CHĂM SÓC BỆNH NHÂN THẤP TIM - ĐIỀU DƯỠNG NỘI TẬP 1
Bài 4
MỤC TIÊU
1. Trình bày được nguyên
nhân, các triệu chứng lâm sàng của thấp tim
2. Trình bày được các tiêu
chuẩn chẩn đoán thấp tim
3.
Lập và thực hiện được qui trình chăm sóc bệnh nhân bị thấp tim
1. BỆNH HỌC CỦA THẤP TIM
Thấp tim là một bệnh viêm nhiễm toàn thể biểu hiện ở nhiều
cơ quan mà chủ yếu là ở khớp và tim. Bệnh có những đặc điểm sau:
-
Là hậu quả chậm của viêm đường hô hấp trên do liên
cầu tan máu nhóm A.
-
Thường xuất hiện thành nhiều đợt cấp, cách nhau nhiều
tháng, nhiều năm.
-
Cơ chế bệnh sinh chưa được biết
rõ, người ta
nghĩ nhiều đến tự miễn.
-
Thương tổn van tim có thể mạn tính,
tiến triển đưa đến suy tim.
-
Có thể phòng bệnh được hữu hiệu.
- Thấp tim là hậu quả của những đợt thấp khớp cấp. Thấp khớp là những đợt
viêm khớp do nhiễm liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A. Không phải mọi
typ liên cầu đều gây thấp tim. Nếu căn cứ vào protein M thì có khoảng 60 typ khác nhau, liên cầu gây viêm
họng thuộc typ 1, 2, 4, 12.
-
Ngoài ra, có một số yếu tố thuận lợi khác, như:
+ Tuổi trẻ, nhất là từ 5-15 tuổi
+ Mùa lạnh ẩm làm dễ viêm họng.
+
Sinh hoạt, vật chất: những tập thể sống chen chúc, chật
chội, thiếu thốn.
Thay đổi tuỳ theo cơ quan bị tổn
thương.
-
Đột ngột với sốt cao, dấu nhiễm
độc nếu biểu hiện viêm khớp là chính.
-
Thường từ từ không rõ, sốt nhẹ nếu biểu hiện viêm tim
là chính.
Điển hình là viêm nhiều khớp cấp với
sưng, nóng, đỏ và rất đau. Giới hạn cử động nhiều, hồi phục nhanh trong vòng từ
2-3 tuần nhất là khi có điều trị và lành không để lại di chứng. Thường gặp ở các khớp lớn:
đầu gối, khuỷu tay, co tay, co chân, vai. Tuy nhiên cũng có trường hợp không điển hình,
thậm chí không có biểu hiện khớp, chỉ viêm một khớp và khớp nhỏ hay những khớp
ít khi bị như: khớp hàm, xương sống, xương ức, hoặc chỉ đau khớp nhưng không có
sưng, nóng, đỏ.
Viêm tim là biểu hiện nặng nhất của thấp tim. Có thể biểu
hiện ở các kiểu sau:
- Viêm màng trong tim: thưòng gặp là tiếng thổi tâm thu ở mỏm tim,
triệu chứng của hở van hai lá, hãn hữu có thổi tâm trương ở đáy tim là triệu chứng rất có giá
trị để chẩn
đoán hở van động mạch chủ.
- Viêm cơ tim: biểu hiện bằng hai tiếng tim mờ, hoặc suy tim với nhịp
nhanh, có tiếng ngựa phi, ngoại tâm thu, tim to, trên điện tim có rối loạn dẫn
truyền nhĩ - thất, với khoảng PR kéo dài đến bloc nhĩ - thất hoàn toàn.
-
Viêm màng ngoài tim: thường biểu hiện tiềm tàng, triệu chứng chính là
đau vùng trước tim, tiếng cọ màng ngoài tim. Điện tim có biểu hiện đoạn ST chênh
lõm lên trên, sóng T thấp và đảo ngược.
- Thần kinh: múa giật là những cử động không tự ý, nhanh, biên độ lớn ở
chi, co, mặt. Trương lực cơ giảm, xuất hiện muộn và thường gặp ở trẻ nữ, có sốt
nhẹ hay không sốt.
+
Nốt dưới da (meynet): đường kính vài mm đến 2 cm, thường ở mặt duỗi các khớp
lớn, mật độ chắc, không đau, không có dấu hiệu viêm, xuất hiện muộn.
+
Ban đỏ vòng: dát hay sẩn, kích thước thay đổi, khi lan rộng thì mặt
da ở trung tâm trở lại bình thường, có thể phối hợp thành nhiều vòng cung, không thâm nhiễm, thay đổi nhanh, thưòng gặp ở
thân và gốc chi.
- Thận: gây viêm thận từng đợt với protein niệu nhẹ, có thể gặp viêm cầu
thận cấp thể lan toả.
-
Phổi, màng phổi: gây tràn dịch
màng phổi, phù phổi sung huyết một hoặc hai bên.
-
Bụng: đau bụng có khi nhầm với
ruột thừa viêm.
1.4.1.
Biểu hiện của phản ứng viêm cấp
-
Tốc độ máu lắng tăng cao, thưòng lớn hơn
100 mm trong giờ đầu.
-
Bạch cầu tăng: 10.000-15.000 /mm3,
chủ yếu là đa nhân trung tính.
-
Điện di: tăng globulin a2 và Y.
-
Protein phản ứng C (C. Reactive
protein, CRP) dương tính.
1.4.2.
Biểu hiện nhiễm liên cầu
-
Cấy dịch họng tìm liên cầu: khá
hiếm, ngoài đợt viêm thì 90% là âm tính.
-
Kháng thể kháng liên cầu tăng trong máu.
-
ASLO lớn hơn 500 đơn vị Todd /ml.
-
Antistreptokinase lớn hơn 6 lần bình thường.
-
Antihyaluronidase lớn hơn 20.000 đơn vị.
Có rối loạn dẫn truyền nhĩ - thất, PR kéo dài.
Bóng tim bình thường hay hơi lớn.
Khó khăn trong đợt thấp đầu tiên. Chẩn đoán dựa vào tiêu chuẩn của Jones.
-
Tốc độ máu lắng tăng, bạch cầu táng, CRP(+).
-
Tiền sử thấp hay bị bệnh tim sau
nhiễm liên cầu.
1.5.1.3. Tiêu chuẩn mới bị nhiễm liên cầu
-
Tăng dần nồng độ kháng thể kháng liên cầu.
-
Vừa bị bệnh tinh hồng nhiệt (Scarlatine).
Khi chẩn đoán thấp tim phải có 2 tiêu
chuẩn chính, hoặc 1 tiêu chuẩn chính và 2 tiêu chuẩn phụ và mới bị nhiễm liêu
cầu.
- Siêu âm 2 bình diện có thể thấy tràn dịch màng tim, các biến đổi các
van tim mức độ rối loạn chức năng tim.
-
Siêu âm Doppler: phát hiện hở van
hai lá, van ĐMC, đánh giá mức độ hở.
-
Để bệnh nhân nằm nghỉ ngơi tại giường trong đợt sốt thấp
khớp.
- Điều trị nhiễm liên cầu khuẩn bằng penicillin G trong 10 ngày hoặc
benzathin penicillin: 1 liều duy nhất /1 tháng. Hoặc dùng erythromycin nếu dị
ứng với penicillin.
- Nếu khớp đau thì điều trị với aspirin và corticoid. Các thuốc này cần
uống sau ăn
no.
-
Hướng dẫn bệnh nhân nghỉ ngơi, ăn uống, vệ sinh răng miệng, cần thiết phải
điều trị thuốc penicillin dự phòng liên tục, khám lại định kỳ 3 tháng /1 lần.
2. CHĂM SÓC BỆNH NHÂN BỊ THẤP TIM
Khi bệnh nhân vào viện được chẩn đoán là
thấp tim, người điều dưỡng tiếp xúc với bệnh nhân cần phải có thái độ thông cảm, động
viên để bệnh nhân cảm thấy an tâm và hợp tác điều trị.
-
Bệnh nhân được chẩn đoán thấp tim
từ bao giờ?
-
Có bị sưng đau các khớp không?
-
Tính chất đau các khớp như thế
nào?
-
Công tác điều trị dự phòng như thế
nào?
-
Có dị ứng với penicillin hoặc
thuốc nào khác không?
-
Đi tiểu có bình thường không?
-
Gia đình có ai bị thấp không?
-
Điều kiện kinh tế và sinh hoạt trong gia
đình.
-
Ngưòi điều dưỡng vừa hỏi bệnh vừa
quan sát xem bệnh nhân có khó thở không, da, sắc mặt như thế nào? Tình trạng
tinh thần của bệnh nhân.
-
Quan sát các khớp: có sưng, đỏ...
-
Quan sát màu sắc, số lượng nước
tiểu nếu có.
-
Các dấu sinh tồn: mạch, nhiệt,
huyết áp, nhịp thở.
-
Y bạ, giấy giới thiệu đến khám.
-
Đơn thuốc bệnh nhân đã đi khám từ trước
khi vào viện.
-
Tiền sử bệnh tật, dị ứng thuốc,
các xét nghiệm nếu có...
Một
số chẩn đoán điều dưỡng chính có thể gặp ở bệnh nhân bị thấp tim khi nhận định
như sau:
-
Tăng thân nhiệt do nhiễm trùng ở họng.
-
Sưng, đau các khớp do các khớp bị
viêm.
-
Bệnh nhân mệt mỏi, ăn uống kém do tình trạng
nhiễm trùng.
-
Nguy cơ suy tim do công tác điều
trị và chăm
sóc không tốt.
Qua nhận định tình hình người điều dưỡng cần phân
tích, tổng hợp, thu thập các dữ kiện để lập ra kế hoạch chăm sóc cụ thể.
-
Để bệnh nhân nghỉ ngơi, nằm ở tư
thế dễ chịu nhất.
-
Giải thích cho bệnh nhân và gia
đình về tình trạng bệnh.
-
Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và
hợp vệ sinh.
-
Cho bệnh nhân uống thuốc và tiêm
thuốc theo chỉ định.
-
Mạch, nhiệt, huyết áp, nhịp thở,
đặc biệt là tiếng tim.
-
Các xét nghiệm như: công thức máu,
tốc đô lắng máu, ASLO.
-
Bệnh nhân và gia đình biết cách
phòng bệnh và điều trị đề phòng tái phát.
-
Hướng dẫn bệnh nhân cách tự theo
dõi tác dụng phụ của thuốc.
2.4.
Thực
hiện kế hoạch chăm sóc
2.4.1.
Thực hiện chăm sóc cơ bản
-
Để bệnh nhân nằm nghỉ tuyệt đối
trong thời
gian một
tháng, sau đó vận động dần dần, nhẹ nhàng trong thời gian vài tháng.
-
Động viên, khích lệ bệnh nhân an tâm điều trị.
-
Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng,
ăn nhạt tương đối trong thời gian điều trị.
-
Vệ sinh sạch sẽ: nhắc nhở bệnh
nhân giữ gìn vệ sinh răng miệng, thân thể, quần áo. Nếu bệnh nhân không thể tự
làm được người
điều dưỡng phải chăm sóc về vệ sinh thân thể cho bệnh nhân.
-
Thuốc: áp dụng 5 đúng và thực hiện
đúng qui trình, kỹ thuật, thực hiện chính xác kịp thời chỉ định của bác sĩ.
Các thuốc kháng viêm cần cho bệnh nhân uống sau khi ăn no.
-
Thực hiện các xét nghiệm: ASLO,
công thức máu, tốc đô lắng máu, điện tim.
- Các dấu hiệu sống theo dõi 2 lần /ngày hoặc theo y lệnh. Bệnh nhân thấp
tim có suy tim thường được điều tri bằng digoxin nên việc theo dõi mạch rất quan trọng đe đánh giá tình trạng
bệnh và phát hiện sớm dấu hiệu ngộ độc digoxin.
- Nếu thấy bệnh nhân có dấu hiệu mạch chậm, buồn nôn, hoặc nôn, chóng mặt
phải nghĩ đến do ngộ độc thuốc và báo cáo ngay cho bác sĩ đe điều chỉnh thuốc.
- Cần đếm nhip thở để đề phòng phù phổi cấp. Nếu bệnh nhân khó thở phải
cho thở oxy. Phát hiện sớm các dấu hiệu phù phổi cấp.
- Nước tiểu: theo dõi lượng nước tiểu trong 24 giờ để điều chỉnh lượng nước
vào cho phù hợp.
- Tiêu hóa: theo dõi các triệu chứng đau vùng thượng vi, ợ hơi, ợ chua để
phát hiện tác dụng phụ của thuốc corticoid hay thuốc aspirin.
-
Theo dõi thời gian bệnh nhân sử dụng
thuốc theo đúng y lệnh.
- Khi bệnh nhân đang điều tri: hướng dẫn bệnh nhân cách tự chăm sóc, chế
độ ăn uống, nghỉ ngơi...
+ Phổ biến
cách dự phòng tái phát bằng cách dùng thuốc theo đơn.
+
Giải thích cho bệnh nhân và gia đình biết về sự cần thiết
của điều tri dự phòng, hậu quả rất nghiêm trọng nếu không được điều tri.
- Thời
gian phòng bệnh 3-5 năm nếu không tái phát coi như khỏi. Nếu bệnh nhân có viêm
tim thì dự phòng suốt đời.
-
Hướng dẫn cho bệnh nhân tái khám
có đinh kỳ.
2.5.
Đánh
giá quá trình chăm sóc
Một bệnh nhân thấp tim được đánh giá chăm sóc tốt khi:
- Tình trạng bệnh thuyên giảm rõ rệt, các triệu chứng giảm hoặc mất:
không sốt, khớp hết sưng, nóng, đỏ, đau.
-
Các xét nghiệm: bạch cầu và tốc độ
máu lắng trở lại bình thưòng.
-
Bệnh nhân không mắc thêm biến
chứng.
-
Công tác điều dưỡng được thực hiện
đầy đủ.
-
Biết cách phòng tái phát khi ra
viện.
LƯỢNG GIÁ
1.
Nêu các nguyên nhân của thấp tim.
2.
Nêu các triệu chứng lâm sàng của
thấp tim.
3.
Trình bày các biểu hiện của phản
ứng viêm cấp.
4.
Đánh dấu x vào câu trả lòi đúng
sau:
A.
□ Thấp tim thường xảy ra ở tuổi sơ sinh
B.
□ Tổn thương tim chủ yếu của thấp
là ở màng ngoài tim
C.
□ Viêm tim là biểu hiện nặng nhất
của thấp tim
D.
□ Thấp tim là một bệnh viêm nhiễm
toàn thể, biểu hiện ở nhiều cơ
quan mà chủ
yếu là ở khớp và tim
5.1.
Thấp tim thường do kháng thể kháng:
5.2.
Tiêu chuẩn chính của thấp tim:
5.3.
Giáo dục sức khỏe quan trọng nhất
cho bệnh nhân bị thấp tim:
a.
Điều trị dự phòng theo hướng dẫn của bác sĩ
e. Khám bệnh định kỳ
* Trong Sách điều dưỡng nội tập 1, có 21 bài chăm sóc sẽ được cập nhật đầy đủ. Tài liệu là sách đã cũ, Blog Học Chia sẻ chỉ cập nhật bài viết nguyên bản chưa cập nhật mới về các số liệu. Hy vọng chỉ giúp các bạn về kiến thức nền cơ bản.