CHĂM SÓC BỆNH NHÂN SUY TIM - ĐIỀU DƯỠNG NỘI TẬP 1
Bài 10
CHĂM SÓC BỆNH NHÂN SUY TIM
MỤC TIÊU
1. Trình bày được các nguyên nhân và
các cách phân độ suy tim.
2. Mô tả được triệu chứng lâm sàng
của suy tim trái, suy tim phải và suy tim toàn bộ.
1.
BỆNH HỌC CỦA SUY TIM
Tại châu Âu trên 500 triệu dân, tần suất suy tim ước lương từ 0,4-2% nghĩa
là có từ 2 triệu đến 10 triệu người bị suy tim. Tại Hoa Kỳ, con số ước lượng là
2 triệu người suy tim trong đó 400.000 ca mới mỗi năm. Tần suất chung là khoảng
1-3% dân số trên thế giới và trên 5% nếu tuổi trên 75. Tại nước ta chưa có
thống kê chính xác, nhưng nếu dựa vào số dân 70 triệu người thì có đến
280.000-4.000.000 người suy tim cần điều trị.
Suy tim là trạng thái bệnh lý, trong đó cơ tim mất khả
năng cung cấp máu theo yêu cầu cơ thể, lúc đầu khi gắng sức rồi sau đó cả khi
nghỉ ngơi. Quan niệm này đúng cho đa số trường hợp, nhưng chưa giải thích được
những trường hợp suy tim có cung lương tim cao và cả trong giai đoạn đầu của
suy tim mà cung lượng tim còn bình thường.
1.2.
Nguyên
nhân và cơ chế bệnh sinh
1.2.1.1. Nguyên
nhân của suy tim trái
-
Viêm cơ tim do nhiễm độc, nhiễm trùng.
-
Cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất, cơn cuồng
động nhĩ, rung nhĩ nhanh.
-
Cơn nhịp nhanh kịch phát thất.
-
Hở, hẹp van động mạch chủ đơn thuần hay phối
hợp.
1.2.1.2.
Nguyên nhân của suy tim phải
-
Hẹp van hai lá là nguyên nhân thường gặp nhất.
- Các
bệnh phổi mạn tính như: hen phế quản, viêm phế quản mạn, lao xơ phổi, giãn phế
quản.
-
Nhồi máu phổi gây tâm phế cấp.
-
Gù vẹo cột sống, dị dạng lồng ngực.
-
Bệnh tim bẩm sinh như: tứ chứng Fallot, thông
liên nhĩ, thông liên thất.
-
Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng, tổn thương van ba
lá.
-
Một số nguyên nhân ít gặp như u nhầy nhĩ trái...
1.2.1.3.
Nguyên nhân của suy tim toàn bộ
Ngoài 2 nguyên nhân trên của suy tim dẫn đến suy tim toàn bộ, còn gặp các
nguyên nhân sau:
-
Suy tim toàn bộ do cường giáp trạng.
-
Thiếu vitamin B1, thiếu máu nặng.
- Tiền
gánh: là độ kéo dài của các sợi cơ tim sau tâm trương, tiền gánh phụ thuộc vào
lượng máu dồn về thất và được thể hiện bằng thể tích và áp lực máu trong tâm
thất thì tâm trương.
- Hậu gánh: là sức cản mà tim gặp phải trong
quá trình co bóp tống máu, đứng hàng đầu là sức cản ngoại vi, hậu gánh táng thì
tốc độ các sợi cơ tim giảm, do đó thể tích tống máu trong thì tâm thu giảm.
- Sức co bóp cơ tim: sức co bóp cơ tim làm
tăng thể tích tống máu trong thì tâm thu, sức co bóp cơ tim chịu ảnh hưởng của
thần kinh giao cảm trong cơ tim và lượng cathecholamin lưu hành trong máu.
- Tần số tim: tần số tim tăng sẽ tăng cung
lượng tim, tần số tim chịu ảnh hưởng của thần kinh giao cảm trong tim và lượng
cathecholamin lưu hành trong máu.
Trong suy
tim, cung lượng tim giảm, nên trong giai đoạn đầu sẽ có tác dụng bù trừ:
- Máu ứ lại tâm thất làm các sợi cơ tim bị
kéo dài ra, tâm thất giãn, sức tống máu mạnh hơn nhưng đồng thời cũng táng thể
tích cuối tâm trương.
- Dày thất do tăng đường kính các tế bào,
tăng số lượng ti lạp thể, tăng số đơn vị co cơ mới đánh dấu giai đoạn bắt đầu
sự giảm sút chức năng co bóp cơ tim. Khi các cơ chế bù trừ bị vượt quá, suy tim
trở nên mất bù và các triệu chứng lâm sàng sẽ xuất hiện.
1.1.
Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của suy tim
Triệu chứng lâm sàng
-
Triệu chứng cơ năng: có 2 triệu chứng chính: khó
thở và ho. Khó thở là triệu chứng thường gặp nhất. Lúc đầu khó thở khi gắng
sức, về sau khó thở từng cơn, có khi khó thở đột ngột, khó thở tăng dần. Ho hay
xảy ra vào ban đêm khi bệnh nhân gắng sức, đôi khi đờm có lẫn máu.
-
Triệu chứng thực thể: khám tim: nhìn thấy mỏm
tim lệch về phía bên trái, nghe được các triệu chứng có thể phát hiện được
nguyên nhân của suy tim trái. Ngoài ra còn nghe được một tiếng thổi tâm thu nhẹ
ở mỏm tim, đó là dấu hiệu của hở van hai lá cơ năng.
+ Khám phổi: nghe được ran
ẩm ở cả hai đáy phổi. Trong trường hợp cơn hen tim có thể nghe được nhiều ran
rít, ran ẩm cả hai đáy phổi dâng lên đỉnh phổi.
+ Huyết áp: huyết áp tối
đa bình thường hay giảm, huyết áp tối thiểu bình thường.
1.3.1.2. Triệu
chứng cận lâm sàng
-
X quang tim phổi (phim thẳng): tim to, nhất là
các buồng tim bên trái, nhĩ trái lớn hơn trong hở hai lá, thất trái giãn biểu
hiện cung dưới trái phồng và dày ra, phổi mờ nhất là vùng rốn phổi.
-
Điện tâm đồ: có thể tăng gánh tâm trương hoặc
tâm thu thất trái. Trục trái, dày thất trái.
- Siêu
âm tim: kích thước buồng tim trái giãn to, siêu âm còn cho biết được sự co bóp
của vách tim cũng như đánh giá chính xác được chức năng của thất trái.
-
Thăm dò huyết động: có điều kiện thông tim chụp
mạch, đánh giá chính xác mức độ nặng nhẹ của một số bệnh van tim.
+ Khó
thở nhiều hay ít tuỳ theo mức độ suy tim, khó thở thường xuyên, nhưng không có
cơn khó thở kịch phát như suy tim trái.
+ Xanh
tím nhiều hay ít tuỳ theo nguyên nhân và mức độ của suy tim phải.
- Triệu
chứng thực thể: chủ yếu là ứ máu ngoại biên, thể hiện:
+ Gan
to đều, bò tù, mặt nhẵn, ấn đau tức, khi điều trị tích cực bang trợ tim và lợi
tiểu gan sẽ nhỏ lại, hết điều trị gan to ra gọi là đàn xếp, cuối cùng vì ứ máu
lâu ngày gan không thu nhỏ lại được gọi là xơ gan tim. Gan có đặc điểm là bờ
sắc, mật độ chắc.
+ Tĩnh mạch co
nổi to, phản hồi gan tĩnh mạch cổ (+) ở tư thế 45o.
+ Áp lực tĩnh mạch trung ương và áp lực tĩnh mạch
ngoại biên tăng cao.
+ Phù
mềm lúc đầu ở hai chi dưới về sau suy tim thường phù toàn thân, có thể kèm theo
cổ trướng, tràn dịch màng phổi.
+ Tiểu ít,
lượng nước tiểu khoảng 200-300 ml trong 24 giờ.
+ Khám
tim: nghe được nhịp tim nhanh, có khi có tiếng ngựa phi phải, có thể nghe được
tiếng thổi tâm thu ở van ba lá do hở ba lá cơ năng do giãn buồng thất phải.
+ Huyết
áp động mạch tối đa bình thường, huyết áp tối thiểu tăng.
1.1.2.2.
Triệu chứng cận lâm sàng
- X
quang tim phổi: phổi mờ, cung dưới phải giãn, mỏm tim hếch lên do thất phải
giãn. Trên phim nghiêng trái mất khoảng sáng sau xương ức.
- Điện
tâm đồ: trục phải, dày thất phải.
- Siêu
âm tim: chủ yếu thất phải giãn to, trong nhiều trường hợp thấy tăng áp động
mạch chủ.
- Thăm
dò huyết động: áp lực cuối kỳ tâm trương thất phải tăng, áp lực động mạch chủ
thường tăng.
Biểu hiện các
triệu chứng, như:
-
Bệnh nhân khó thở thường xuyên, phù toàn thân.
- Thường
có cổ chướng, tràn dịch màng phổi.
- Huyết
áp tối đa giảm, huyết áp tối thiểu tăng.
- Tim
to toàn bộ trên phim chụp X quang tim phổi.
-
Điện tâm đồ: có thể biểu hiện dày cả hai thất.
1.2.1.
Theo
Hội Tim Mạch New York
Thông dụng hiện nay, được chia làm 4 độ:
- Độ
1: bệnh nhân có bệnh tim nhưng không có triệu chứng cơ năng nào, hoạt động thể
lực vẫn bình thường.
- Độ
2: các triệu chứng cơ năng xuất hiện khi gắng sức, hạn chế hoạt động thể lực.
- Độ
3: các triệu chứng cơ năng xuất hiện ngay cả khi gắng sức nhẹ, làm hạn chế hoạt
động thể lực.
-
Độ 4: các triệu chứng cơ năng xuất hiện thường
xuyên kể cả khi nghỉ ngơi.
1.2.2.
Phân
độ suy tim mạn theo Trần Đỗ Trinh và Vũ Đỉnh Hải
- Suy
tim độ 1: khó thở khi gắng sức, ho ra máu, không phù, gan không to.
- Suy
tim độ 2: khó thở khi đi lại, khi đi phải ngừng lại để thở, phù nhẹ, gan chưa
lớn hoặc chỉ dưới 2 cm dưới bờ sườn. Phản hồi gan tĩnh mạch cổ (+) ở tư thế 45o.
- Suy
tim độ 3: khó thở nặng hơn, phù toàn, gan > 3 cm dưới sườn, mềm, phản hồi
gan tĩnh mạch cổ (+) ở tư thế 45o điều trị gan nhỏ lại hoàn toàn.
-
Suy tim độ 4: khó thở thường xuyên, bệnh nhân
phải ngồi dậy để thở, gan > 3 cm dưới bờ sườn, mật độ chắc, bờ sắc, điều trị
không đáp ứng hoặc nhỏ lại ít.
- Nghỉ
ngơi là quan trọng, trong trường hợp suy tim nặng phải cho bệnh nhân nghỉ ngơi
tại giường.
-
Không được để bệnh nhân gắng sức như lên cầu
thang, mang vật nặng...
-
Tăng cường sự co bóp cơ tim bằng các thuốc: digitalis
(digoxin) có tác dụng tăng sức co bóp cơ tim và làm chậm nhịp tim do đó làm tăng
cung lượng tim. Digitalis cho vừa đủ và cho thêm kali để tránh ngô độc.
Khi điều trị digital cần lưu ý dấu chứng ngộ độc
digital như:
+ Bệnh
nhân nôn mửa, đau bụng, mờ mắt, nhìn đôi, đại tiện phân lỏng.
+ Ngoại
tâm thu thất nhịp đôi hay ác tính.
+ Hoặc nhịp tim tăng vọt
lên (trong khi đang dùng digital) hoặc chậm lại với bloc nhĩ thất, hoặc nhịp bộ
nối.
-
Hạn chế ứ máu tuần hoàn bằng các thuốc lợi tiểu:
có nhiều loại lợi tiểu nhưng trong suy tim thường dùng 3 loại:
hydrochorothiazid, furosemid, aldacton. Khi dùng thuốc lợi tiểu phải cho bệnh
nhân uống kali vì thuốc lợi tiểu làm mất kali.
-
Hạn chế nước uống, lượng nước đưa vào cán cứ vào
lượng nước tiểu hàng ngày.
-
Chế độ ăn nhạt muối, suy tim độ I, độ II lượng
muối ăn dưới 2 g /ngày, độ III và độ IV lượng muối ăn dưới 0,5 g/ngày.
Thuốc |
Cơ chế |
Tác dụng sinh lý |
Hiệu quả điều trị |
Lợi tiểu furosemid 40-80 mg tiêm TM |
Lợi tiểu |
Giảm tiền gánh |
Chống phù phổi |
Giãn mạch -
Morphin 5-10 mg TM, TB, TDD - Trinitrin: 10-150 µg/phút Hoặc các dẫn chất nitrat ngậm, uống. -
Nitroprussid: 25-150 µg/phút |
Giãn tĩnh mạch Giãn tĩnh mạch Giãn tiểu đông mạch và tĩnh mạch |
Giảm tiền gánh Giảm tiền gánh Giảm tiền gánh và hậu gánh |
Chống phù phổi Chống phù phổi Chống phù phổi và tăng lưu lượng tim |
Tăng co bóp cơ tim - Dobutamin: 250-750 µg/phút - Dopamin: 100-600 µg/phút - Digital
(lanatosid C, digoxin) |
Giống giao cảm Giống giao cảm Ức chế bơm Na-K ATPase |
Tăng co bóp tim Tăng co bóp tim, giảm hậu gánh (liều thấp) Tăng co bóp tim, giảm tiền gánh và hậu
gánh |
Tăng lưu lượng Tăng lưu lượng tim, tăng huyết áp (liều
cao) Chống phù phổi làm giảm áp lực ở phổi. |
Giai đoạn |
Phương pháp kinh
điển |
Phương pháp thay
thế |
Độ I |
Không điều trị |
Không điều trị |
Độ II |
Hạn chế thể lực Chế độ ăn kiêng muối
Digital Digital + Lợi tiểu (thiazid) |
Hạn chế thể lực Chế độ ăn kiêng muối Lợi tiểu + ƯCMC
hoặc Lợi tiểu +
Giãn mạch |
Độ III |
Digital + Lợi tiểu
quai Digital + Lợi tiểu
+ Giãn mạch |
Lợi tiểu + ƯCMC hoặc giãn mạch + Digital, hoặc Lợi tiểu + ƯCMC hoặc giãn mạch + thuốc trợ tim |
Độ IV |
Digital + Lợi tiểu + Giãn mạch + Thuốc
trợ tim mới, ghép tim |
Chẹn beta Ghép tim |
2. CHĂM SÓC BỆNH NHÂN SUY TIM
Khi tiếp xúc
với một bệnh nhân được chẩn đoán là suy tim, người điều dưỡng cần hỏi bệnh nhân
bằng những lời nói nhẹ nhàng, dễ hiểu, dễ trả lời.
-
Bệnh nhân được chẩn đoán suy tim từ bao giờ?
-
Có mắc bệnh gì có liên quan đến bệnh tim mạch
không?
-
Bệnh nhân đã dùng thuốc gì chưa? Có đáp ứng với
thuốc đó không?
-
Có bị phản ứng với thuốc nào không?
-
Số lượng nước tiểu trong ngày là bao nhiêu?
-
Khó thở khi bình thường hay khi gắng sức?
-
Màu da, sắc mặt, móng tay, móng chân.
-
Kiểu thở, nhịp thở, vị trí tim đập ở ngực.
-
Tình trạng phù toàn thân, mí mắt và mắt cá.
- Lấy
mạch, nhiệt, huyết áp, nhịp thở.
- Khám
các biến chứng và triệu chứng bất thường trên bệnh nhân.
- Sổ y bạ, giấy ra viện lần trước, giấy
chuyển viện, các xét nghiệm.
- Các
thuốc sử dụng và cách sử dụng thuốc.
Một số chẩn
đoán điều dưỡng có thể gặp ở bệnh nhân suy tim:
- Khó
thở do tăng áp lực ở phổi.
- Xanh
tím do giảm độ bão hòa oxy máu.
- Số
lượng nước tiểu ít do giảm tuần hoàn hiệu dụng.
- Nguy
cơ phù phổi cấp do suy tim trái.
- Nguy
cơ bội nhiễm phổi do ứ máu ở phổi.
- Chế
độ nghỉ ngơi: bệnh nhân nằm ở tư thế nửa nằm, nửa ngồi.
- Vận
động nhẹ nhàng ngoài cơn khó thở.
- Cho
bệnh nhân dùng thuốc, tiêm thuốc theo y lệnh.
- Theo
dõi mạch, nhiệt, huyết áp, nhịp thở, kiểu thở.
- Theo
dõi tình trạng tinh thần
- Theo
dõi lương nước tiểu trong 24 giờ.
- Theo
dõi tình trạng phù, tính chất của gan.
- Theo
dõi các tác dụng phụ của thuốc (digoxin).
-
Dùng thuốc và tái khám định kỳ.
2.4.
Thực hiện
kế hoạch chăm sóc
2.4.1.
Thực
hiện chăm sóc cơ bản
-
Nghỉ ngơi tuyệt đối tại giường theo tư thế nửa
nằm nửa ngồi trong trường hợp suy tim nặng.
-
Cần giảm hoặc bỏ hẳn các hoạt động gắng sức.
-
Chế độ ăn nhạt dưới 0,5g muối/ngày trong trường
hợp suy tim nặng.
-
Các trường hợp khác dùng rất hạn chế muối 1-2
g/ngày.
-
Ăn
nhiều hoa quả để tăng vitamin và kali: chuối tiêu, cam.
-
Hạn chế uống nước: dựa vào lượng nước tiểu trong
24 giờ để uống bù nước.
-
Khuyên bệnh nhân nên xoa bóp và làm một số động
tác ở các chi, nhất là hai chi dưới để làm cho máu ngoại vi về tim dễ dàng hơn,
giảm bớt các nguy cơ gây tắc mạch, vận động nhẹ nhàng không gây mệt.
2.4.2.
Thực
hiện y lệnh của thầy thuốc
-
Cho bệnh nhân dùng thuốc theo đúng chỉ định.
-
Cần lưu ý khi dùng thuốc điều trị suy tim phải
dùng kèm kali clorua.
-
Trước khi dùng digoxin, isolanid phải đếm mạch,
nếu mạch chậm phải báo cho bác sĩ biết.
-
Thực hiện các xét nghiệm: xét nghiệm máu, nước
tiểu, điện tim siêu âm, X quang phoi, áp lực tĩnh mạch trung tâm.
-
Nhiệt độ, huyết áp theo mức độ suy tim.
-
Lượng nước tiểu trong 24 giờ.
-
Tình trạng hô hấp: nhịp thở, kiểu thở, tần số
thở.
-
Tình trạng tinh thần, màu sắc của da.
-
Hướng dẫn bệnh nhân chế độ ăn uống, nghỉ ngơi: ăn
nhạt, tránh làm việc nặng, gắng sức và các biến chứng nguy hiểm của suy tim nếu
không được điều trị, chăm sóc tốt.
-
Hướng dẫn bệnh nhân cách tự xoa bóp, vận động.
-
Hướng dẫn bệnh nhân dùng thuốc theo đơn, chế độ
khám định kỳ.
2.5.
Đánh giá
quá trình chăm sóc
Một bệnh nhân suy tim được đánh giá chăm sóc tốt nếu:
-
Bệnh nhân cảm thấy đỡ khó thở, phù giảm, gan nhỏ
lại, mạch giảm, số lượng nước tiểu dần dần trở về bình thường.
-
Bệnh nhân được chăm sóc chu đáo cả về thể chất
lẫn tinh thần.
-
Không xảy ra các tác dụng phụ của thuốc.
-
Các dấu hiệu sinh tồn, các kết quả xét nghiệm
được theo dõi và ghi chép đầy đủ.
-
Bệnh nhân được hướng dẫn chế độ nghỉ ngơi, ăn
uống, tự vận động và xoa bóp, đồng thời tuân thủ chỉ định điều trị và chăm sóc
của thầy thuốc.
LƯỢNG GIÁ
1.
Trình bày được định nghĩa của suy tim.
2.
Kể được một số nguyên nhân của suy tim trái thường
gặp.
3.
Đánh dấu x vào câu trả lời đúng sau:
A.
□ Tăng huyết áp gây suy tim phải
B.
□ Biểu hiện phù thường xuất hiện trong suy tim
phải
C. □
Khi tiếp xúc với bệnh nhân suy tim cần nhẹ nhàng, hỏi những câu
hỏi dễ trả lời
D. □
Hạn chế muối trong khẩu phần ăn hàng ngày khi chăm sóc bệnh
nhân suy tim
E.
□ Ghi điện tim có giá trị chẩn đoán suy tim
4.
Chọn câu trả lời đúng nhất:
4.1.
Nguyên nhân không thuộc suy tim phải:
c.
Nhồi máu phổi gây tâm phế cấp
d.
Gù vẹo cột sống, dị dạng lồng ngực
4.2.
Khi nhận định bệnh nhân bị suy tim người điều
dưỡng cần nhận định:
a.
Hỏi tiền sử về bệnh tim mạch đã mắc
b.
Tiền sử về các thuốc đã sử dụng
d.
Quan sát tình trạng khó thở
* Trong Sách điều dưỡng nội tập 1, có 21 bài chăm sóc sẽ được cập nhật đầy đủ. Tài liệu là sách đã cũ, Blog Học Chia sẻ chỉ cập nhật bài viết nguyên bản chưa cập nhật mới về các số liệu. Hy vọng chỉ giúp các bạn về kiến thức nền cơ bản.