CHĂM SÓC BỆNH NHÂN VIÊM NỘI TÂM MẠC - ĐIỀU DƯỠNG NỘI TẬP 1
Bài 8
CHĂM SÓC BỆNH NHÂN VIÊM
NỘI TÂM MẠC
1.
BỆNH HỌC CỦA VIÊM NỘI TÂM MẠC NHIỄM KHUẨN
Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn là bệnh nhiễm trùng màng trong tim, tổn
thương chủ yếu là các van tim, nhưng lớp nội mạc của buồng tim, các mạch máu
lớn cũng bị tổn thương trong bối cảnh lâm sàng chung, do nhiều tác nhân gây bệnh
và nhiều đường vào khác nhau cuối cùng khu trú ở nội tâm mạc. Tổn thương với
đặc trưng là loét và sùi nhất là các van tim, đứng hàng đầu là van hai lá rồi
đến van động mạch chủ, van ba lá ít gặp hơn.
Viêm nội tâm mạc xảy ra trên các van tim, đa số bệnh nhân bị nhiễm khuẩn,
tuổi thưòng gặp < 50, nam nhiều hơn nữ, 60-80% bệnh nhân có tiền sử bị bệnh
tim trước đó chủ yếu là bệnh van tim, hay gặp van hai lá rồi đến van động mạch
chủ, 10-20% do sa van hai lá, bệnh tim bẩm sinh.
Các bệnh tim thoái hóa cũng là cơ sở đưa đến viêm nội tâm mạc, đặc biệt là
hẹp van động mạch chủ vôi hóa ở người già, hiếm hơn phì đại vách không đối
xứng, hội chứng Marfan, hẹp van động mạch chủ do giang mai và 20-40% không có
bệnh tim từ trước.
Viêm nội tâm mạc ở bệnh nhân tiêm chích ma túy thường gặp ở nam giới trẻ
tuổi không có bệnh tim. Da thường là nguồn lây nhiễm chủ yếu, trong đó van ba
lá thường hay bị tổn thương nhất.
Viêm nội tâm mạc ở bệnh nhân mang van nhân tạo chiếm 10-20%, đa số là nam
giới, van động mạch chủ thường bị hơn van hai lá, tổn thương thường cạnh van
trên đường khâu van nhân tạo với vòng van. Bệnh thường xảy ra trong tuần đầu
hay trong năm đầu sau phẫu thuật chiếm 1-2% trường hợp.
Người ta phân biệt 2 thể chủ yếu của viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn sau:
- Viêm
nội tâm mạc ác tính cấp: tiến triển nhanh, xuất hiện trên một nội tâm mạc lành,
thể này nặng nề, gây tử vong nhanh và thường trong bối cảnh nhiễm trùng huyết.
Tổn thương giải phẫu bệnh là loét, ăn mòn, sau cùng là thủng các van, có thể
đứt các dây chằng, loét sùi có thể gây nên áp xe ở một số phủ tạng như gan,
lách, thận. Thể này được gọi là ác tính vì trước khi có kháng sinh tử vong là
100%.
-
Viêm nội tâm mạc bán cấp nhiễm khuẩn Jaccoud-Osler: là tổn thương loét sùi
xảy ra trên các bệnh van tim, tim bẩm sinh có trước. Vi khuẩn gây bệnh được
phát hiện nhờ cấy máu hoặc giải phẫu tử thi với cấy mủ ở nơi tổn thương. Trước
khi có kháng sinh, đây là một bệnh nặng tử vong 100%, nhưng từ khi có kháng
sinh tỉ lệ tử vong có giảm nhưng vẫn còn là bệnh nặng.
Đa số trường hợp vi khuẩn gây bệnh là liên cầu, thường
là liên cầu nhóm D, là vi khuẩn thường gặp trong Osler, ít nhạy cảm với penicillin. Liên cầu tan huyết a và liên cầu tan huyết p rất nhạy cảm với
penicillin, ngoài ra còn gặp viêm nội tâm mạc do liên cầu. Hiện nay, tụ cầu là
vi khuẩn cũng hay gặp là do nhiễm trùng huyết sau nạo phá thai (loại này thường
nặng, tỉ lệ tử vong cao do đề kháng với nhiều loại kháng sinh). Ngoài ra cũng
có thể gặp viêm nội tâm mạc do trực trùng Salmonella, Brucella.
Đường
xâm nhập |
Tổn thương |
Vi khuẩn |
Răng, miệng |
Nhổ răng, u hạt dính liên cầu |
Liên cầu |
Tai mũi họng |
Viêm họng, viêm tai, cắt amydan, viêm
xoang |
Liên cầu D, liên cầu |
Tiết niệu |
Thông tiểu, soi bàng quang, mổ tiết niệu |
Liên cầu D, tụ cầu vàng, trực khuẩn Gr
(-) |
Phụ khoa |
Phá thai, sinh đẻ, viêm nôi mạc tử cung |
Tụ cầu, liên cầu D |
Da |
Bỏng, bệnh về da |
Tụ cầu |
Tiêu hóa |
Viêm túi mật, u tiêu hóa |
Liên cầu, tụ cầu |
Ống thông |
Dụng cụ |
Tụ cầu |
Shunt thận nhân tạo |
Dụng cụ, qua chỗ chọc |
Trực khuẩn Gr (-), tụ cầu |
Dùng ma túy |
Qua tiêm chích |
Trực khuẩn Gr (-) |
Mổ tim |
Dụng cụ, qua vết mổ |
Nấm men, tụ cầu |
1.3.
Triệu
chứng lâm sàng
Bệnh nhân thường bất đầu bởi sốt không rõ nguyên nhân trên bệnh nhân bị
bệnh tim, vì vậy nếu bệnh nhân có mắc bệnh tim mà sốt không rõ nguyên nhân trên
10 ngày, kèm suy nhược cơ thể, kém ăn, xanh xao phải nghĩ đến viêm nôi tâm mạc
bán cấp nhiễm khuẩn (Osler),
cần nghĩ đến bệnh viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn và phải thăm dò chẩn đoán bằng
cách:
- Xét
nghiệm nước tiểu để tìm protein và bạch cầu niệu.
- Cấy
máu nhiều lần, không nên cho kháng sinh làm cấy máu trở nên âm tính.
-
Đôi khi bệnh có thể bắt đầu bằng một tai biến
mạch máu não với liệt nửa người hay nhồi máu các phủ tạng.
Thường sau vài tuần các triệu chứng rõ dần với:
- Sốt
và suy nhược cơ thể: sốt dao động kèm rét run hoặc sốt kiểu làn sóng, nhiệt độ
39-400C xen kẽ những đợt không sốt do đó phải cặp nhiệt mỗi 3 giờ một
lần, da xanh, gầy và thiếu máu.
- Nghe
tim: bệnh tim từ trước thường không thay đổi. Theo thứ tự thường gặp là bệnh hở
van động mạch chủ, hở van hai lá, hẹp van hai lá, bệnh van ba lá và van động
mạch phổi hiếm gặp hơn. Bệnh tim bẩm sinh như còn ống đông mạch, thông liên
thất, hẹp động mạch phổi, hẹp dưới van động mạch chủ, hẹp eo động mạch chủ, tứ
chứng Fallot.
- Ngón
tay dùi trống rất có giá trị chẩn đoán trên bệnh tim có sốt nhưng dấu hiệu này
thường muộn, ngoài ra xuất huyết dưới da, niêm mạc cũng có thể gặp.
- Lách
to: thường 2-4 cm dưới bờ sườn, rất có giá trị chẩn đoán nhất là khi phối hợp
với bệnh tim có sốt.
- Thận:
kinh điển là đái máu đại thể hay vi thể, protein niệu gặp trong 70% trường hợp.
- Các
dấu chứng khác: tắc các động mạch, có thể gặp các động mạch sau:
+ Tắc mạch não
gây liệt nửa người.
+ Tắc mạch chi
gây đau, da xanh tái, lạnh.
+ Tắc mạch lách
gây đau hạ sườn trái, lách to nhanh.
+ Tắc mạch mạc
treo: đau bụng.
+ Tắc
mạch thận: đau thắt lưng dữ dôi, đái ra máu, thường vô niệu phản xạ trong 3 giờ
đầu.
+ Nhồi
máu phổi: đau ngực, ho ra máu, khó thở.
+ Viêm
màng não mủ, xuất huyết màng não.
+ Tắc
mạch kết mạc mắt.
-
Công thức máu: hồng cầu giảm, bạch cầu tăng.
-
Làm điện tâm đồ, chụp X quang phổi.
-
Soi đáy mắt: tắc động mạch võng mạc.
-
Ure
máu thường tăng > 0,5 g/lít.
- Điện di protein: globulin tăng.
- Cấy máu: làm 9 lần trong 3 ngày liên tiếp,
lúc nhiệt độ tăng cao và trên nhiều môi trường khác nhau.
- Siêu âm tim: hiện nay được coi là xét
nghiệm có độ nhạy chẩn đoán cao, ngoài ra còn cho phép theo dõi tiến triển của
bệnh. Với kỹ thuật siêu âm 2 bình diện người ta có thể xác định được sự hiện
diện của tổn thương sùi trên các van tim, siêu âm có thể phát hiện được đứt dây
chằng hay thủng van tim. Nếu thấy tổn thương sùi thì chẩn đoán chắc chắn mặc dù
cấy máu âm tính, ngược lại không thấy tổn thương sùi không loại trừ chẩn đoán.
1.4.
Chẩn đoán viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn
Áp dụng
tiêu chuẩn chẩn đoán lâm sàng của Duke năm 1994.
Gồm có 2 tiêu chuẩn chính
+ Vi khuẩn đặc
hiệu phân lập được trong hai lần cấy máu riêng biệt.
+ Cấy
máu dương tính tồn tại.
-
Bằng chứng tổn thương nội tâm mạc:
+ Siêu
âm dương tính.
+ Hở
van mới xuất hiện.
Gồm 6 tiêu chuẩn phụ:
- Yếu tố thuận lợi: tim, dùng thuốc đường tĩnh mạch.
- Biểu
hiện: tắc mạch, phồng mạch, xuất huyết.
- Biểu
hiện miễn dịch: viêm cầu thận, yếu tố thấp.
- Bằng
chứng vi sinh học: cấy máu dương tính nhưng không có đủ các tiêu chuẩn chính,
cấy huyết thanh học nhiễm khuẩn cấp.
-
Siêu âm tim: có dấu viêm nôi tâm mạc nhiễm khuẩn
nhưng không có các dấu hiệu chính.
+ Vi khuẩn: cấy
máu hay sùi gây tắc mạch hay áp xe trong tim.
+ Tổn thương
giải phẩu bệnh: sùi, áp xe trong tim, mô học xác định.
- Tiêu
chuẩn lâm sàng: được chẩn đoán xác định viêm nội tâm mạc khi có:
+ 2 tiêu chuẩn
chính, hoặc
+ 1 tiêu chuẩn chính
và 3 tiêu chuẩn phụ, hoặc
+ 5
tiêu chuẩn phụ.
1.5.1.
Viêm
nội tâm mạc nhiêm trùng bán cấp cấy máu âm tính
- Viêm
nôi tâm mạc nhiễm trùng bán cấp cấy máu âm tính chỉ khi cấy máu liên tục 9 lần trong
3 ngày trên nhiều môi trường khác nhau đều âm tính, nhưng có thể tìm thấy vi
khuẩn trên các tổn thương khi giải phẫu tử thi.
- Đặc
điểm của viêm nội tâm mạc bán cấp nhiễm trùng cấy máu âm tính là:
+ Hay gặp trên
những bệnh nhân bị tổn thương van động mạch chủ.
+ Thường kèm
theo các biến đổi nội tạng.
+ Hay kèm thiếu
máu, giảm bạch cầu, táng globulin.
+ Bệnh thường
nặng, tỉ lệ tử vong cao mặc dù điều trị tích cực.
- Người
ta chưa rõ nguyên nhân vì sao thể này cấy máu âm tính, nhưng có những nhận xét
sau:
+ Trong lách có
sự nang hóa của vi khuẩn.
+ Một số bệnh
nhân kèm theo sốt phát ban, lupus ban đỏ rải rác.
+ Globulin
thường tăng.
Thường gặp trong 10-15% trường hợp, bệnh hay xuất hiện
sau nhiễm trùng sinh dục, tiết niệu, bệnh đáp ứng với penicillin liều cao kết
hợp với gentamicin, bệnh có xu hướng hay tái phát.
-
Nhiễm trùng da, tiết niệu và sinh dục.
-
Thường gặp tổn thương trên van ba lá.
-
Lâm sàng biểu hiện suy tim không hồi phục.
-
Tỉ lệ tử vong cao mặc dù điều trị tích cực.
Chiếm 8-12% trường hợp. Biểu hiện lâm sàng với đái máu,
ure máu cao, phù và tăng huyết áp, tiên lượng xấu.
1.5.5.
Viêm
nội tâm mạc bán cấp trên bệnh tim bẩm sinh
Thường hay gặp là tụ cầu.
1.5.6.
Viêm
nội tâm mạc trên phẫu thuật tim kín hoặc hở
Biểu hiện sớm 3-5 ngày sau phẫu thuật, hay gặp là tụ
cầu và các vi khuẩn khác.
Chủ yếu sử dụng kháng sinh theo kháng sinh đồ.
Tùy theo tình trạng huyết động học mà chỉ định can
thiệp.
Vô trùng tuyệt đối các dụng cụ phẫu thuật, các dụng cụ
thám khám. Sử dụng kháng sinh cho các bệnh nhân có bệnh tim mắc phải hoặc bệnh
tim bẩm sinh khi có can thiệp thủ thuật hay phẫu thuật.
Khi chưa có kháng sinh, tỉ lệ tử vong 100%, từ khi có
kháng sinh tiên lượng có khá hơn, tuy nhiên tỉ lệ tử vong còn cao 20-40%. Tiên
lượng bệnh phụ thuộc vào các yếu tố sau:
-
Không tìm thấy đường vào của vi khuẩn.
-
Biểu hiện suy thận nặng, tắc mạch hay suy tim
sớm.
-
Tái phát sau 2 tháng tuy đã điều trị tận gốc.
Tiến triển: thường khỏi trong các trường hợp điều trị
sớm. Tuy nhiên di chứng của bệnh như viêm thận mạn với tăng ure máu, tai biến
mạch máu não với liệt nửa người, tiên lượng còn phụ thuộc vào bệnh tim có trước
và một số trường hợp tử vong do suy thận hay tắc mạch.
2.
CHĂM SÓC BỆNH NHÂN BỊ VIÊM NỘI TÂM MẠC
NHIỄM KHUẨN
Khi bệnh nhân vào điều trị tại khoa, ngưòi điều dưỡng
phải quan sát và đánh giá tình trạng của bệnh nhân kịp thời, đồng thòi có thái
độ tiếp xúc tốt với bệnh nhân.
-
Có bị nhiễm khuẩn, hay bị sốt kéo dài trước khi
bị bệnh không?
-
Có bị đau họng hay bị viêm da không?
-
Bệnh nhân có biết mình bị bệnh tim mạch từ trước
hay không?
-
Người bệnh có bị tiêm chích hay can thiệp phẫu
thuật nào không?
-
Nước tiểu bình thường hay ít, nước tiểu màu vàng
hay đỏ?
-
Có bị đau đầu, liệt nửa người, hay đau chi không?
-
Trong gia đình đã có ai bị như vậy không?
-
Bị như vậy lần đầu hay lần thứ mấy?
-
Bệnh nhân có đau ngực, ho ra máu, khó thở không?
-
Tình hình sử dụng thuốc và diễn biến của bệnh
-
Tình trạng tinh thần bệnh nhân, vấn đề đi lại
của bệnh nhân.
-
Tình trạng hô hấp của bệnh nhân.
-
Quan sát số lượng và màu sắc nước tiểu.
-
Có thể quan sát thấy các dấu hiệu ngoài da như
nhọt hay các sẹo cũ.
-
Dấu xuất huyết dưới da, niêm mạc cũng có thể
gặp.
-
Các dấu chứng khác: tắc các động mạch: động mạch
chi, não, phổi.
2.1.3.
Nhận
định bằng thăm khám
-
Đo số lượng nước tiểu, màu sắc.
-
Nghe tiếng tim rất có giá trị, khi tiếng tim
thay đổi.
-
Khám bụng để xem lách có lớn không.
-
Khám các động mạch xem có bị tắc không.
-
Thực hiện các xét nghiệm cần thiết.
2.1.4.
Thu
thập các thông tin khác
Thu nhận thông tin qua hồ sơ và qua gia đình bệnh nhân.
Một số chẩn đoán điều dưỡng có thể có ở bệnh nhân viêm nội
tâm mạc là:
-
Táng thân nhiệt do nhiễm trùng.
-
Nguy cơ bội nhiễm phổi do nằm lâu.
Qua khai thác các dấu chứng trên giúp cho ngưòi điều
dưỡng có được chẩn đoán điều dưỡng. Người điều dưỡng cần phân tích, tổng hơp và
đúc kết các dữ kiện để xác định nhu cầu cần thiết của bệnh nhân, từ đó đưa ra
các chẩn đoán và lập ra kế hoạch chăm sóc. Khi lập kế hoạch chăm sóc phải xem
xét đến toàn trạng bệnh nhân, đề xuất vấn đề ưu tiên, vấn đề nào cần thực hiện
trước và vấn đề nào thực hiện sau.
-
Để bệnh nhân nghỉ ngơi thích hơp.
-
Ăn
đầy đủ náng lượng, hạn chế muối và nước uống theo chỉ định.
-
Vệ sinh hàng ngày da và tai mũi họng, tránh bị
nhiễm khuẩn thêm.
-
Bệnh nhân phải đươc nghỉ ngơi, không được gắng
sức
-
Cho bệnh nhân uống thuốc và tiêm thuốc theo chỉ
định
-
Làm các xét nghiệm theo yêu cầu.
-
Mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở.
-
Theo dõi số lương nước tiểu và màu sắc.
-
Theo dõi sự thay đổi tiếng tim hàng ngày.
-
Theo dõi tình trạng tắc mạch ngoại vi.
-
Theo dõi một số xét nghiệm như: protein niệu,
hồng cầu niệu, điện tim, siêu âm tim, ure và creatinin máu, nếu có bất thường
phải báo cho bác sĩ ngay.
Bệnh nhân và gia đình cần phải biết về nguyên nhân,
cách phát hiện bệnh và thái độ xử trí cũng như cách chăm sóc bệnh viêm nội tâm
mạc nhiễm khuẩn.
Biết được tiến triển và các biến chứng của viêm nội tâm
mạc nhiễm khuẩn, cũng như cách phòng bệnh viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn.
2.4.
Thực hiện
kế hoạch chăm sóc
2.4.1.
Thực
hiện chăm sóc cơ bản
-
Đặt bệnh nhân nghỉ ngơi, nằm đầu ở tư thế đầu
cao.
-
Nghỉ ngơi tại giường, hạn chế vận động. Các đồ
dùng các nhân của bệnh nhân phải để một nơi thật thuận tiện để bệnh nhân dễ sử
dụng, hạn chế vận động nhiều. Việc nghỉ ngơi tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh
nhân, nhất là tình trạng tim mạch.
-
Luôn giữ ấm cơ thể bệnh nhân, không dùng nước
lạnh tắm hay rửa tay chân cho ngưòi bệnh.
+ Nước uống: cần căn cứ
vào tình trạng suy tim, tình trạng phù hay tình trạng khó thở mà lượng nước đưa
vào cho phù hơp từng bệnh nhân. Nếu không có tình trạng suy tim thì lượng nước
đưa và kể cả ăn và uống khoảng 500 ml /ngày, cộng với lượng nước tiểu trong
ngày.
+ Lượng đạm: cần tăng cường
dinh dưỡng cho bệnh nhân, nói chung không có hạn chế protein trong những trường
hơp này, tuy nhiên khi có tình trạng tăng ure máu thì lượng đạm cần hạn chế.
+ Vệ sinh hàng ngày cho
bệnh nhân: hàng ngày vệ sinh răng miệng và da để tránh các ổ nhiễm khuẩn, phát
hiện sớm các ổ nhiễm trùng để có hướng điều trị cho bệnh nhân. Áo, quần, vải trải giường và
các vật dụng khác phải luôn đươc sạch sẽ. Phải giúp bệnh nhân thông khí phổi
tốt, tránh nằm lâu gây bội nhiễm phổi.
-
Thuốc dùng: thực hiện đầy đủ các y lệnh khi dùng
thuốc, như: các thuốc tiêm, thuốc uống. Trong quá trình dùng thuốc nếu có bất
thường phải báo cho bác sĩ biết.
+ Các
xét nghiệm về máu như: ure, creatinin, điện giải đồ, ASLO.
+ Các
xét nghiệm về điện tim, siêu âm tim, soi đáy mắt.
+ Các xét nghiệm về nước
tiểu: hàng ngày phải theo dõi kỹ số lượng nước tiểu và màu sắc. Lấy nước tiểu
xét nghiệm phải đảm bảo đúng quy trình. Các xét nghiệm cần làm là: protein, các
tế bào, vi trùng.
-
Dấu hiệu sinh tồn: hàng ngày phải theo dõi sát
tình trạng mạch, nhiệt, huyết áp, nhịp thở của bệnh nhân.
-
Theo dõi các triệu chứng khác:
+ Nước
tiểu: theo dõi về số lượng, màu sắc.
+ Theo
dõi sự thay đổi tiếng tim.
+ Điện
tâm đồ, siêu âm tim, chức năng thận, protein niệu.
-
Theo dõi vấn đề cấy máu và kháng sinh đồ.
-
Theo dõi các biến chứng của viêm nội tâm mạc
cấp.
-
Để bệnh nhân và gia đình biết về tình hình bệnh
tật.
-
Các biến chứng có thể xảy ra nếu không đươc điều
trị tốt.
-
Để bệnh nhân biết về chế độ nghỉ ngơi và sinh
hoạt.
-
Cần có chế độ ăn, uống thích hợp.
-
Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, chú ý răng, miệng, da
và tai mũi họng.
-
Điều trị triệt để các ổ nhiễm trùng.
-
Đăng ký theo dõi và định kỳ tái khám.
-
Nếu có can thiệp thì các dụng cụ và môi trường
phải tuyệt đối vô trùng.
Đánh giá tình trạng bệnh nhân sau khi đã thực hiện y lệnh và thực hiện kế
hoạch chăm sóc so với lúc ban đầu, xem những vấn đề gì tốt vấn đề gì còn tồn
tại hay những vấn đề gì phát sinh mới... của ngưòi bệnh để đánh giá và bổ sung
vào kế hoạch chăm sóc, cụ thể:
- Đánh
giá tình trạng sốt có cải thiện không?
- Đánh
giá số lượng, màu sắc của nước tiểu so với ban đầu.
- Các
dấu hiệu sinh tồn (đặc biệt nhịp tim) có gì bất thường không?
-
Đánh giá qua nghe sự thay đổi tiếng tim.
-
Mức độ tổn thương van tim qua siêu âm.
-
Các biến chứng của bệnh và vấn đề giáo dục sức
khoẻ như thế nào?
-
Đánh giá chăm sóc điều dưỡng cơ bản có được thực
hiện và có đáp ứng được với yêu cầu của người bệnh không?
-
Những vấn đề sai sót hoặc thiếu cần bổ sung vào
kế hoạch chăm sóc.
LƯỢNG
GIÁ
1.
Kể được các vi khuẩn có thể gây bệnh viêm nội
tâm mạc.
2.
Trình bày được các triệu chứng lâm sàng của viêm
nội tâm mạc nhiễm khuẩn.
3.
Trình bày được các thể lâm sàng của viêm nội tâm
mạc nhiễm khuẩn.
4.
Đánh dấu x vào câu trả lời đúng sau.
A.
□ Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn thưòng xảy ra ở
tuổi sơ sinh.
B.
□ Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn thưòng xảy ra
trên bệnh nhân có
bệnh tim.
C.
□ Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn là bệnh tự miễn.
D.
□ Hạn chế nước và muối khi có suy tim.
E.
□ Thể cấy máu âm tính tiên lượng nặng hơn thể
cấy máu dương tính.
F.
□ Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn có thể gặp ở
những người tiêm chích ma tuý.
5.1.
Tuổi thường gặp của viêm nội tâm mạc nhiễm
khuẩn:
5.2.
Tiên lượng nặng của bệnh viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn
phụ thuộc vào các yếu tố sau đây, ngoại trừ:
b.
Không tìm thấy đường vào của vi khuẩn.
* Trong Sách điều dưỡng nội tập 1, có 21 bài chăm sóc sẽ được cập nhật đầy đủ. Tài liệu là sách đã cũ, Blog Học Chia sẻ chỉ cập nhật bài viết nguyên bản chưa cập nhật mới về các số liệu. Hy vọng chỉ giúp các bạn về kiến thức nền cơ bản.