Phác đồ điều trị bệnh tim mạch năm 2018 (Phác đồ 76) Chương trình phục hồi chức năng tim mạch toàn diện

Xem

Phác đồ 76

CHƯƠNG TRÌNH PHỤC HỒI
CHỨC NĂNG TIM MẠCH TOÀN DIỆN



A. CHỈ ĐỊNH

1. Trước và sau phẫu thuật tim hở.

2. Sau hội chứng mạch vành cấp.

3. Sau can thiệp mạch vành qua da.

4. Bệnh động mạch vành ổn định.

5. Suy tim với EF thấp < 50%.

6. Bệnh lý chuyển hóa: tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì.

7. Khác:

- Tập hô hấp cho bệnh nhân xẹp phổi, liệt cơ hoành, tràn khí màng phổi, tràn dịch màng phổi.

- Tập luyện trị liệu cho bệnh nhân sau tai biến.

- Tập hô hấp và vận động cho bệnh nhân thở máy.  







B. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Có triệu chứng: đau ngực, khó thở, đánh trống ngực lúc nghỉ hoặc khi vận động nhẹ

- Nhịp tim nhanh ≥120 l/p hoặc ≥ 40 l/p trên mức cơ bản

- Rối loạn nhịp tim có triệu chứng hoặc rối loạn huyết động hoặc bloc nhĩ thất độ III

- ST chênh xuống ≥ 1 mm hoặc chênh lên có ý nghĩa

- Tăng HA chưa kiểm soát (HATT > 180 mmHg và/hoặc HATTr >100 mmHg) hoặc hạ HA tư thế

- Bệnh nhân có hội chứng cung lượng tim thấp và:

• Đang thở máy, đặt bóng đối xung trong ĐMC hoặc ECMO,

hoặc

  Đang dùng thuốc vận mạch liều cao, hoặc

• Huyết áp tâm thu ≤ 80 - 90 mmHg (dù đang sử dụng thuốc vận mạch), hoặc

• Lạnh đầu chi và xanh tím, hoặc

• Toan chuyển hóa, hoặc

  Lượng nước tiểu ≤ 0,5 ~ 1,0 m /kg /h trong ≥ 2 giờ

- Hẹp van tim nặng (trừ tập thở trước phẫu thuật) hoặc tắc nghẽn nặng buồng tống thất trái

- Thuyên tắc phổi cấp hoặc nhồi máu phổi trong vòng 2 tuần

- Huyết khối tĩnh mạch chi dưới

- Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn tiến triển, viêm cơ tim hoặc viêm màng ngoài tim cấp

- Phình bóc tách ĐMC

- Bệnh toàn thân cấp tính (nhiễm khuẩn, rối loạn điện giải, cường giáp,...)

- Có nguy cơ chảy máu sau phẫu thuật

 

C. CHƯƠNG TRÌNH PHCN TIM MẠCH TOÀN DIỆN BAO GỒM:

1. Tối Ưu hóa điều trị các bệnh lý: nội khoa, can thiệp, phẫu thuật,...

2. Giáo dục và tư vấn sức khỏe

- Chế độ dinh dưỡng phù hợp, bỏ thuốc lá

- Bệnh lý tim mạch, phát hiện triệu chứng tăng nặng và hướng dẫn sử dụng thuốc kiểm soát triệu chứng (thuốc ngậm dưới lưỡi (nitrate, captopril) hoặc xịt dưới lưỡi)

- Bệnh lý tim mạch, các phương pháp điều trị, lợi ích của thuổc và tác dụng ngoại ý

- Lợi ích của tập luyện vận động và hướng dẫn tập luyện tại nhíì

- Tư vấn tâm lý, điều trị giảm lo âu hoặc trầm cảm

- Tư vấn hướng nghiệp theo kết quả lượng giá chức năng

 

3. Tập luyện trị liệu

- Tập thở (trước và sau phẫu thuật tim hở)

- Tập vận động tại giường

- Tập vận động tại khoa điều trị

- Tập luyện trị liệu tại phòng PHCN

- Tập hô hấp cho bệnh nhân xẹp phổi, liệt cơ hoành, tràn khí màng phổi, tràn dịch màng phổi

- Tập luyện trị liệu cho bệnh nhân sau tai biến

- Tập hô hấp và vận động cho bệnh nhân thở máy.

 

D. CHƯƠNG TRÌNH TẬP LUYỆN TRỊ LIỆU TẠI PHÒNG PHCN

1. Cường độ tập luyện

Cường độ tập luyện của bệnh nhân được đánh giá dựa trên các yếu tố sau:

- Tần số tim (TST) trong tập luyện được quy định theo công thức:

TST trong tập luyện = TST cơ bản + 30l/p

(+ 201/p nếu bệnh nhân dùng thuốc chẹn P)

- Kết quả trắc nghiêm gắng sức tim-phổi CPX: nhịp tim ở AT hoặc công vận động ở thời điểm trước AT 01 phút (AT: điểm ngưỡng hô hấp kỵ khí)

- Quãng đường bệnh nhân đi được khi thực hiện nghiệm pháp đi bộ 6 phút

- Thang điểm Borg giúp bệnh nhân đánh giá một cách chủ quan độ nặng của chương trình tập luyện, thang Borg bắt đầu từ 6 đến 20, mức độ tập luyện phù hợp đối với bệnh nhân tim mạch là 11 - 14 (mức độ từ nhẹ đến hơi nặng).

 

2. Thời gian tập luyện

Thời gian tập luyện của mỗi bệnh nhân được đưa ra nhằm đảm bảo tối ưu hóa quá trình phục hồi sau tập luyện của bệnh nhân. Thời gian tập luyện mỗi lần của bệnh nhân thường kéo dài từ 20 phút đến 60 phút tùy thể trạng của từng bệnh nhân.

Kết cấu một buổi tập bao gồm đủ 3 giai đoạn:

- Khởi động: 5-10 phút

- Tập luyện sức bền ± tập kháng lực: 10-40 phút

- Phục hồi: 5-10 phút

Thời gian nghỉ giữa các lần tập từ 06 tiếng đến 24 tiếng.

3. Loại vận động

Các bài tập sức bền hiếu khí, là bài tập ở cường độ thấp lặp lại nhiồu lần ở các nhóm cơ lớn, ví dụ đi bộ, leo cầu thang, đạp xe đạp, bơi lội.

Đặc biệt đối với đạp xe đạp, bệnh nhân có thể sử dụng các loại bài tập sau:

- Constant Load: với chương trình này bệnh nhân tập luyện VỚI tải không đổi trong suốt quá trình tập, mức tải được đánh gió dựa theo các tiêu chí đã nêu trong mục 1.

- Interval Load: vôi chương trình này bệnh nhân tập luyện với tải thay đổi theo chu kì bao gồm pha tải cao và pha tải tháp (60-70% giá trị pha tải cao).

Ngoài ra bệnh nhân có thể được tập các bài tập với kháng lực (tập cơ tay, tập cơ chân, tập cơ bó quanh thân).

 

4. Trang thiết bị tập luyện và theo dõi

- Hệ thống xe đạp tập luyện trị liệu với hệ thống kiểm soát trung tâm, giúp kiểm soát tải tập luyện của bệnh nhân, theo dõi điện tim và HA liên tục. Các thông số trong quá trình tập luyện CỈIÍI bệnh nhân sẽ được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu của hệ thống, hỗ trợ cho công tác tham chiếu, hồi cứu và đánh giá kết quá điều trị của bệnh nhân.

- Hệ thống trắc nghiệm gắng sức Tim-Phổi CPX giúp đánh giíi chính xác ngưỡng AT và hiệu quả tập luyện thông qua chỉ sô đỉnh VƠ2 và nhịp tim tại ngưỡng AT.

- Bình oxy, máy đo SpƠ2.

- Thang điểm Borg: giúp bệnh nhân đánh giá một cách chu quan độ nặng của chương trình tập luyện, bắt đầu từ 6 đén 20, cụ thể:

6: trạng thái nghỉ - như đọc sách, xem TV bình thường

7, 8: rất nhẹ - như buộc dây giầy

9, 10: hơi nhẹ - như gấp quần áo

11, 12: nhẹ - như đi dạo trong siêu thị

13, 14: hơi nặng - có hơi gắng sức nhưng cảm thấy vẫn có thể tiếp tục, không bị hụt hơi hoặc tức ngực

15, 16: nặng - phải gắng sức mới hoàn thành, thở gấp, tim đập nhanh

17, 18: rất nặng - ngưỡng hoạt động tối đa có thể của bản thân

19, 20: kiệt sức

Bác sĩ và kỹ thuật viên sẽ theo dõi các chỉ số của bệnh nhân trên màn hình điều khiển trung tâm, đồng thời giám sát các triệu chứng bệnh lý và chủ động kết thúc sớm chương trình tập luyện nếu cần thiết.




Tham khảo thêm:


 Phác đồ điều trị bệnh tim mạch năm 2018 (Toàn tập 86 Phác đồ điều trị tim mạch 2018)

Danh mục dược lý của thuốc đầy đủ của Blog Học Chia sẻ.

Phổ biến trong tuần

Tin mới