Phác đồ điều trị bệnh tim mạch năm 2018 (Phác đồ 12) CHỌC DỊCH MÀNG NGOÀI TIM

Xem
Phác đồ 12
CHỌC DỊCH MÀNG NGOÀI TIM

I. TỔNG QUAN
Chọc dò dịch màng tim là một kỹ năng cần thiết của bác sĩ lâm sàng chèn ép tim cấp và để tìm nguyên nhân tràn dịch màng ngoài tim.
Chọc dịch màng tim từng là một thủ thuật mù, có nhiều biến chứng, qua đường dưới mũi kiếm xương ức hoặc dưới sườn, được mô tả bởi Marfan vào năm 1911. Hiện nay, thủ thuật được thực hiện hiệu quả và an toàn dưới hướng dẫn của siêu âm hoặc màn huỳnh quang.
Việc chỉ định đúng, đánh giá hình ảnh tối ưu, hiểu biết về các dụng cụ cán thiết, nắm vững các kỹ thuật khác nhau, nhanh chóng nhận ra và xử trí các biến chứng là chìa khóa cho sự thành công.
Bình thường có một lượng dịch ít màng ngoài tim. Sự tích lũy dịch nhiều hơn sẽ dẫn tới suy giảm chức năng đổ đầy của tim do chèn ép các buồng tim.
Triệu chứng lâm sàng của tràn dịch màng ngoài tim phụ thuộc vào lượng dịch và tốc độ hình thành dịch màng ngoài tim.
Việc lấy mẫu hay dẫn lưu dịch màng ngoài tim có thể được thực hit'll hửng chọc qua da hoặc phẫu thuật nếu chọc qua da thất bại
Bảng 1.  Các nguyên nhân thường gặp nhất của tràn dịch màng tim

Vô căn
20%
Tràn dịch màng tim mạn tính vô căn
9%
Bệnh tân sinh
13%
Do thầy thuốc
16%
Nhồi máu cơ tim
8%
Bệnh mạch máu collagen
5%
Lao
2%
Hội chứng urê huyết cao
6%
Khác
21%

II. CHỈ ĐỊNH VÀ CHỐNG CHỈ ĐỊNH
2.1. Chỉ định
Điều trị chèn ép tim (chỉ định trong hầu hết các trường hợp)
Chẩn đoán: khi các phương tiên cận lâm sàng không xâm nhập "chưa đủ kết luận nguyên nhân chuyên biệt hoặc vô căn.
2.2. Chống chỉ định
Trong tình huống cấp cứu, không có chống chỉ định tuyệt đối.
Tràn máu màng tim thứ phát sau bóc tách động mạch chủ, vỡ thành tự do buồng tim sau nhồi máu cơ tim hoặc tràn dịch màng tim sau chấn thương. Những trường hợp này cần phẫu thuật cấp cứu, việc chọc rút dịch có thể dẫn tới chảy máu nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, có thể lấy dịch tạm thời để ổn định bệnh nhân.
Rối loạn đông máu, thường do thuốc (chống đông, tiêu sợi huyết, kháng kết tập tiểu cầu liều cao...), làm gia tăng nguy cơ chảy máu và nên được cân nhắc như một chống chỉ định tương đối. Nếu có thể, thủ thuật chỉ nên được thực hiện khi các chỉ sô' đông máu trở về bình thường.
Tràn dịch ít, tràn dịch thành sau hoặc tràn dịch khu trú. Những trường hợp này nên được đánh giá lại và nếu cẩn thiết thì dẫn lưu bằng phẫu thuật.

III. KỸ THUẬT CỦA CHỌC DỊCH MÀNG NGOÀI TIM CÓ HƯỚNG DẪN
Hưóng dẫn thủ thuật bằng điện tim là phương pháp cổ điển, có nhiều hạn chế nên hiện nay được thay thế bằng siêu âm tại giưòng hoặc soi dưối màn huỳnh quang (tại phòng thông tim).
Chọn phương tiện chẩn đoán hình ảnh hướng dẫn phụ thuộc vào ngưòi làm thủ thuật và giá trị hình ảnh của phương tiện
3.1 Soi dưới màn huỳnh quang tại phòng thông tim
Thủ thuật được thực hiện tại phòng thông tim bởi bác sỹ có kỹ năng và được huấn luyện tốt, có theo dõi huyết động và điện tim.
Quan sát hướng đi của kim chọc dưới màn huỳnh quang từ thành bên.
Dây dẫn được luồn dễ dàng vào khoang màng ngoài tim, khó luồn nếu chọc vào vào thành tim.
Có thể bơm cản quang vừa phải qua kim để đánh giá khoang màng để xác nhận vị trí kim trong khoang màng tim hay trong thành tim: thuốc cản quang được pha loãng (wash) nếu chọc đúng trong khoang màng ngoài tim. Cản quang xuất hiện trong tuần hoàn qua các buồng tim: kim đã chọc vào buồng tim.
Đánh giá huyết động toàn diện: ghi áp lực bên trong tim, bên ngoài màng ngoài tim ít khi thực hiện. Tăng áp lực nhĩ phải sau chọc dịch màng ngoài tim, trong khi áp lực màng ngoài tim tiến về zero là có nghĩa lâm sàng. Cần loại trừ bệnh cơ tim hạn chế hoặc bệnh cấu trúc thất phải.
Hạn chế: phơi nhiễm phóng xạ, phải di chuyển bệnh nhân.
3.2. Siêu âm phổ biến và phù hợp với môi trường phòng cấp cứu và ICU
Siêu âm có thể xác định chính xác điểm chọc dò tốt nhất, có thể tái tạo hình ảnh 3D hoặc thậm chí cho thấy hình ảnh đầu kim đi vào khoang màng ngoài tim.
Có thể khi dung dịch normal saline lắc kỹ để phân biệt dễ dàng vị trí kim trong khoang màng tim hay trong tim.
Nhược điểm: cần người thứ hai hỗ trợ, cửa sổ echo kém ở một số bệnh nhân khó thực hiện kỹ thuật vô trùng khi thao tác trên đầu dò.
3.3. Dụng cụ và thiết bị
Dụng cụ được dùng trong chọc dịch màng tim là giống nhau dù là dùng phương tiện hướng dẫn nào.
Kim chọc dò dài 8 - 12 cm và ít nhất từ 16 -18G để có thể vừa với dây dẫn 0,035.
Kim chọc dò tủy hoặc sheath Polytetrafluoroethylene là thích hợp cho chọc dịch màng ngoài tim.
Dao phẫu thuật, gạc, bơm tiêm và khóa ba chạc. Khi dẫn lưu được đặt ra dụng cụ được thêm vào sheath 5-8F, dây dẫn mềm 0,035 và catheter có nhiều nòng.
Hình 1. Các dụng cụ chọc dịch màng tim

3.4 Các bước chọc dò
3.4.1. Đường tiếp cận
Đường tiếp cận dưới sườn hay dưới mũi ức:
Bệnh nhân nằm ngửa, thư giãn, phần ngực nâng cao vừa phải. Bệnh nhân nặng, khó thở có thể áp dụng tư thế Fowler hoặc thậm chí cho an thần. Sờ để xác định mũi ức và bờ dưới sườn trước khi sát trùng và trải khăn.
Vị trí chọc dò là 1-2 cm bên trái mũi ức và 1-2 cm dưới bờ sườn. Những đặc điểm giải phẫu này có thể thay đổi nhẹ với kích thước và hình thể của ngực.
Gây tê tại chỗ phải được thực hiện thường quy. Mũi kim nên hướng 45-60° dưới bờ sườn khoảng vài cm, tùy theo độ dày của thành ngực. Sau đó điều chỉnh lại hướng kim bằng cách hạ thấp bốm tiêm và kim gần phía thành bụng tạo góc 15-30°, hướng kim về vai trái (hướng có thể thay đổi tùy thuộc vào phân bố dịch). Vừa đẩy kim vừa hút liên tục. Bơm thuốc tê ngắt quãng trên đường đi của kim. Cuối cùng sẽ có cảm nhận đặc biệt khi xuyên trúng màng ngoài tim.


Hình 2. Ba đường tiếp cận chọc dịch màng tim.
A Dưới mũi kiếm hoặc dưới sườn. B. Mỏm. c. Cạnh ức

Đường tiếp cận đâm:
Thường sử dụng nhiều nhất là tiếp cận từ vùng mỏm. Vị trí xác định điểm chọc nên dựa trên siêu âm, qua vị trí gần lớp dịch nhất lượng dịch nhiều nhất. Nó thường ở vị trí giao điểm giữa khoang liên sườn 4-6 và giữa 1/3 ngoài đến 2/3 giữa xương ức và đường nạch trước. Nếu càng về phía ngoài thì có nguy cơ gây tràn khí màng phổi, ồ gần giữa hơn thì dễ có nguy cơ đâm vào động mạch vú trong.
Bệnh nhân nằm ngửa hơi nghiêng về bên trái. Bệnh nhân không nên hít sâu và có thể nên nín thở khi đâm kim. Điểm chọc dò ở bờ trên xương sườn để tránh tổn thương bó mạch thần kinh. Kim được đẩy theo hướng gợi ý của siêu âm và định hướng lại khi cần thiết.
Đường tiếp cận đâm là chọn lựa khác ít khi được sử dụng. Điểm chọc dò được thực hiện ở khoảng 1-2 cm cách bờ phải hoặc bờ trái xương ức và hướng vuông góc. Tổn thương động mạch vú trong và tràn khi màng phổi là những biến chứng dễ gặp của thủ thuật này.
Cần loại trừ kim đâm vào buồng tim. Các dấu hiệu gợi ý chọc vào buồng tim là:
- Ngoại tâm thu thất thường xuyên
- Dịch chảy ra theo mạch đập,
- Có cục máu đông,
- Dịch màu sậm.
Chọc vào thất được xác nhận bằng đường biểu diễn áp lực thất. Tuy nhiên, chọc trúng nhĩ có thể bị bỏ sót bởi vì áp lực nhĩ và áp lực màng ngoài tim gần giống nhau trong chèn ép tim. Có thể thử lại Hct nhanh để so sánh.
3.4.2. Dẫn lưu tràn dịch màng ngoài tim
Một khi chọc dịch đúng vào khoang màng tim, cần hút một lượng dịch để cải thiện lâm sàng của chèn ép tim cấp và/hoặc lấy mẫu xét nghiệm sinh hóa, vi sinh và tế bào.
Đặt dẫn lưu màng tim được khuyến cáo thay vì rút dịch bằng kim. Điều này cho phép lấy dịch nhiều hơn và tránh tổn thương do đầu kim.
Catheter dẫn lưu có thể đặt bằng kỹ thuật over-the-wire: Luồn dây dẫn mềm 0,035 xuyên qua lòng kim, tạo thành một vòng thấy được trên X-quang. Dùng dilator 6F và sheath 6F dài 23 cm. Sau đó đưa catheter pigtail vào khoang màng ngoài tim và kết nối với hệ thống dẫn lưu qua chạc ba. Tiến hành rút hết dịch. Catheter và sheath được giữ sát mặt da. Tránh tháo dịch nhanh nếu lượng dịch lớn (1000ml).
3.4.3. Chăm sóc sau thủ thuật
Chọc dịch màng ngoài tim đơn giản có thể thực hiện tại phòng bệnh thông thường.
Bệnh nhân nặng, thủ thuật khó hoặc tràn dịch do biến chứng của những thủ thuật xâm lấn trên tim nên được thực hiện ở khoa hồi sức.
Các triệu chứng thường gặp sau sau chọc dò: Đau ngực, tiếng cọ màng tim, sốt nhẹ.
Chụp X quang ngực sau thủ thuật giúp loại trừ tràn dịch màng phổi hoặc tràn khí màng phổi
Siêu âm sau thủ thuật giúp đánh giá lượng dịch tồn lưu, triệu chứng co thắt và chức năng của tim.
Catherter dẫn lưu nên được lưu cho đến khi lượng dịch <25mL/ngày. Để tránh tắc ống dẫn lưu do cục máu đông, cân hút liên tục và flush với saline mỗi 4-6 giờ.
Rút catherter/sheath có thể thực hiện tại giường có gây tê tại chỗ.
Tràn dịch tái phát sớm thường do thủng buồng tim hoặc động mạch vành. Trong trường họp này nên xem xét can thiệp ngoại khoa khi điều chỉnh đông máu.

IV. BIẾN CHỨNG CỦA CHỌC DÒ MÀNG NGOÀI TIM
Chọc dịch màng ngoài tim là một thủ thuật khá đơn giản và an toàn nếu tôn trọng đúng chỉ định và được huấn luyện tốt. Tuy nhiên kổ thủ thuật xâm lấn nào cũng có biến chứng mà thủ thuật viên phải biết chẩn đoán và xử trí kịp thời.
Bảng 2. Biến chứng nghiêm trọng thường gặp nhất của thủ thuật chọc dò màng tim
Biến chứng
Tỷ lệ
Biến chứng chính
1,2%
Tử vong
0,08%
Thủng buồng tim phải phẫu thuật
0,44%
Tổn thương bó mạch thần kinh liên sườn
0,08%
Tràn khí màng phổi phải đặt ống dẫn lưu
0,44%
Nhịp nhanh thất
0,08%
Nhiễm khuẩn liên quan catheter
0,08%
Biến chứng phụ
3,5%
Đâm  kim vào buồng tim thoáng qua
0,97%
Tràn khí màng phổi lượng ít
0,7%
Sốc phế vị
0,17%
Nhịp nhanh thất không kéo dài
0,17%
Tắt catheter
0,7%
Tràn dịch màng phổi, tim
0,79%

- Chọc vào trong buồng tim: biến chứng thường gặp và nghiêm trọng nhất.
• Chọc vào thất trái hiếm khi gây chảy máu nghiêm trọng và thường tự giới hạn.
• Thất phải dễ bị chọc thủng hơn nhưng cũng ít khi gây chảy máu nghiêm trọng.
• Chọc trúng nhĩ phải thì hiếm nếu nhĩ không lớn hoặc đi qua đường mũi kiếm xương ức. Tuy nhiên, do thành mỏng nên chảy máu không tự giới hạn. Đặt thêm một catheter vào khoang màng tim và điều chỉnh các trị số đông máu về bình thường, rút catheter ban đầu để kiểm tra xem biến chứng chảy máu có thể tự câm không. Nếu không phải can thiệp phẫu thuật.
- Chọc thủng vào mạch vành: là một nguyên nhân khác gây chảy máu nghiêm trọng trong màng ngoài tim. Chẩn đoán xác định bằng chụp mạch vành hoặc phẫu thuật thám sát.
- Tràn máu màng phổi: do chọc vào động mạch vú trong hoặc bó mạch gian sưòn. Trong trường hợp này, nếu không tự cầm thì phẫu thuật thám sát.
- Tràn khí màng phổi: hiếm gặp khi tiếp cận qua mũi kiếm xương ức, có thể gặp khi tiếp cận qua thành ngực. Chụp X-quang sau thủ thuật sẽ giúp loại trừ biến chứng này.
- Tràn khí màng tim: Liên quan đến kỹ thuật không đúng trong quá trình đặt catheter dẫn lưu. xử trí: Hút khí qua catheter/sheath. Khí sẽ được tự hấp thụ nếu lượng không nhiều.
- Nhiễm khuẩn màng ngoài tim: hiếm gặp, do thủ thuật không đảm bảo vô trùng.
- Chọc vào ổ bụng: Biến chứng này chỉ gặp khi sử dụng đường tiếp cận dưới sườn. Gan, dạ dày, túi mật hoặc ruột có thể bị chọc thủng.
- Biến chứng khác:
• Rối loạn chức năng thất trái thoáng qua và phù phổi cấp có thể gặp. Cơ chế chưa rõ. Bệnh nhân nguy cơ cao: Bệnh tim cấu trúc trước đó hoặc cần truyền dịch lượng lớn trước khi làm thủ thuật.
• Dãn và suy thất phải sau thủ thuật tháo lượng dịch lớn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Gerard Marti Aguasca, Bruno Garcia del Blanco and Sagrỉstà Saulela. Perỉcar- In Marco Tubarco, Pascal Vranikx. The ESC Textbook of Intensive and Acute Cardiovascular Care 2nd Edition, 2015: 236-241.
2. Levine MJ, Lorell BH, Diver DJ, Come PC. Implications of echocardiographical- i Ji, I epos is of pericardial tamponade incontemporarymedical patients: detection IWhb 'T m, dynamic embarrassment. J Am Coll Cardiol 1991;17:59-65.
3. Maisch B, RisticAD, Seferovic PM, Tsang TSM. Interventionalpericardiology.Pe-ricardial acess and drainage: standard techniques. Berlin Heidelberg: Springer; 2011. pp. 33-53.
4. Sobol SM, Thomas HM Jr, Evans RW. Myocardial laceration not demonstratedby - Icclrocardiographic monitoring occurring durỉngperỉcardỉocentesỉs. N Engl J Med 1975; 292:1222-3
Bạn có thể Đọc thêm:

Phổ biến trong tuần

Tin mới