Phác đồ điều trị bệnh tim mạch năm 2018 (Phác đồ 37) CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH HỞ VAN ĐỘNG MẠCH CHỦ

Xem

 Phác đồ 37

CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
BỆNH HỞ VAN ĐỘNG MẠCH CHỦ


I. ĐỊNH NGHĨA

Van động mạch chủ (ĐMC) đóng không kín trong thì tâm trương, tạo ra dòng máu đi ngược từ ĐMC về tâm thất trái.

Hở ĐMC có thể do tổn thương của lá van hoặc thành ĐMC lên. Hở van ĐMC có thể cấp tính hoặc mạn tính. Hở van ĐMC cấp thường do viêm nội tâm mạc nhiễm trùng, bóc tách ĐMC hay chấn thương.





Blog Học Chia sẻ. Phác đồ 37. Chẩn đoán và điều trị hở van động mạch chủ

II. NGUYÊN NHÂN

2.1. Bệnh lý của van ĐMC

Thấp tim: van ĐMC bị viêm, dày, sợi hoá, vôi hóa, co rút mép thường kết hợp bệnh lý van hai lá.

Bẩm sinh:

1. Van ĐMC hai mảnh: thường sa lá trước ở tuổi trưởng thành

2. Thoái hóa dạng mucin van ĐMC dễ dẫn đến hở van ĐMC do sa van

3. Thông liên thất phân phễu và đôi khi phân màng: gây sa van do mô nâng đỡ vòng van yếu.

4. Đường hầm ĐMC - thất trái

Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn (VNTMNK): gây rách van, co rút van, sa van do tróc chỗ gắn của van.

Bệnh chất keo: lupus ban đỏ có thể gây thủng van, viêm khớp dạng thấp làm tổn thương lá van và ĐMC lên.

Chấn thương ngực kín hay xuyên thấu có thể gây rách van.

2.2. Bệnh lý của ĐMC lên

Hội chứng Marfan: ĐMC lên dãn lớn do hoại tử lớp trung mạc gây dãn vòng van.

Phình vòng van ĐMC do viêm hoặc không rõ nguyên nhân, gây dãn lớn ĐMC lên.

Các bệnh chất keo: viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, hội chứng Reiter, bệnh Whipple, sinh xương bất toàn dẫn đến tổn thương ĐMC lên và vòng van ĐMC.

Bóc tách ĐMC: gây sa van hay dãn vòng van.

III. CHẨN ĐOÁN

3.1. Lâm sàng

3.1. Triệu chứng cơ năng

Hở van ĐMC cấp: triệu chứng suy tim sung huyết xuất hiện sớm. biểu hiện mệt, khó thở cấp diễn, nặng có thể tụt huyết áp.

Hở van ĐMC do VNTMNK mức độ hở ban đầu có thể không lớn, song mức độ hở có thể tiến triển rất nhanh, cần theo dõi sát.

Hở van ĐMC mạn thường không biểu hiện gì trong nhiều năm. Triệu chứng cơ năng xuất hiện khi tim đã lớn, mất bù: khó thở khi gắng sức, sau đó dần dần xuất hiện khó thở khi nằm, cơn khó thở kịch phát về đêm, hồi hộp do loạn nhịp.

Đau thắt ngực xuất hiện ở những bệnh nhân hở van ĐMC chủ nặng (do giảm tưới máu mạch vành trong thời kỳ tâm trương và giảm chênh áp qua lưới mạch vành khi đã tăng áp lực cuối tâm trương thất trái vì suy tim).

3.1.2. Triệu chứng thực thể

Vùng đập rộng trưóc tim hoặc mỏm tim lệch trái do thất trái dãn.

Số đo huyết áp vẫn bình thuồng nếu hở van ĐMC nhẹ. Khi hở van ĐMC nặng, buồng thất trái dãn, con số huyết áp tâm thu tăng cao, huyết áp tâm trương giảm nhiều, tạo ra chênh lệch về số đo huyết áp lớn. Tình trạng tăng động tuần hoàn này có thể gây ra mộl loạt các dấu hiệu như:

1. Dấu hiệu Musset: đầu gật gù theo nhịp đập của tim.

2. Mạch Corrigan: mạch đập nẩy nhanh mạnh, chìm sâu.

3. Mạch Quincke: hiện tượng “nhấp nháy” của lưới mao mạch ở móng tay, môi.

4. Dấu hiệu Durozier: tiếng thổi đôi ở động mạch đùi khi ép ống nghe vào.

Khi suy tim tiến triển, co mạch ngoại vi sẽ làm tăng con số huyết áp tối thiểu, huyết áp tối đa giảm do rối loạn chức năng thất trái.

Sờ: mỏm tim thường đập mạnh, tăng động, lệch trái, khoang liên ườn V ngoài đường giữa đòn, do thất trái dãn. Thường có rung miu tâm trương ở khoang liên sườn V trái, đôi khi có cả rung miu tâm thu (do tăng lưu lượng qua van ĐMC).

Nghe tim

1. Thổi tâm trương kiểu phụt ngược, bắt đầu sớm cường độ giảm dần, nghe rõ nhất ở bờ trái xương ức khi bệnh nhân ngồi nghiêng người về phía trước và thở ra hết sức.

2. Thổi tâm thu ở đáy tim lan lên các động mạch cảnh do tăng lưu lượng tống máu qua van động mạch chủ.

3. Rung tâm trương Austin Flint: nghe thấy ở mỏm tim trong trường hợp hở van động mạch chủ nặng.

3.2. Cận lâm sàng

3.2.1. Điện tâm đồ

Hình ảnh điển hình là lớn thất trái, T cao và rối loạn nhịp nhĩ. Dạng rối loạn nhịp nhĩ hay gặp nhất là rung nhĩ, nhất là khi có bệnh van hai lá phối hợp. Bloc dẫn truyền các mức độ có thể gặp khi áp xe vòng van ĐMC.

3.2.2. Chụp X-quang tim phổi

Bệnh nhân hở van động mạch chủ mạn có hình ảnh tim to. Có thể gặp hình ảnh dãn nhĩ trái hoặc dãn động mạch chủ lên.

3.2.3. Siêu âm tim

Siêu âm tim qua thành ngực:

Được chỉ định (nhóm I) để chẩn đoán xác định và đánh giá mức độ hở van ĐMC; đánh giá hình thái van ĐMC và nguyên nhân gây hở chủ; khảo sát tình trạng, kích thước và chức năng tâm thu thất trái; đánh giá kích thước gốc ĐMC.

Siêu âm 2D cho phép xác định nguyên nhân hở van động mạch chủ cấp, khảo sát được gốc ĐMC, kích thước và chức năng của thất trái.

Siêu âm Doppler tim cho phép chẩn đoán xác định hở van động mạch chủ và lượng giá mức độ hở van động mạch chủ.

Hở van ĐMC mức độ nặng được định nghĩa là có các biểu hiện trên lâm sàng và siêu âm Doppler tim của hở van ĐMC nặng kèm theo có dãn buồng tim trái.

Bảng tóm tắt dưới đây giúp định hướng độ nặng của hở van ĐMC:

Độ nặng hở van ĐMC

Tiêu chuẩn siêu âm

I (nhẹ)

Độ rộng dòng phụt ngược tại gốc < 8 mm

(1 - 24% so với đọ rộng vòng van động mạch chủ)

EDTD < 0,1 m/giẩy

PHT = 470 ± 100

Dòng phụt ngược nằm ngay dưới van sigma

II (vừa)

Độ rộng dòng phụt ngược tại gốc 8 -11 mm

(25 - 46% so với độ rộng vống van động mạch chủ)

EDTD 0,1-0,2 m/giây

PHT = 370 ± 70

Dòng phụt ngược không vượt quá giữa van hai lá

III

(nặng)

Độ rộng dòng phụt ngược tại gốc 12-16 mm

(27 - 64% so với độ rộng vòng van động mạch chủ)

EDTD = 0,2 ± 0,3 m/giây

PHT = 250 ±80

Dòng phụt ngược tới vùng dưới cơ trụ

IV (rất nặng)

Độ rộng dòng phụt ngược tại gốc > 16 mm

(> 65% so với độ rộng vòng van động mạch chủ)

EDTD > 0,3 m/giây

PHT = 140 ±3 0

Dòng phụt ngược tới mỏm tim

 

Ngoài ra, có thể áp dụng phân loại hở van ĐMC theo AHA/ACG 2014:

 

Mức độ hở van ĐMC

Hở van ĐMC

mức độ nhẹ

Hở van ĐMC

mức độ vừa

Hở van ĐMC

mức độ nặng

Độ rộng dòng hở van ĐMC

< 25% đường thoát thất trái

25- 64% đường thoát thất trái

>65% đường thoát thất trái

Đường kính dòng hội tụ tại gốc

<0,3 cm

0,3 - 0,6 cm

> 0,6cm

Thể tích dòng hở

< 30ml/nhịp

30 - 59ml/nhịp

> 60ml/nhịp

Phân suất hở

< 30%

31 - 49%

> 50%

Diện tích lỗ hở

<0,1cm2

0,1-0,29cm2

> 0,3cm2

 

Siêu âm tim qua thực quản

Rất có giá trị ở bệnh nhân VNTMNK, giúp phát hiện sùi hoặc áp xe vòng van ĐMC. Nếu hở van ĐMC đơn thuần, sùi điển hình thường ở mặt thất của lá van. VNTMNK làm tổn thương cả lá van (thủng) lẫn các cấu trúc của gốc ĐMC gây tình trạng hở van ĐMC cấp tiến triển nhanh. Siêu âm tim qua thực quản cũng cho phép đánh giá nguyên nhân gây hở van, xác định các tổn thương bẩm linh và loại trừ phình tách ĐMC.

Siêu âm tim gắng sức:

Đánh giá đáp ứng của thất trái với gắng sức. Phân suất tống máu thất trái bình thường khi nghỉ nhưng không tăng khi gắng sức chính là dấu hiệu rối loạn tiềm ẩn chức năng thất trái và có chỉ định mổ.

3.12.4. Thông tim thăm dò huyết động

Thông tim không được chỉ định ở bệnh nhân hở van ĐMC mạn trừ khi có nghi ngờ về mức độ hở van ĐMC, các rối loạn huyết động, rối loạn chức năng thất trái mặc dù đã khám lâm sàng và các thăm dò không chảy máu hoặc trừ phi bệnh nhân có chỉ định thay van ĐMC và cần khảo sát giải phẫu/thương tổn ĐMV. Bệnh nhân nam tuổi > 40 và nữ tuổi > 50 nên chụp động mạch vành để loại trừ bệnh động mạch vành trước khi thực hiện bất kỳ can thiệp nào.

3.2.5. Chụp cộng hưởng từ tim

Đánh giá chính xác thể tích dòng hở và diện tích lỗ hở van ĐMC, là phương pháp không xâm nhập đánh giá chính xác nhất thể tích thất trái cuối tâm thu, tâm trương và khối lượng. Nhờ đánh giá dòng máu lên xuống trong ĐMC lên có thể định lượng độ nặng của hở van ĐMC và được chỉ định khi siêu âm tim đánh giá không đủ.

IV. ĐIỀU TRỊ

Lựa chọn phương hướng điêu trị: chủ yếu là phải xác định nguyên nhân, ổn định tình trạng huyết động, xác định nhu cầu và điểm phẫu thuật tùy thuộc vào bệnh cảnh hở van ĐMC cấp tính, hở van ĐMC mạn tính, còn bù hoặc mất bù.

4.1 Hở van ĐMC mạn

4.1.1. Điều trị nội khoa

Có thể duy trì hoạt động thể lực bình thường (gắng sức nhẹ, chơi thể thao) song nên tránh dạng gắng sức tĩnh nếu chức năng thất trái bình thường và chưa biếu hiện triệu chứng. Có thể làm nghiệm pháp gắng sức để đánh giá khả năng hoặc mức dung nạp gắng sức với yêu cầu hoạt động cụ thể.

Chỉ định điều trị thuốc dãn mạch ở bệnh nhân hỗ van ĐMC

Nhóm

Chỉ định điều trị thuốc dãn mạch ở bệnh nhân hở van ĐMC

I

Điều trị các thuốc dãn mạch lâu dài ở bệnh nhân hở van ĐMC nặng đã có triệu chứng lâm sàng hoặc rối loạn chức năng thất trái mà không thể phẫu thuật do các nguyên nhân khác

Điều trị các thuốc dãn mạch ngắn ngày để cải thiện huyết động trước khi mổ thay van ĐMC ở bệnh nhân hở van ĐMC có triệu chứng suy tim nặng hoặc rối loạn chức năng thất trái nặng.

II

Điều trị các thuốc dãn mạch lâu dài lâu dài ở bệnh nhân hở van ĐMC nặng, chưa có triệu chứng lâm sàng, thất trái đã dãn nhưng chức năng tâm thu thất trái bình thường.

III

Không chỉ định điều trị thuốc dãn mạch lâu dài ở bệnh nhân hở van ĐMC nhẹ-vừa, không có triệu chứng lâm sàng, chức năng tâm thu thất trái còn bù. Không chỉ định điều trị thuốc dãn mạch lâu dài ở bệnh nhân hở van ĐMC có triệu chứng lâm sàng - là những bệnh nhân có chỉ định thay van ĐMC

Không chỉ định điều trị thuốc dãn mạch lâu dài ở bệnh nhân hở van ĐMC không có triệu chứng lâm sàng, có kèm rối loạn chức năng tâm thu thái trái - là những bệnh nhân có chỉ định thay van ĐMC.

 

 

Các thuốc dãn mạch như nitroprusside, nifedipine tác dụng chậm và thuốc ức chế men chuyển có tác dụng giảm thể tích hở và tăng thể tích tống máu từ đó làm giảm thể tích cuối tâm trương, giảm hậu tải và sức căng lên buồng tim, giúp tái cấu trúc thất trái, duy trì hoại tăng phân số tống máu, giảm khối lượng cơ thất trái. Nifedipine làm giảm thể tích cuối tâm trương, tăng phân suất tống máu và giảm khối lượng thất trái, ức chế men chuyển như enalapril giảm thể tích cuối tâm trương thất trái và khối lượng cơ thất trái nhưng không làm thay đổi phân suất tống máu.

1. Thuốc dãn mạch được chỉ định ở bệnh nhân hở van ĐMC có:

2. Tăng huyết áp động mạch.

3. Suy tim và/hoặc rối loạn chức năng thất trái nhưng chống chi định mổ.

4. Cải thiện tình trạng lâm sàng và huyết động trước mổ ở bệnh nhân rối loạn chức năng thất trái chưa xuất hiện triệu chứng cơ năng và bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng nhưng chức năng thất trái còn tốt hoặc bắt đầu giảm. Không nên điều trị lâu dài thuốc dãn mạch nếu đã có chỉ định mổ vì nhóm bệnh nhân này nên được mổ ngay, không trì hoãn.

5. Hở van ĐMC nặng, chưa có triệu chứng, thất trái dãn (đường kính cuối tâm trương > 60-65 mm) với mục đích cải thiện tiên lượng và trì hoãn thời điểm phải mổ.

Thuốc ức chế men chuyển còn được chỉ định ở bệnh nhân có rối loạn chức năng tâm thu thất trái kéo dài sau mổ thay van. Không nênl dùng kéo dài digoxin, nitrate, thuốc lợi tiểu hoặc các thuốc tăng co bóp cơ tim ở nhóm bệnh nhân không có triệu chứng. Liều dùng thuốcc phải được điều chỉnh đủ để làm giảm huyết áp động mạch.

 

4.1.2. Phẫu thuật sửa/thay van ĐMC

 

Nhóm

Chỉ định mổ thay/sửa van ĐMC cho bệnh nhân hở van ĐMC nặng đơn thuần

I

Bệnh nhân hở van ĐMC nặng có triệu chứng cơ năng

Bệnh nhân hở van ĐMC nặng chưa có triệu chứng cơ năng nhưng đã rối loọan chức năng tâm thu thất trái khi nghỉ (phân suất tống máu thất trái < 50%)

Bệnh nhân hở van ĐMC nặng cần phẫu thuật bắc cầu nối chủ vành, cần phẫu thuật ở động mạch chủ hoặc các van tim khác.

II.a

Bệnh nhân hở van ĐMC nặng chưa có triệu chứng cơ năng, chức năng tâm thu thất trái còn trong giới hạn bình thường (phân suất tống máu > 50%) nhưng buồng thất trái dãn nặng (khi đường kính thất trái cuối tâm thu >50mm(25mm/m2)

Bệnh nhân hở van ĐMC nặng - vừa cần phẫu thuật khác về tim mạch.

II.b

Bệnh nhân hở van ĐMC nặng chưa có triệu chứng cơ năng, chức năng tâm thu thất trái còn trong giới hạn bình thường (phân suất tống máu > 50%) nhưng buồng thất trái dãn nhiều (khi đường kính thất trái cuối tâm trương > 65mm), nguy cơ phẫu thuật thấp.

III

Không chỉ định phẫu thuật ở những bệnh nhân hở van ĐMC, không có triệu chứng, chức năng tâm thu thất trái khi nghỉ còn bình thường (phân suất tống máu thất trái > 50%), mức độ dãn buồng thất trái chưa nhiều (đường kính thất trái cuối tâm trương < 65mm hoặc đường kính thất trái cuối tâm thu <50mm(25mm/m2)

 

4.4. Hở van ĐMC cấp

Hở van ĐMC cấp nặng dễ gây rối loạn huyết động và tử vong. Phẫu thuật nên tiến hành sớm ở bệnh nhân có rối loạn huyết động. Trong thời gian chuẩn bị phẫu thuật có thể truyền tĩnh mạch thuốc tăng co (dopamin hay dobulamin) và/hoặc dãn mạch (nitroprusside). Chống chỉ định dùng thuốc chẹn bêta và bóng đối xung trong ĐMC vì làm rối loạn huyết động nặng hơn.

V. THEO DÕI BỆNH NHÂN SAU MỐ THAY VAN ĐMC

Sau khi thay van ĐMC, phải theo dõi sát ngay trong giai đoạn đầu và lâu dài sau phẫu thuật để đánh giá hoạt động của van nhân tạo và đánh giá chức năng thất trái. Siêu âm tim cần làm sớm ngay sau mổ để đánh giá kết quả của phẫu thuật lên kích thước và chức năng thất trái như những thông số cơ bản lúc đầu để so sánh sau này. Trong những tuần đầu sau mổ, hấu như có rất ít sự thay đổi về chức năng tâm thu thất trái, thậm chí phân suất tống máu còn có thể giảm so với trước mổ do giảm tiền tải mặc dù phân suất tống máu thất trái sẽ tăng dần trong mấy tháng kế tiếp.

Tuy nhiên rối loạn chức năng tâm thu thất trái dai dẳng và/hoặc nặng nề sau mổ là yếu tố tiên lượng xấu đối với việc hồi phục chức năng thất trái sau này ở những bệnh nhân đã có rối loạn chức năng thất trái trước mổ. Một yếu tố dự báo tốt hơn đối với phục hồi chức năng tâm thu thất trái là việc giảm đường kính cuối tâm trương thất trái, thường giảm rõ rệt trong vòng 1 -2 tuần đầu sau mổ thay van ĐMC. Đây có thể coi là một yếu tố dự báo rất tốt vì mức độ giảm đường kính tâm trương thất trái sau mổ có tương quan rất chặt đối với mức độ tăng phân suất tống máu thất trái sau mổ.

Bệnh nhân còn dãn thất trái kéo dài sau mổ cần được điều trị giống nhu những bệnh nhân khác có rối loạn chức năng thất trái (dù có hay không có triệu chứng) bằng các thuốc ức chế men chuyển và chẹn bêta giao cảm. Đối với những bệnh nhân này, cần theo dõi định kỳ bằng siêu âm tim đổ đánh giá lại kích thước và chức năng tâm thu thất trái sau 6 tháng và 12 tháng. Sau khoảng thời gian này, nếu chức năng thất trái vẫn còn rối loạn, cần theo dõi định kỳ bằng siêu âm tim theo các mốc thông thường.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hội Tim Mạch Học Việt Nam. Khuyến cáo về các bệnh lý tim mạch và chuyến hóa giai đoạn 2006-2010.

2. Phạm Nguyễn Vinh. Bệnh hở van động mạch chủ, Bệnh Học Tim Mạch tập II 2008.

3. Vahanian A, Alfieri o, Andreotti F, et al. Guidelines on the management of valvular heart disease. Eur Heart J 2012;33: 2451-2496.

4. Nishimura RA, Otto Cm, Bonoyv RO, et al. AHA/ACC Guideline for the Manayy ment of Patients With Valvular Heart Disease: a report of the American College of Cardio-logy/American Heart Association Task Force on Practice Guidelines. Circulation 2014:1 D e521-643.

5. Otto CM, Bonow RO. Valvular heart disease. In: Braunwald’s Heart Disease a textbook of cardiovascular medicine, 10 th ed. Mann DL, Zipes DP, Libby p, et al. Elsevier Philadelphia 2015:1446-1514.


  Có thể Đọc thêm:

Phác đồ điều trị bệnh tim mạch năm 2018 (Toàn tập 86 Phác đồ điều trị tim mạch 2018)

Danh mục dược lý của thuốc đầy đủ của Blog Học Chia sẻ.

Phác đồ 31. Điều trị kháng nấm theo kinh nghiệm.

Phác đồ 32. Hồi sinh tim phổi và hội chứng sau ngưngtim

Phác đồ 33. Kiểm soát thân nhiệt theo mục tiêu sau ngưng tim

Phác đồ 34.  Chẩn đoán và điều trị bệnh hẹp van hai lá

Phác đồ 35. Chẩn đoán và điều trị bệnh hở van hai lá

Phác đồ 36. Chẩn đoán và điều trị bệnh hẹp van động mạch chủ

Phác đồ 37: Chẩn đoán và điều trị bệnh hở van động mạch chủ 

- Phác đồ 38. Chọn lựa van tim nhân tạo

Phác đồ 39. Sử dụng thuốc chống đông trong bệnh van tim và van nhân tạo 

- Phác đồ 40. Chỉ định chụp mạch vành trước mổ van tim

Phổ biến trong tuần

Tin mới