đặc biệt là từ khi có kính hiển vi điện tử,
nhiều nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước đã đi sâu vào vấn đề này
và ngày càng được sáng tỏ hơn. Có thể phân HCTH theo nguyên nhân như sau:
- Hội chứng thận hư bẩm sinh Là HCTH xuất hiện ngay sau khi
sinh hoặc trong 3 tháng đầu.
- Hội
chứng thận hư tiên phát chiếm tỷ lệ rất cao, người ta nhận thấy khoảng 2/3 ở
người lớn và trên 90% trẻ em.
+ Hội
chứng thận hư đơn thuần tc’n thương tối thiểu: hội chứng thận hư nguyên phát kiểu
này được gọi là thận hư nhiễm mỡ.
+ Hội
chứng thận hư do viêm cầu thận:
·
Viêm
cầu thận khu trú hoặc từng phần.
·
Viêm
cầu thận không xếp loại được.
Trong
các thể của HCTH do viêm cầu thận thì thể viêm cầu thận táng sinh lan tỏa và thể
viêm cầu thận táng sinh hình liềm là những thể của viêm cầu thận cấp, những thể
này tiến triển rất nhanh với biểu hiện lâm sàng rất nặng nề và bệnh nhân thường
tử vong rất sớm, do đó hiếm khi xuất hiện được HCTH trên lâm sàng.
- Hội
chứng thận hư thứ phát có thể gặp trong nhiều bệnh lý khác nhau, nguyên nhân rất
phức tạp, có thể do nhiều nguyên nhân gây nên nhưng có cùng một tổn thương mô học,
hoặc cũng có thể do nhiều nguyên nhân phối hợp với nhau, vì vậy việc xác định
nguyên nhân của HCTH còn gặp nhiều khó khăn.
+ Bệnh
hệ thống và chuyển hóa: có thể gặp trong các bệnh như lupus ban đỏ, ban dạng thấp,
viêm nút quanh động mạch, đái đường, thận dạng bột.
+ Nhiễm
độc: các thuốc lợi tiểu thủy ngân, muối thủy ngân vô cơ, trimethadione,
paramethadione, muối vàng, thuốc kháng viêm non - steroid, thuốc phiện, bismut,
ong đốt.
+ Bệnh
tim mạch: gồm các bệnh như viêm ngoại tâm mạc, xơ hóa mạch hệ thống, các trưòng
hợp nối shunt, tắc mạch thận.
+ Nhiễm
khuẩn, ký sinh vật: sốt rét, giang mai, lao, virut viêm gan B, sán máng.
+ Một
số trường hợp khác:
·
Một
số bệnh ung thư phủ tạng, Hogdkin, khối u lớn của ổ bụng và lồng ngực, u tủy
xương.
·
Một
số trường hợp do dị ứng, tiêm vacxin, điều trị interferon.
·
Bệnh
Takayasu, viêm nội tâm mạc bán cấp, một số bệnh cầu thận khác...
1.2.2. Sinh lý bệnh hội chứng thận hư
- Protein niệu: do tăng tính thấm mao mạch cầu thận đưa đến. Đặc
điểm protein niệu ở HCTH là protein niệu chọn lọc. Người ta biết độ thanh lọc
Transferine ở HCTH đơn thuần tỷ lệ này dưới 10%, ở thể không đơn thuần tỷ lệ
này trên 10-20%.
- Giảm protid máu: do mất một khối lượng lớn protein qua đường
niệu làm giảm nồng độ albumin huyết tương.
- Tổng hợp albumin ở gan bình thường hoặc tăng.
- Giảm Gamma globulin do tăng quá trình dị hóa ở thận và giảm
sản xuất.
- Gamma
globulin của các tương bào. Tăng Alpha 2, Beta globulin.
- Rối loạn chuyển hóa lipid: do hậu quả của giảm protid máu.
Sự giảm protid máu, đặc biệt là albumin sẽ làm táng tổng hợp lipoprotein.
Albumin máu là một yếu tố cần thiết cho sự giáng hóa các phân tử uroprotein, đồng
thòi làm giảm tcmg hợp LDL và VLDL.
- Phù: do giảm albumin máu làm giảm áp lực keo máu gây nên
phù.
- Ngoài
ra giảm albumin máu làm giảm thể tích máu gây kích thích hệ RAA làm táng
aldosterone mà hậu quả gây phù và thiểu niệu.
1.3. Triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm
- Thường xuất hiện nhanh, có thể có nhiễm trùng nhẹ ở đường
mũi họng hoặc không có gì hướng trước. Tính chất của phù: phù trắng mềm, ấn
lõm, giữ dấu ấn lâu, phù toàn thân.
- Có thể dịch ở các màng bụng, màng phổi, màng tim.
- Có thể ở mí mắt, bộ phận sinh dục.
- Các biến chứng nặng: phù phổi, phù thanh quản thường gặp ở
trẻ em.
- Lượng nước tiểu thường ít 300-400ml/24 giờ.
- Mất nhiều protein niệu: trên 3,5gam/24 giờ. Có thể từ
3-10g/24 giờ, trường hợp nặng có thể 30-40 g/24 giờ.
- Lượng protein tăng lên lúc đứng, lúc gắng sức, có thể mỡ lưỡng
chiết, trụ mỡ trong nước tiểu.
- Lipid niệu: thực chất đó là những kết tủa của Ester
Cholesterol.
- Giảm protein toàn phần, protid máu dưới 60g/l, trung bình
50g/l.
- Albumin máu giảm dưới 30g/l, trung bình 20g/l. Albumin máu
là chỉ số” chính xác để đánh giá mức độ HCTH.
- Rối loạn các globulin huyết thanh: a2globulin và Pglobulin
tăng, Yglobulin thường giảm trong HCTH đơn thuần, trong HCTH do Lupus và
Amylose có thể bình thường hoặc tăng.
+
Cholesterol máu tăng, cholesterol tự do táng gấp 4 lần so với bình thường.
+ Đậm
độ phospholipid tăng lên 2-3 lần.
+
Triglycerid tăng lên 5-10 lần so với bình thưòng.
+ Tăng
lipoprotein, alipoprotein táng nhẹ, p và tiền p lipoprotein tăng nhiều.
+ Na+
máu và Ca++ máu giảm.
+ Tăng
hematocrit, táng hồng cầu chứng tỏ máu dễ đông.
+ Giảm
antithrombin III do mất qua nước tiểu, tăng tiểu cầu và Fibrinogen.
+ Rối
loạn nội tiết: giảm hormon tuyến giáp nếu hội chứng thận hư kéo dài.
1.4. Biến chứng của hội chứng thận hư
- Phúc mạc: viêm phúc mạc tiên phát do phế cầu, có thể do các
vi khuẩn khác
- Màng não: viêm màng não ít gặp
- Đường tiết niệu: nhiễm trùng đường tiết niệu
1.4.2. Cơn đau bụng do hội chứng thận hư
- Có thể kèm theo buồn nôn, táo bón do các nguyên nhân khác
nhau:
+ Viêm
phúc mạc do phế cầu.
+ Viêm
ruột do nhiễm trùng có thể do tụ cầu.
+ Do
phù tụy, phù dây chằng Treitz hoặc tắc tĩnh mạch chủ, tĩnh mạch thận.
Giảm
thể tích máu nặng do dùng lợi tiểu mạnh
Máu dễ
đông do giảm albumin, giảm antithrombin III
Tăng
các yếu tố đông máu (tiểu cầu, fibrinogen) đây là loại biến chứng cổ điển chiếm
5-20% HCTH. Thường tắc tĩnh mạch thận, tĩnh mạch cửa, tĩnh mạch phổi.
- Nếu bị bệnh lúc nhỏ: trẻ chậm lớn so với cùng lứa tuổi
- Ngoài ra còn có giảm K+ máu, thiếu máu nhược sắc, giảm Ca++
máu (tái hấp thu Ca++ ruột giảm), rối loạn chuyển hóa vitamin D do mất protein.
- Năm nghỉ tại giường, tránh đi lại nhiều.
- Ăn nhạt và hạn chế uống nước khi bị phù nhiều. Tăng cường
chế độ protid trong khẩu phần ăn hàng ngày nếu bệnh nhân không có suy thận.
- Dùng lợi tiểu khi phù nhiều.
- Corticoid là thuốc được sử dụng có hiệu quả nhất hiện nay.
Liều điều trị ở người lớn trong giai đoạn tấn công là 1 mg /kg trọng lượng
/ngày. Thời gian điều trị tấn công từ 4 đến 8 tuần sau đó giảm liều dần khi
protein niệu âm tính. Corticoid khi uống nên chia ít lần trong ngày nếu liều
cao, buổi sáng 2/3 buổi chiều 1/3. Cho bệnh nhân uống sau khi đã ăn no. Cần theo
dõi tác dụng phụ của thuốc, đặc biệt là hiện tượng viêm loét dạ dày tá tràng.
Hội chứng
thận hư tiến triển thường kéo dài, tiên lượng tốt ở trẻ em khoảng 80-90% lành bệnh,
riêng người lớn tỷ lệ này thấp hơn khoảng 50-70%, nhiều trường hợp bệnh kéo dài
từng đợt, kém đáp ứng với điều trị và dẫn đến suy thận. Tiên lượng phụ thuộc
vào:
- Thể bệnh: đơn thuần, không đơn thuần
- Giai đoạn tiến triển của bệnh
- Phương thức điều trị và chăm sóc
- Điều kiện kinh tế của gia đình
2. CHĂM SÓC BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG THẬN HƯ
2.1.1. Nhận định qua cách hỏi bệnh
- Phù bị lần đầu hay lần thứ mấy?
- Tính chất của phù như thế nào?
- Tăng bao nhiêu cân từ khi bị phù?
- Số lượng nước tiểu trong ngày khoảng bao nhiêu?
- Vấn đề ăn uống trong thời gian bị phù như thế nào?
- Trong gia đình có ai bị phù như vậy không?
- Đã bị bệnh như vậy lần nào chưa?
- Các thuốc điều trị và phương pháp điều trị trước đây như thế
nào?
2.1.2. Nhận định bằng cách quan sát
- Tình trạng phù của bệnh nhân: mí mắt, 2 chân, bụng.
- Số lượng và màu sắc nước tiểu
2.1.3. Nhận định qua thăm khám
- Kiểm tra các dấu hiệu sống: mạch, nhiệt, huyết áp, nhịp thở
và cân nặng.
- Đánh giá tình trạng và tính chất của phù.
- Đánh giá số lượng và màu sắc nước tiểu.
- Thu nhận thông tin qua hồ sơ, bệnh án, các xét nghiệm hoặc
gia đình.
- Tình trạng bệnh tật, cũng như quá trình điều trị có liên
quan đến bệnh nhân.
Môt số
chẩn đoán điều dưỡng chính có thể có ở bệnh nhân HCTH như sau:
- Tăng thể tích dịch do giảm áp lực keo.
- Tiểu ít do giảm mức lọc cầu thận.
- Bệnh nhân mặc cảm do thay đổi ngoại hình.
- Nguy cơ nhiễm trùng do suy giảm miễn dịch và suy dinh dưỡng.
- Nguy cơ thất bại điều trị do điều kiện kinh tế gia đình khó
khăn.
Với
cách nhận định như trên, sẽ giúp cho người điều dưỡng có cơ sở để lập kế hoạch
chẩn đoán chăm sóc, đồng thời xác định được nhu cầu cơ bản của người bệnh, vấn
đề nào cần quan tâm giải quyết trước và vấn đề nào giải quyết sau, tùy từng trường
hơp bệnh nhân cụ thể.
- Để bệnh nhân nghỉ ngơi, tránh đi lại và vận động nhiều.
- Ăn uống đầy đủ năng lượng và dinh dưỡng.
- Cho bệnh nhân uống thuốc và tiêm thuốc theo chỉ định.
- Các dấu hiệu sinh tồn như mạch, nhiệt, huyết áp và nhịp thở.
- Số lượng nước tiểu trong ngày.
- Theo dõi tác dụng phụ của thuốc corticoid
- Theo dõi và phát hiện các dấu hiệu nhiễm khuẩn để có biện
pháp điều trị kịp thời cho bệnh nhân, đặc biệt là nhiễm khuẫn da, hô hấp và
màng bụng.
- Bệnh nhân và gia đình cần biết về tình hình bệnh tật, tiến
triển và biến chứng của bệnh.
- Biết cách phát hiện bệnh, dù phòng và điều trị.
2.4. Thực
hiện kế hoạch chăm sóc
2.4.1.
Chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi
- Bệnh nhân cần nghỉ ngơi tại giường, kê đầu cao đặc biệt là
trong giai đoạn phù nhiều và giai đoạn thiểu niệu.
- Giữ ấm cho bệnh nhân nhất là về mùa đông.
- Hạn chế vận động và đi lại khi còn phù nhiều.
- Bệnh nhân cần ăn nhạt, đặc biệt là trong giai đoạn phù nhiều,
lượng muối đưa vào khoảng dưới 1g/ngày.
- Ăn nhiều thịt cá nếu bệnh nhân không có ure máu cao, lượng
protid đưa vào trong ngày khoảng 1-2 g/kg trọng lượng cơ thể. Tránh ăn các thức ăn có nhiều mỡ.
- Nước uống khoảng 300-500 ml/ngày công thêm với lượng nước tiểu
trong ngày trong giai đoạn có phù nhiều.
- Ăn nhiều hoa quả tươi giàu sinh tố đặc biệt là sinh tố nhóm B, khi có tình trạng tăng K+ máu không nên ăn các thức ăn có nhiều K+ như
cam và chuối.
- Năng lượng cần đưa vào trong ngày khoảng 1800 đến 2000 calo.
- Hằng ngày phải vệ sinh răng, miệng và tai mũi họng. Vệ sinh
da sạch sẽ bằng cách tắm hay rửa bằng nước ấm tuỳ tình trạng bệnh nhân nặng hay
nhẹ. Móng tay và chân phải được cắt ngắn và sạch sẽ, tránh các vết gãi gây sây
sát da, nhất là các nơi ẩm thấp dễ gây bội nhiễm.
- Vải trải giường, quần áo và các vật dụng khác phải luôn được
sạch sẽ.
- Phát hiện sớm các vết loét để điều trị cho bệnh nhân, như rửa
bằng nước muối sinh lý, nước oxy già. Các biến chứng khác cần theo dõi để có kế
hoạch điều trị cho bệnh nhân.
- Thực hiện các thuốc uống hay tiêm tuỳ theo y lệnh. Đối với
những bệnh nhân phù nhiều nên hạn chế thuốc tiêm. Các thuốc thường sử dụng như
thuốc lợi tiểu, corticoid, kháng sinh. Sử dụng các thuốc corticoid cần cho bệnh
nhân uống sau khi ăn no, nên chia thuốc làm ít lần trong ngày.
+ Đối
với máu: protein, điện di protein, ure và creatinin, bilan lipid.
+ Đối
với nước tiểu: protein niệu, tế bào vi trùng niệu.
2.4.5. Theo dõi bệnh nhân hội chứng thận hư
- Các dấu hiệu sinh tồn như mạch, nhiệt độ, nhịp thở và huyết
áp.
- Theo dõi số lượng và màu sắc nước tiểu.
- Theo dõi cân nặng hàng ngày.
- Theo dõi tình trạng đau bụng.
- Theo dõi các biến chứng và các tác dụng phụ của thuốc
corticoid.
2.4.6. Giáo dục sức khoẻ cho bệnh nhân và gia đình
- Hướng dẫn cách phát hiện bệnh tật.
- Hướng dẫn cách vệ sinh răng, miệng và da cũng như cách ăn uống.
- Hường dẫn cách lao động cho bệnh nhân trong thời gian điều
trị.
- Hướng dẫn cách uống thuốc và tái khám định kỳ.
- Hướng dẫn cách chữa trị các các ổ nhiễm trùng để đề phòng bệnh
tật.
Đánh
giá toàn trạng bệnh nhân sau khi đã thực hiện kế hoạch chăm sóc và kế hoạch điều
trị so với tình trạng lúc ban đầu, cụ thể như sau:
- Các dấu hiệu mạch, nhiệt, huyết áp và nhịp thở cũng như lượng
nước tiểu có gì thay đoi so với ban đầu không?
- Đánh giá tình trạng phù có giảm hơn so với trước không?
- Cân nặng có giảm tương xứng với sự táng lượng nước tiểu
không?
- Các dấu hiệu khác phát sinh trong quá trình chăm sóc và điều
trị.
- Đánh giá mức độ đáp ứng điều trị về lâm sàng và xét nghiệm,
đặc biệt là sự giảm về nồng độ protein niệu.
- Nhận định tình trạng chăm sóc, cách thức vệ sinh, vấn đề
giáo dục sức khoẻ và điều trị xem đã đạt yêu cầu chưa, cần bổ sung kế hoạch chăm
sóc và điều trị không?
LƯỢNG GIÁ
1.
Trình bày các tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng thận hư.
2.
Trình bày các biến chứng của hội chứng thận hư.
3.
Đánh dấu x vào cột trả lời đúng
A. □ Hội chứng thận hư chủ yếu là thứ phát.
B. □ Tiêu chuẩn phù là dấu quyết định chẩn đoán hội chứng thận
hư.
C. □ Cần hạn chế muối trong chám sóc bệnh nhân hội chứng thận
hư giai đoạn có phù nhiều.
D. □ Tăng huyết áp thường là dấu hiệu quan trọng để chẩn đoán
hội chứng thận hư.
E. □ Hướng dẫn bệnh nhân uống thuốc corticoid trước các bữa ăn
hàng ngày.
4.1.
Tiêu chuẩn protein niệu để chẩn đoán trong hội chứng thận hư
b. 3
gam/lít
c. 3,5
gam/24 giờ
d. 3,5
gam/lít
e. 4
gam/24 giờ
4.2.
Chẩn đoán điều dưỡng nào sau đây là đúng trong hội chứng thận hư:
a. Tăng thể tích dịch do giảm áp lực keo
b. Tăng thể tích dịch do dùng thuốc lơi tiểu
c. Tăng thể tích dịch do ứ máu ngoại biên
d. Tăng thể tích dịch do chế độ ăn giảm muối
e. Tăng thể tích dịch do giảm cung cấp protein
* Trong Quyển sách Điều dưỡng nội tập 2, có 22 bài chăm sóc sẽ được cập nhật đầy đủ. Tài liệu là sách đã cũ, Blog Học Chia sẻ chỉ cập nhật bài viết nguyên bản chưa cập nhật mới về các số liệu. Hy vọng chỉ giúp các bạn về kiến thức nền cơ bản. Chúng ta cần tìm hiểu bài trên mục lục hãy chọn vào tên bài, sẽ chuyển đến bài chăm sóc cần đọc.
* Bạn có thể Đọc thêm: