Phác đồ điều trị bệnh tim mạch năm 2018 (Phác đồ 33) KIỂM SOÁT THÂN NHIỆT THEO MỤC TIÊU SAU NGƯNG TIM

Xem

Phác đồ 33

KIỂM SOÁT THÂN NHIỆT THEO
MỤC TIÊU SAU NGƯNG TIM

 

I. TỔNG QUAN

Những tiến bộ trong hồi sinh tim phổi đã cứu sống được nhiều bệnh nhân ngưng tim. Tuy nhiên nhiều người trong số này phải sống thực vật do những tổn thương thần kinh không hồi phục. Một số nghiên cứu cho thấy kiểm soát thân nhiệt theo mục tiêu (targeted temperature management) hay còn gọi là hạ thân nhiệt trị liệu (therapeutic hypothermia) giúp cải thiện tiên lượng thần kinh của bệnh nhân sau ngưng tim.



II. CHỈ ĐỊNH KIỂM SOÁT THÂN NHIỆT THEO MỤC TIÊU SAU NGƯNG TIM

Bệnh nhân >18 tuổi.

Bệnh nhân vẫn còn hôn mê (GCS < 8 và/hoặc không đáp ứng với lời nói) sau khi hồi sinh thành công ngưng tim trong hoặc ngoài bệnh viện do rung thất, nhịp nhanh thất mất mạch, vô tâm thu hoặc hoạt động điện vô mạch.

Bệnh nhân có huyết động ổn định.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH KIỂM SOÁT THÂN NHIỆT THEO MỤC TIÊU

Hạ thân nhiệt lúc nhập viện (T° = 30°C).

Hôn mê trước đó.

Phụ nữ mang thai.

Bệnh giai đoạn cuối.

Bệnh đông cầm máu di truyền.

Đang chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu.

 

IV. QUI TRÌNH THỰC HIỆN

Thân nhiệt mục tiêu là 33°C - 36°C trong 24 giờ:

1. Nếu nhiệt độ ban đầu > 34°C:

• Cài chế độ hạ thân nhiệt tự động ở mức 33°C.

2. Thân nhiệt từ 32°C - 34°C:

• Cài chế độ kiểm soát thân nhiệt tự động ở 33°C.

• Để hở bệnh nhân ở mức vừa phải.

3. Nếu thân nhiệt < 32°C:

• Cài chế độ kiểm soát thân nhiệt tự động ở 33°C.

• Nếu thân nhiệt không ≥ 32°C sau 30 phút, làm ấm bệnh nhân cho đến khi thân nhiệt ≥ 32°C thì ngưng làm ấm.

Đặt đầu dò thực quản để đo thân nhiệt mỗi giờ trong 24 giờ.

Kiểm tra điện giải đồ (K, Mg), khí máu động mạch, PT/aPTT khi bắt đầu quy trình hạ thân nhiệt. Sau đó kiểm tra điện giải đồ mỗi 6 giờ cho đến khi thân nhiệt bình thường (theo dõi tình trạng hạ kali máu trong quá trình hạ thân nhiệt và tăng kali máu khi làm ấm).

Thuốc an thần và dãn cơ (midazolam và vecuronium) trong khi thực hiện hạ thân nhiệt.

1. Midazolam: Tiêm mạch nhanh 2 mg và truyền tĩnh mạch 2 mg/giờ

2. Nếu run và/hoặc kích động, nhịp tim nhanh và/hoặc tăng huyết áp không giải thích được, tiêm mạch nhanh 2 mg midazolam mỗi 15 phút và tăng liều truyền tĩnh mạch 2 mg/giờ mỗi 15 phút cho đến liều truyền tĩnh mạch tối đa 10 mg/giờ.

3. Vecuronium: Tiêm mạch nhanh 0,1 mg/kg X 1 và truyền tình mạch 1µg/kg/phút.

• Ngưng vecuronium khi đạt được thân nhiệt mục tiêu 33°c.

• Tạm không dùng vecuronium trong quy trình hạ thân nhiệt nếu bệnh nhân đạt thân nhiệt mục tiêu và không bị run.

4. Đối với run tái phát khi đạt được thân nhiệt mục tiêu 33°C:

• Tiêm mạch nhanh midazolam 2 mg mỗi 15 phút và tăng liều truyền tĩnh mạch đến tối đa 10 mg/giờ.

5. Nếu run và/hoặc làm ấm tiếp tục sau 1 giờ của liều midazolam đang dùng, tiêm mạch nhanh lại vecuronium 0.1 mg/kg VÀ dùng lại vecuronium 1µg/kg/phút cho đến khi kết thúc quy trình hạ thân nhiệt.

Nếu bệnh nhân tỉnh lại thì NGƯNG QUI TRÌNH HẠ THÂN NHIỆT và làm ấm cho bệnh nhân trừ khi có chỉ định khác.

Khi đủ 24 giờ, NGƯNG QUI TRÌNH HẠ THÂN NHIỆT, ngưng thuốc dãn cơ, làm ấm cho bệnh nhân đến thân nhiệt 370C ít nhất 8 giờ. Nên truyền midazolam cho đến khi ngưng quy trình hạ thân nhiệt và đến khi thân nhiệt về bình thường.

 

TÀl LIỆU THAM KHẢO

1. Rittenberger JC, Callaway cw. Temperature management and modern post-car- diac arrest care. N Engl J Med 2013;369:2262-2263.

2. Hypothermia After Cardiac Arrest Study Group. Mild therapeutic hypothermia to "HIV the neurologic outcome after cardiac arrest. N Engl J Med 2002;346:549-556.

3. Bernard SA, Gray TW, Buỉst MD, et al. Treatment of comatose survivors of out-of-hospital cardiac arrest with induced hypothermia. N Engl J Med 2002;346:557-563.

4. Nielsen N, Wetterslev J, Cronberg T, et al. Targeted temperature management at 33°C versus 36°c after cardiac arrest. N Engl J Med 2013;369:2197-2206.

5. Bernard s. Inducing hypothermia after out of hospital cardiac arrest. BMJ 2014;348:g2735.

 

Có thể Đọc thêm:

Phác đồ điều trị bệnh tim mạch năm 2018 (Toàn tập 86 Phác đồ điều trị tim mạch 2018)

Phác đồ 31. Điều trị kháng nấm theo kinh nghiệm.

Phác đồ 32. Hồi sinh tim phổi và hội chứng sau ngưngtim

Phác đồ 33. Kiểm soát thân nhiệt theo mục tiêu sau ngưng tim

Phác đồ 34.  Chẩn đoán và điều trị bệnh hẹp van hai lá

- Phác đồ 35. Chẩn đoán và điều trị bệnh hở van hai lá

- Phác đồ 36. Chẩn đoán và điều trị bệnh hẹp van động mạch chủ

Phổ biến trong tuần

Tin mới