Phác đồ điều trị bệnh tim mạch năm 2018 (Phác đồ 78) Siêu âm tim qua thực quản
Phác
đồ 78
Là một phương pháp
ít xâm lấn, dựa trên đầu dò đa bình diện tiếp xúc gần như trực tiếp với tim qua
ngã thực quản, cho phép thu nhận hình ảnh cấu trúc và thông tin chức năng rất tốt
về các cấu trúc trong tim và mạch máu xung quanh.
Xuất phát từ kỹ
thuật nội soi dạ dày vào cuối thập niên 60, Frazin ứng dụng kỹ thuật M mode để
khảo sát tim qua ngã thực quản vào năm 1976.
Đầu thập niên
1980, kỹ thuật siêu âm tim qua thực quản (SATTQ) 2 bình diện xuất hiện (Hanrath
ở Đức, Seward ở Mayo Clinic và Omoto ồ Nhật dùng đầu dò có 32 phần tử, tần số 5
MHz) cung cấp nhiều thông tin hơn. Hơn 10 năm sau, đầu dò SATTQ đa bình diện xuất
hiện, có nhiều ưu điểm hơn so với các kỹ thuật trước đó.
Đến ngày hôm nay, các hãng sản xuất tập trung vào đầu dò đa bình diện dùng cho người lớn và trẻ em (ít phân tử hơn người lớn, tần số cao hơn), tích hợp khả năng xử lý cao để cho hình ảnh siêu tim thực quản 3D.
III. CHỈ ĐỊNH
Do đặc điểm đầu dò
tiếp xúc rất gần tim, nên SATTQ rất hữu ích trong việc phát hiện huyết khối
trong tim và sùi trong tim. Tuy vậy SATTQ vẫn có một số biến chứng nên chỉ định
SATTQ bao gồm:
1. Tìm huyết khối trong tim: huyết khối trong tiểu nhĩ
trái, nhĩ trái, nhĩ phải, tiểu nhĩ phải, tâm thất.
2. Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn: tìm cấu trúc sùi trong tim,
áp xe vòng van.
3. Rối loạn hoạt động van nhân tạo: khảo sát mở đóng van, dòng hở
trong và ngoài van, huyết khối bám trên đĩa van nhân tạo, panus ...
4. Giảm cung lượng tim: đánh giá chức năng thất
trái, thất phải, các nguyên nhân làm giảm cung lượng tim sau mổ tim hở.
5. Bệnh van tim: hỗ trợ chẩn đoán nguyên nhân, co chế các tổn
thương van tim trong quá trình phẫu thuật.
6. Các chỉ định khác: bệnh tim bẩm sinh, bóc tách
động mạch chủ, khối u trong tim, hỗ trợ quá trình ngừng tuần hoàn ngoài cơ thể,
hỗ trợ quá trình cai ECMO, hỗ trợ quá trình can thiệp nội soi tim bẩm sinh...
- Tiền sử phẫu thuật bụng, đường tiêu hoá
- Tiền sử nội soi tiêu hoá mục đích điều trị
SATTQ tương đối an
toàn, tuy nhiên luôn có một tỉ lệ tai biến, biến chứng. Mức độ tai biến tùy thuộc
vào trung tâm, tay nghề của người thực hiện và cơ địa bệnh nhân.
1. Biến chứng không cơ học: liên quan tới thuốc tê tại chỗ
(gây cảm giác đắng, khó chịu, nôn mửa), thuốc an thần đường tĩnh mạch, cảm giác
lo lắng hồi hộp, nhịp nhanh, tăng huyết áp, thiếu oxy máu, ám ảnh tâm lý ...
2. Biến chứng cơ học: gãy răng, dập môi, phù nề trầy
xuớt chảy máu hầu họng, ho sặc, viêm phổi hít, gập đầu dò, rách thủng thực quản.
Thủng thực quản là
tai biến rất nguy hiểm, tỉ lệ tử vong rất cao (50%) nếu chẩn đoán và điều trị
trễ. Tại Viện Tim, chúng tôi gặp một trường hợp thủng thực quản ở bệnh nhân nữ
lớn tuổi, nhẹ cân, không hợp tác tốt khi làm thủ thuật.
Thủng ở phần thực
quản cao liên quan tới quá trình đưa đầu dò vào gặp khó khăn. Vị trí thủng này
tiên lượng tốt hơn thủng vị trí thấp vốn có liên quan đến các thao tác xoay điều
khiển đầu dò trong khi tiến hành khảo sát.
Triệu chứng bao gồm
đau ngực dữ dội, đau vùng cổ, tiếng lép bép do tràn khí dưới da, nói giọng mũi.
Chụp X-quang ngực phát hiện khí, mực nước khí trước cột sống, tràn dịch màng phổi,
tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất (hình 1).
Hình 1: Tràn khí trung thất và dưới da |
Chẩn doán xác định dựa vào việc nghi ngờ tai biến xảy ra và chụp thực quản cản quang (hình 2).
Hình 2: Thuốc cản quang thoát ra trung thất. |
1. Bác sĩ thực hiện SATTQ: phải qua đào tạo về SAT
thành ngực, có kỹ năng thuần thục về đặt đầu dò thực quản.
2. Phòng thực hiện SATTQ: yêu cầu cần có ít nhất một
điều dưỡng hỗ trợ, giường nằm, máy SATTQ với đầu dò đa bình diện (hình 3), dụng cụ bảo vệ răng, cây
đè lưỡi, đèn pin, găng tay sạch, ống nghe, bộ dụng cụ truyền dịch, oxy, máy
hút, máy đo độ bão hòa oxy đầu ngón tay, monitor, trang bị và thuốc hồi sinh
tim phổi, thuốc an thần, thuốc tê tại chỗ, gel siêu âm, khăn và giấy vệ sinh.
Đầu dò được rửa
trong chậu ngâm với dung dịch sát khuẩn nhanh (glutaraldehyde 2% (CIDEX) hoặc
metricide) trong 15-20 phút hoặc rửa bằng dung dịch tẩy nhẹ và nước.
SATTQ là thủ thuật
tương đối an toàn (98 - 99%), ngay cả bệnh nhân lớn tuổi bệnh nặng. Tuy vậy cần
tuân thủ những nguyên tắc sau:
3.1. Bệnh nhân nhịn ăn
ít nhất 4 giờ trước khi làm thủ thuật.
3.2. Giải thích đầy đủ
về thủ thuật cho bệnh nhân và người thân, có giấy cam kết.
3.3. Bất cứ khi nào
nghi ngờ bệnh nhân có vấn đề về thực quản, cần tiến hành chụp thực quản với
baryte.
3.4. Đảm bảo bệnh nhân
không có COPD nặng hoặc suyễn nặng.
3.5. Kiểm tra dấu hiệu sinh tồn,
SpO2, nghe tiếng tim, rì rào phế nang, kiểm tra răng vùng miệng, amydale,
răng giả...
3.6. Có thể chuẩn bị
đường truyền tĩnh mạch, dụng cụ hồi sức sẵn sàng.
3.7. Kháng sinh phòng ngừa: chỉ định
khi bệnh nhân có van tim cơ học.
- Ampicilline 2g
TMC 30 phút trước thủ thuật.
- Dị ứng
Penicillin: Vancomycin 1 g TTM 60 phút trước thủ thuật.
- Trẻ em: Ampi
50mg/kg, Vanco 20 mg/kg.
Xịt tê benzocaine
10 - 20% các vị trí đánh dấu * trên hình 4 để giảm phản xạ ói.
Hình 3: Đầu dò đa bình diện. |
Bệnh nhân không hợp
tác, lo lắng: có thể dùng midazolam 0,5-2 mg TMC. Chú ý tác dụng phụ ức chế hô
hấp, buồn ngú sau khi dùng thuốc.
3.9. Chọn và chuẩn bị
đầu dò: gắn vào máy, chỉnh vị trí zero, có thể thao tác nhẹ nhàng các nút điều
khiển.
3.10. Ngưng heparin ít
nhất 2 giờ nếu có dùng.
Cách 1: BN nằm nghiêng trái (hình 5), há miệng to, đưa
lười ra trước, đưa đầu dò bôi trơn gel vào hầu họng cho BN quen cảm giác, yêu cầu
bệnh nhân tập trung nuốt. Khi BN bắt đầu nuốt, nhẹ nhàng đưa đầu dò đi qua phần
trên thực quản mà không có cảm giác chống cự đáng kể. Sau khi đưa thành công,
yêu cầu bệnh nhân ngậm miệng, giữ dụng cụ bảo vệ răng, ngừng nuốt, hít thở chậm
sâu qua lỗ mũi, để nước bọt tự chảy ra ngoài khăn lót.
Cách 2: BN nằm nghiêng trái, ngậm sẵn dụng cụ bảo vệ răng,
đưa đầu dò qua dụng cụ tiếp cận với thành sau hầu họng. Phối hợp động tác nuốt
để đưa đầu dò nhẹ nhàng vào thực quản.
Tuyệt đối không
dùng lực đẩy đầu dò vào thực quản mà phải nương theo động tác nuốt của bệnh
nhân.
Cách 3: BN đã đặt nội khí quản, dùng đèn đặt khí quản hay nhấc
hàm dưới để mở rộng vùng hầu họng và đưa vào thực quản.
1/ Trong khi tiến
hành, cần động viên bệnh nhân hợp tác, thở đều qua mũi, ngậm miệng, không nói
chuyên, không nuốt.
2/ Sau khi tiến
hành thủ thuật, chỉnh về zero, kéo đầu dò ra nhẹ nhàng, kiểm tra vùng hầu họng,
lưỡi, răng và dọc thành đầu dò có vết máu hay không.
Bệnh nhân không được
ăn uống sau thủ thuật ít nhất 2 giờ. Không lái xe hay điều khiển máy móc ít nhất
12 giờ. Lập tức quay lại cở sở y tế nếu thấy có máu trong miệng hay đau tức ngực.
Hình 4: Các vị trí cần xịt tê (*) Hình 5: Tư thế SATTQ. để giảm phản xạ ói. |
Trên hình 6
là một số mặt cắt cơ bản với vị trí đầu dò trong dạ dày, ở phần dưới và phân giữa
thực quản.
Hình 6: Một số mặt cắt cơ bản. |
1. St John Sutton MG, Maniet AR, Blaivas J. Atlas of muliỉpiane transesophageal
echocardiographỵ,
2nd edition. Informa Healthcare
2003.
2. Nanda NC, Domanski MJ. Atlas of Transesophageal Echo cardiography, 2nd edition. Lippincott Williams and Wilkins 2007.
3. Phạm Nguyễn Vinh và CS. Siêu âm tim và bệnh lý tim mạch, tập I, 2001.
Tham khảo thêm:
- Phác đồ điều trị bệnh tim mạch năm 2018 (Toàn tập 86 Phác đồ điều trị tim mạch 2018)
- Danh mục dược lý của thuốc đầy đủ của Blog Học Chia sẻ.