Phác đồ điều trị bệnh tim mạch năm 2018 (Phác đồ 48) Phẫu thuật bắc cầu chủ-vành

Xem

Phác đồ 48

PHẪU THUẬT BẮC CẦU CHỦ-VÀNH


I. ĐỊNH NGHĨA

Phẫu thuật bắc cầu chủ-vành (PT BCCV) là một phương thức tái tưới máu dùng mạch ghép tự thân để bắc cầu qua các động mạch vành (ĐMV) chính bị hẹp hoặc tắc.

 

II. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ PHẪU THUẬT BẮC CẰU CHỦ-VÀNH

Alexis Carrel là người đầu tiên làm phẫu thuật thực nghiệm BCCV. Năm 1910 ông đã thực hiện việc ghép một đoạn động mạch cảnh vào ĐMV của chó. Từ năm 1935 đến 1939 các tác giả Beck, Barton và Heinbecker đã nghiên cứu tạo tuần hoàn phụ cho tim bằng cách tạo dính giữa các cơ quan lân cận như màng ngoài tim, mạc nối lớn, phổi, dạ dày, lách hoặc tạo các vạt cơ, da có cuống đố ghép vào thượng tâm mạc của tim. Đến năm 1940, Gordon Murray đã ghép một đoạn tĩnh mạch đồng loại từ động mạch chủ vào ĐMV đồng thòi vôi việc sử dụng heparin để ngăn ngừa huyết khối. 6 năm sau Arthur Vineberg thực nghiệm thành công phẫu thuật nối động mạch ngực trong trực tiếp vào mô cơ tim trên chó và đến 1950 phẫu thuật Vineberg đã thành công trên người, phẫu thuật này tiếp tục được thực hiện cho đến đầu thập niên 70.

Năm 1953 John Gibbon chế tạo và hoàn thiện chiếc máy tim phổi nhân tạo đầu tiên và đến tháng 3/1955 John Kirklin và Brian Barratt-Boyes sử dụng thành công hệ thống tuần hoàn ngoài cd thể (THNCT) trên người và sau đó vào năm 1959 Dubost là người đầu tiên sử dụng THNCT để tái tạo lỗ mạch vành trái cho một bệnh nhân bị viêm tắc lỗ mạch vành do giang mai. Vài năm sau, Sones và Shirey đã phát triển kỹ thuật chụp mạch vành chọn lọc đặt nén móng cho PT BCĐMV. Ngày 25/2/1964 ở Leningrad, Kolesov lồ người đầu tiên thực hiện PT BCCV với động mạch ngực trong trái nối xuống ĐMV xuống trưôc trái cho một bệnh nhân nam 44 tuổi. Đến tháng 5/1967 ở Cleveland, Favarolo và Eítler lần đầu tiên thực hiện thành công PT BCCV có THNCT với các mạch ghép là linh mạch hiển lớn. Một năm sau, Green ở NevvYork và Edward ở Alabama báo cáo kết quả dùng động mạch ngực trong trái để bắc câu. Năm 1971, Flemma và Johnson báo cáo kỹ thuật thực hiện miệng nối liên tiếp dùng tĩnh mạch hiển. Đến giai đoạn 1970-1980 PT BCCV đã trở thành phẫu thuật thường qui ở nhiều trung tâm tim mạch trên thế giới.

Từ 1990, PT BCCV đã tiến thêm một bước mới nhờ áp dụng các kỹ thuật mới và dụng cụ mới như PT BCCV không dùng THNCT, PT BCCV xâm lấn tối thiểu, PT BCCV kết hợp thông tim can thiệp (hybrid CABG) hoặc bằng rô-bốt (robotic CABG) ... giúp rút ngắn thời gian nằm viện cũng như chi phí điều trị. Thống kê của Hội Phẫu thuật Lồng ngực Hoa kỳ cho thấy năm 2012 đã có 146 947 trường hợp PT BCCV đơn thuần chỉ tính riêng ở Hoa Kỳ.



Phác đồ 48. Phẫu thuật bắc cầu chủ-vành


III. CHẨN ĐOÁN TRƯỚC MỔ

3.1. Lâm sàng

Cơn đau thắt ngực ổn định hoặc không ổn định.

Nhồi máu cơ tim (NMCT): mới xuất hiện hoặc đã có từ trước.

3.2. Cận lâm sàng

ECG: đa dạng và thay đổi theo giai đoạn: Thay đổi đoạn ST, hiện diện sóng Q...

Siêu âm tim: phát hiện vùng giảm động, vô động hoặc loạn động, có thể kèm giảm phân suất tống máu thất trái. Siêu âm tim qua thành ngực và qua thực quản còn có vai trò chẩn đoán bệnh van tim và các tổn thương khác kết hợp.

ECG và siêu âm tim gắng sức: giúp phát hiện thiếu máu cục bộ tim. Ở bệnh nhân có rối loạn chức năng thất trái, siêu âm tim với dobutamin giúp phát hiện vùng cơ tim còn sống (viable myocardium).

MSCT (từ 64 lát cắt trở lên): có vai trò tầm soát thương tổn cũng như chẩn đoán hẹp mạch vành với độ nhạy và độ đặc hiệu > 95%. MSCT cũng cho phép chẩn đoán tình trạng tắc hoặc hẹp nặng cầu nới ĐMV sau mổ.

SPECT: cho phép đánh giá chính xác các vùng cơ tim còn sống, ngủ đông hay đã chết.

Chụp ĐMV chọn lọc cản quang: là xét nghiệm không thể tthiếu để chỉ định phẫu thuật bắc cầu động mạch vành hoặc thông tim can thiệp. Chụp ĐMV cho biết số lượng và tính chất thương tổn, mức (lộ hẹp, mạch máu còn có thể bắc cầu cũng như đánh giá độ thông của cầu nối sau phẫu thuật hoặc sau can thiệp nội mạch.

Siêu âm nội mạch vành (IVUS): đánh giá bổ sung mức độ hẹp lòng mạch ở những trường hợp có hình ảnh hẹp không rõ ràng khi chụp mạch vành.

FFR (tractional flow reserve/ phân suất lưu lượng dự trữ ĐMV) FFR < 0,75-0,8 là có chỉ định can thiệp.

 

IV. CHỈ ĐỊNH PHẪU THUẬT CHUNG (THEO AHA/ACC 2004)

4.1. Hẹp thân chung ĐMV trái (hẹp > 50%)

4.2. Hẹp tương đương thân chung ĐMV trái (hẹp > 70% cả hai ĐMV mũ và ĐMV xuống trước trái).

4.3. Hẹp cả 3 thân chính ĐMV (lợi ích cao hơn khi phân suất tốn (máu < 50%).

4.4. Hẹp 2 thân chính ĐMV trong đó có hẹp nặng đoạn gần ĐMV xuống trước trái và kèm phân suất tống máu < 50% hoặc có biểu hiện thiếu máu cục bộ rõ rệt khi khảo sát không xâm nhập.

4.5. Hẹp 1 hay 2 thân ĐMV trong đó có tổn thương đoạn gần ĐMV xuống trước trái, có kèm vùng rộng cơ tim còn sống và có nguy cơ cao khi khảo sát không xâm nhập.

4.6. Điều trị nội khoa không hiệu quả và bệnh nhân có nguy cơ phẫu thuật thấp.

4.7. Thất bại với thông tim can thiệp tiên phát trên bệnh nhân cỏ tắc nghẽn đe dọa hoặc tình trạng huyết động không ổn định.

V. KỸ THUẬT BẮC CẦU CHỦ-VÀNH

5.1. Lượng giá nguy cơ phẫu thuật bằng chỉ số EuroSCORE II (EACTS 2011)

 

5.2. Tiến trình của PT BCCV qui ước (conventional CABG)

- Mở ngực đường giữa đồng thời lấy các mạch ghép.

- Thiết lập THNCT.

- Kẹp ngang động mạch chủ, truyền dung dịch làm liệt tim và nối các đầu xa.

- Mở kẹp động mạch chủ, cho tim đập lại và nối đầu gần (nếu có).

- Ngưng dần tuần hoàn ngoài cơ thể, cầm máu, đóng ngực.

 

5.3. Chọn loại mạch ghép sử dụng

Mạch ghép sử dụng bao gồm

Mạch ghép động mạch:

- Động mạch ngực trong trái và phải

- Động mạch quay

- Động mạch vị mạc nối phải

Mạch ghép tĩnh mạch: Tĩnh mạch hiển lớn

 

Các khuyến cáo sử dụng mạch ghép theo ACCF/AHA 2011 và STS 2015:

 

5.3.1. Động mạch ngực trong bên trái phải được nối với ĐMV xuống trước trái khi có chỉ định bắc cầu trên ĐMV xuống trước trái (loại I, mức chứng cứ B).

 

5.3.2. Động mạch ngực trong bên phải được nối với ĐMV xuống hước trái khi động mạch ngực trong trái không sử dụng được (loại IIa, mức chứng cứ C).

 

5.3.3. Khi điều kiện giải phẫu và lâm sàng thích hợp, sử dụng lliôm động mạch ngực trong phải nối vào nhánh bờ tù hoặc ĐMV phải (khi ĐMV phải hẹp nặng và tưới máu cho thất trái) phải được xem xét nhằm làm tăng sống còn và giảm mổ lại (loại IIa, mức chứng cứ B).

 

Phải xem xét việc sử dụng cả hai động mạch ngực trong cho bênh nhân không có nguy cơ cao của biến chứng xương ức. Khi sử dụng cả hai động mạch ngực trong thì phải dùng kỹ thuật lấy trần (Bkeletonization technique).

 

5.3.4. Tái tưới máu toàn bộ nên thực hiện ở bệnh nhân < 60 tuổi với ít bệnh nền kết hợp (loại IIb, mức chứng cứ C).

 

5.3.5 Mạch ghép động mạch cho ĐMV phải có thể thực hiện khi ĐMV phải hẹp > 90% (loại IIb, mức chứng cứ B).

 

5.3.6. Sử dụng động mạch quay có thể thực hiện khi hẹp nặng nhánh mũ (> 70%) và hẹp rất khít ĐMV phải (> 90%) và chi phối tưới máu cho thất trái (loại IIb, mức chứng cứ B). Cần lưu ý sử dụng chất chống co thắt trong và sau mổ khi sử dụng động mạch quay.

 

5.3.7. Mạch ghép động mạch không nên sử dụng cho ĐMV phái nếu ĐMV phải hẹp < 90% (loại III, mức chứng cứ C).

Có thể sử dụng động mạch vị mạc nối phải trong trường hợp thiếu mạch ghép động mạch.

 

Trên cơ sở khuyến cáo này có thể chọn lựa phối hợp các mạch ghép sau (dựa vào các yếu tố lâm sàng như tuổi, giới tính, bệnh nờn kèm theo, mức độ hẹp và chất lượng mạch vành):

 

1. Động mạch ngực trong trái: cầu nối động mạch ngực trong trái trái vào ĐMV xuống trước trái vẫn là tiêu chuẩn vàng.

 

2. Động mạch ngực trong phải: không sử dụng nếu bệnh nhân bị đái tháo đường khó kiểm soát đi kèm với BMI > 30.

3. Động mạch quay: tuổi < 60-65, không đái tháo đường hoặc đái tháo đường kiểm soát tốt.

4. Động mạch vị mạc nối: sử dụng hạn chế như là một động mạch có xuống, tưới máu chủ yếu cho hệ ĐMV phải và nhánh bờ tù thấp.

5. Tĩnh mạch hiển lớn: không sử dụng nếu có dãn tĩnh mạch, tiền sử viêm tắc tĩnh mạch.

Khuynh hướng mới là sử dụng cả hai động mạch ngực trong đồ thực hiện tất cả các miệng nối hoặc sử dụng toàn bộ các câu nôi đều là động mạch.

Để bảo đảm kết quả lâu dài cần tiến hành tái tưôi máu toàn bộ khi điều kiện cho phép. Theo định nghĩa tái tưới máu toàn bộ là klìi tỉ lệ tổng số cầu nối làm được chia cho số thân chính bị hẹp hoặc tắc lớn hơn hoặc bằng 1.

 

5.4. Đường mổ

Tùy theo phương thức phẫu thuật có thể chọn lựa:

1. Đường giữa xương ức toàn bộ: thường được sử dụng nhất

2. Đường nửa trên hoặc nửa dưới xương ức: dùng cho phẫu thuật ít xâm lấn

3. Đường cạnh xương ức: dùng cho phẫu thuật ít xâm lấn

4. Đường mở ngực trước bên: dùng cho phẫu thuật ít xâm lấn

 

5.5. Các phương thức phẫu thuật

BCCV qui ước (mở ngực đường giữa toàn bộ + THNCT hỗ trợ)

BCCV không sử dụng tuần hoàn ngoài cơ thể (OPCAB)

BCCV nhìn trực tiếp với xâm lấn tối thiểu (MIDCAB)

BCCV với trợ giúp của VATS (TECAB)

BCCV qua cổng (port-access CABG)

BCCV với trợ giúp của robot (Robotic CABG)

BCCV hybrid

 

5.6. Các loại cầu nối

5.6.1. Cầu nối đơn: một mạch ghép-một miệng nối.

Thường làm: Động mạch ngực trong trái-> ĐMV xuống trước trái; I >ộng mạch ngực trong phải-> ĐMV bờ tù; Tĩnh mạch hiển/động niíich quay -> ĐMV bờ tù/ ĐMV phải/ ĐMV liên thất sau...

 

5.6.2. Cẩu nối liên tiếp (sequential anastomosis)

Cầu nối liên tiếp dùng một mạch ghép

Thường làm: Động mạch ngực trong trái-> ĐMV chéo-> ĐMV xuống trưổc trái

Cầu nối liên tiếp dùng 2 mạch ghép hay phức hợp mạch ghép (composite gratt)

Thường làm Y/T gratt: Động mạch ngực trong tráiĐMV chéo-» DMV xuống trước trái Động mạch ngực trong phải-> ĐMV bờ tù-> ĐMV liên thất sau.

 

5.7. Biến chứng của PT BCCV

- Chảy máu

- Viêm xương ức-trung thất: tần suất 1-3% nhưng tử vong 20-25%.

- Rung nhĩ: 11-20%. xảy ra tạm thời và ngắn hạn sau mổ.

- Nhồi máu cơ tim chu phẫu: ít gặp nhưng rất nặng.

 

Nguyên nhân thường gặp:

1. Không thể tái tưới máu hoàn toàn.

2. Co thắt mạch ghép đặc biệt là động mạch quay.

3. Hẹp hoặc tắc miệng nối sớm

- Tai biến thần kinh: rất thay đổi từ sảng, cơn thiếu máu cục bộ não thoáng qua đến đột quị, liệt nửa người. Tần suất 3-11%.

- Tử vong:

1. Với PT BCCV đơn thuần và mổ chương trình: 0,5-3%.

2. Với PT BCCV kết hợp PT van tim, mổ chương trình: 3-5%.

3. PT BCCV mổ cấp cứu: 10-30%.

 

VI. PT BCCV LAI (HYBRID CABG)

Định nghĩa: PT BCCV lai là sự kết hợp giữa phẫu thuật brto cầu trên ĐMV xuống trước trái và thông tim can thiệp trên hơn mội nhánh ĐMV khác (ngoài ĐMV xuống trước trái).

 

Chỉ định:

1. Không đủ mạch ghép cần thiết

2. Bị giới hạn số cầu nối do động mạch chủ lên vôi hóa nặng hoặc mạch máu quá nhỏ

3. ĐMV xuống trước trái không thích hợp cho can thiệp nội mạch (vôi hóa, xoắn, tắc mạn)

4. ĐMV có kích thước nhỏ không phù hợp bắc cầu.






Hình 1. Phức hợp cầu nối chữ Y sử dụng 2 động mạch ngực trong



VII. PT BCCV KẾT HỢP VỚI CÁC PHẪU THUẬT TIM KHÁC

7.1. Các khuyến cáo

PT BCCV được chỉ định ở bệnh nhân cần phẫu thuật tim nếu có hụp > 50% thân chính ĐMV trái hoặc > 70% các nhánh chính khác (loại I, mức chứng cứ c).

Sử dụng động mạch ngực trong trái được khuyến cáo bắc cầu vào ĐMV xuống trước trái (loại IIa, mức chứng cứ C).

Nên PT BCCV cho bệnh nhân hẹp > 50% các nhánh chính ở bệnh nhân cần phẫu thuật ngoài tim (loại IIa, mức chứng cứ C).

 

7.2. Phẫu thuật kết hợp

PT BCCV kết hợp phẫu thuật tạo hình hoặc thay van hai lá.

PT BCCV kết hợp phẫu thuật thay van động mạch chủ.

PT BCCV kết hợp phẫu thuật tim khác.

 

VIII. ĐIỀU TRỊ NỘI KHOA SAU PHẪU THUẬT

8.1. Thuốc chống kết tập tiểu cẩu

Asirin 100-325 mg/ngày cần được dùng sớm (bắt đầu 6 giờ sau phẫu thuật) để giảm nguy cơ tắc sớm cầu nối tĩnh mạch và giảm các biến cố tim mạch khác nếu trước mổ chưa dùng aspirin (loại I mức chứng cứ B).

Clopidogrel 75 mg/ngày được chỉ định cho bệnh nhân dị ứng với aspirin hoặc được dùng kết hợp với aspirin sau hội chứng mạch vành cấp (loại IIa, mức chứng cứ C).

 

8.2. Thuốc kháng vitamin K

Được dùng khi bệnh nhân có thay van tim cơ học đi kèm hoặc rung nhĩ mạn. Duy trì INR tương tự như cho bệnh nhân được thay van tim cơ học.

 

8.3. Thuốc nhóm statin

Được chỉ định cho tất cả các bệnh nhân sau PT BCCV với mục tiêu hạ LDL-C < 70mg/dl.

 

8.4. Liệu pháp hormon thay thế

Estrogen, progesteron không được sử dụng ở bệnh nhân mãn kinh cần PT BCCV.

Triiodothyronine có lợi ở bệnh nhân bị suy giáp cần PT BCCV.

 

8.5. Các thuốc điều trị bệnh nền khác

Như bệnh tăng huyết áp, bệnh đái tháo đường, bệnh thận mạn, bệnh động mạch ngoại vi.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hillis D, Smith PK, Anderson JL et al. 2011ACCF/AHA Guideline for Coronary Artery Bypass Graft Surgery. American Colỉege of Cardiology Foundatỉon, American Heart Association Task Force on Practice Guideline, American Association for Thoracic Surgery Society of Cardiovascular Anesthesiologists, Society of Thoracic Surgeons. J Am Coll Cardiol 2011;58.

2. Windecker s, Kolh p, Aỉfonso Fet al. 2014 ESC/EACTS Guidelines on myocardial I vaxcularizatỉon. The TaskForce on Myocardial Revascuiarization of the European Society of Cardiology (ESC) and the European Association for Cardỉo-Thoracic Surgery (EACTS). Developed with the special contribution of the European Association of Percutaneous CariscularTnterventions (EAPCI). European Heart Journaỉdoi:10.1093/eurheartj/ehu278.

3. Kirklin JW, Barrat-Boyes B. Cardỉac Surgery, 4th edition, 2013. Chapter 7, p.354-428.

4. LH Cohn. Cardiac Surgery in Adult, 3rd edition. Mc Graw Hill 2008. Chapter 22.


Phác đồ điều trị bệnh tim mạch năm 2018 (Toàn tập 86 Phác đồ điều trị tim mạch 2018)

Danh mục dược lý của thuốc đầy đủ của Blog Học Chia sẻ.

Phổ biến trong tuần

Tin mới