Đề cương Mối liên quan giữa SpO2 và mức độ suy tim

Xem
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
MỐI LIÊN QUAN GIỮA SpO2 VÀ MỨC ĐỘ SUY TIM


Lê Thị Thu Hồng, Nguyễn Tiến Khương, Trần Thiện Minh,
Phan Thị Minh Tâm, Nguyễn Thị Nguyệt,

Khoa Tim mạch Lão học – Bệnh viện Tim mạch An Giang


ĐẶT VẤN ĐỀ
Suy tim là một gánh nặng của cộng đồng. tỷ lệ mắc bệnh suy tim ngày càng tăng. Tại Mỹ, hiện nay ước tính có 5 triệu người được chẩn đoán suy tim, hang năm có khoảng 550.000 trường hợp suy tim mới mắc. Tại Châu Âu hiện nay có khoảng 15 triệu người mắc suy tim, tần suất của suy tim trong dân số từ 2-3%. Ở bệnh nhân > 70 tuổi, tỷ lệ này tăng cao từ 10- 20%. Dưới 70 tuổi , nam giới mắc suy tim nhiều hơn nữ giới, nguyên nhân thường gặp là do bệnh mạch vành. Ở tuổi > 70, tỷ lệ mắc suy tim giữa nam và nữ là như nhau. Tại Việt Nam chưa có số liệu thống kê cụ thể [1].
Một nghiên cứu của Josep Masip và cộng sự cho thấy SpOcó liên quan đến mức độ suy tim [2]. Trên lâm sàng, việc đo SpO2 rất hữu ích để tiên lượng được mức độ nặng của tình trạng suy tim, điều này giúp cho việc chẩn đoán và điều trị người bệnh suy tim tốt hơn. Do đó, chúng tôi thực hiện đề tài này.
MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Tìm mối liên quan giữa SpOvà mức độ suy tim
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang
Đối tượng nghiên cứu:
Tất cả bệnh nhân nhập viện tại Khoa Tim mạch Lão học - Bệnh viện Tim mạch An Giang được chẩn đoán suy tim từ tháng 03/2014 đến tháng 10/2014.
Phương pháp tiến hành
Ghi nhận trị số: SpO2, dấu hiệu sinh tồn( DHST) và mức độ suy tim của bệnh nhân khi mới nhập viện
Đối với bệnh nhân nằm phòng cấp cứu: theo dõi SpO, DHST và mức độ suy tim 04 lần/ ngày.
Đối với bệnh nhân nằm phòng thường: theo dõi SpO2, DHST và mức độ suy tim 02 lần/ ngày.
Ghi nhận SpO2, DHST và mức độ suy tim lúc bệnh nhân xuất viện.
Thu thập số liệu
Thu thập thông tin từ hồ sơ bệnh án: tất cả số liệu được ghi chép vào bảng theo đúng mẫu thiết kế thiết lập.
Xử lý thống kê
Phân tích thống kê bằng phần mềm SPSS 16.0 for Windows. Các biến liên tục được trình bày dưới dạng: trung bình ± độ lệch chuẩn. Các biến định tính được trình bày dưới dạng tỷ lệ. So sánh các tỷ lệ bằng phép kiểm Chi bình phương. So sánh các biến định tính giữa các nhóm bằng phép kiểm t. Ngưỡng có ý nghĩa thông kê của phép kiểm là p (2 bên) < 0,05.
BẢNG THU THẬP SỐ LIỆU
Họ và tên: ……………………...........................tuổi: …… nam/nữ. SVV: .......
Địa chỉ:…………………………………………………………………............
Chẩn đoán:……………………………………………………………...............
Các triệu chứng:
Khó thở                    phù                Gan to  
Tiền sử bệnh:
Dấu hiệu sinh tồn và SpO2 lúc vào viện
  Huyết áp:          mạch       Nhiệt độ:     Nhịp thở:     SPO2:
Các cận lâm sàng:
Siêu âm tim:………………………………………………………
X- quang tim phổi thẳng:…………………………………………
CT-scan sọ não:………………………………………………………
Ionđồ:  Na+  =     mmol/l.  K+ =     mmol/l.   Cl+ =    mmo/l.
  Mg+ =     mmol/l.  Ca+ =      mmol/l
Lipid máu:
Trigycerid  =       mmol/l.   LDH- Cholesterol         mmol/l
Cholesterol TP =     mmol/l.  HDH- Cholesterol         mmol/l
Uric máu:  =       mmo/l.
Hs – troponin =       pg/l.
NT-Pro BNP =         ng/l.
Dấu hiệu sinh tồn và SpOtheo y lệnh
Huyết áp:          mạch       Nhiệt độ:     Nhịp thở:     SPO2:
Huyết áp:          mạch       Nhiệt độ:     Nhịp thở:     SPO2:
Huyết áp:          mạch       Nhiệt độ:     Nhịp thở:     SPO2:
Huyết áp:          mạch       Nhiệt độ:     Nhịp thở:     SPO2:
Huyết áp:          mạch       Nhiệt độ:     Nhịp thở:     SPO2:
Huyết áp:          mạch       Nhiệt độ:     Nhịp thở:     SPO2:
Huyết áp:          mạch       Nhiệt độ:     Nhịp thở:     SPO2:
Huyết áp:          mạch       Nhiệt độ:     Nhịp thở:     SPO2:
Dấu hiệu sinh tồn và SpO2 sau 24 giờ nhập viện
- Huyết áp:               mạch            Nhiệt độ:      
Nhịp thở                SpO2
7. Dấu hiệu sinh tồn và SpOkhi xuất viện
- Huyết áp:               mạch            Nhiệt độ:      
Nhịp thở               SpO2
Bệnh lý kèm theo
TBMMN                                                                    Bệnh mạch vành            THA
Bệnh lý hô hấp:                    Viêm phổi                  COPD                                     lao phổi
Tổng thời gian điều trị:
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Khuyến cáo 2008 về các bệnh lý tim mạch và chuyển hóa. Hội Tim mạch học Việt Nam, trang 438-439.

2. Josep Masip,*Maria Gaya`, Joaquim Pa´ez, Antoni Betbese´, Francisco Vecilla, Ruben Manresa, and Pilar Ruı´z. Pulse Oximetry in the Diagnosis of  Acute Heart Failure. Rev Esp Cardiol. 2012;65(10):879884

Phổ biến trong tuần

Tin mới