Phác đồ điều trị bệnh tim mạch năm 2018 (Phác đồ 81) Xử trí gây mê hồi sức trong phẫu thuật tim mạch
Phác đồ 81
XỬ TRÍ GÂY MÊ HỒI SỨC
TRONG PHẪU THUẬT TIM MẠCH
GÂY MÊ HỒI SỨC CHO PHẪU THUẬT TIM MẠCH
Để thực hiện gây mê hồi
sức (GMHS) cho phẫu thuật tim mạch không những cần phải hiểu rõ về bệnh lý tim
mạch, dược lý thuốc mê cũng như các vấn đề hồi sức tim mạch, nó còn đòi hỏi phải
có đầy đủ kiến thức về tuần hoàn ngoài co thể (THNCT), việc bảo vệ cơ tim và
các phương thức phẫu thuật. Vì các thao tác ngoại khoa, tác động không sinh lý
của hệ thống THNCT có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến chức năng tuần hoàn và hô hấp
của bệnh nhân trong và sau mổ, nên tùy theo diễn tiến của quá trình PT mà người
bác sĩ GMHS sẽ can thiệp giải quyết các vấn đề khác nhau ở từng giai đoạn phẫu
thuật.
I. ĐÁNH GIÁ VÀ CHUẨN BỊ BỆNH NHÂN TRƯỚC MỔ
Việc đánh giá tình trạng
bệnh nhân cũng như chuẩn bị trước mổ thực sự quan trọng và cần thiết, bao gồm
chi tiết bệnh sử, tiên sử, khám lâm sàng, xác định tình trạng tim mạch, các vấn
đề khác ngoài tim và bệnh lý đi kèm để giảm thiểu tối đa nguy cơ tử vong sau mổ
và tránh được các nguy cơ, tai biến xảy ra trong lúc mổ.
1.1. Hỏi kỹ
về rối loạn đông máu trên lâm sàng và bệnh lý về đông máu. Đặc biệt lưu ý tình
trạng không dung nạp của bệnh nhân khi điều trị heparin, thường biểu hiện bởi
giảm số lượng tiểu cầu (TC).
1.2. Đối với
bệnh nhân hút thuốc lá nhiều và lâu ngày khuyên ngưng hút thuốc lá tối thiểu 2
tuần lễ trước mổ vì biến chứng hô hấp tăng gấp 4 lần so với người không hút thuốc
lá.
1.3. Bệnh
phổi tắc nghẽn mạn (COPD), đặc biệt trên bệnh nhân cao tuổi và điều trị steroid
có liên quan với tăng tần suất thở máy kéo dài, biến chứng nhiễm trùng xương ức,
tăng thời gian nằm ICU và tăng tỉ lệ tử vong phẫu thuật.
- Ghi nhận SpO2 căn bản của bệnh nhân dưới thở khí trời, nếu
SpO2< 90% nên làm khí máu ĐM. Hơn nữa, bệnh nhân cần O2
tại nhà hoặc với PO2 căn bản < 60 torr là những bệnh nhân có nguy
cơ phẫu thuật cao.
- Thực hiện các trắc nghiệm về chức năng thông khí và hô hấp trước mổ ở
bệnh nhân có chức năng hô hấp hạn chế, đo khí máu động mạch trước mổ (thở khí
trời) làm căn bản để so sánh với giá trị khí máu sau mổ khi bệnh nhân cai thở
máy.
- Viêm phổi hay viêm phế quản nên điều trị trước mổ bằng kháng sinh.
Dùng thuốc dãn phế quản, kết hợp với steroid nếu nặng và tập vật lý trị liệu
trước mổ để giảm tử vong và biến chứng hô hấp sau mổ trên bệnh nhân COPD.
1.4. Bệnh
nhân có tiền sử nghiện rượu nặng làm tăng nguy cơ chảy máu trong và sau mổ do rối
loạn chức năng gan và sảng rượu cấp (delirium). Điều này cũng cần biết trong lựa
chọn loại van tim nào khi bệnh nhân cần thay van. Van sinh học được khuyên dùng
nhằm tránh không phải dùng thuốc kháng đông dài hạn.
Bệnh nhân xơ gan tiến
triển do rượu khó xác định được khi các xét nghiêm chức năng gan còn trong giới
hạn bình thường. Bệnh nhân có bệnh cảnh xuất huyết tiêu hoá, prothrombine time
kéo dài hoặc albumin trong huyết tương thấp có thể do hư hại chức năng tổng hợp
của gan, hoặc suy dinh dưỡng, hoặc số lượng TC thấp, có thể gợi ý một tình trạng
xơ gan với tăng áp lực tĩnh mạch cửa hoặc cường lách.
Thường kết hợp với bệnh lý
xơ vữa mạch máu tiến triển và lan tỏa. Có thể thay đổi từ tăng đường huyết nhẹ
đến nặng được kiểm soát bởi chế độ ăn kiêng, uống thuốc hạ đưòng huyết hoặc cần
chích insulin. Bệnh ĐTĐ nặng và không kiểm soát, kết hợp với béo phì, suy tim ứ
huyết, bệnh lý mạch máu ngoại biên, bệnh lý mạch vành lan toả và suy thận mạn
có nguy cơ chu phẫu cao hơn.
ĐTĐ có liên quan với
tăng nguy cơ đột quị, nhiễm khuẩn, rối loạn chức năng thận và tử vong sau mổ,
và giảm tuổi thọ của cầu nối tĩnh mạch hiển. HbA1c cao > 7,5% là chỉ điểm của
kiểm soát ĐTĐ không tốt của 3-4 tháng trước và có liên quan với kết quả sau phẫu
thuật bắc cầu chủ-vành (PTBCCV) không tốt như nhiễm khuẩn, đột quị, suy thận,
nhồi máu cơ tim (NMCT) cũng như giảm khả năng sống dài hạn.
• Tối ưu hóa chăm sóc
chu phẫu, lưu ý các biến chứng liên quan đến ĐTĐ chủ yếu như sau:
- Bất kỳ nhiễm khuẩn có
trước nào cũng phải được điều trị (nhiễm trùng tiểu đặc biệt thường gặp ở phụ nữ
ĐTĐ).
- Thuốc hạ đường huyết
và insulin giữ cho đến sáng ngày mổ. Theo dõi đường huyết trong lúc mổ và điều
trị để duy trì đường huyết <180 mg/dl nhằm giảm tỉ lệ biến chứng thần kinh
và nguy cơ nhiễm khuẩn.
- Tối ưu hóa chức năng
thận trong phẫu thuật tim mạch và thông tim.
- Chống chỉ định tương đối
lấy ĐM ngực trong hai bên làm cầu nối mạch vành ở bệnh nhân ĐTĐ vì nguy cơ cao
viêm trung thất, đặc biệt trên phụ nữ ĐTĐ phụ thuộc insulin.
- Bệnh nhân dùng insulin
NPH có tăng nguy cơ dị ứng với protamin.
- Hội chẩn với bác sĩ nội
tiết nếu tăng đường huyết trơ với điều trị.
Bệnh nhân có cơn thiếu
máu cục bộ não thoáng qua hoặc tiền sử đột quỵ có tăng nguy cơ đột quỵ trong
lúc mổ, vì vậy nên đánh giá chức năng TK và làm các khảo sát không xâm lấn động
mạch (ĐM) cảnh trước mổ. Nên yêu cầu chụp CT scanner não trước mổ làm cơ bản để
so sánh với các hình ảnh sau mổ nếu có xảy ra các tai biến TK. Chụp hình ĐM não
để khảo sát bệnh nhân có bị hẹp ĐM hay không?
Ghi nhận thấy tần suất
biến chứng thần kinh cẳng tay tăng ở các bệnh nhân béo phì, ĐTĐ, hút thuốc lá,
người lớn tuổi và bệnh lý mạch máu ngoại biên. Bác sĩ GM phải báo động đố tránh
chích hoặc đặt catheter tĩnh mạch hoặc catheter ĐM quay trên cánh tay mà phẫu
thuật viên lấy ĐM quay làm cầu nối trong PTBCCV.
Nguy cơ nhiễm khuẩn tăng
nếu có nguồn nhiễm khuẩn trong cơ thể (thường là đường tiết niệu hay da). Tình
trạng nhiễm khuẩn của bệnh nhân phải được xác định và điều trị triệt để trước mổ.
Các trường hợp nhiễm khuẩn đường hô hấp trên làm tăng nguy cơ biến chứng phổi
sau mổ. Nhiễm khuẩn ở các vết thương, các phản ứng trên da hoặc nổi ban thứ
phát do nhiễm trùng có nguy cơ cao viêm trung thất. Bệnh nhân có nguy cơ nhiễm
Staphylococcus kháng methicillin hoặc kết quả dương tính với phết mũi nên điều
trị dự phòng thêm với Mupirocin mũi với dùng vancomycine dự phòng chu phẫu.
1.8. Bệnh
nhân có tiền sử loét dạ dày tá tràng hoặc xuất huyết tiêu hóa phải được chẩn
đoán bằng nội soi trước mổ, nhất là trên bệnh nhân cần sử dụng thuốc kháng đông
sau mổ. Tuy nhiên, can thiệp tấn công nên trì hoãn lại ở bệnh nhân có bệnh lý mạch
vành nặng. Dùng các thuốc ức chế bơm proton cho
các bệnh nhân này.
2.1. Răng phải được khám và điều trị trước mổ cho tất cả bệnh nhân mổ tim.
Nhổ răng nên cẩn thận ở các bệnh nhân thiếu máu cục bộ tim hoặc hẹp van động mạch
chủ (ĐMC) nặng vì các biến chứng có thể xảy ra trong lúc thực hiện các thủ thuật
trên răng với gây tê tại chỗ.
2.2. Nên làm các khảo sát không xâm lấn trên bệnh nhân có tiếng thổi động mạch
cảnh như siêu âm động mạch cảnh. Trong một số trường hợp bệnh lý nặng cả hai
bên động mạch cảnh nên xác định bằng chụp động mạch cảnh (carotid angiography).
Bệnh nhân vừa có triệu chứng đau ngực không ổn định phối hợp với hẹp nặng cả
hai bên động mạch cảnh thì có chỉ định phẫu thuật bắc cầu động mạch vành và mổ
bóc tách nội mạc động mạch cảnh (carotid endarterectomy).
2.3. Đo huyết áp trên cả hai tay, nếu số đo huyết áp giữa hai tay khác nhau
có thể do hẹp động mạch dưới đòn, chống chỉ định lấy động mạch vú trong làm cầu
nối trong PTBCCV.
2.4. Âm thổi ở tim
2.5. Nếu siêu âm tim mà không phát hiện được bất thường của van tim thì phải
xác định bằng thông tim. Trong một số trường hợp giai đoạn khởi đầu của hở van
2 lá do thiếu máu cục bộ (TMCB) cơ tim hoặc bệnh lý van động mạch chủ có thể
phái hiện được bằng thông tim.
2.6. Phình động mạch chủ bụng thường được phát hiện bằng sờ bụng, và chẩn
đoán xác định bởi siêu âm. Chống chỉ định đặt bóng bơm đối xung trong ĐMC qua động
mạch đùi ở các bệnh nhân có bệnh lý phình động mạch chủ để tránh nguy cơ thuyên
tắc mạch do mảng xơ vữa.
3. Đánh giá bệnh nhân theo phân loại của Hội Gây Mê
Hoa Kỳ (American Society of Anesthegiologists - ASA)
ASA I: Bệnh nhân
có sức khỏe tốt (không có bất thường về thể lực, sinh lý, tâm lý)
ASA II: Bệnh nhân
có bệnh toàn thân trung bình nhưng không gây hạn chế các hoạt động hằng ngày
ASA III: Bệnh
nhân có bệnh toàn thân nghiêm trọng gây hạn chế các hoạt động nhưng không mất hết
năng lực
ASA IV: Bệnh
nhân bệnh toàn thân nghiêm trọng mà mất hết năng lực, đe dọa đến tính mạng
ASA V: Bệnh nhân hấp
hối không hy vọng sống được 24 giờ với hoặc không với can thiệp ngoại khoa.
ASA VI: Bệnh
nhân được thông báo chết não với mục đích là người cho cơ quan (donor) để lấy
cơ quan đi.
U: Nếu phẫu
thuật can thiệp cấp cứu, người ta thêm vào phân loại này
I. Không bị giới hạn hoạt động thể lực nào.
II. Giới hạn nhẹ các hoạt động thể lực. Mệt hoặc đau ngực với các hoạt động
thể lực bình thường.
III. Giới hạn đáng kể các hoạt động thể lực. Thoải mái khi nghỉ ngơi.
IV. Đau thắt ngực, hoặc triệu chứng suy tim xuất hiện ngay cả khi nghỉ
ngơi, tăng khi hoạt động.
Hồ sơ gây mê là một hồ
sơ y khoa pháp lý. Phải là một phần của hồ sơ y khoa.
5. Các xét nghiệm
- Xét nghiệm đông máu toàn bộ: thời gian chảy máu, prothrombin time
(PT), PTT (partial thromboplastin time), INR, định lượng tibrinogen, đếm tiều cầu.
- ACT (activated coagulation time) đánh giá hiệu quả chống đông của
heparin trong quá trình mổ tim được thực hiện nay tại phòng mổ bởi máy
Hemochrom. Bình thường < 150.
- Các xét nghiêm sinh hóa: công thức máu, nhóm máu, điện giải đồ chủ yếu
là Na+, K+ trong máu, khí máu động mạch, urê máu, creatinin máu, đường huyết...
- Bạch cầu (BC) tăng có thể kết hợp với nhiễm khuẩn, nên xác định trước
mổ. Nó cũng có thể là một chỉ điểm của tình trạng viêm. BC tăng trước mổ có
liên quan với tăng hoại tử cơ tim (tăng CK), tăng đột quỵ, tử vong phẫu thuật
và giảm khả năng sống còn sau 1 năm.
- Bệnh nhân có creatinin > 1,4 mg/dL hoặc độ lọc cầu thận (GFR) <
60 ml/phút, đặc biệt là nếu có ĐTĐ, thì dễ có khuynh hướng suy thận cấp sau mổ,
nguy cơ tử vong cao hơn và khả năng sống còn lâu dài thấp hơn. Nên kiểm tra lại
creatinin/ huyết tương sau khi làm thông tim. Nếu creatinin tăng, nên trì hoãn
phẫu thuật nếu điều kiện bệnh lý cho phép cho đến khi nó trở về mức căn bản. Việc
đánh giá trong lúc mổ và hỗ trợ huyết động sau mổ là mấu chốt để giảm thiểu hư
hại trên thận.
- Các xét nghiệm chức năng gan thường chỉ làm trong một số trường hợp có
nghi ngờ bị viêm gan hoặc xơ gan, các bất thường này có thể kết hợp với tình trạng
gan sung huyết mạn tính do suy tim.
- ECG và X-quang ngực phải được thực hiện thường qui.
• TSH đo trước mổ những trường hợp điều trị với amiodarone phòng ngừa
hay điều trị rung nhĩ sau mổ.
• BNP (NT-proBNP) để
phân biệt khó thở do tim hoặc phổi.
BNP (NT-proBNP) cao trước
mổ có liên quan với tăng nguy cơ rối loạn chức năng thất trái và tăng tỉ lệ tử
vong sau PTBCCV và cũng có liên quan với kết quả dài hạn sau thay van ĐMC do hẹp
van ĐMC.
• C-reactive protein
tăng cao ở bệnh nhân đang quá trình viêm hoặc nhiễm khuẩn. Tăng trước mổ >
10 mg/l có liên quan với tăng tử vong phẫu thuật; > 5 mg/L có liên quan với
giảm khả năng sống còn lâu dài sau PTBCCV. Nồng độ CRP cao có liên quan với
tăng tần suất tắc nghẽn cầu nối
- Hầu hết các xét nghiệm được chấp nhận khi được thực hiện trong vòng 1
tháng trước phẫu thuật. Các xét nghiệm công thức máu, BUN, điện giải và
creatinin nên kiểm tra trong vài ngày trước mổ.
6. Chuẩn bị người cho máu trước mổ
Truyền máu hoàn hồi trước mổ có thể thực hiện trên bệnh nhân đau ngực ổn
định hoặc bệnh lý van tim. Hạn chế trong trường hợp: đau ngực ở người có bệnh
lý mạch vành nặng, mổ cấp cứu, nhiễm viêm gan siêu vi C và HIV.
Qui trình tại Viện Tim: chuẩn bị 4-6 đơn vị HC cho mỗi ca mổ do gia đình
và thân nhân của người bệnh cho máu. Huyết tương tươi và tiểu cầu, tủa đông sẽ
yêu cầu tùy theo xét nghiệm đông máu trước mổ, tính chất cuộc mổ và thời gian
ngưng các thuốc chống huyết khối (aspirin, kháng kết tập TC, acenocoumarol) trước
mổ.
7. Các thuốc điều trị trước mổ
Tất cả các thuốc điều trị đau thắt ngực hoặc tăng huyết áp phải được tiếp
tục duy trì cho đến sáng ngày mổ để tránh hiện tượng dội (rebound) của tăng huyết
áp và nhồi máu cơ tim (NMCT).
Thuốc chẹn bêta, chẹn
kênh canxi điều trị tăng huyết áp có thể cho trước mổ để tránh hiện tượng
dội tăng huyết áp và giúp quá trình gây mê ổn định hơn.
Thuốc ức chế men chuyển hoặc thuốc chẹn thụ thể angiotensin nên
ngưng vào sáng ngày mổ để tránh tình trạng liệt mạch trong và sau THNC.
Thuốc lợi tiểu có thể
duy trì đến buổi chiều trước ngày mổ. Digoxine
có thể ngưng vào ngày trước ngày mổ, trừ trường hợp cần kiểm soát tần số tim có
thể duy trì cho đến sáng ngày mổ. Các thuốc kháng vitamin
K nên ngừng uống trước ngày mổ tối thiểu là 48 giờ, thay thế bằng Lovenox tiêm dưới da, lần chích Lovenox cuối cách cuộc mổ khoảng 12 giờ. Để hồi phục
nhanh có thể tiêm tĩnh mạch vitamin K (5 mg) và
dùng thêm huyết tương tươi sau THNCT.
Thuốc chống kết tập tiểu
cầu: Clopidogrel ngưng 5-7 ngày trước mổ. Aspirin ngưng 3-7 ngày trước mổ tùy ê-kíp phẫu thuật.
Aspirin 81 mg nên tiếp tục đến sáng ngày mổ ở người có bệnh lý
mạch vành nặng hoặc đang tiến triển. Ngưng 3-5 ngày trước phẫu thuật ngoài mạch
vành hoặc ở bệnh nhân PTBCCV chương trình.
Cuộc mổ nên trì hoãn lại
12-24 giờ ở bệnh nhân có dùng abciximab hoặc điều trị tiêu sợi huyết.
Ngưng các thuốc hạ đường
huyết dạng uống hoặc insulin vào buổi sáng ngày mổ. Kiểm tra đường huyết khi bệnh
nhân chuyển đến phòng mổ và cho insulin nếu cần.
Thuốc điều trị loạn nhịp
nên tiếp tục duy trì đến ngày mổ.
Trong trường hợp mổ khẩn,
không có thời gian chuẩn bị bệnh nhân và làm đầy đủ bilan trước mổ thường dẫn đến
tăng nguy cơ tử vong và biến chứng. Nếu bệnh nhân đang điều trị thuốc kháng vitamin K, phải cho vitamine
K1 chích tĩnh mạch hoặc uống hoặc cho PPSB (phức hợp prothrombine người). Tác dụng aspirin
có thể giảm bởi dùng desmopressine, acid tranexamic và truyền TC.
Chảy máu ở bệnh nhân điều
trị với clopidogrel hoặc kháng GPIIb/IIIa được xử
trí bằng truyền TC. Điều này thường xảy ra khi phải mổ trong những tuần lễ sau
khi đặt stent mạch vành. Việc hóa giải tác dụng kháng tiểu cầu làm tăng nguy cơ
huyết khối tắc stent mạch vành vì vậy phải cho lại các thuốc chống huyết khối sớm
nhất có thể được sau mổ.
Phẫu thuật tim là loại
phẫu thuật sạch. Các vấn đề nhiễm khuẩn lớn cần phải đương đầu trong phẫu thuật
tim là viêm trung thất và viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn.
Nguồn nhiễm đa dạng: không bảo đảm kỹ thuật vô trùng trong quá trình mổ, môi trường không
khí ô nhiễm, người trong phòng mó quá đông, từ các van nhân tạo, hệ thống tuần
hoàn ngoài cơ thể, máy giúp thở, các phương tiện theo dõi huyết động xâm lấn,
các ống dẫn lưu màng phổi, ống dẫn lưu trung thất, ống thông tiểu...
Vi khuẩn thường gặp nhất
trong phẫu thuật tim là tụ cầu khuẩn (staphylococcus) vàng hoặc trắng, do đó
kháng sinh dự phòng trong mổ tim hở là cephalosporin thế
hệ 1 (cefazolin) với liều 30 mg/kg tĩnh mạch
sau khi dẫn mê và 15 mg/kg 1 liều vào hệ thống THNCT và mỗi 6 giờ trong 24 giờ
đầu sau mổ. Nếu bệnh nhân dị ứng với nhóm penicilline thì thay thế bằng
vancomycin liều 15mg/kg truyền tĩnh mạch chậm (trong 30 phút) lúc dẫn mê và lặp
lại ở hồi sức cách 12 giờ. Trong mổ tim kín dùng cefazolin
15mg/kg tiêm tĩnh mạch sau khi dẫn mê và lặp lại một liều tương tự sau khi chuyển
sang hồi sức.
Bác sĩ gây mê thăm khám
bệnh nhân trước mổ không chỉ đánh giá chức năng tim mạch và các bệnh lý phối hợp
mà còn phải giải thích rõ về các giai đoạn từ trước mổ cho đến khi thức tỉnh và
rút nội khí quản (NKQ).
Thăm khám tiền mê bao gồm
trấn an bệnh nhân và cho thuốc tiền mê giúp bệnh nhân an thần, giảm lo âu và sợ
hãi trước mô, giảm bớt xảy ra tình trạng mạch nhanh và huyết áp tăng do stresíi
khi bệnh nhân chuyển đến phòng mổ, nhờ vậy việc dẫn mê sẽ nhọ nhàng, êm ái hơn
và giảm bớt các nguy cơ tim mạch (NMCT, loạn nhịp). Nên tiền mê sâu cho các bệnh
nhân có bệnh lý mạch vành. Ngược lại tiền mê nông hơn cho các bệnh nhân già yếu
và bệnh ly van tim.
- Đêm trước mổ, diazepam 5 mg uống lúc 20 giờ đêm trước mổ và Atarax 1 mg/kg uống cách giờ mổ từ 1 - 2 giờ.
- Midazolam 1 - 3 mg tiêm bắp hoặc tĩnh mạch
thường dùng lúc dẫn mê, giúp tác dụng quên và an thần.
2. Hướng dẫn về nhịn đói trước mổ
- Người lớn không được ăn thức ăn đặc sau giữa đêm của ngày trước mổ
nhưng có thể uống dịch trong cho đến 2 giờ trước mổ.
- Trẻ em có thể uống sữa, sữa bột, hoặc thức ăn cứng cho đến 6 giờ trước
mổ và uống dịch trong (nước, nước táo, nước cam vắt không bã) cho đến 2 giờ trước
mổ.
- Số lượng dịch uống không hạn chế.
- Cấm rượu và thức uống có sữa.
- Việc cho nhịn ăn uống khắt khe hơn ở bệnh nhân có trào ngược dạ dày-thực
quản.
3. Lựa chọn thuốc mê
Phẫu thuật tim được thực
hiện dưới gây mê tổng quát, đặt NKQ và hô hấp kiểm soát. Dẫn mê nên thực hiện
chậm rãi, nhẹ nhàng và ít gây xáo trộn huyết động.
Gây mê trong phẫu thuật tim phải bảo đảm:
- Giảm đau và gây ngủ đủ để giảm thiểu nhu cầu tiêu thụ O2 cơ
tim.
Việc lựa chọn thuốc mê
và liều lượng tùy thuộc chức năng thất trái, bệnh nhân có chức năng thất trái
kém, dùng thuốc mê ở liều lượng thấp hơn và cho thuốc từ từ để canh liều thích
hợp. Ở giai đoạn dẫn mê canh liều thuốc mê sao cho đạt được độ mê đúng mức, tránh
gây ra mạch nhanh hoặc tăng huyết áp khi bị các kích thích giao cảm (đặt NKQ)
do gây mê nông hoặc tụt huyết áp do độ mê quá sâu.
Gây mê tĩnh mạch hoàn
toàn thường được sử dụng cho bệnh nhân có chức năng thất trái kém và gây mê thể
khí thường dành cho các bệnh nhân có chức năng thất trái tốt (EF > 50%). Phối
hợp cả hai phương cách gây mê thể khí và tĩnh mạch cũng thường được sử dụng.
Thuốc mê bay hơi kết hợp với nhóm á phiện có nhiều thuận lợi. Hiện nay, khuynh
hướng sử dụng thuốc mê bay hơi nhóm halogen (sevotlurane, isotlurane...) trong
phẫu thuật tim mạch vì có đặc điểm bảo vệ cơ tim (cơ chế tiền thích nghi với
TMCB tim).
Sevotlurane được ưa chuộng
nhiều hơn vì có nhiều ưu điểm như vị ngọt nên thích hợp trong dẫn mê ở trẻ em,
có tác dụng tiền thích nghi với TMCT cục bộ và ít có tác dụng ức chế tim mạch.
Với cùng MAC, isotlurane, sevoflurane ít có tác dụng ức chế tim mạch hơn
halothane.
Gây mê tim mạch thường kết
hợp các thuốc nhóm giảm đau, giảm lo âu, tác dụng quên, giãn cơ và thuốc mê hô
hấp.
Kỹ thuật cho thuốc á phiện
với liều bolus ban đầu rồi sau đỏ truyền TM liên tục cho phép duy trì nồng độ
thuốc trong huyết tương ổn định trong lúc mổ. Có thể lặp lại liều bolus, và
canh liều truyền TM liên tục để nồng độ thuốc á phiện thích nghi với các giai
đoạn phẫu thuật khác nhau. Kỹ thuật truyền thuốc phiện liên tục có nhiều thuận
lợi hơn so vối phương pháp gây mê cổ điển tiêm từng liều bolus. Các nghiên cứu
đã chứng minh huyết động ổn định hơn, nhu cầu cần sử dụng thuốc vận mạch để điều
chỉnh huyết áp (tăng hoặc giảm) trong lúc mổ ít hơn khi gây mê với TCI .
Phối hợp liều thấp á phiện
giảm đau với nhóm thuốc giảm lo âu, gây ngủ (midazolam
hoặc propotol) và thuốc mê bay hơi halogen thường được sử dụng.
Tác dụng ổn định huyết động
tương tự nhau giữa các thuốc á phiện. Nhưng khác nhau giữa độ mạnh và dược động
học của chúng. Sutentanil mạnh hơn gấp 5-10 lần
so với rémitentanil hoặc tentanyl, và mạnh hơn gấp 50-100 lần so với alfentanil.
Các thuốc á phiện thường
sử dụng gồm tentanyl, sufentanil,
remitentanil. Liều thấp tentanyl
và sutentanil có thời gian tác dụng tử
1-4 giờ cho phép bệnh nhân thức tỉnh vài giờ sau mổ. Remitentanil
có thời gian tác dụng chỉ 10 phút, thuận lợi cho các phẫu thuật ngắn hơn, cho
phép thức tỉnh và rút NKQ sớm.
Midazolam có thời gian bán hủy trên 10 giờ ở bệnh nhân mổ
tim. Do đó việc sử dụng nó tốt nhất chỉ dùng hạn chế vào giai đoạn trước THNCT.
Ketamine có tác dụng kích thích giao cảm, gây mạch nhanh
và HA tăng, không nên dùng cho bệnh nhân mạch vành. Một số trường hợp (TH) khi
bệnh nhân có tình trạng huyết động không ổn định, hoặc chẹn tim (tamponade) dùng midazolam
kết hợp với ketamine thì có ích lợi vì nó làm giảm
tác dụng kích thích giao cảm ketamine.
Etomidate ít có ảnh hưởng trên tim mạch, thường chỉ dùng
để dẫn mê trong phẫu thuật tim ở bệnh nhân có dạ dày đầy, cần đặt NKQ nhanh.
Không truyền liên tục vì sử dụng kéo dài có thể gây suy tuyến thượng thận sau mổ.
Gây mê TM với propofol kết hợp với á phiện bảo đảm duy trì huyết động
ổn định, tuy nhiên propotol tiêm bolus khi dẫn
mê có nguy cơ tụt HA nhiều hơn, nên propotol thường
được ưa thích truyền liên tục khi dẫn mê từ 3-6 mg/kg/giờ hoặc kiểm soát bởi hệ
thống TCI. Propotol có thể dùng để kiểm soát cao
HA sau THNCT vì đặc điểm dãn mạch mạnh của nó.
Thuốc mê bay hơi nhóm halogen (sevotlurane,
isotlurane, desflurane) có tác dụng giãn cơ và mất tri giác. Hầu hết các
thuốc gây mê thể khí đều được dẫn mê với thuốc mê tĩnh mạch. Thuận lợi của gây
mê thể khí là có thể thay đổi nồng độ thuốc mê nhanh chóng, dễ dàng, có tác dụng
bảo vệ cơ tim. Điểm bất lợi chính là tác dụng ức chế cơ tim tùy thuộc liều. Thường
được cho trong lúc THNCT để duy trì gây mê và giảm huyết áp và cho phép dùng liều
thấp thuốc mê tĩnh mạch. Sevoflurane và desflurane có thời gian đạt tác dụng nhanh và thời
gian tác dụng ngắn cho phép rút NKQ sớm. Khí N2O ít được sử dụng
trong mổ tim hở vì nó làm tăng nguy cơ thuyên tắc khí khi chạy THNCT.
Thuốc giãn cơ được cho
suốt cuộc mổ để giảm thấp nguy cơ bệnh nhân cử động và chống run trong lúc hạ
thân nhiệt. Hầu hết các thuốc giãn cơ không khử cực (norcuronium,
rocuronium) đều ít có tác dụng trên tim mạch hoặc HA ngoại trừ atracurium. Atracurium
và vecuronium không thải qua thận và có thể được
lựa chọn cho bệnh nhân suy thận. Rocuronium và cistracurium là thuốc giãn cơ tác dụng ngắn vổi thời
gian để đạt được tác dụng nhanh nên thưòng được lựa chọn cho bệnh nhân rút NKQ
sớm.
Dexmedetomidine (Precedex) là đồng
vận 0.2 có đặc điểm an thần, giảm đau, giảm lo âu, và ly giải giao cảm. Tuy
nhiên thiếu tác dụng gây quên. Trong quá trình mổ có thể giảm liều các thuốc mê
khác, giúp rút NKQ sớm, giảm run và giảm TMCB tim. Thuận lợi của việc dùng dexmedetomidine là hỗ trợ cai máy thở khi bệnh nhân
kích động và không đồng bộ với máy thở ở bệnh nhân dùng propotol. Liều nạp ban đầu là 1 µg/kg trong 10 phút tiếp theo là
truyền liên tục ở liều 0,2-0,7µg/kg/giờ.
Thuốc mê tĩnh mạch bao gồm
propotol, ketamine, midazolam và nhóm thuốc á phiện (tentanyl,
sutentanyl, rémitentanil...)
Tại Viện Tim, hầu hết
các trường hợp người lớn, dẫn mê tĩnh mạch kết hợp propotol,
sutentanil và rocuronium.
Dẫn mê bằng phương pháp
TCI: propotol và sutentanil. Truyền Sutentanil trước với nồng độ đích gài đặt là 0,3-0,4
ng/ml cho đến khi nồng độ này đạt được tại não mới bắt đầu truyền propofol canh liều từ từ, bắt đầu là 1µg/ml tăng dần mỗi
0,5 µg cho đến khi bệnh nhân mất tri giác hoặc giá trị BIS <60 thì tiêm thuốc
giãn cơ rocuronium ở liều 1mg/kg và đặt NKQ sau
khoảng 90 giây.
Nếu dẫn mê với TCI: Sutentanil: 0,30 - 0,40 ng/ml huyết tương
Propotol: 1,5-3 µg/ml huyết tương
Rocuronium: 0,6 - 1mg/kg trọng lượng bệnh nhân
Đối với trẻ nhỏ, nếu
chưa đặt được đưòng truyền TM, có thể dẫn mê với Sevoflurane
qua mặt nạ. Sau khi bé nằm yên đặt được đường truyền TM thì kết hộp với sufentanil ở liều 0,5-1 µg/kg ± midazolam và rocuronium
ở liều 0,6-1 mg/kg. Nếu trẻ lớn có thể đặt đường truyền TM, dẫn mê với midazolam 0,15- 0,30 mg/kg kết hợp với sutentanil 0,5-1 µg/kg và rocuronium
0,6-1 mg/kg.
Một số trường hợp kết hợp
với tê xương cùng ở trẻ em với levobupivacaine
0,250% 1ml/kg và liều tối đa không quá 20 ml cộng với morphine 80 pg/kg.
Bệnh nhân được thở Oxy
trưổc khi tiến hành dẫn mê. Theo dõi chỉ số BIS là một thông số hưóng dẫn độ
sâu gây mê (duy trì trong khoảng 40 - 60) và lưu ý đến tình trạng huyết động
như sau:
- Bệnh lý mạch vành: tránh tụt HA và nhịp tim nhanh
- Bệnh lý hẹp van ĐMC tránh hạ HA
- Bệnh lý hở van ĐMC tránh tăng HA và nhịp chậm
- Bệnh lý hẹp van 2 lá tránh nhịp tim nhanh
- Bệnh lý hở van 2 lá tránh tăng HA
- TCI sufentanil: 0,2-0,3 ng/ml HT
- TCI propotol: 0,5-1 µg/ml HT
- Rocuronium tiêm liều lặp lại bằng 1/3
liều đặt NKQ, cách khoảng mỗi 45 phút - 1 giờ.
- Phối hợp với sevoílurane (0,8-3%)
Duy trì mê với TCI propotol và sutentanil
phối hợp với sevoflurane như liều lượng mô tả
trên đây tùy theo đáp ứng của huyết động và BIS. Duy trì đủ độ sâu GM trong quá
trình mổ với giá trị BIS trong khoảng 40 - 60, giúp sử dụng thuốc mê hợp lý
(không thiếu hoặc dư liều), hạn chế ảnh hưởng huyết động và phòng ngừa thức tỉnh
trong GM.
Bảng 1: Sơ đồ để
đạt được độ mê đủ dựa vào đáp ứng của HA trung bình và BIS.
|
HATB>130% cơ
bản |
70%<HATB<130% |
HATB<70% cơ
bản |
BIS >
60 |
↑ thuốc
mê |
↑ thuốc
mê |
Bù dịch ±
ephedrine trước ↑ thuốc mê |
40<BIS<60 |
Thuốc cao
HA |
GM đủ |
Bù dịch ±
ephedrine |
BIS <
40 |
Thuốc cao
HA |
↑ thuốc
mê |
↑ thuốc
mê |
IV. CÁC PHƯƠNG TIỆN MONITORING
Trong quá trình phẫu thuật
tim, theo dõi liên tục tình trạng huyết động bằng các monitoring xâm lấn cần
thiết vì đa số các trường hợp bệnh lý tim mạch có tình trạng huyết động không ổn
định, phối hợp với các bệnh lý khác đi kèm và chạy THNCT thì không sinh lý với
cung lượng tim không mạch nảy.
1. Điện tâm đồ (ECG): theo dõi liên tục hai đạo trình D2 và V5 cho phép phát hiện các rối loạn
nhịp, rối loạn dẫn truyền và TMCT. Monitoring cho phép xác định tự động điểm đẳng
điện trước sóng R và vị trí của đoạn ST từ 60 - 80 ms sau điểm J (hình 1). ST
chêch xuống (nằm ngang hoặc chếch xuống > 1 mm) là bằng chứng của TMCB tim
dưới nội tâm mạc không có vị trí tổn thương mạch vành rõ ràng và không có vùng
vô động đi kèm. Ngược lại ST chêch lên < 1 mm ở các đạo trình ngoại biên và
> 2 mm ở các đạo trình trước ngực phản ánh TMCB tim xuyên thành do tái tưới
máu không đủ hoặc co thắt mạch vành thượng tâm mạc hoặc thuyên tắc khí hay các
mảnh vụn. Nó có liên quan với các vùng vô động có vị trí rõ ràng.
Hình 1: Phân
tích đoạn ST của QRS
Hình 2: Biểu đồ
dạng sóng của huyết áp động mạch
2. Các phương tiện huyết động xâm lấn (invasive
monitoring)
2.1. Huyết áp ĐM xâm lấn là phương tiện theo dõi liên tục HA bằng cách đặt
trực tiếp một catheter vào trong lòng ĐM quay hoặc ở các ĐM khác như ĐM đùi, ĐM
trụ, ĐM mu bàn chân. Ngoài việc cung cấp các thông tin chính xác và nhanh chóng
về những thay đổi huyết áp, còn cho phép việc lấy các mẫu máu được dễ dàng, đo
khí máu ĐM thường xuyên trong và sau mổ.
2.2. Áp lực tĩnh mạch trung tâm
Theo dõi áp lực tĩnh mạch
trung tâm, cần thiết cho tất cả bệnh nhân mổ tim, giúp đánh giá chức năng thất
phải, tình trạng thể dịch trong cơ thể và kiểm soát dẫn lưu máu TM chủ trên
trong quá trình chạy THNCT.
2.3. Áp lực ĐM phổi và áp lực mao mạch phổi bít (wedge
pressure)
Đặt catheter Swan Ganz
giúp đo áp lực tĩnh mạch trung tâm, áp lực ĐMP, áp lực mao mạch phổi bít, cung
lượng tim... (áp lực mao mạch phổi bít = áp lực nhĩ trái = áp lực cuối tâm
trương thất trái).
Chỉ định đặt catheter Swan Ganz:
- Chức năng thất trái kém với EF < 40%
- Có các bất thường co bóp vùng với không vận động trên hai vùng
- Hẹp nặng thân chính ĐM vành trái (> 70%)
- Tổn thương 3 nhánh ĐMV, thay van ĐMC và van 2 lá, đa van với tăng áp lực
ĐMP và bệnh cơ tim phì đại tắc nghẽn.
Bảng 2: Áp lực
trong các buồng tim
Áp lực |
Giá trị trung bình (mmHg) |
CVP |
1 - 10 (5) |
Áp cuối
tâm thu/ tâm trương TP |
15-30/0 - 8 (25/5) |
Áp lực
tâm thu/tâm trương ĐMP |
15-30/5-15 (23/9) |
Áp lực ĐM
phổi trung bình |
10 - 20 (15) |
Áp lực
mao mạch phổi bít |
4 - 12 (8) |
Áp lực
nhĩ trái |
4 - 12 (8) |
Áp lực cuối
tâm trương thất trái |
4 - 12 (8) |
3. Theo dõi cung lượng tim liên tục với xâm lấn
tối thiểu: Flotrac, Vigileo, PiCCO...
Sử dụng dạng sóng của động
mạch để tính toán cung lượng tim, từ đó cung cấp các thống số huyết động khác
như chỉ số tim (IC), thề tích nhát bóp (SV), sự thay đổi thể tích nhát bóp
(SVV), kháng lực mạch máu hệ thống (SVR).
Hình
3: Biểu đồ dạng sóng ở tại các buồng tim khi
catheter ĐMP đi qua.
|
4. Các phương tiện theo dõi khác
4.1. Siêu âm tim qua thực quản (transoesophagean echocardiography)
Theo dõi siêu âm tim qua
thực quản trong lúc mổ cung cấp các thông tin về kích thước của các buồng tim,
màng tim, chức năng toàn bộ và vận động vùng của hai thất, sự đổ đầy của các buồng
tim, đo cung lượng tim, đánh giá tiền tải và chức năng co bóp của thất trái,
tình trạng co bóp cơ tim. Ngoài ra nó còn là một phương tiện không xâm lấn đánh
giá TMCB tim (bất thường về vận động vùng là những dấu hiệu sớm của TMCB tim
trong lúc mổ), đánh giá chất lượng van tim sau PT tái tạo sửa chữa.
Thông thường trong quá
trình mổ tim cần phải theo dõi đồng thời nhiệt độ ở 2 nơi hậu môn và thực quản.
Nhiệt độ thực quản bị ảnh hưởng trực tiếp bởi nhiệt độ máu bơm vào ĐMC và nước
đá bỏ vào khoang màng tim làm lạnh cơ tim trong lúc kẹp ĐMC. Nhiệt độ hậu môn
biểu hiện nhiệt độ trung ương, phản ánh nhiệt độ của khối cơ trong qúa trình chạy
THNCT
Trong một số trường hợp
đặc biệt, người ta còn theo dõi nhiệt độ ở các nơi khác như nhiệt độ bàng
quang. Nếu ngưng tuần hoàn trong quá trình chạy THNCT cần theo dõi nhiệt độ mũi
hầu (nhiệt độ màng nhĩ) vì nó phản ánh nhiệt độ não. Nhiệt độ cơ tim được đo bằng
một điện cực đo nhiệt độ cắm vào vách liên thất là một trong các yếu tố chính
đánh giá chất lượng bảo vệ cơ tim.
Duy trì lượng nước tiểu:
1-2 ml/kg/giờ
Lượng nước tiểu giảm khi
hạ thân nhiệt và tăng vào giai đoạn sưởi ấm bệnh nhân. Đôi khi do tác động của
hệ thống THNCT gây vỡ HC, nước tiểu có màu xá xị (đái huyết sắc tố).
4.4. Theo dõi SpO2:
ít nhất đặt hai capteur SpO2 ở hai vị trí khác nhau.
4.5. Theo dõi EtCO2:
đo khí CO2 cuối kỳ thở ra. Bình thường 40 mmHg.
Bispectral là một kỹ thuật
monitoring không xâm lấn, là kết quả của việc xử lý các tín hiệu điện não (EEG)
của thùy trán bằng thuật toán học và thống kê phức tạp (chi tiết của ính toán
là sáng chế của hãng) được biểu diễn dưới dạng chữ số (từ 0 đến 100) cho phép
đánh giá sự thức tỉnh hoặc ngủ của bệnh nhân. ít nhất phải 15 giây thì máy mới
tính toán được trị số BIS. Thời gian để hiển thị trị số này trên màn hình khoảng
30 giây. Nó cho phép đo mức độ an thần băng cách phân tích các tác dụng của thuốc
ngủ trên não. Trị số BIS = 100 (người thức tỉnh, đường biểu diễn EEG không đồng
bộ và không có đoạn phẳng) đến 0 (ngủ rất sâu, đường EEG phẳng, hoàn toàn đông
bộ). Phân tích trị số này kết hợp với các dấu hiệu lâm sàng thường quan sát được
(mất tri thức, thay đổi các giá trị huyết động như HA, nhịp tim) và nồng độ thuốc
mê trong máu (kỹ thuật cho thuôc mê TCI) hoặc đo nồng độ khí mê cuối kỳ thở ra
giúp BS có quyết định cho thuốc mê hoặc thuốc vận mạch trong lúc mổ hợp lý hơn.
Giá trị BIS ở người không tiền mê thức tỉnh thay đổi giữa 91 -100. Tiền mê với benzodiazepine làm giảm nhẹ giá trị
BIS. BIS giảm một cách tuyên tính khi nồng độ thuốc mê tăng. BIS < 60 tương ứng
với tình trạng GM (nguy cơ nhớ thấp) và cho đến giá trị < 40 tương ứng với
quá liêu thuốc mê (GM quá sâu). Lý tưởng là duy trì BIS trong khoảng 40 - 60
trong suốt cuộc mổ.
6. Monitoring theo dõi độ bão hòa oxy não (CrSO2)
thường dùng là Somanetic INVOS cerebral
oximeter. Là một phương tiện không xâm lấn, cho
phép phát hiện sớm tình trạng thiếu máu não giúp can thiệp điều trị sớm, giảm
thấp ti lệ biến chứng thần kinh trong phâu thuật tim.
Hình
4. Monitoring độ bão hòa oxy não.
Là một kỹ thuật đo độ bão
hòa não gồm một bộ phận phát ra nguồn ánh sáng cận hồng ngoại với hai chiều dài
sóng khác nhau (730 và 810nm) và hai bộ phận nhận ánh sáng. Mỗi nguồn ánh sáng
xuyên qua độ sâu khác nhau được tính toán để cho ra độ bão hòa O2
não (CrSO2). Kết quả không bị ảnh hưởng bởi hạ thân nhiệt và cung lượng
tim không mạch nãy của THNCT.
Giảm trên 20% trị số cơ bản
có thể có kết quả xấu trên thần kinh và nên điều chỉnh ngay. Trước khi chạy
THNCT, có khuynh hướng tăng HA hoặc PaO2 nên sẽ cải thiện lưu lượng
máu não (tăng CrSO2). CrSO2 có khuynh hướng giảm khi bắt
đầu THNCT do pha loãng máu, hạ HA,và cũng giảm nữa khi sưởi ấm bệnh nhân lại,
ngay cả khi có tăng lưu lượng máu hệ thống. Sự thay đổi lưu lượng bơm, HA, PaO2,
Hct có thể cải thiện CrSO2. Sự giảm lưu lượng máu não đáng kể có thể
do tưới máu não không tốt do vị trí đặt canule không đúng, bóc tách ĐMC, có vấn
đề liên quan đến oxygenator
hoặc hệ thống bơm của máy THNCT, thuyên tắc khí, sốc phản vệ (khi cho protamin) hoặc monitoring có vấn đề.
Trình bày dưới dạng chữ số
và % thay đổi so với giá trị cơ bản, bệnh nhân được kiểm chứng bởi chính nó.
Quyết định lâm sàng dựa trên tình trạng sinh lý của bệnh nhân và tình huống lâm
sàng.
Ở người khỏe mạnh CrSO2
58 - 82. Ngưỡng can thiệp < 50 (hoặc - 20% giá trị căn bản). Ngưỡng nguy kịch
< 40 (hoặc - 25% giá trị căn bản).
• Các can thiệp để cải thiện
CrSO2
- Loại bỏ nguyên nhân cơ
học:
+ Tư thế đầu
+ Vị trí canula
+ Tăng
HA
+ Điều chỉnh CO2
về bình thưòng
+ Tăng
FiO2, cung lượng tim, Hct
+ Tăng thuốc mê
+ Hạ thân nhiệt
• Phác đồ xử trí giảm CrSO2
(Hình 5)
Hình 5: Phác đồ xử trí giảm CrSO2 |
V. CÁC GIAI ĐOẠN CỦA PHẪU
THUẬT TIM
1. Giai đoạn trước khi chạy
THNCT
1.1 Trước khi bắt đầu cuộc
mổ, bác sĩ GM chịu trách nhiệm đặt các đường monitoring xâm lấn an toàn, tránh
gây thay đổi huyết động hoặc TMCB tim trong lúc dẫn mê, duy trì mê và đặt đầu
dò SATQTQ.
Theo sau giai đoạn dẫn
mê, bệnh nhân thường có HA thấp do tác dụng của thuốc mê (kết hợp tác dụng dãn
mạch và ức chế trương lực giao cảm).
- Tiêm kháng sinh dự
phòng trước khi rạch da.
-
Bảo
đảm tư thế đầu và tay an toàn.
- Bảo đảm monitoring chức năng não đủ.
Kế đến là giai đoạn có
nhiều kích thích như rạch da, cưa xương ức, kéo banh xương ức, mở màng tim....
Lúc mở màng tim hoặc kéo banh xương ức có thể gây mạch chậm, hạ HA, điều này
càng nặng hơn ở bệnh nhân đang dùng thuốc chẹn β, chẹn canxi...
Sau khi mở lồng ngực,
cung lượng tim có thể giảm do giảm hồi lưu máu tĩnh mạch về tim vì áp lực âm
trong lồng ngực bây giờ bằng với áp lực khí quyển. Đôi khi phải bù dịch (HES hoặc
gelotusin, albumin ...) để cải thiện tình trạng
này.
Đặt các ống dẫn máu vào
tim (cannulation)
là giai đoạn nguy hiểm, luôn luôn đặt ống dẫn máu ĐM chủ trước vì các rối loạn
huyết động thường xảy ra khi đặt các ống dẫn máu tĩnh mạch. Điều chỉnh HA ĐM từ
90 - 100 mmHg để tránh tai biến vỡ hoặc xé rách ĐMC do áp lực quá căng khi HA
tăng cao. Kề đó đặt hai ống dẫn máu vào TMC trên và dưới hoặc đặt vào nhĩ phải
nếu ống dẫn máu TM hai tầng. Tụt HA do chảy máu, rối loạn nhịp ... có thể xảy
ra vào giai đoạn này. Nếu cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất xảy ra gây ảnh hưởng
đến tình trạng huyết động cần phải can thiệp ngay bằng thuốc chống loạn nhịp hoặc
sốc điện chuyển nhịp.
Lưu
ý: các ống dẫn máu tĩnh mạch không đặt đúng vị trí có
thể cản trở hồi lưu tĩnh mạch về tim gây phù mặt hoặc tím mặt do ứ máu vùng đầu
mặt cổ.
1.2.Tránh TMCB tim trước
THNCT là cần thiết cho tất cả loại phẫu thuật tim.
Xác định TMCB tim bởi sự
thay đổi đoạn ST trên ECG, áp lực đổ đầy tăng, bất thường vận động vùng trên
SATQTQ.
Sự đụng chạm trên trái
tim bởi phẫu thuật viên trong quá trình đặt các đường dẫn máu, máu mất trong
các phẫu thuật mổ lại, máu mất từ các đường mổ ở cẳng chân hoặc cánh tay khi lấy
các mảnh ghép trong PTBCCV, bị rung nhĩ trong quá trình thực hiện canulation là
một số các vấn đề cần quan tâm.
Duy trì huyết động ổn định
trong mổ. Điều chỉnh hạ HA bằng bù dịch và dùng các thuốc co mạch nhóm a (ephedrine, neosynephrine). Tăng thêm nồng độ thuốc
mê, dùng thuốc dãn mạch (chẹn bêta, chẹn
canxi) khi nhịp tim nhanh hoặc huyết áp tăng và truyền tĩnh
mạch nitroglycerin
đối với TMCB tim.
1.3. Siêu âm tim
qua thực quản: đầu dò siêu âm phải đặt sau khi đặt
NKQ và các đường monitoring
để đánh giá bất thường vận động vùng và xác định hoặc nhìn được bệnh lý van
tim.
1.4.
Truyền máu tự thân có thể thực hiện lấy máu ra trước khi chạy THNCT để bảo vệ
tiểu cầu bị tổn thương do ảnh hưởng của quá trình chạy THNCT. Chất lượng máu
này tốt, bảo vệ được các hồng cầu, tiểu cầu và làm giảm nhu cầu truyền máu. Tùy
theo mức HCT trước mổ, có thể rút 1-2 đơn vị máu và bảo đảm duy trì thể tích tuần
hoàn đủ bằng truyền dung dịch keo (HES, gelatin)
hay dung dịch tinh thể (lactate Ringer).
1.5. Thuốc chống
ly giải tibrin
(antitibrinolytic drugs)
Tranexamic acid
ức
chế sự ly giải fibrin ở nồng độ 10 µg/ml và giảm plasmin do kích hoạt TC
(plasmin-induced platetet activation) ở mức 16 µg/ml. Nó chứng minh làm giảm
máu mất trong và sau mổ. Có nhiều protocol khác nhau được sử dụng, nhưng hầu hết
được thiết kể để đạt nồng độ TA > 20µg/ml, bao gồm:
-
10mg/kg trong 15 phút, tiếp theo truyền 1mg/kg/giờ cho đến cuối cuộc mổ, cộng
thêm một liều 1mg/kg vào hệ thống THNCT (protocol được sử dụng nhiều nhất).
-
Bolus khi dẫn mê 30mg/kg trong 15 phút, tiếp theo truyền 16 mg/kg/giờ cho đến
cuối cuộc mổ, cộng thêm 2mg/kg vào hệ thống THNCT.
-
Liều nạp là 10mg/kg, 40 mg/2 L dung dịch priming của THNCT (50mg/2,5 lít) và
truyền với tốc độ 2mg/kg/giờ với giảm tốc độ truyền nếu creatinin > 1,5
mg/dL.
-
100 mg/kg cho trước khi chạy THNCT.
-
Tại Viện Tim: 20mg/kg trước khi chạy THNCT. Trong PTBCCV hoặc trường hợp mổ lại
nguy cơ chảy máu nhiều: thêm 10-20 mg/kg sau khi ngưng THNCT.
1.6. Heparin:
3mg/kg chích vào catheter tĩnh mạch trung ương bởi BS GM hoặc chích trực tiếp
vào nhĩ phải do phẫu thuật viên trước canulation và thêm 5000 UI vào hệ thống
THNCI. Kiểm tra ACT > 400 giây: đủ hiệu quả kháng đông để đặt các ống dẫn
máu vào tim.
Vào giai đoạn bắt đầu chạy
THNCT, HATB có thể giảm xuống đột ngột do sự pha loãng máu, độ nhớt máu giảm dẫn
đến giảm sức cản ngoại biên. Tác dụng này được bù trừ khi hạ thân nhiệt vì nó
làm tăng độ nhớt máu.
Khi THNCT thay thế hoàn
toàn cho hoạt động tim phổi. Phổi không được thông khí trong quá trình THNCT.
Khí máu động mạch phải được đo để bảo đảm tình trạng cung cấp O2 và
thải khí CO2 đủ bởi bộ phận trao đổi O2 (oxygenator). Lưu
lượng máu bơm đủ nếu độ bão hòa O2 máu TM (SvO2) > 65- 70%.
Nồng độ kháng sinh giảm
30 - 50% khi bắt đầu THNCT và thêm liều cephalosporine vào lúc này 15mg/kg.
Vancomycin thì không cần thiết thêm liều.
HATB duy trì trong quá
trình THNCT trong khoảng 50-80 mmHg đảm bảo đủ tưới máu cho thận và não. Duy
trì ở mức cao hơn đối với bệnh nhân cao HA, tiểu dường và lớn tuổi (> 65 tuổi).
Lưu lượng bơm thay đổi trong khoảng 2 - 2,5L/phút/m2 và SvO2
> 75% là dấu hiệu của lưu lượng bơm đủ. Duy trì HA trong khoảng 65 mmHg với
dùng các thuốc co mạch (phenylephrine,
vasopressine, noradrenaline) hoặc dãn mạch (nhóm thuốc phiện hoặc thuốc mê bay hơi) cũng như lưu lượng bơm
đủ. HA cao hơn (khoảng 80 mmHg) có thể giảm một số các tai biến thần kinh nhận
thức sau THNCT. Khi SvO2 > 65% thường là lưu lượng bơm đủ. SvO2
có khuynh hướng cao hơn khi hạ thận nhiệt do giảm nhả O2 đến mô. SvO2
thấp hơn khi sưởi ấm bệnh nhân lại, cần phải tăng lưu lượng bơm.
Hạ HA liên quan đến pha
loãng máu, dùng thuốc dãn mạch trước mổ (ức chế men chuyển, chẹn thụ thể angiotensin, chẹn canxi và amiodarone), dãn mạch trong lúc sưởi ấm lại, rối
loạn chức năng tự động. Nó có thể là kết quả của lưu lượng bơm không đủ, hư hại
dẫn lưu máu TM về hệ thống THNCT, hở van ĐMC, do dung dịch làm liệt tim, và
trong khi trở về một lượng lớn của máu hút từ tim mở ra vào tuần hoàn.
Tăng HA liên quan với
tình trạng co mạch với hạ thân nhiệt, mức GM và giảm đau không đủ, tăng catecholamine nội sinh, hư hại cân bằng
toan kiềm và trao đổi khí.
Theo dõi độ bão hòa oxy
não với monitoring Somanetics INVOS là một thành phần chủ yếu trong quá trình
THNCT. Đo độ bão hòa Ơ2 não (CrSO2) bởi hai sensor dán ở trán bệnh
nhân. CrSO2 giảm >20% có liên quan với kết quả thần kinh xấu sau
mổ, cần điều chỉnh ngay.
Trước THNCT, các bước làm
tăng HA và PCO2 sẽ cải thiện lưu lượng máu não, do đó CrSO2
sẽ tăng. CrSO2 có khuynh hướng giảm lúc bắt đầu THNCT do pha loãng
máu và giảm HA hệ thống. CrSO2 giảm trong lúc sưởi ấm lại, nhất là
khi tăng lưu lượng hệ thống. CrSO2 được điều chỉnh bởi lưu lượng
bơm, HA, PCO2, hoặc Hct.
Độ bão hòa oxy não giảm
đáng kể (loại trừ nguyên nhân do sensor không dính tốt) có thể do tưới máu não
không tốt do nhiều nguyên nhân việc đặt các canule không đúng vị trí, bóc tách
ĐMC, bộ phận trao đổi oxy hoặc các vấn đề liên quan đến hệ thống bơm không tốt,
thuyên tắc khí, phản ứng phản vệ (như protamin), hoặc monitoring có vấn đê.
Đường huyết có khuynh hướng
tăng do đáp ứng của hormon với stresss phẫu thuật và THNCT. Truyền insulin để
duy trì đường huyết < 180 - 200 mg/dl. Điều trị hạ đường huyết quá mức (<
100 mg/dl) trong lúc mổ làm tăng nguy cơ đột quị và tử vong.
Theo dõi đường huyết
trong mổ. Nếu > 150 mg/dL, truyền insulin theo phác đồ Portland:
Đường huyết (mg/dL) |
Insulin
(đơn vị/giờ) |
< 150 150 - 200 201 - 250 > 251 |
0 1 2 3 |
Tối ưu hóa chức năng thận
trên bệnh nhân có rối loạn chức năng thận trước mổ (creatinin > 1,4 mg/dl hoặc
GRF < 60 ml/phút) đặc biệt ở bệnh nhân ĐTĐ, tăng HA. Nên giữ HA trung bình
cao hơn (trong khoảng 80 mmHg). Nguyên nhân chủ yếu của rối loạn chức năng thận
sau mổ là cung lượng tim thấp vì vậy duy trì huỵết động tối ưu vào giai đoạn chấm
dứt THNCT là biện pháp chủ yếu phòng ngừa suy thận cấp sau mổ.
Khi mở kẹp ĐMC, cho
lidocaine 100mg và magnesium 1-2 g có thể làm giảm tần suất rối loạn nhịp nhĩ
và thất. Trái tim có thế tự phá rung và lấy lại nhịp xoang. Tuy nhiên trong một
số tình huống rung thất có khuynh hướng xảy ra khi trái tim duy trì ở nhiệt độ
lạnh trong giai đoạn làm liệt tim ngưng tim và luôn luôn cần đánh sốc điện phá
rung.
3. Giai đoạn cai tuần
hoàn ngoài cơ thể
Ngưng THNCT chỉ được thực
hiện khi đạt được các điều kiện sau
-
Sưởi ấm bệnh nhân trở lại hoàn toàn
-
Đuổi sạch bọt khí trong các buồng tim
-
Bệnh nhân phải được thông khí lại đầy đủ
Tiến hành sưởi ấm thực hiện
từ từ vì nếu sưởi ấm quá nhanh dẫn đến tăng độ chêch nhiệt độ giữa hậu môn và
thực quản. Hơn nữa sưởi ấm quá nhanh dẫn đến hình thành các bọt khí trong dòng
máu chảy. Thuốc dãn mạch giúp sưởi ấm nhanh hơn và giảm độ chêch nhiệt độ giữa
hậu môn và thực quản.
Việc đuổi bọt khí trong
các buồng tim dễ dàng bởi thông khí bằng tay với bóng và kiểm soát bằng SATQTQ.
Cho bệnh nhân thở máy trở lại với FiO2 100% trước khi mở kẹp ĐMC.
Giai đoạn hỗ trợ (assistance) là giai đoạn THNCT vói lưu lượng thấp
cho phép thích nghi đổ đầy và các thuốc inotrope
và/hoặc các thuốc vận mạch.
•
Các tiêu chuẩn ngưng THNCT
-
Thân nhiệt tối thiểu 36,5°C.
-
Nhịp tim ổn định (tốt nhất là có nhịp xoang).
-
Nếu có blốc dẫn truyền nhĩ thất phải kiểm tra ngay K+/máu.
-
Duy trì nhịp tim trong khoảng 80 - 100 lần/phút. Nhịp chậm thường có nhiều vấn
đề hơn nhịp nhanh. Nếu cần, tạo nhịp tạm thời và dùng các thuốc inotrope làm tăng tần số tim. Nếu bệnh nhân
có nhịp nhanh trên thất thì sốc điện chuyển nhịp (cardioversion).
-
Khí máu động mạch: pH > 7,20. Điều chỉnh K+ và Ca 2+/máu.
- Hct khoảng 25 - 30%.
-
Thông khí đầy đủ với oxy 100%.
SATQTQ được sử dụng trong
giai đoạn cai THNCT và sau khi ngưng THNCT để:
- Xác định khí trong buồng tim
-
Đánh giá điều kiện tải và chức năng thất toàn bộ và vùng.
-
Phát hiện hở cạnh van, tắc nghẽn lá van, hoặc kết quả sửa chữa van tim.
•
Khi chuẩn bị ngưng THNCT
Giảm lưu lượng bơm dần dần
dựa theo HA , thể tích tâm thất, áp lực đổ đầy tim và cung lượng tim nếu có. Hầu
hết các trường hợp chức năng tim tốt, bù dịch để tối ưu tiền tải thì luôn luôn
đạt được các thông số huyết động đủ. Tóm lại, khi cai THNCT có thể có các tình
huống sau:
a.
Nếu chức năng thất trái tốt, bệnh nhân sẽ có HA tốt, cung lượng tim đủ ngay sau
khi ngưng THNCT.
b.
Bệnh nhân ở tình trạng tăng động, có sức cản mạch máu thấp, tim co bóp tốt nhìn
thấy qua phẫu trường, thể tích máu đủ, cung lượng tim tăng nhưng HA vẫn thấp.
Tình trạng này thường do Hct thấp (< 22%). xử trí: lọc máu (hemotiltration) hoặc truyền HC đậm đặc
sẽ thấy HA cải thiện.
c.
Nếu bệnh nhân có chức năng tim tốt và cung lượng tim hoàn hảo, nhưng tồn tại hạ
HA, đó là tình trạng liệt mạch, tăng liều norepinephrine hoặc phenylephrine.
d.
Bệnh nhân có tình trạng thiếu khối lượng tuần hoàn:
-
Nếu chức năng thất trái tốt, bệnh nhân đáp ứng tốt với truyền dịch (máu, dung dịch
keo, huyết tưong...), HA và cung lượng tim sẽ cải thiện tốt.
-
Nếu chức năng thất trái kém, nghi ngờ thiếu khối lượng tuần hoàn thì cho làm
test bù dịch nhưng thấy HA và CLT không cải thiện, nhìn vào phẫu trường thấy
tim đập uể oải, chậm chạp căng chướng... Hỗ trợ inotrope ngay. Các inotrope thường
dùng: Dobutamine 5 - 7 µg/kg/phút; Epineprine 0,04 - 0,1 µg/kg/phút; Milrinone
0,5 -1 µg/kg/phút; Norepinephrine
(tùy theo tình trạng huyết
động).
- Một số trường hợp HA và
cung lượng tim thấp không cảl thiện khi đã cho các thuốc inotrope và bù dịch,
nên cho chạy lại THNCT, giảm tải cho quả tim, thường cải thiện chức năng tim.
Điều này cho phép có thời gian để tìm và giải quyết vấn đề. Các vấn đề có thể
giải quyết được bao gồm:
• Bọt khí vào động mạch
vành phải gây rối loạn chức năng thất phải và hạ HA, cân một giai đoạn ngắn để
bắt đâu THNCT giải quyết. Tình huống này có thể gặp sau phẫu thuật van 2 lá.
• Bất thường vận động
thành mới có thể do vấn đề của mạch ghép (gập, xoắn, miệng nối không tốt). Nếu
sau thay van ĐMC có thể nghĩ đến nguyên nhân giảm nặng lưu lượng vành do van đè
ép vào lỗ mạch vành hoặc gập động mạch vành. Nếu sau mổ van 2 lá, nghĩ đến
nhánh mạch vành mũ bị bọt khí (kết hợp với thay đổi ECG thành bên).
• Nếu hở cạnh van hoặc vận
động cơ học lá van có vấn đề: xem xét mổ lại.
• Nếu trái tim vẫn không
hoạt động tốt sau khi chạy lạl THNCT hoặc dùng các thuốc inotrope hỗ trợ, chỉ định
đặt bóng đối xung trong động mạch chủ. Khi đã làm tất cả vẫn không cải thiện,
phải nghĩ đến việc dùng ECMO.
Bao gồm kiểm soát chảy
máu, trung hòa heparin, tháo gỡ các ống dẫn máu, dẫn lưu trung thất, đóng xương
ức và may da.
Đa số bệnh nhân cần được bồi hoàn một
khối lượng lớn máu hoặc truyền dịch sau khi ngưng THNCT. Dựa vào Hct, áp lực đổ
đầy, HA ĐM, tình trạng chảy máu trên lâm sàng, xét nghiệm đông máu, số lượng TC
sau khi ngưng THNCT để bù hồng cầu đậm đặc, huyết tương tươi, tiểu cầu, dung dịch
keo (HES 130/0,4, albumin, Geloíusine...). Để tiết kiệm máu mất và giảm tỉ lệ
truyền máu đồng nhóm, có thể phối hợp các kỹ thuật truyền máu hoàn hồi, pha
loãng máu và lấy lại máu từ bình dự trữ của THNCT, hệ thống cell saver để truyền
trả lại cho bệnh nhân. Trong giai đoạn này, nếu ECG có các ngoại tâm thu phản
ánh rối loạn điện giải (K+, Mg 2+/ máu
giảm), các rối loạn nhịp thất phải được điều chỉnh ngay vì nếu không sẽ nhanh
chóng dẫn đến nhịp nhanh thất và rung thất.
4.1. Trung
hòa kháng đông với protamin
Trung hòa heparin với
protamin theo tỷ lệ 1:1.
Phản
ứng protamin:
-
Việc cho protamin gây phóng thích histamine gây tụt HA nếu chích nhanh. Để
phòng ngừa cho truyền protamin chậm trong vòng 10-15 phút.
-
Phản ứng phản vệ: tụt HA, nhịp tim nhanh, co thắt phế quản, đỏ bừng mặt, và phù
phổi. Thường xảy ra trong khoảng >20 phút sau khi truyền protamin.
-
Co mạch phổi kịch liệt biểu hiện tăng áp lực ĐMP, tụt HA hệ thống do dãn mạch
ngoại biên, dãn nhĩ trái, dãn thất phải, và ức chế cơ tim. Phản ứng này thường
xảy ra trong khoảng 10-20 phút kể từ khi bắt đầu truyền protamin.
-
Điều trị phản ứng protamin. Điều trị bất thường huyết động. Chạy lại THNCT thường
cần thiết. Các phương thức sau:
a.
CaCl2 500 mg tiêm tĩnh mạch chậm để tăng kháng lực mạch máu hệ thống
(RVS) và inotrope (+)
b. Cho thuốc co mạch nhóm α (phenylephrine, norepinephrine)
c.
Inotrope nhóm p hỗ trợ co bóp cơ tim và giảm
kháng lực phổi (RVP) như epinephrine liều
thấp, dobutamine, milrinone
d.
Giảm tiền tải và áp lực ĐMP (nitroglycerin)
f.
Steroid (hydrocortisone
100 mg TM)
4.2. Điều chỉnh rối loạn
đông máu
Một cách thường qui phải
làm các xét nghiệm đông máu toàn bộ sau khi ngưng THNCT và trung hòa protamine: TQ, TCK, tibrinogen, TC.
Rối loạn đông máu thay đổi
tùy theo tình trạng bệnh nhân trước mổ, thời gian THNCT, mức độ hạ thân nhiệt
sâu và truyền máu càng nhiều thì rối loạn đông máu càng nhiều. Hơn nữa, các thuốc
điều trị trước mổ, đặc biệt nhóm chống kết dính tiểu cầu, có nhiều tác dụng phụ
trên tình trạng đông máu.
Truyền
tiểu cầu (1 đơn vị /10 kg cân nặng) cho bệnh nhân sử dụng aspirin hoặc
clopidogrel.
Huyết
thanh tươi cho bệnh nhân điều trị với warfarin, acenocoumarol trước mổ, rối loạn
chức năng gan hoặc truyền máu quá nhiều.
Tủa
đông (Cryoprecipitate) cải thiện chức năng tiểu cầu, đặc biệt khi nồng độ fibrinogen
thấp, đặc biệt thường sử dụng trong các trường hợp mổ trẻ nhỏ.
Chảy
máu kéo dài sau khi ngưng THNCT khi thời gian cầm máu > 2 giờ, có thể do nhiều
yếu tố như mặt cắt ngoại khoa chưa được cầm máu tốt, trung hòa heparin chưa đủ,
Số lượng và chức năng tiểu
cầu giảm, rối loạn đông máu sau mổ do tác dụng của THNCT, hạ thân nhiệt sâu
trong quá trình chạy THNCT. Sau THNCT, chỉ định truyền tiểu cầu khi lượng tiểu
cầu < 60.000/mm3; truyền huyết thanh tươi khi các yếu tố đông máu V, VII giảm
hoặc TP < 50%, fibrinogen < 1 g/L.
Điều
trị đau và phòng ngừa tăng đau sau mổ với mục đích đạt hiệu quả giảm đau sau mổ
tốt hơn, giảm tối đa nhu cầu sử dụng morphin,
phòng ngừa tăng đau và nguy cơ tiến triển thành đau mạn sau mổ. Netopam (Acupan) 20mg pha trong 50ml dung dịch
pha tiêm, truyền tĩnh mạch trong vòng 30 phút và /hoặc paracetamol 1 g truyền tĩnh mạch 15-30 phút một
giờ trưốc khi kết thúc cuộc mổ kết hợp vói morphin tiêm tĩnh mạch chậm 1 - 2 mg
tùy theo cân nặng trước khi chuyển bệnh nhân đến hồi sức. Sau đó bệnh nhân được
tiếp tục phương thức điều trị giảm đau đa mô thức vối phối hợp Netopam 100mg/50ml truyền tĩnh mạch liên tục
trong 24 giò hoặc truyền ngắt quãng netopam
20mg/50ml truyền trong 30 phút mỗi 6 giờ kết hợp xen kẽ với paracetamol và morphin PCA hoặc tiêm tĩnh mạch chậm 0,5 -1
mg khi thang điểm đau VAS > 3.
Một số trưòng hộp như tim
bẩm sinh đơn giản (còn ống động mạch, thông liên thất, thông liên nhĩ...) bệnh
lý van tim đơn thuần, PTBCCV với chức năng thất trái tốt, để có thể rút NKQ sớm
sau mổ chúng tôi hóa giải giãn cơ với Sugammadex (Bridion), liều lượng theo bảng 3.
Bảng
3: Liều lượng sugammadex
Liều
lượng |
Mức
giãn cơ của rocuronium và vecuronium |
2 mg/kg |
Hóa giải giãn cơ chuẩn: 2 đáp ứng của
TOF |
4 mg/kg |
Hóa giải giãn cơ sâu: 1 - 2 đáp ứng PTC |
16 mg/kg |
Hóa giải ngay tức khắc rocuronium Tình huống cứu nguy: không thể thông
khí, không thể đặt nội khí quản |
5.
Chấm dứt cuộc mổ và di chuyển bệnh nhân
Khi cuộc mổ đã chấm dứt,
di chuyển bệnh nhân từ phòng mổ đến hồi sức cần thận trọng vì các biến chứng
tim mạch có thể xảy ra vào giai đoạn này. Trong quá trình di chuyển cần phải tiếp
tục duy trì các thuốc hồi sức tim mạch bằng các máy bơm tiêm tự động, giúp thở
bằng tay với O2 100%, monitoring ECG, HA ĐM và SpO2.
Ngay khi đến hồi sức, bệnh
nhân phải được gắn vào máy thở bởi các bác sĩ phụ trách, kiểm tra rì rào phế
nang hai phế trưòng để đảm bảo ống NKQ không bị di lệch trong quá trình di chuyển.
Kế đó được lắp đặt các hệ thống kiểm báo theo dõi bệnh nhân tại hồi sức cho đến
khi bệnh nhân hoàn toàn thức tỉnh và tình trạng huyết động cho phép mới ngưng
máy thở và monitoring huyết động, trung bình khoảng 24 - 48 giờ sau mổ.
VI. ĐẶC ĐIỂM GÂY MÊ THEO
LOẠI PHẪU THUẬT TIM MẠCH
Xử trí gây mê phải tùy
theo từng bệnh nhân, tuổi, bệnh lý đi kèm, loại và mức độ nặng của mạch vành hoặc
van tim, mức độ rối loạn chức năng tâm thất, và phương án rút NKQ sóm. Các yếu
tố này xác định việc lựa chọn thuốc để tránh ức chế cơ tim, nhịp tim nhanh hoặc
nhịp chậm, hoặc liên quan đến sự thay đổi trương lực vận mạch. Thông thường, kỹ
thuật gây mê cân bằng vối kết hợp nhóm á phiện (sutentanil hoặc tentanyl) với
thuốc mê bay hơi (sevoflurane, isoflurane, desflurane) cho tất cả phẫu thuật
tim mạch để giảm thiểu ức chế cơ tim. Một số vấn đề GMHS thay đổi tùy theo loại
bệnh lý.
1. Phẫu thuật bắc cầu chủ-vành
Các yếu tố làm tăng nhu cầu
tiêu thụ O2 cơ tim: nhịp tim nhanh và tăng HA, phải tránh vào giai
đoạn trước THNCT, đặc biệt trong lúc dẫn mê. Tụt HA thường do tác dụng dãn mạch
của thuốc á phiện, giảm lo âu (midazolam)
và an thần (propotol),
nên điều chỉnh bằng bù dịch và thuốc đồng vận a vì tụt HA còn gây TMCB tim nhiều
hơn tăng HA.
Phát hiện TMCB tim quan
trọng trong giai đoạn trước THNCT. SATQTQ nhạy nhất để phát hiện bất thường vận
động thành. TMCB tim cũng có thể biểu hiện bởi tăng áp lực ĐMP hoặc bởi thay đổi
đoạn ST trên ECG. xử trí tích cực với nitroglycerin
và thuốc á phiện có thể kiểm soát TMCB tim trước THNCT. Nếu không, bắt đầu chạy
THNCT ngay tức khắc có thể cân thiết.
Thuốc á phiện/an thần
tiêu chuẩn cho PTBCCV, đặc biệt ở bệnh nhân với rối loạn chức năng thất trái.
Dùng liều thấp tentanyl hoặc suíentanil, phối hộp vói thuốc mê bay hơi và
propoíol hoặc dexmedetomidine, netopam, paracetamol vào giai đoạn cuộc mổ cho
phép rút NKQ sớm, giảm nhu cầu morphin và giảm đau sau mổ hiệu quả.
Những
thay đổi huyết động liên quan đến TMCT trong PTBCCV và cách xử trí
Bảng
4: Điều trị cấp cứu khi nghi ngờ TMCT trong mô
Dấu
hiệu huyết động |
Điều
trị |
Liều |
THA, nhịp nhanh |
Tăng độ sâu gây mê, chẹn β (TM) Nitroglycerin (TM) |
Esmolol 20 - 100mg; 50 – 100 µg/kg/phút
Metoprolol 0.5 - 2.5mg Nitroglycerin 33 - 330 µg / phút (bolus 25-50 µg) |
Huyết áp bình thường, nhịp nhanh |
Đảm bảo gây mê đủ, có thể thay đổi thuốc
mê Chẹn chế β (TM) |
Liều chẹn β như trên |
THA, nhịp bình thường |
Tăng độ sâu gây mê, nitroglycerin hoặc
nicardipine (TM) |
Nicardipine 1 - 5mg,1 - 10 µg/kg/phút
Nitroglycerin liều như trên |
Tụt HA, nhịp nhanh |
Kích thích a (TM) Thay đổi các loại thuốc gây mê, hoặc giảm
độ mê Khi HA bình thường có thể sử dụng
nitroglycerin (TM) |
Phenylephrine 25 - 100 µg Norepinephrine 2 - 4 µg Nitroglycerin liều lượng như trên |
Tụt HA, nhịp chậm |
Giảm độ sâu gây mê Ephedrine (TM)
Epinephrine (TM) Atropine (TM) Nitroglycerin khi HA bình thường (TM) |
Ephedrine 5 - 10mg Epinephrine 4-8µg Atropine 0,3 - 0,6mg Nitroglycerin liều
như trên |
Tụt HA, nhịp bình thường |
Kích thích a/ephedrine(TM) Epinephrine
(TM) Giảm độ sâu gây mê Nitroglycerin (TM)
khi HA bình thường |
Kích thích a/ephedrine(TM) Epinephrine
(TM) liều như trên Nitroglycerin liều như trên |
Không bất thường huyết động |
Nitroglycerine hoặc nicardipine (TM) |
Liều như trên |
Kiểm soát huyết động và xử
trí nhanh chóng những bất thường cơ bản là nguyên tắc chủ yếu trên gây mê
PTBCCV, điều chỉnh huyết động phải đảm bảo áp lực tưới máu động mạch vành (áp lực
thất trái cuối kỳ tâm trương), tần số tim, oxy cung cấp cho cơ tim.
Trên bệnh nhân hẹp van
ĐMC, do độ đàn hồi thất trái giảm, thể tích và áp lực cuối tâm trương thất trái
tăng vì vậy tiền tải thất trái (duy trì thể tích máu đủ) giữa vai trò quan trọng
để đảm bảo thể tích tống máu thất trái bình thường.
Tránh tất cả nguyên nhân
gây tụt HA, thiếu khối lượng tuần hoàn, hoặc dùng thuốc dãn mạch trên bệnh nhân
hẹp van ĐMC nặng vì nguy cơ giảm cung lượng tim, giảm nặng tưới máu cơ tim dẫn
đến đột tử.
Cố gắng duy trì nhịp
xoang. Nhịp tim nhanh rút ngắn thời gian tâm trương thất trái dẫn đến giảm tưới
máu mạch vành. Nhịp tim chập tốt hơn vì có đủ thời gian để tống máu qua van ĐMC
bị chít hẹp.
Tiền mê trước mổ tốt để
tránh lo âu, gây nhịp tim nhanh và tăng HA khi đến phòng mổ.
Các loại thuốc gây ức chế
cơ tim, tụt HA, mạch nhanh hoặc loạn nhịp cần sử dụng cẩn thận.
Khi dẫn đầu gây mê cho bệnh
nhân hẹp van ĐMC nặng phải luôn luôn có sẵn trong tay thuốc co mạch
(phenylephrine, ephedrine...) để điều trị ngay nếu tụt HA xảy ra.
Phải điều trị tấn công
các trường hợp loạn nhịp trên thất hoặc ngoại tâm thu thất vì nó nhanh chóng dẫn
đến rung thất và thường rất khó hồi sức thành công cho các bệnh nhân này.
Hở van ĐMC gây quá tải thể
tích dần dần tiến triển đến dãn thất trái. Mức độ trào ngược tùy thuộc lỗ van
ĐMC, độ chêch áp giữa ĐMC và thất trái vào thời kỳ tâm trương và thời gian tâm
trương.
Trước khi chạy THNCT, nên
duy trì tiền tải đủ, tránh mạch chậm (duy trì nhịp xoang khoảng 80- 100 /phút),
tăng HA do tăng sức cản mạch máu ngoại biên để hạn chế trào ngược.
Nếu chức năng thất trái
kém, gây mê với nhóm thuốc á phiện liều cao.
Nên dùng thuốc dãn mạch
ĐM (nicardipine, hydralazine) hoặc dãn mạch hỗn hợp (sodium nitroprusside) để
giảm hiện tượng trào ngược. Tình trạng thất trái dãn và phì đại vẫn còn tồn tại
nên vào giai đoạn ngay sau khi ngưng THNCT, cần duy trì tiền tải đủ để đảm bảo
đổ đây cho thất trái bị dãn lớn. ở giai đoạn hậu phẫu sớm, chức năng thất trái
suy có thể cần phải được hỗ trợ bởi các thuốc inotrope.
Hẹp van 2 lá sẽ dẫn đến
các bất thường về chức năng và cơ thể học ở thượng lưu và hạ lưu của nó. Tại thất,
sự đổ đầy tâm trương của thất trái bị hạn chế làm giảm thể tích thất trái và áp
lực cuối tâm thu. ở bệnh nhân hẹp 2 lá, thất trái trở nên không nhạy với sự
tăng tiền tải, do đó chức năng thất trái không cải thiện dưới tác dụng thuốc
dãn mạch mà ngược lại sự giảm tiền tải sẽ dẫn đến giảm chức năng thất trái.
Sự mất tâm thu nhĩ và nhất
là rút ngắn thời gian tâm trương do nhịp nhanh làm giảm độ chênh áp lực này và
có thể dẫn đến phù phổi cấp.
Sự gia tăng áp lực nhĩ
trái được truyền đến các tĩnh mạch phổi, mao mạch phổi và động mạch phổi (ĐMP),
dẫn đến các hậu quả tại phổi như sau:
-
Tăng áp lực ĐMP thụ động, rồi thì phản ứng. Sự gia tăng sức cản mạch máu phổi
trước mao mạch kèm theo tình trạng phì đại các tiểu ĐMP.
-
Sự gia tăng thể tích máu trong phổi và nước ngoại mạch phổi làm giảm độ đàn hồi
của phổi và bất thường tỷ lệ thông khí/ tưới máu (VA/Q).
-
Tăng áp lực ĐMP dẫn đến quá tải thất phải (TP), 88% các trường hợp hẹp 2 lá có
phân suất tống máu TP giảm, hậu quả là dãn vòng van 3 lá rồi suy TP.
-
Lưu lượng tim đủ tuỳ thuộc vào sự co bóp của thất trái hoặc TP. Sự đổ đầy thất
không đủ mạn tính dẫn đến bệnh lý cơ tim do sự ức chế co bóp của thất, ở giai
đoạn cuối của hẹp 2 lá, sự ức chế co bóp của thất trái dẫn đến tình trạng suy
tim ứ huyết nặng, nhiều bệnh nhân cần phải được hỗ trợ bằng thuốc inotrope và đặc
biệt ngay sau khi ngưng THNCT.
-
Để duy trì HA trong điều kiện cung lượng tim bị hạn chế bệnh nhân hẹp 2 lá có
khuynh hướng tăng sức cản mạch máu ngoại biên nên việc giảm hậu tải không cải
thiện được cung lượng tim mà nên duy trì hậu tải bình thường trên bệnh nhân bị
hẹp 2 lá.
-
Sức cản mạch máu phổi tăng cao và dễ bị co thắt mạch máu phổi khi thiếu O2
trên bệnh nhân bị hẹp 2 lá khít. Trong quá trình GM nên tránh để xảy ra tình trạng
toan huyết, thiếu O2, ứ đọng CO2, thuốc mê N2O.
-
Tránh sử dụng thuốc gây nhịp tim nhanh, tăng sức cản mạch máu phổi, giảm tiền tải
hoặc giảm co bóp co tim. Nấu xảy ra nhịp nhanh xoang hoặc rung nhĩ đáp ứng thất
nhanh, nên điều trị tấn công, cố gắng duy trì nhịp xoang hoặc sốc điện chuyển
nhịp nếu bệnh nhân bị rung nhĩ.
-
Sau khi ngưng THNCT, hội chứng cung lượng tim thấp có thể xảy ra, cần điều trị
bằng bù dịch đủ và sử dụng inotrope, nhât là trên bệnh nhân có tăng áp lực ĐMP
nặng.
Ở giai đoạn trước khi chạy
THNCT, nên duy trì tiền tải đủ để đảm bảo cung lượng. Tránh xảy ra mạch chậm,
HA tăng cao vì gây gia tăng lượng máu trào ngược về nhĩ trái do hở van 2 lá.
Dùng thuốc dãn mạch giúp
cải thiện cung lượng tim. Đặt bóng đối xung trong động mạch chủ có tác dụng thuận
lợi cho bệnh nhân hở van 2 lá do TMCB.
Nếu phù phổi cấp do hở 2
lá cấp, cho thuốc lợi tiểu và sử dụng hệ thống lọc máu (ultratiltration) trong
THNCT là cần thiết.
Sau phẫu thuật thay van 2
lá, áp lực nhĩ trái và ĐMP giảm. Tuy nhiên bệnh nhân hở van 2 lá lâu ngày vẫn
tiếp tục cần áp lực nhĩ trái cao để duy trì đủ thể tích nhát bóp.
Sau khi ngưng THNCT, nếu
bệnh nhân có hội chứng cung lượng tim thấp, nên sử dụng inotrope phối hợp với
thuốc dãn mạch. Milrinone được lựa chọn vì vừa có tác dụng tăng co bóp cơ tim vừa
có tác dụng dãn mạch.
2.5.
Hở van 3 lá
Hở van 3 lá đơn thuần thường
hiếm gặp, đa số là hậu quả thứ phát của hẹp 2 lá, dẫn đến tăng AL ĐMP và dãn
TP. Hở van 3 lá dân dần dẫn đến suy TP và cung lượng thấp. Tình trạng sung huyết
tại gan dẫn đến rối loạn chức năng đông máu.
Duy trì áp lực tĩnh mạch
trung tâm hơi cao, nhưng tránh quá thừa khối lượng tuân hoàn vì nó sẽ đẩy lệch
vách liên thất qua trái gây giảm cung lượng tim.
Ngay sau khi ngưng THNCT,
TP sẽ bị căng vì toàn bộ thể tích nhát bóp sẽ phải tống máu vào ĐMP có kháng lực
mạch máu cao hơn mà không còn hở van 3 lá. Do vậy phải hỗ trợ suy TP với thuốc
vận mạch, tăng co bóp cơ tim.
TÀI
LIỆU THAM KHẢO
1.
Bojar RM. Perioperative care in cardiac surgery 2013. Wiley Blackvveli.
2. Hurford
WE. Clinical Anesthesia Procedures of the Massachusetts General Hospital 2002.
Lippincott William & Wilkins.
3. Bernard Daiens. Traite d’Anesthésie générale 2001.
Arnette.
4. Protocole d’anesthésie-réanimation 2010, pages
53-57, MAPAR edition.
5. London
M, Mittnacht A, Kaplan JA. Anesthesia
for myocardial revascularization 2007, chapter 19, pp 585-632.
6. Fellahi JL. Anesthésie-réanimation
en chirurgie cardiaque, 2006.
7. Jackson
JM, Thomas SJ. Valvular heart disease. In: Kaplan JA, Reỉch DL, Konstadt SN,
eds. Cardiac anesthesia, 4th ed. Philadelphia: WB Saunders, 1999:727-785
8. Bonow
RO, Braunyvald E. Valvular heart disease. In: Zipes DP, Braunyvald E, eds.
Braunwald's heart disease: a text book
of cardiovascular medicine, 7th ed. Philadelphia: WB Saunders, 2005:1553-1621.
9. Edwards
FH, Peterson ED, Coombs LP et ai. Prediction of operative mortality after valve
replacement surgery. JAm Coil Cardiol 2001;37:885-892.
10. GoertzAW, LindnerKH, Schutz wet al. Influence of
phenylephrine bolus administra- tion on left ventricular filling dynamics in patients
with coronary artery disease andpatients with valvular aortic stenosis.
Anesthesiology 1994;81:49-58.
11. Carr
JA, Savage EB. Aortic valve repair for aortic insufficiency in adults: a
contem- porary review and comparison with replacement techniques. Eur J Cardiothorac
Surg 2004;25:6-15.
12. Fuchs RM, Heuser RR, Yin FC et al. Limitations of
pulmonary wedge V waves in diagnosing mitral regurgitation. Am J Cardiol
1982;49:849-854.
13. Edmunds
LH. Evolution of prosthetic heart valves. Am Heart J 2001;141:849-855.
14. Birkmeyer
NJ, Birkmeyer JD, Tosteson AN et al. Prosthetic valve type for patients undergoing
aortic valve replacement: a decision analysis. Ann Thorac Surg 2000;70:1946-
1952.
15. Wilson w, Taubert KA, Gewitz M et al. Prevention of infective endocarditis. Circula- tion 2007; 115, in print.
Tham khảo thêm:
- Phác đồ điều trị bệnh tim mạch năm 2018 (Toàn tập 86 Phác đồ điều trị tim mạch 2018)
- Danh mục dược lý của thuốc đầy đủ của Blog Học Chia sẻ.