Phác đồ điều trị bệnh tim mạch năm 2018 (Phác đồ 17) CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ NHỊP NHANH THẤT VÀ CHỈ ĐỊNH ĐẶT MÁY PHÁ RUNG

Xem
Phác đồ 17
CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ
NHỊP NHANH THẤT VÀ CHỈ ĐỊNH
ĐẶT MÁY PHÁ RUNG

I. ĐỊNH NGHĨA
Là các cơn nhịp nhanh xuất phát từ tâm thất, vị trí tính từ chổ phân nhánh của bó His xuống dưới.
Nhịp nhanh thất (NNT) là biến chứng thường gặp và quan trọng ở bệnh nhân nhập khoa hồi sức tim mạch. Bản chất và biểu hiện lâm sàng của chúng rất khác biệt, do đó việc chẩn đoán chính xác là rất quan trọng để có biện pháp điều trị tối ưu. Phân loại nhịp nhanh là điều kiện tất yếu để giúp nhận biết và điều trị cấp cứu cũng như chăm sóc lâu dài cho bệnh nhân.
Điện tâm đồ (ECG) 12 chuyển đạo trong cơn nhịp nhanh là tiền đề giúp chẩn đoán và điều trị nhịp nhanh thất, nếu vì lý do cần xử trí khẩn cấp mà không có thời gian đo, thì ECG in ra từ monitor cũng rất hữu ích việc không có bằng chứng ECG của loạn nhịp sẽ gây khó khăn cho các bác sĩ khác trong chẩn đoán và làm chậm trễ việc điều trị.

II. CƠ CHẾ
Cơ chế thưòng gặp nhất là hình thành vòng vào lại do quá trình bệnh lý cơ tim. Ví dụ: nhồi máu cơ tim sẽ hình thành các vùng sẹo được bao quanh các vòng điện thế, những tiểu đảo cơ tim còn sống sót trong mô sẹo sẽ hình thành đường dẫn truyền chậm, các ngoại tâm thu đến đúng thời điểm sẽ khởi phát cơn nhịp nhanh.
Tăng tự động tính: cơ chế gây ngoại tâm thu thất và nhịp nhanh thất vô căn từ buồng tống thất phải.
Hoạt động kích phát: có thể xảy ra trong giai đoạn hậu khử cực sớm hay hậu khử cực muộn, là cơ chế của xoắn đỉnh do thuốc hoặc do rối loạn điện giải, NNT do hội chứng QT dài.

III. PHÂN LOẠI
3.1. Phân loại theo bệnh học
NNT ở bệnh nhân không có bệnh tim cấu trúc: còn gọi NNT vô căn (idiopathic VT), dạng thường gặp nhất của NNT vô căn là xuất -phát từ buồng tống thất mà phần lớn là bên tim phải (RVOT), có khi từ tim trái (LVOT), từ van động mạch chủ.
NNT ở bệnh nhân bị bệnh cơ tim: bệnh cơ tim dãn nỡ có thể dẫn đến tất cả các dạng khác nhau của nhịp nhanh thất, dãn nỡ 4 buồng tim có thể là hậu quả của quá trình viêm, rối loạn huyển hóa, tăng huyết áp hoặc bệnh van tim. Nhịp nhanh thất bó nhánh, do vòng vào lại lổn trong hệ thống Purkinje, dẫn truyền xuôi chiều theo bó nhánh phải và ngược chiều theo nhánh trái, là loại NNT thường gặp ở bệnh cơ tim dãn nỡ có thể điều trị bằng cắt đốt điện sinh lý.
Các bệnh di truyền như cơ tim phì đại hay cơ tim thất phải gây loạn nhịp có bản chất sinh loạn nhịp thất, nhất là ở bệnh nhân trẻ. Tần suất các bệnh nhân này thay đổi theo vùng địa lý. Các nghiên cứu ở Hoa Kỳ cho thấy tỷ lệ cao các bệnh này ở người trẻ với tiền sử đột tử cứu sống. NNT có thể là biểu hiện đầu tiên của các bệnh nhân này.
NNT ở bệnh động mạch vành: Nhịp nhanh thất và rung thất thường gặp ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cũ và bệnh động mạch vành. Bệnh ĐMV có bản chất sinh loạn nhịp rõ ràng, bao gồm mô sẹo và là nguyên nhân thường gặp nhất của loạn nhịp thất, khoảng % bệnh nhân đột tử có bệnh động mạch vành.
Mức độ lan rộng của ổ nhồi máu, tổn thương vùng vách có liên quan, rối loạn chức năng thất trái là các yếu tố quyết định sự xuất hiện của nhịp nhanh thất. Việc tối ưu hoá điều trị nội khoa và can thiệp tái tưới máu sớm ĐMV đã làm giảm tỷ lệ rối loạn nhịp thất từ 3% xuống còn 1% bệnh nhân bị bệnh. Mặc dù vậy, các bệnh nhân bị nhanh thất/rung thất trong vòng 48 giờ sau nhồi máu, kể cả nhồi máu cơ tim không ST chênh là các đối tượng nguy cơ cao bị tử vong và cần theo dõi sát.
NNT do bất thường các kênh ion: Các loạn nhịp có cơ chế di truyền như hội chứng QT dài, hội chứng Brugada và nhịp nhanh thất đa dạng nhạy catecholamine đều có cơ chế sinh lý bệnh gây loạn nhịp riêng biệt, nhìn chung là do bất thường chức năng/biểu hiện I ủa các kênh ion hoặc do bất thường các protein trong tế bào III nhiệm vụ vận chuyển hoặc bắt giữ Ca2+. Tất cả các hội chứng đều làm tăng nguy cơ bị loạn nhịp thất ác tính và đột tử.

3.2. Phân loại theo tính chất cơn
Ngoại tâm thu thất
NNT không kéo dài: cơn < 30 giây.
NNT kéo dài: cơn > 30 giây hoặc có rối loạn huyết động phải sốc tim ngay.

3.3. NNT đa dạng, xoắn đỉnh
Nhịp nhanh có thể > 250 l/phút trước đây gọi là cuồng thất, hình dạng QRS đa dạng trong cơn nhịp nhanh hay thay đổi theo kiểu lặp đi lặp lại (đa dạng). Xoắn đỉnh (Torsades des pointes) là 1 dạng đặc biệt của nhịp nhanh thất đa dạng, có trục QRS chuyển động (xoay quanh tâm) kèm với khoảng QT cơ bản dài do bẩm sinh hay mắc phải. Cần nhận biết loại này vì điều trị nó thì khác với các nhịp nhanh thất còn lại.

3.4. Rung thất
Là dạng đặc biệt của NNT, không có hình dạng QRS nào rõ ràng ngoại trừ các sóng QRS với đủ loại hình dạng và biên độ trong cơn. Rung thất là con đường chung cuối cùng của các bệnh huỷ hoại cấu trúc tim và là nguyên nhân quan trọng nhất gây đột tử.

IV. CHẨN ĐOÁN DỰA TRÊN ECG 12 CHUYỂN ĐẠO
Chẩn đoán nhịp nhanh thất cần sử dụng cả 12 chuyển đạo, có thể xác định khi thấy có nhịp nhanh > 120 lần phút vói QRS dãn kèm với:
Phân ly nhĩ thất, nhịp thoát hoặc nhịp hỗn hợp. Nhịp hỗn hợp chứng tỏ thất được kích hoạt từ 2 nguồn khác nhau: một từ thất và một trên thất.
QRS đồng dạng dương hoặc đồng dạng âm ở các chuyển đạo ngực.
Trục QRS lệch phải hoặc ở vùng “tây bắc”.
Nếu QRS dạng bloc nhánh phải và rộng > 140 ms , hoặc bloc nhánh trái và rộng >160 ms.


QRS dạng bloc nhánh phải và có dạng R đơn pha ở V1.
QRS dạng bloc nhánh trái kèm 1 trong các hình ảnh sau: (xem bảng 4.1)
• Nhánh xuống S có khấc ở V1-V2
• Có sóng Q ở V6
• Khởi đầu QRS đến hình chiếu của sóng s ở V1 >70 ms.


Chẩn đoán nhịp nhanh thất dựa vào tiêu chuẩn Wellen.




Chẩn đoán nhịp nhanh thất dựa vào tiêu chuẩn Wellen.

V. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT

Cần chẩn đoán phân biệt với nhịp nhanh trên thất có dẫn truyền lệch hướng (xem hình 3 lược đồ chẩn đoán nhịp nhanh QRS rộng trong phác đồ 16 “Chẩn đoán nhịp nhanh trên thất).


VI. CÁC CẬN LÂM SÀNG GIÚP CHẨN ĐOÁN
ECG 12 chuyển đạo cần tiến hành ở tất cả bệnh nhân bị NNT (chỉ định loại I).
Siêu âm tim qua thành ngực cần tiến hành để phát hiện bệnh tim nền bao gồm bệnh cơ tim mắc phải và di truyền (loại IIa).
ECG Holter 24-72 giờ hoặc máy theo dõi sự kiện điện tim cấy trong cơ thể (loop recorder) cần được xem xét để tìm các cơn loạn nhịp kéo dài và phát hiện các loạn nhịp thưa cũng như sự tương quan giữa cơn loạn nhịp và triệu chứng, mà nếu phát hiện được có thể giúp thay đổi cách điều trị (loại IIa).
Các trắc nghiệm giúp phát hiện bệnh mạch vành cần được tiến hành khi loại NNT gợi ý nguồn gốc từ thiếu máu cục bộ cơ tim (loại IIa).
Chụp MRI hoặc CT là cần thiết giúp chẩn đoán các bệnh lý tim cấu trúc khó phát hiện, nhất là ở các bệnh nhân bị NNT kéo dài (loại IIa).
Đo tín hiệu điện tim trung bình (Signal-averaged ECG) có thể cung cấp thêm thông tin tiên lượng nhất là ở bệnh loạn sản thất phải (loại IIb).
Bệnh nhân bị nhịp nhanh phức bộ rộng mà chẩn đoán chưa rõ, khảo sát điện sinh lý xác định cơ chế loạn nhịp (mức IIa).
Bệnh nhân bị bệnh tim cấu trúc và NNT tái phát kéo dài, thuốc chóng loạn nhịp, cắt đốt ĐSL, tạo nhịp vượt tần số (nhờ ICD), cần dùng phối hợp thêm với máy phá rung ICD (loại IIa).


VII. ĐIỀU TRỊ
7.1. Điều trị cấp cứu
Bệnh nhân có huyết động không ổn (đau ngực tiến triển, rối loạn tri giác, huyết áp thấp, suy tim cấp) cần sốc điện chuyển nhịp ngay (đồng bộ, 2 pha, khởi đầu 100J), các cơn rung thất cần hồi sinh tim phổi để phục hồi tuần hoàn.
Bệnh nhân có huyết động ổn: có thể dùng thuốc truyền TM như Amiodarone, Lidocaine, Procainamide, ức chế beta. Amiodarone và Lidocaine thường được dùng ở bệnh nhân có rối loạn chức năng tâm thu thất trái (EF < 40%).
Amiodarone khởi đầu truyền tĩnh mạch 150 mg trong 10 phút, sau đó duy trì 1 mg/phút trong 6 giờ tiếp theo, sau đó 0,5 mg/ phút trong 18 giờ sau.
Lidocaine liều 1 mg/kg tiêm tĩnh mạch trong 2 phút, có thể lặp lại mỗi 5-10 phút cho đến tổng liều là 3mg/kg.
Nếu dùng thuốc không thành công, cần sốc điện chuyển nhịp.
Bệnh nhân xoắn đỉnh với QT dài cần tránh các thuốc ảnh hưởng đến thời gian QT (amiodarone, chống loạn nhịp nhóm IA).

7.2. Điều trị bệnh nền
Cần tìm nguyên nhân của NNT và điều trị. Các NNT xảy ra trong nhồi máu cơ tim cấp cần tái thông mạch vành khẩn, NNT xảy ra do bệnh cơ tim dãn nỡ và suy tim cần điều trị suy tim và dùng thuốc ức chế beta. Các bệnh lý bẩm sinh như QT dài và Brugada cần phân tầng nguy cơ và xét chỉ định đặt máy phá rung.

  7.3. Điều trị cắt đốt điện sinh lý (ĐSL)
Chỉ định loại I:
Cắt đốt ĐSL cần tiến hành khẩn ở bệnh nhân bị NNT thường xuyên hoặc bão điện thế do sẹo cơ tim.
Cắt đốt ĐSL cần tiến hành ồ bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ và NNT tái phát cần ICD sốc nhiều lần.
Cắt đốt ĐSL các cơn NNT vô căn xuất phát từ buồng tống thất phải (RVOT) khi có triệu chứng và/ hoặc khi các NNT này gây suy chức năng thất trái hoặc thất bại với điều trị thuốc.
Cắt đốt ĐSL các cơn NNT vô căn từ buồng tống thất trái/van động mạch chủ/màng ngoài tim khi có triệu chứng.

   7.4. Điều trị thuốc
Trừ thuốc chẹn bêta, các thuốc chống loạn nhịp chưa chứng minh giảm tử vong và phòng ngừa đột tử do loạn nhịp thất nguy hiểm trong các nghiên cứu ngẫu nhiên có kiểm chứng.
Các thuốc chống loạn nhịp thường dùng là amiodarone (liều 200- 400 mg/ngày), tlecainide (200-400 mg/ngày), sotalol (160-320mg/ ngày), verapamil (120-480 mg/ngày), propafenone (450-900 mg/ ngày). Có thể kết hợp thuốc ức chế kênh Na+ và ức chế kênh K+ (ví dụ amiodarone và flecainide) khi bệnh nhân thường xuyên bị NNT mà đã có mang ICD.

7.5. Điều trị phòng ngừa đột tử: cấy máy ICD.
 
VIII. CHỈ ĐỊNH CẤY MÁY PHÁ RƯNG (ICD = IMPLANTABLE CARDIOVERTER DEFIBRILLATOR)
Chỉ định loại I
ICD nhằm phòng ngừa thứ phát ở bệnh nhân ngưng tim hoặc rung thất được cứu sống, hoặc nhịp nhanh thất gây rối loạn huyết động do các nguyên nhân không phục hồi với điều trị.
Bệnh nhân bị nhịp nhanh thất tự phát kéo dài do bệnh tim cấu tim có rối loạn huyết động hay không.
ICD được chỉ định ở bệnh nhân ngất không xác định căn nguyên nhưng có lâm sàng tương ứng với và thăm dò điện sinh lý kết luận do nhịp nhanh thất có rối loạn huyết động hoặc rung thất.
Bệnh nhân có EF < 35% do nhồi máu cơ tim trước đó (tối thiểu 40 ngày) và đang ở NYHA II-III.
Bệnh nhân có EF < 35% do bệnh cơ tim dãn nở không do thiếu máu cục bộ, đang ở mức NYHA II-III.
ICD được chỉ định ở bệnh nhân rối loạn thất trái do nhồi máu cơ tim cũ ít nhất 40 ngày trưóc, có EF < 30% và đang ở NYHA I.
ICD được chỉ định ở bệnh nhân có nhịp nhanh thất không kéo dài do nhồi máu cơ tim cũ, EF < 40% và có nhịp nhanh thất kéo dài hoặc rung thất khi thăm dò điện sinh lý.

Chỉ định loại IIa
Chỉ định ICD là hợp lý ở bệnh nhân có ngất không rõ căn nguyên nhân rối loạn chức năng thất trái nặng và bệnh cơ tim dãn nở không do thiếu máu cục bộ.
Chỉ định ICD là hợp lý ở bệnh nhân có nhịp nhanh thất kéo dài với chức năng thất trái bình thường hoặc gần bình thường.
Chỉ định ICD là hợp lý ở bệnh nhân bị bệnh cơ tim phì đại có 1 hay nhiều yếu tố nguy cơ đột tử.
Chỉ định ICD để phòng ngừa đột tử là hợp lý ở bệnh nhân bị bệnh loạn sản thất phải sinh loạn nhịp khi có 1 hay nhiều yếu tố nguy cơ đột tử.
Chỉ định ICD là hợp lý để ngừa đột tử ở bệnh nhân bị hội chứng QT dài, có ngất hoặc nhịp nhanh thất trong lúc đang điều trị bằng chẹn bêta.
Chỉ định ICD là hợp lý ở bệnh nhân có hội chứng Brugada có tiền sử ngất.
Chỉ định ICD là hợp lý ở bệnh nhân có hội chứng Brugada có bằng chứng nhịp nhanh thất dù không gây ra ngừng tim.
Chỉ định ICD là hợp lý ở bệnh nhân có nhịp nhanh thất đa dạng do catecholamin có tiền sử ngất hoặc bằng chứng nhịp nhanh thất kéo dài trong lúc đang điều trị bằng chẹn bêta.

Chỉ định loại IIb
Chỉ định ICD có thể được xem xét ở bệnh nhân bị bệnh cơ tim không do thiếu máu cục bộ, có EF< 35% và đang ở độ NYHA I.
Chỉ định ICD có thể được xem xét ở bệnh nhân bị QT dài và có nguy cơ đột tử.
Chỉ định ICD có thể được xem xét ở bệnh nhân có ngất kèm có bệnh tim cấu trúc, dù các biện pháp thăm dò xâm lấn và không xâm lấn vẫn không xác định được nguyên nhân.
Chỉ định ICD có thể được xem xét ở bệnh nhân có bệnh cơ tim mang tính gia đình gây đột tử.
Chỉ định ICD có thể được xem xét ở bệnh nhân bị bệnh cơ tim thất trái không kết hợp.

Chỉ định loại III
ICD không được chỉ định ở bệnh nhân có tiên lượng sống với chức năng chấp nhận được < 1 năm dù bệnh nhân có đủ chỉ định đặt ICD.
ICD không được chỉ định ở bệnh nhân có nhịp nhanh thất hoặc rung thất xảy ra liên tục.
ICD không được chỉ định ở bệnh nhân có bệnh lý tâm thần nặng mà việc đặt máy có thể làm bệnh trở nặng hoặc không thể theo dõi máy định kỳ.
ICD không được chỉ định ở bệnh nhân suy tim NYHA IV kháng trị, các bệnh này không còn chỉ định ghép tim hoặc điều trị bằng thiết bị CRT-D (kếp hợp tái đồng bộ và phá rung).
ICD không được chỉ định ở bệnh nhân có ngất không tìm được nguyên nhân, không có tổn thương cấu trúc tim, không tạo được loạn nhịp thất qua thăm dò điện sinh lý.
ICD không được chỉ định ở bệnh nhân có nhịp nhanh thất hoặc rung thất có thể điều trị bằng cắt đốt (nhịp nhanh nhĩ/hội chứng WPW, nhịp nhanh thất từ buồng tống thất trái, nhịp nhanh thất phải, nhịp nhanh thất vô căn, nhịp nhanh thất bó nhánh không kèm bệnh cấu trúc.

ICD không được chỉ định ở bệnh nhân có nhịp nhanh thất do căn nguyên có thể phục hồi (rối loạn điện giải, do thuốc, chấn thương).


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Al- Khatib SM et al. 2017 AHA/A CC/HRS Guideline for management of Patients with Ventricular Tachycardia and The Prevention of Sudden Cardiac Death. Circulation 2017.
2. Pedersen CT, Kay GN, Kalman J, Borggrefe Met al. EHRA/HRS/APHRS expert consensus on ventricular arrhythmias. Europace 2014;16:1257-1283.
3. Bashir Y, Betts T, Rajappan. Cardiac Electrophysiology and Catheter Ablation. 1st edition, Oford University press 2010: chapter 15: 307-325.
4. Priori S, Blomstrom-Lundqvỉst c, Mazzanti A et al. 2015 ESC Guidelines for the management of patients with ventricular arrhythmias and the prevention of sudden cardiac death.Eur heart J 2015;doi 10.1093/ehv316.
5. Brugada P, Brugada J, Mont L, Smeets J, Andries EW. A new approach to the hdoHtial diagnosis of a regular tachycardia with a wide QRS complex. Circulation 1991;83: 1649-59.
6. Vereckei A, Duray G, Szenasi G, Altemose GT, Miller JM. New algorithm using only lead aVR for differential diagnosis of wide QRS complex tachycardia. Heart Rhythm 2008;5:89-98.
7. Wellens HJ, Bar FW, Lie KI. The value of the electrocardiogram in the differential diagnosis of a tachycardia with a widened QRS complex. Am J Med 1978;64: 27-33.


*** Bạn có thể Đọc thêm:


Phác đồ điều trị bệnh tim mạch năm 2018 (Toàn tập 86 Phác đồ điều trị tim mạch 2018)

Phổ biến trong tuần

Tin mới