BÀI THU HOẠCH CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG THEO CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP - Kỹ năng xử lý xung đột điều dưỡng

Xem

 

BÀI THU HOẠCH CHUYÊN ĐỀ

BỒI DƯỠNG THEO CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP

 

Tên chuyên đề: Kỹ năng xử lý xung đột điều dưỡng

                                 

Giáo viên dạy: …………………………..

            Địa điểm học: ………. chiều ngày ………tháng ………… năm 2021.

 

- Họ tên học viên: ……………………….

- Đơn vị: ………………………

- Lớp: Bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp Điều dưỡng hạng II

 

Kết quả

 





Khi học xong lớp chức danh nghề nghiệp các bạn phải làm bài thu hoạch, làm tiểu luận để nộp về trung tâm đào tạo. Trong quá trình học đôi khi chưa chuẩn bị để nghe hướng dẫn viết cụ thể, viết như thế nào cho đúng yêu cầu. Thì đây là hướng dẫn cụ thể và đầy đủ nhất  theo video sau: 





MỞ ĐẦU

 

Y đức là phẩm chất tốt đẹp của và người làm công tác y tế, được thể hiện ở tinh thần trách nhiệm cao, tận tụy hết lòng phục vụ người bệnh. Người cán bộ y tế luôn khắc phục mọi khó khăn, học tập vươn lên để hoàn thành nhiệm vụ thể hiện qua những tiêu chuẩn, nguyên tắc đạo đức đã được xã hội thừa nhận. Quy tắc ứng xử giúp nâng cao y đức vừa thuộc phạm trù đạo đức, vừa thuộc phạm trù pháp luật. Chính vì thế, để là người mà người bệnh tin tưởng, mỗi cán bộ y tế phải luôn cố gắng học tập, nâng cao trình độ, rèn luyện y đức, y thuật để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân. Như Bác Hồ đã dạy: “Lương y như từ mẫu”, nhiều thế hệ thầy thuốc Việt Nam đã nêu gương sáng về y đức thực hiện theo lời dạy của Bác.

Giao tiếp, ứng xử với người bệnh và gia đình người bệnh, giữa các đồng nghiệp với nhau là một phần trong vấn đề điều trị. Bên cạnh làm tốt chuyên môn, các cán bộ, nhân viên y tế đều phải học cách giao tiếp

Trong quá trình chăm sóc, người điều dưỡng thường xuyên phải tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Mối quan hệ giữa người điều dưỡng và người bệnh không chỉ đơn thuần thông qua các hoạt động chuyên môn, mà còn đòi hỏi những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. Quy tắc ứng xử do Bộ Y tế ban hành năm 2014 đã quy định những việc phải làm của công chức, viên chức y tế đối với người đến khám bệnh, như: niềm nở đón tiếp, tận tình hướng dẫn các thủ tục cần thiết; Sơ bộ phân loại người bệnh, sắp xếp khám bệnh theo thứ tự, ….

Tại Việt Nam đã có một số nghiên cứu chỉ ra rằng có sự tồn tại các hiện tượng người điều dưỡng vi phạm quy tắc ứng xử đặc biệt là các hiện tượng quát tháo, gây phiền hà cho người bệnh. Chính vì những tồn tại này, tôi chọn đề tài “Xử lý một trường hợp điều dưỡng vi phạm Quy tắc ứng xử gây phiền hà cho người bệnh” để làm bài thu hoạch.

I. MÔ TẢ TÌNH HUỐNG

Tại một buồng khám bệnh của Khoa khám bệnh, anh Nguyễn Văn A lần đầu đến khám bệnh tại buồng khám này. Anh A là một nông dân, trình độ văn hóa cấp một. Sau khi tiếp nhận giấy Bảo hiểm Y Tế của anh A, điều dưỡng B đã tỏ ra cáu gắt, lớn tiếng với anh A vì anh đi khám bệnh mà không biết thủ tục khám bệnh, không bắt số thứ tự, không mua sổ khám bệnh, không xuất trình đủ giấy tờ, . .  Anh A và nhiều người bệnh đang ngồi chờ rất bức xúc trước thái độ của điều dưỡng B, vì anh A chưa thể nắm bắt hết các thủ tục từ trên bảng hướng dẫn, và anh A rất cần sự hướng dẫn trực tiếp từ điều dưỡng B.

Cũng tại buồng khám này, sau khi được bác sĩ khám bệnh, anh Trần Văn C nhận được giấy chỉ định đi làm xét nghiệm (máu và nước tiểu), đo điện tim, siêu âm tim. Anh C hỏi điều dưỡng B về đường đi, và thứ tự thực hiện các cận lâm sàng này. Điều dường B lại có thái độ cáu gắt, cho rằng anh C không đọc các bản hướng dẫn bên người buồng khám bệnh, anh C làm mất thời gian của điều dưỡng B. Điều này cũng đã gây bức xúc cho anh C.

Hai sự việc trên đã được phản ánh đến Ban lãnh đạo Khoa, buộc Ban chủ nhiệm khoa phải cử người đến giải thích, hướng dẫn đầy đủ các thủ tục khi đến khám bệnh, đường đi đến các buồng chức năng để thực hiện cận lâm sàng, . . .cho anh A và anh C. Đồng thời Ban chủ nhiệm khoa cũng đã ngỏ lời xin lỗi người bệnh, hứa sẽ khắc phục những vi phạm Quy tắc ứng xử của nhận viên mình.

 Điều dưỡng B đã phải nhận một hình thức kỷ luật từ Hội đồng kỷ luật của bệnh viện và đã hứa khắc phục những sai sót của mình.

II. MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG

Mục đích việc tổ chức triển khai thực hiện Quy tắc ứng xử trong cơ quan, đơn vị ngành y tế là nhằm xây dựng môi trường làm việc thân thiện, văn hóa, đoàn kết, thống nhất tại các đơn vị trong ngành; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và thái độ, lề lối làm việc, đảm bảo công khai minh bạch, hành vi ứng xử văn hóa của cán bộ, công chức, viên chức y tế trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ; ngăn ngừa phòng chống tham nhũng, lãng phí, góp phần nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, củng cố niềm tin của nhân dân đối với ngành y tế.

Trong tình huống đã trình bày, điều dưỡng B đã vi phạm quy tắc ứng xử, người điều dưỡng này đã không niềm nở đón tiếp người bệnh khi họ đến khám bệnh, đã không tận tình hướng dẫn các thủ tục cần thiết và vị trí các buồng chức năng cho người bệnh. Ngược lại thái độ của điều dưỡng này đã gây phiền hà cho người bệnh, làm giảm lòng tin của người bệnh đối với ngành Y tế.

Cần xử lý nghiêm trường hợp điều dưỡng vi phạm Quy tắc ứng xử này nhằm nâng cao nhận thức của người điều dưỡng nói riêng và đội ngũ thầy thuốc nói chung về hậu quả của việc vi phạm Quy tắc ứng xử đối với người bệnh, từ đó thay đổi thái độ, hành vi của người thầy thuốc nhằm đến việc thực hiện tốt hơn nữa các quy định về Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động tại các cơ sở y tế, góp phần củng cố niềm tin của người bệnh, của nhân dân đối với ngành Y tế.

 

III. NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ

1. Nguyên nhân:

1.1. Nguyên nhân khách quan:

- Sự quá tải ở các bệnh viện khiến người bệnh, gia đình người bệnh và cả nhân viên y tế luôn trong tình trạng căng thẳng, bức xúc, nên dễ xảy ra tình trạng thực hiện chưa đúng các quy định về giao tiếp, ứng xử.

- Cơ chế chính sách đãi ngộ đối với nhân viên y tế còn bất cập. Lương và phụ cấp cho cán bộ y tế còn thấp, đứng thứ 17/18 bộ, ngành; không tương xứng với thời gian đào tạo,  môi trường và điều kiện làm việc vất vả, đầy áp lực của người làm công tác y tế.

- Người nhà bệnh nhân không thực hiện đúng các thủ tục khám chữa bệnh: không đúng trình tự, không xuất trình đủ giấy tờ, không thực hiện nội quy buồng khám bệnh, không giữ trật tự,...  

1.2. Nguyên nhân chủ quan:

 - Hầu hết các điều dưỡng đều có các hành vi tiếp đón người bệnh theo đúng Quy tắc ứng xử. Tuy nhiên, còn một số điều dưỡng chưa nắm vững Quy tắc này, hoặc bản thân còn thái độ thiếu tôn trọng người bệnh, thiếu sự nhẫn nại trong quá trình tiếp xúc, phục vụ người bệnh.   

             - Thiếu kinh nghiệm trong quá trình công tác có ảnh hưởng đến việc thực hiện Quy tắc ứng xử của người điều dưỡng

            -  Công tác huấn luyện, giáo dục, triển khai thực hiện Quy tắc ứng xử do Bộ Y Tế ban hành của Ban giám đốc bệnh viện, Ban chủ nhiệm khoa đến nhân viên các khoa, phòng chưa đạt yêu cầu, hiệu quả chưa cao.

  - Một số cơ sở khám, chữa bệnh  chưa thực hiện đầy đủ công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện  Quy tắc ứng xử, chưa thực hiện nghiêm các hình thức khen thưởng và kỷ luật tại đơn vị mình.

2. Hậu quả:

2.1. Về mặt chính trị:

- Về phía người bệnh: họ mất lòng tin vào các điều dưỡng, vào đội ngũ thầy thuốc, từ đó họ mất lòng tin vào sự phục vụ của cả ngành Y tế.

- Về phía điều dưỡng:  họ mất niềm tin vào một số đồng nghiệp của họ trong quá trình phục vụ người bệnh, phát sinh những mâu thuẩn không đáng có, dẫn đến mất đoàn kết, cả tập thể khoa không hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao đó là phục vụ và chăm sóc sức khỏe cho người bệnh, cho nhân dân.

- Về phía cơ sở khám, chữa bệnh: uy tín của các cơ sở có nhân viên vi phạm Quy tắc ứng xử bị giảm sút do những dư luận không tốt ngoài xã hội. Các cơ sở này khó có thể hoàn thành các chỉ tiêu chất lượng được giao, trong đó có chỉ tiêu về sự hài lòng của người bệnh.

- Về phía ngành Y tế: các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về y tế khó có thể thực hiện được một cách đầy đủ và hiệu quả khi người dân đã giảm sút lòng tin vào ngành Y tế.

2.2. Hậu quả về kinh tế:

- Mất giờ công lao động của chính bản thân điều dưỡng vi phạm quy tắc ứng xử, của ban chủ nhiệm khoa vì phải thực hiện lại quá trình hướng dẫn thủ tục, giúp đỡ và giải thích người bệnh thông hiểu, mất thời gian làm việc của Ban giám đốc và Hội đồng kỷ luật vì phải họp xét kỷ luật người điều dưỡng vi phạm.

2.3. Hậu quả về xã hội:

- Tạo tâm lý căng thẳng đối phó thậm chí đối kháng từ phía người bệnh vì họ nghĩ rằng họ rất dễ bị xúc phạm khi tiếp xúc với người điều dưỡng, thầy thuốc.

- Tạo dư luận không tốt trong cộng đồng người bệnh khi đến khám bệnh tại bệnh viện và cộng đồng ngài xã hội. Người bệnh sẽ không đến khám bệnh tại những nơi mà họ dễ bị xúc phạm bởi nhân viên y tế, đặc biệt là điều dưỡng. Beenjg viện sẽ không phjc vụ được cho nhiều người bệnh.

- Tạo tâm lý làm việc không thoải mái, thận trong quá mức ở nhân viên y tế khi tiếp xúc với người bệnh vì họ bị đánh giá thấp về tinh thần thái độ phục vụ người bệnh, và vì phải chuẩn bị tâm lý để đối phó với những bức xúc thậm chí những hành vi đối kháng không đáng có từ phía người bệnh chỉ vì một vài sơ suất nhỏ trong lời nói, cử chỉ, hành động.

 

IV. PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT:

1. Các phương án:

Để xử lý một trường hợp điều dưỡng vi phạm Quy tắc ứng xử gây phiền hà cho người bệnh đã nêu ở trên, theo tôi có 02 phương án sau đây:

4.1. Phương án 1:

- Điều dưỡng vi phạm phải viết tờ tự kiểm điểm, tập trung vào các vấn đề: tường trình sự việc; nêu nguyên nhân khách quan, chủ quan; hậu quả gây ra bởi sự vi phạm của bản thân; hướng khắc phục với cam kết khắc phục.

- Căn cứ vào thông tư số 07/2014/TT-BYT quy định về Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở y tế của Bộ Y tế, luật cán bộ công chức và luật viên chức. Hình thức xử lý vi phạm thích hợp đối với điều dưỡng vi phạm là phê bình trong giao ban trên bệnh viện.

- Ban chủ nhiệm khoa có điều dưỡng vi phạm: viết bản tự kiểm điểm với yêu cầu nêu trên, và hình thức xử lý vi phạm thích hợp là phê bình trong giao ban tại bệnh viện.

·                    Ưu điểm:

- Tự bản thân của người điều dưỡng vi phạm phải tự đánh giá lại hậu quả do thái độ hành vi của mình gây ra, từ đó nhận thức được khuyết điểm và có hướng khắc phục trong tương lai.

- Các thành viên trong ban chủ nhiệm khoa: cũng tự đánh giá lại năng lực quản lý của mình đặc biệt là vấn đề giáo dục, nâng cao ý thức nhân viên trong khoa thực hiện đúng và tốt hơn Quy tắc ứng xử, để giữ vững uy tín của khoa của bệnh viện, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh của bệnh viện.

- Các ý kiến đóng góp xác đáng của Ban giám đốc và các thành viên trong Hội đồng kỷ luật bệnh viện đã củng cố nhận thức về tầm quan trọng của Quy tắc ứng xử trong bệnh viện của điều dưỡng vi phạm và ban chủ nhiệm khoa liên quan.

- Hình thức xử lý phê bình trong buổi giao ban bệnh viện có tính chất răn đe đối với điều dưỡng vi phạm và ban chủ nhiệm khoa có liên quan

·                    Khuyết điểm:

- Mất giờ công lao động của người điều dưỡng, các thành viên ban chủ nhiệm khoa, thành viên Hội đồng kỷ luật và Ban Giám đốc bệnh viện.

- Hình thức phê bình trong buổi giao ban vẫn có thể không đủ sức răn đe đối với một số điều dưỡng thiếu ý thức trách nhiệm.

4.2. Phương án 2:

- Điều dưỡng vi phạm viết bản tự kiểm như trên. Hình thức xử lý vi phạm ngoài phê bình trong bệnh viện, thêm hình thức cắt giảm lương tăng thêm trong thánh vi phạm.

- Các thành viên ban chủ nhiệm khoa: cũng chịu hình thức xử lý vi phạm như phương án 1, nhưng chịu thêm hình thức xử lý vi phạm: cắt giảm lương.

- Tổ chức tập huấn quán triệt lại quy định về Quy tắc ứng xử cho toàn bộ nhân viên y tế trong bệnh viện, làm cam kết thi đua cho từng nhân viên khoa –phòng trong bệnh viện.

- Tổ chức phân công người giám sát việc thực hiện Quy tắc ứng xử tại các khoa phòng, buồng bệnh. Quy định về chế độ thưởng phạt nghiêm minh tại bệnh viện.

·                    Ưu điểm:

- Các hình thức xử lý vi phạm có tính răn đe cao hơn, giúp nâng cao ý thức thực hiện tốt hơn nữa Quy tắc ứng xử trong bệnh viện.

- Tổ chức tập huấn, quán triệt lại các Quy tắc ứng xử giúp toàn thể nhân viên nắm chắc nội dung Quy tắc ứng sử, thấy được nhiệm vụ trách nhiệm của mình trong việc thực hiện bộ Quy tắc ứng xử, từ đó góp phần nâng cao uy tín của bệnh viện.

- Thực hiện giám sát việc thực hiện Quy tắc ứng xử đối với từng nhân viên, từng khoa -phòng, góp phần nâng cao ý thức thực hiện nghiêm các quy tắc ứng xử, tránh gây phiền hà cho người bệnh.

·                    Khuyết điểm:

- Lãng phí giờ công lao động phục vụ người bệnh của từng thành viên liên quan đến sự việc vi phạm.

- Lãng phí kinh phí nhà nước đầu tư cho hoạt động của bệnh viện do mất giờ công lao động của nhân viên bệnh viện, tốn kinh phí tổ chức các buổi tập huấn.

2. Chọn phương án:

Qua nghiên cứu những ưu, khuyết điểm của từng phương án, và xuất phát từ yêu cầu thực tế của người bệnh là phục vụ niềm nở, tận tình, chu đáo với kỹ năng chuyên môn và nghiệp vụ ngày càng cao, tôi xin chọn phương án 02, bởi vì:

- Phương án 02: giúp việc thực hiện Quy định về Quy tắc ứng xử của nhân viên bệnh viện, đặc biệt là người điều dưỡng ngày càng tốt hơn. Nhân viên bệnh viện ý thức được rằng thực hiện Quy tắc ứng xử là thể hiện trách nhiệm của người làm công tác y tế với người bệnh, vừa là thể hiện tinh thần kỷ luật cao trong khi thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.

- Phương án 02: giúp thể hiện các hình thức xử lý vi phạm Quy tắc ứng xử cụ thể hơn, giúp cũng cố tính kỷ cương trong hoạt động của bệnh viện, mọi nhân viên trong bệnh viện đều phải chấp hành kỷ cương này.

- Phương án 02: giúp cải thiện sự hài lòng của người bệnh đối với bệnh viện, nâng cao lòng tin của người bệnh đối với đội ngủ nhân viên Y tế, đối với ngành Y tế, từ đó nhân dân tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục

1.1. Đối với khoa/ phòng:

- Có sơ đồ, bảng biểu chỉ dẫn dễ thấy, dễ hiểu;

- Có sự chỉ dẫn cho người bệnh, người nhà người bệnh về các thủ tục và quy trình Khám chữa bệnh dễ hiểu, dễ thực hiện.

- Kiểm tra, thay đổi cho phù hợp hiện tại để bệnh nhân dễ tìm thấy nơi cần đến thông qua các sơ đồ, biển chỉ dẫn;

- Niêm yết sơ đồ, thủ tục, quy trình khám chữa bệnh.

1.2. Đối với nhân viên trong khoa/ phòng:

- Nhắc nhở nhân viên những việc phải làm, gây thiện cảm với bệnh nhân và thân nhân bệnh nhân qua lời nói, tránh tiết kiệm lời nói, tránh việc chỉ trả lời khi bệnh nhân hỏi mà phải thực hiện đúng vai trò, làm hết trách nhiệm của mình để giải thích thông tin tình trạng bệnh;

- Không được phân biệt đối xử, phải tận tình chỉ dẫn người bệnh ở vùng sâu, vùng xa, người ít hiểu biết;

- Luôn nhắc nhở nhân viên giao tiếp với câu nói có đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ và gắn liền với các cụm từ: “mời”, “vui lòng”, “cảm ơn”, “xin lỗi”. Khi giao tiếp với bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân phải có thái độ niềm nở và thân thiện.

- Tham gia các buổi tập huấn về quy tắc ứng xử do bệnh viện tổ chức.

- Trưởng/phó trưởng khoa/phòng triển khai đến toàn thể nhân viên tại khoa (có lập biên bản) đảm bảo 100% nhân viên nắm bắt được nội dung Quy định về Quy tắc ứng xử do Bộ Y tế ban hành, ký cam kết thực hiện Quy định này.

- Nhân viên khoa/ phòng mặc trang phục chỉnh tề, đeo bảng tên theo đúng quy định.

1.3. Đối với người bệnh và người nhà người bệnh

Tuyên truyền và giáo dục cho người bệnh và người nhà người bệnh khi đến khám bệnh bằng các phương tiện: loa phóng thanh, bảng biểu, tờ rơi… để họ nắm được các nội dung sau:

- Tôn trọng công chức, viên chức, người lao động Y tế;

- Giữ gìn an ninh, trật tự, thực hiện nếp sống vệ sinh trong Bệnh viện;

- Cập nhật các kiến thức truyền thông giáo dục sức khỏe trong Bệnh viện;

- Tuyệt đối không hút thuốc lá trong Bệnh viện;

- Không đưa tiền, quà cho công chức, viên chức, người lao động Y tế trong quá trình khám chữa bệnh.

2. Tập huấn đào tạo lại, nâng cao y đức, chia sẻ kinh nghiệm:

- Đây là giải pháp tốt, đảm bảo sự chấp hành Quy tắc ứng xử của nhân viên y tế. Đây cũng là biện pháp có tính khả thi cao, dễ dàng thực hiện tại bệnh viện. Bên cạnh đó, tập huấn, nâng cao trình độ y đức cho cán bộ là giải pháp mang tính bền vững.

- Nội dung đào tạo ưu tiên theo thứ tự là: Quy tắc ứng xử của nhân viên y tế đối với người bệnh và người nhà người bệnh- Khi nhân viên y tế nắm vững Quy tắc ứng xử, họ sẽ dễ dàng nhận biết những hành vi sai trái, những hành vi vi phạm.

3. Công tác kiểm tra giám sát

- Trưởng khoa/phòng, Điều dưỡng trưởng khoa hoặc Tổ trưởng Công đoàn bộ phận tự kiểm tra giám sát khoa/phòng định kỳ hàng tuần.

- Kiểm tra giám sát nội dung theo kế hoạch.

4. Công tác thi đua, khen thưởng

- Tổ trưởng công đoàn bộ phận tổ chức buổi phát động thi đua tại khoa/ phòng

- Trưởng khoa/ phòng triển khai cho nhân viên ký cam kết thực hiện các tiêu chí thi đua với khoa/ phòng. Trưởng khoa/ ký cam kết thực hiện thi đua với Ban chỉ đạo thực hiện qui tắc ứng xử bệnh viện.

 

 

VI. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ

1. Kiến nghị:

- Tăng cường giáo dục, hướng dẫn thực hiện quy tắc ứng xử, nêu cao đạo đức nghề nghiệp gắn với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;

- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về khám, chữa bệnh, quản lý chất lượng bệnh viện một cách toàn diện, lấy người bệnh làm trung tâm, xác định việc đảm bảo và cải tiến chất lượng là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của các bệnh viện;

- Huy động mọi nguồn lực đầu tư để xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị cho các bệnh viện tuyến tỉnh và nâng cao các dịch vụ y tế phổ cập tại tuyến y tế cơ sở để phục vụ người bệnh; các bệnh viện xây dựng kế hoạch, chương trình cải tiến chất lượng bệnh viện, gắn việc thực hiện Bộ tiêu chí bệnh viện với việc thực hiện quy trình khám, chữa bệnh tại khoa khám bệnh của bệnh viện, cải cách hành chính với ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bệnh viện;

- Tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các tập thể và cá nhân vi phạm; đồng thời động viên, khen thưởng, nêu gương kịp thời các tập thể và cá nhân tận tâm với nghề.

- Nâng cao ý thức thực hiện tốt Quy tắc ứng xử là bổn phận của mỗi người làm nghề y, là trách nhiệm của tập thể và là sự quan tâm của toàn xã hội.

2. Kết luận:

Thời gian qua, Ngành Y tế đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao ý thức thực hiện Quy tắc ứng xử; từ đó nâng cao kỷ năng giao tiếp, tinh thần và thái độ phục vụ của công chức, viên chức ngành Y tế. Một mặt, ngành Y tế đã đẩy mạnh giáo dục tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và quán triệt lời căn dặn “Lương y như từ mẫu” của Người đối với cán bộ, công chức ngành Y; đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát hành vi, thái độ của người thầy thuốc; kịp thời nêu gương người tốt, việc tốt và kiên quyết xử lý nghiêm khắc những hành vi, thái độ không đúng chuẩn mực.

Bộ Y tế đã triển khai thực hiện việc tiếp nhận ý kiến, xử lý phản ánh của người bệnh và thân nhân người bệnh về thái độ, tinh thần phục vụ của công chức, viên chức, người lao động trong ngành Y tế, trong đó đặc biệt lưu ý việc thực hiện Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức và người lao động làm việc tại các cơ sở y tế.

Với những chủ trương trên, cần xử lý nghiêm, căn cơ, đúng quy định của Bộ Y tế đối với các trường hợp điều dưỡng nói riêng, nhân viên y tế nói chung vi phạm Quy tắc ứng xử.


Tóm lại: với bài viết tạo động lực làm việc cho điều dưỡng Blog Học Chia sẻ đến các bạn giúp có tài liệu tham khảo, cho việc học tập của các bạn.

Cảm ơn đã đọc bài viết! Nếu thấy hay hãy chia sẻ!

 


* Bạn có thể Đọc thêm:

Phổ biến trong tuần

Tin mới