Đề cương Thực trạng thực hiện tiêm an toàn

Xem
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN MŨI TIÊM AN TOÀN
TẠI KHOA TIM MẠCH LÃO HỌC - BỆNH VIỆN TIM MẠCH AN GIANG

 Nguyễn Công Thành
Đỗ Thị Thu Vân
Bùi Văn Trinh
Phan Văn Phú
Phan Quốc Thắng
Người hướng dẫn:  Điêu Thanh Hùng
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Tiêm là kỹ thuật xâm lấn, phổ biến tại các cơ sở y tế nhằm điều trị, chẩn đoán và dự phòng. Trong trường hợp người bệnh cấp cứu, người bệnh nặng điều trị, tiêm có vai trò rất quan trọng [1][2][3].
Mũi tiêm an toàn (TAT) là mũi tiêm không gây nguy hại cho người được tiêm không gây phơi nhiễm cho người tiêm đối với các nguy cơ có khả năng tránh được và không để lại chất thải nguy hại cho cộng đồng [6][7].
Theo tổ chức y tế thế giới tiêm là thủ thuật phổ biến nhất. Trên thế giới trung bình một người bệnh nhận 1,5 mũi tiêm và tại các nước đang phát triển có khoảng 16 tỷ mũi tiêm, trong đó có tới 50% số mũi tiêm không an toàn có thể gây ra những nguy cơ như: nhiễm trùng tại chổ gây áp xe, gây teo cơ vùng tiêm, choáng phản vệ và lây truyền các bệnh qua đường máu [6][7].
Ở Việt nam cũng đã có nhiều nghiên cứu về TAT, cho thấy mỗi ngày điều trị, bệnh nhân phải tiêm tới 2,2 mũi tiêm trong đó chỉ có 17% là TAT [4][5]. Một nghiên cứu khác, trên 70% điều dưỡng ĐD rút thuốc chạm tay vào vùng vô khuẩn, 50% pha thuốc không đúng, 60% rút thuốc không đủ liều, 47% cô lập kim tiêm không đúng, 30% dùng dụng cụ chứa vật sắc nhọn không đúng [1][2][3].
Thực trạng thực hiện mũi tiêm an toàn tại Bệnh viện Tim mạch An Giang chưa được nghiên cứu, nên chúng tôi tiến hành đề tài này.
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
  1. Xác định tỷ lệ thực hiện 17 tiêu chuẩn mũi tiêm an toàn theo Bộ Y tế trước và sau khi tập huấn lại cho điều dưỡng tại khoa Tim mạch Lão học, Bệnh viện Tim mạch An Giang.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ thực hiện 17 tiêu chuẩn mũi tiêm an toàn.
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:             
1. Địa điểm:
Tại Khoa Tim mạch Lão học - Bệnh viện Tim mạch An Giang
2. Thời gian:
Từ tháng 4/2016 đến tháng 10/2016
3. Đối tượng nghiên cứu:
Tất cả các mũi tiêm của các ĐD tiêm cho người bệnh tại khoa Tim mạch Lão học, Bệnh viện Tim mạch An Giang.
4. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang
5. Cỡ mẫu:
Cỡ mẫu: Được tính theo công thức
               N=Z2 1-α/2 P(1-P)/d2
Chọn độ tin cậy 95%; Z=1,96; P=0,5; d=0,05
N = 400 mũi tiêm được thực hiện để nghiên cứu
6. Cách tiến hành:
Nhóm thực hiện nghiên cứu được tập huấn lại và nắm chắc 17 tiêu chuẩn mũi tiêm an toàn theo Bộ Y tế.
Khoa Tim mạch Lão học có 25 điều dưỡng thực hiện công tác chuyên môn.
Với 400 mũi tiêm cần đánh giá, mỗi điều dưỡng được nghiên cứu cần thực hiện 8 mũi tiêm trước và 8 mũi tiêm sau khi được tập huấn lại.
Kết quả đánh giá 01 mũi tiêm là trung bình cộng kết quả đánh giá độc lập của 02 thành viên trong nhóm nghiên cứu.
* Ghi nhận biến số
Tuổi, giới
Trình độ chuyên môn: Sơ học, trung học, cao đẳng, đại học
Thời gian công tác: <5 năm, 5 ≤10 năm, 10 ≤ 15 năm, >15 năm.
Ghi nhận tỷ lệ thực hiện 17 tiêu chuẩn an toàn theo bộ y tế theo bảng sau
Stt
Nội dung tiêu chuẩn
Không
1
Bơm kim tiêm vô khuẩn


2
Có sử dụng xe tiêm khi đi tiêm


3
Có sử dụng khay tiêm khi đi tiêm


4
Có hộp đựng vật sắc nhọn ở gần nơi tiêm


5
Rửa tay, sát khuẩn tay nhanh trước khi chuẩn bị thuốc


6
Rửa tay, sát khuẩn tay nhanh trước khi đưa kim tiêm qua da


7
Mang găng khi tiêm tĩnh mạch, truyền dịch, truyền máu


8
Kim lấy thuốc đảm bảo vô khuẩn


9
Tiêm thuốc đúng chỉ định


10
Tiêm thuốc đúng thời gian


11
Tiêm đúng vị trí


12
Tiêm đúng góc kim so với mặt da


13
Tiêm đúng độ sâu


14
Rút pit tông kiểm tra trước khi bơm thuốc


15
Bơm thuốc đảm bảo hai nhanh một chậm


16
Không dùng hai tay đậy nắp kim


17
Cô lập ngay bơm kim tiêm đã nhiễm khuẩn trong hộp an toàn



Tổng cộng:



8. Xử lý số liệu:
-         Số liệu nghiên cứu được xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0.
-          Các biến số liên tục được trình bày bằng: giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn
-          Các biến số định tính được trình bày bằng tỉ lệ phần trăm (% ).
-         Tìm mối liên quan giữa các biến bằng phép kiểm chi bình phương
-          Ngưỡng có ý nghĩa thống kê của các phép kiểm là P (2 đuôi) < 0,05
IV. KẾT QUẢ DỰ KIẾN:
V. BÀN LUẬN:
VI. KẾN NGHỊ:


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ y tế (2012) Quyết định số: 3671/QĐ-BYT ngày 27 tháng 9 năm 2012 của Bộ Y tế, Hướng dẫn tiêm an toàn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2. Hội điều dưỡng Việt nam (2010); “Tiêu chuẩn mũi tiêm an toàn và giải pháp”; Tài liệu tập huấn tiêm an toàn.
3. Bộ y tế (2008); “Giải pháp tiếp cận tiêm an toàn” ; Tài liệu quản lý điều dưỡng. 
4. Đoàn Thị Anh Lê; Trần Thị Thuận: “Khảo sát tiêm an toàn tại các cơ sở thực hành bệnh viện của sinh viên điều dưỡng Đại học Y dược TP HCM” http://dieuduong.com.vn/default.asp?sub=337&view=5519
5. Kháo sát về việc thực hiện tiêm an toàn của điều dưỡng bệnh viện II Lâm đồng “http:// baolocgh.vn/vi/news/De-Tai-Nghien-Cuu-Tai-Benh-Vien”.
6. WHO; “Safe Injection Global Network” http://www.who.int/medical_devices/collaborations/network/en/

7. WHO; “misuse and overuse of injection worldwide” ; http://www.who.int/mediacentre/factsheets/fs231/en/

Phổ biến trong tuần

Tin mới