Phác đồ điều trị bệnh tim mạch năm 2018 (Phác đồ 64) Chẩn đoán và điều trị suy tim mạn
Phác
đồ 64
CHẨN
ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
SUY TIM MẠN
Suy tim là một hội chứng lâm sàng phức tạp, là hậu quả
của những tổn thương thực thể hay rối loạn chức năng của tim dẫn đến tâm thất
không đủ khả năng tiếp nhận máu hoặc tống máu.
Theo phân loại ESC 2016 (được Hội Tim mạch học Việt
Nam đưa vào khuyến cáo), suy tim được phân thành:
a. Suy
tim với phân suất tống máu (PSTM) giảm (heart failure with reduced ejection
traction - HFrEF) hay còn gọi là suy tim tâm thu.
b. Suy
tim vói PSTM bảo tồn (heart failure with preserved ejection traction - HFpEF)
hay còn gọi là suy tim tâm trương.
c. Suy
tim với PSTM ở khoảng giữa (heart failure with mid-range ejection traction -
HFmrEF).
Phác đồ 64. Chẩn đoán và điều trị suy tim mạn |
Bảng
1: Phân loại suy tim theo ESC 2016.
Loại suy tim |
HFrEF |
HFmrEF |
HFpEF |
|
Tiêu
chuẩn |
1 |
Triệu chứng ± dấu hiệu của suy tim |
Triệu chứng ± dấu hiệu của suy tim |
Triệu chứng ± dấu hiệu của suy tim |
2 |
PSTM thất trái < 40% |
PSTM thất trái 40 - 49% |
PSTM thất trái ≥ 50% |
|
3 |
|
1. Tăng nồng độ peptide bài Na niệu* 2. Ít nhất một tiêu chuẩn phụ: a. Bệnh tim thực thể (phì đại thất trái
và/hoặc lớn nhĩ trái) b. Rối loạn chức năng tâm trương |
1. Tăng nồng độ peptide bài Na niệu* 2. Ít nhất một tiêu chuẩn phụ: a. Bệnh tim thực thể (phì đại thất trái
và/hoặc lớn nhĩ trái) b. Rối loạn chức năng tâm trương |
* BNP > 35 pg/ml hoặc NT-proBNP > 125 pg/ml.
Tìm ra nguyên nhân suy tim rất quan trọng giúp quyết định
hướng điều trị.
- Nguyên nhân nền
(underlying cause)
- Nguyên nhân thúc đẩy hay yếu tố làm nặng
(precipitating cause)
Bảng
2: Nguyên nhân gây suy tim tâm thu.
* Các trường hợp này còn có thể đưa đến suy tim tâm
trương.
Bảng
3: Nguyên nhân suy tim tâm trương.
1. Bệnh động mạch vành |
Các nguyên nhân hay yếu tố
làm nặng suy tim bao gồm:
- Giảm thuốc điều trị suy
tim không đúng
- NMCT; thiếu máu cục bộ
cơ tim
- Rối loạn nhịp tim
(nhanh, chậm)
- Khởi đầu sử dụng các
thuốc có thể làm nặng suy tim:
•
Chẹn canxi (verapamil, diltiazem)
•
Thuốc chống loạn nhịp (nhóm I, sotalol)
II. PHÂN ĐỘ SUY TIM
ACC/AHA chia quá trình xuất hiện và tiến triển suy tim
thành 4 giai đoạn (stage):
- Giai đoạn A là có nguy cơ mắc suy tim nhưng không bệnh
tim thực thể,
- Giai đoạn B là có bệnh tim thực thể nhưng không dấu
hiệu/triệu chứng suy tim.
- Giai đoạn C là có bệnh tim thực thể với triệu chứng
suy tim.
- Và giai đoạn D là suy tim kháng trị (hình 1).
Phân độ chức năng suy tim theo Hiệp hội Tim New York -
NYHA (bảng 4) được áp dụng trong giai đoạn C và D.
Bảng 4: Phân độ chức năng
suy tim theo NYHA.
Độ
I |
Không hạn chế - Vận động thể lực thông
thường không gây mệt, khó thở hay hồi hộp. |
Độ
II |
Hạn chế nhẹ vận động thể lực. Bệnh nhân
khỏe khi nghỉ ngơi; vận động thể lực thông thường dẫn đến mệt, hồi hộp, khó
thở hay đau ngực. |
Độ
III |
Hạn chế nhiều vận động thể lực. Mặc dù bệnh
nhân khỏe khi nghỉ ngơi nhưng chỉ cần vận động nhẹ đã có triệu chứng cơ năng. |
Độ
IV |
Không vận động thể lực nào mà không gây
khó chịu. Triệu chứng cơ năng của suy tim xảy ra ngay khi nghỉ ngơi, chỉ một
vận động thể lực nhẹ cũng làm triệu chứng cơ năng gia tăng. |
Hình 1: Phân độ suy tim theo giai đoạn và các biện pháp điều trị (ACC/AHA 2013). |
III.
CHẨN ĐOÁN SUY TIM
Hỏi bệnh sử và khám thực thể. Các phương tiện cận lâm
sàng như siêu âm tim, định lượng BNP hoặc NT-ProBNP góp phần xác định chẩn đoán
suy tim trong hầu hết các trường hợp. ECG, X-quang ngực và siêu âm tim giúp
đánh giá độ nặng và nguyên nhân suy tim.
Bảng 5: Tiêu chuẩn Framingham trong chẩn đoán suy tim.
Tiêu
chuẩn chính: - Cơn khó thở kịch phát về đêm hoặc khó
thở phải ngồi - Phồng tĩnh mạch cổ - Ran ở phổi - Giãn các buồng tim - Phù phổi cấp - Tiếng T3 - Áp lực tĩnh mạch hệ thống > 16 cm H2O - Thời gian tuần hoàn > 25 giây - Phản hồi gan - tĩnh mạch cổ dương tính Tiêu
chuẩn phụ - Phù cổ chân - Ho về đêm - Khó thở khi gắng sức - Gan to - Tràn dịch màng phổi - Dung tích sống giảm 1/3 so với chỉ số
tối đa - Tim nhanh (> 120/phút) Giảm 4,5 kg/ 5 ngày điều trị suy tim 2 tiêu chuẩn chính hoặc 1 tiêu chuẩn
chính kèm 2 tiêu chuẩn phụ |
Bảng
6: Các chất chỉ điểm sinh học giúp chẩn đoán, theo dõi
điều trị và tiên lượng suy tim.
Chất chỉ điểm |
Giai đoạn |
Loại khuyến cáo |
BNP,
NT-ProBNP - Chẩn đoán hoặc loại trừ suy tim - Tiên lượng suy tim - Thực hiện điều trị theo khuyến
cáo - Hướng dẫn điều trị suy tim cấp |
Cấp, bệnh ngoại trú Cấp, bệnh ngoại trú Ngoại trú Cấp |
I I IIa IIb |
Chỉ điểm sinh học của tổn thương cơ
tim (Troponin) |
Ngoại trú |
IIb |
Chỉ điểm sinh học sợi hóa cơ tim
(ST2, Galectin 3) |
Cấp |
IIb |
Hình
3: Qui trình điều
trị suy tim tâm thu mạn theo ESC 2016. |
Ghi
chú: PSTM = phân suất tống máu; TST = tần số tim; RT = rung thất; NNT = nhịp
nhanh thất; ICD = máy chuyến nhịp phá rung cấy trong người.
4.
Điều trị suy tim giai đoạn D
Định lượng và xử trí cẩn thận tình trạng ứ dịch. Cần
chú ý là khi dùng lợi tiểu mạnh quá, tình trạng bệnh nhân cũng có thể trở nặng
do thiếu dịch.
Tại các nước có ghép tim, giai đoạn này là chỉ định của
ghép tim. Các biện pháp còn lại là truyền tĩnh mạch liên tục thuốc dãn mạch ngoại
vi và thuốc tăng co bóp.
Chỉ định điều trị suy tim giai đoạn D:
Chỉ định loại I
- Khám cẩn thận và điều
trị ứ dịch.
- Chuyển bệnh nhân đến
nơi có chương trình ghép tim.
- Chuyển bệnh nhân đến
chuyên gia điều trị suy tim giai đoạn cuối.
- Bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối, đã được đặt máy
chuyển nhịp phá rung, cần biết thông tin về khả năng dừng chế độ pha rung.
Chỉ định loại IIa
Xét khả năng đặt thiết bị
hỗ trợ thất trái trên một nhóm chọn lọc bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối, có
trên 50% khả năng sống còn 1 năm khi điều trị nội khoa.
Chỉ định loại IIb
Truyền liên tục thuốc
tăng co bóp có thể giảm triệu chứng cố năng.
Các chất chỉ điểm sinh học
trong tiên lượng bệnh nhân suy tim.
Chỉ định loại III
- Không nên truyền thường qui và từng đợt thuốc tăng
co bóp.
V. ĐIỀU TRỊ SUY TIM TÂM
TRƯƠNG
Các biện pháp điều trị suy tim tâm trương bao gồm:
- Kiểm soát tốt huyết áp
tâm thu và huyết áp tâm trương.
- Kiểm soát tốt tần số thất
ở bệnh nhân rung nhĩ có suy tim tâm trương.
- Lợi tiểu rất hiệu quả để
chống phù và giảm sung huyết phổi.
- Tái tưới máu mạch vành
cần thiết ở bệnh nhân suy tim tâm trương có kèm bệnh động mạch vành.
- Các thuốc chẹn bêta,
ƯCMC, chẹn thụ thể angiotensin hoặc chẹn canxi có thể giảm triệu chứng cơ năng ở
bệnh nhân suy tim tâm trương.
VI.
CHĂM SÓC BỆNH NHÂN SUY TIM GIAI ĐOẠN CUỐI
Chỉ định loại I:
- Hướng dẫn bệnh nhân và
gia đình về tiên lượng bệnh, khả năng sống.
- Hướng dẫn bệnh nhân và
gia đình về khả năng điều trị, chăm sóc tại nhà vào cuối đời.
- Thảo luận với gia đình
về khả năng tắt máy ICD nếu có đặt.
- Điều trị giảm nhẹ vào
cuối đời bao gồm nhiều biện pháp kể cả thuốc nhóm morphin, nhưng các biện pháp
này không được đối kháng với thuốc lợi tiểu truyền tĩnh mạch và thuốc tăng co
bóp-vận mạch.
Chống chỉ định (loại III):
Các biện pháp tích cực
(bao gồm đặt nội khí quản và cấy máy tạo nhịp phá rung) trên bệnh nhân NYHA IV
không có khó năng cải thiện lâm sàng bằng các biện pháp này.
Xem thêm chi tiết về chăm sóc bệnh nhân suy tim giai
đoạn cuối trong các phác đồ 4 và 5.
1.
Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị suy tim của Hội Tim mạch học Quốc gia Việt
Nam. Cập nhật 2007.
2. 2016
ESC Guidelines for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure.
Eur Heart J 2016. DOI: 10.1093/eurheartj/ehw 128.
Tham khảo thêm:
- Phác đồ điều trị bệnh tim mạch năm 2018 (Toàn tập 86 Phác đồ điều trị tim mạch 2018)
- Danh mục dược lý của thuốc đầy đủ của Blog Học Chia sẻ.