Phác đồ điều trị bệnh tim mạch năm 2018 (Phác đồ 11) DẪN LƯU MÀNG PHỔI

Xem
Phác đồ 11
DẪN LƯU MÀNG PHỔI
I. TỔNG QUAN
Đặt ống dẫn lưu (ODL) ngực qua da được thực hiện thường quy ở khoa ngoại, săn sóc đặc biệt, cấp cứu và khoa phổi do các bác sĩ được huấn luyện và có kinh nghiệm. Biến chứng nặng sau đặt dẫn lưu là do thiếu huấn luyện, vị trí đặt ống dẫn lưu không đúng hoặc do kỹ thuật chăm sóc ODL.
II. CHỈ ĐỊNH
- Tràn khí màng phổi (TKMP):
 Tất ả bệnh nhân thở máy, bất kể kích thước TKMP
• TKMP áp lực sau khi dẫn lưu ban đầu bằng kim
 TKMP tự phát tái phát hoặc dai dẳng sau khi chọc hút đơn giản
• TKMP do điều trị
- TKMP do chấn thương, bất kể kích thước
- Tràn dịch màng phổi do bệnh lý ác tính
- Hậu phẫu mổ tim hoặc lồng ngực
III. DỤNG CỤ ĐẶT DẪN LƯU MÀNG PHỔI
- Nón và khẩu trang phẫu thuật, găng tay vô khuẩn
- Dung dịch sát khuẩn: iodine hoặc cồn chlorhexidine
- Khăn lỗ vô khuẩn
- Ống tiêm (10 và 20 ml) và kim tiêm
- Thuốc gây tê: Lidocaine 1 hoặc 2%
- Dao phẫu thuật
- Kẹp cong để bóc tách
- Dụng cụ khâu
- ống dẫn lưu, có thể có trocar
- Ống nối
- Hệ thống dẫn lưu kín (bộ dẫn lưu màng phổi /hệ thống các bình nước thông nhau.
- Gạc vô khuẩn
- Kỹ thuật vô khuẩn phải được tuân thủ trong suốt quá trình thực hiện để tránh nhiễm trùng tại vị trí đặt và tràn mủ màng phổi.
IV. ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ TRƯỚC DẪN LƯU
Bất thường đông máu hoặc số lượng tiểu cầu không ảnh hưởng đến biến chứng chảy máu của đặt dẫn lưu ngực. Tuy nhiên, phẫu thuật viên thường muốn điều chỉnh bất thường đông máu và tiểu cầu trước khi đặt dẫn lưu.
V. GIẢM ĐAU
Bệnh nhân tỉnh nên được tiền mê trước với một opioid và một benzodiazepine để đạt được mức giảm đau thích hợp, giúp làm quên cảm giác đau. Gây tê tại chỗ nên được thực hiện trước khi đặt dẫn lưu đây đủ: dưới da, cơ, màng xương, màng phổi.
VI. KỸ THUẬT ĐẶT DẪN LƯU MÀNG PHỔI
6.1. Hướng dẫn của siêu âm
Vai trò của siêu âm trong chẩn đoán và đánh giá tràn dịch màng phổi (TDMP) đã được khẳng định. Hình ảnh siêu âm của TDMP (echo trống, echo không đồng nhất không vách hoặc có vách) trước thủ thuật là một dự báo dẫn lưu thành công. Siêu âm hướng dẫn nên được thực hiện khi có thể để định vị TDMP và để hướng dẫn đặt ODL.
6.2. Tư thế bệnh nhân và vị trí đặt dẫn lưu
Bệnh nhân nằm ngửa, cánh tay cùng bên đặt sau đầu để bộc lộ vùng hố nách.
Dẫnn lưu TKMP: khoảng liên sườn thứ hai đường giữa đòn. Vị trí đặt nếu vào trong nhiều có thể làm tổn thương động mạch vú trong (khoảng 2 cm ngoài bờ ngoài xương ức). Nhược điểm của vị trí này là đi qua cơ ngực lớn và để lại sẹo xấu.
Dẫn lưu TDMP hoặc hỗn hợp khoảng liên sườn thứ tư đường nạch trước, ngay bên cạnh bờ bên của cơ ngực lớn. Nguy cơ chính là đặt dẫn lưu quá thấp gây tổn thương cơ hoành và các cơ quan ở bụng (gan và lách). Không đặt ODL qua vết mổ dẫn lưu trước đó, hoặc qua vết thương do chấn thương. Nếu vẽ một đường thẳng đứng qua trung đòn núm vú và 1 đường ngang qua núm vú, chia lồng ngực bệnh nhân ra làm bốn phần, vị trí để dẫn lưu là 1/4 trên ngoài.
ODL ngực luôn luôn được đặt bờ trên xương sườn dưới của khoảng sườn đã chọn để tránh tổn thương bó mạch và thần kinh liên sườn.



6.3. Dẫn lưu giải áp bằng kim
Giải áp bằng kim là một thủ thuật cứu mạng. Được thực hiện trong những trường hợp TKMP áp lực hoặc tràn máu chèn ép gây hơ hấp và/hoặc huyết động không ổn định. Đối với tình huống này, thực hiện thủ thuật cấp cứu giải áp bằng kim ngay lập tức. Thủ thuật sẽ xác định chẩn đoán và giải áp khoang màng phổi. Kỹ thuật đơn giản, nhanh chóng và không có chống chỉ định.
Sau khi sát trùng da, chọc kim vuông góc với mặt da vào vùng gõ vang ở khoang liên sườn thứ hai và đường trung đòn. Một catheter tĩnh mạch dạng trocar ngắn 14G được gắn vào một ống tiêm bên trong có chứa ít dung dịch. Dưới áp lực trong màng phổi, khí đi vào ống tiêm -> xác định chẩn đoán. Sau đó rút ống tiêm ra khỏi kim để khí thoát ra ngoài. Áp lực khoang màng phổi sẽ trở về áp lực khí quyển nên sẽ cải thiện lâm sàng ngay lập tức, nhưng cần tiếp tục dẫn lưu sau khi giải áp.
6.4. Bóc tách và chọc dẫn lưu
Rạch da 1,5-2 cm tùy kích thước ống dẫn lưu. Bóc tách mô dưới -da bằng Kelly cong. Màng phổi thành được phá thủng bằng ngón tay mang găng để tránh làm tổn thương phổi. Khi đưa ngón tay vào trong khoang màng phổi, chúng ta có thể kiểm tra có dày dính xung quanh điểm dẫn lưu bằng cách xoay ngón tay 360° quanh lỗ dẫn lưu. Quan trọng là khi đưa ODL vào tránh đưa trocar quá màng phổi thành.
ODL bằng silicone được đưa vào khoang màng phổi thông qua một trocar loại Monod có khả năng gây tổn thương phổi thấp nhất. Tránh dùng ODL loại trocar trong có một đâu nhọn đâm ra ngoài ống vì nó có thể làm tổn thương phổi hoặc trung thất. ODL được đưa vào dưới kiểm soát của ngón tay và đi vào khoang màng phổi không bị cản trở. Hướng vào của ODL nên được chọn theo sự phân phối theo trọng lực của tràn khí hay dịch. Khi chỉ có TKMP ODL nên theo hướng lên đầu và ra trước. Trái lại, đối với TDMP, Ưu tiên vị trí bên, ODL đi hướng xuống đáy và ra sau. Đặt ODL màng phổi nên thực hiện nhẹ nhàng, không sử dụng sức nhiều.
6.5. Loại và kích thước của ống dẫn lưu ngực
Có ba loại ODL, theo kích thước và phương pháp đặt: ODL phương pháp Seidinger, ODL Monod, ODL Mallinckrodt.
• ODL có trocar ngắn (Monod) hoặc dài (Mallinckrodt): đường kính của những ODL này thường lớn (> 24F). Sau bóc tách và rút ngón tay trong khoang ngực ra, một dây hướng dẫn tù đâu, được bao quanh bởi một trocar dài 10 cm được đưa 1 hoặc 2 cm vào khoang màng phổi- Nên cẩn thận để ngăn trocar trượt trên cơ liên sườn.
• ODL không có trocar nhưng có kim nhọn, ví dụ ‘Pleurocath’: ODL lòng nhỏ (8F), khá cứng, có nhiều lỗ trên ODL, catheter tù đầu dài khoản 8 cm. ODL được đưa vào bằng cách chọc khoảng liên sườn bằng kim với ODL được nối một phần với kim.
• Dẫn lưu sử dụng kỹ thuật Seldinger: Bộ dụng cụ dùng một lần gồm kim, ống tiêm, dây dẫn có đầu đàn hồi và cây nong, ODL có nhiều lỗ cỡ nhỏ - trung bình (9-14F) có lỗ ở đầu tận cùng. Kỹ thuật này có nhiều lợi điểm; ít gây đau cho bệnh nhân và không cần bóc tách.
Tiêu chuẩn chính đối với việc chọn lựa kích thước ODL là tính chất của khí hoặc dịch. Đường kính trong và chiều dài là hai yếu tố I|iiyôi định quan trọng. Chọn lựa ODL ngực phải quan tâm không chỉ đặc điểm của chất được dẫn ra mà còn tốc độ hình thành. Mức áp lực âm để hút ít nhất 20 cmH2O. Kích thước ODL thích hợp rất quan trọng để ngăn ngừa TKMP áp lực.
Chất lượng của dẫn lưu lần đầu quan trọng trong phòng ngừa biến chứng. Tràn máu màng phổi không được dẫn lưu hết làm tăng tần suất biến chứng: sớm như mũ màng phổi và muộn như xơ hóa và xẹp phổi.

Hình 4. Từ trái qua phải: dụng cụ theo phương pháp Seldinger,
Monod
drain, Mallinckrocdt drain.

Ống dẫn lưu ngực lỗ lớn (>24F): được đưa vào khoang ngực bằng bóc tách và dẫn lưu bằng trocar. Chỉ định cho trường hợp TKMP do chấn thưống ngực, bệnh nhân thở máy có TKMP tự phát hoặc do thầy thuốc gây nên có thể trở thành TKMP áp lực đồng thời trên bệnh nhân có dò phế quản màng phổi hoặc mủ màng phổi.
Ống dẫn lưu ngực lỗ trung bình (16-24F): có thể được đặt bằng kỹ thuật Seldinger hoặc bóc tách. Tuy nhiên, không thể đưa ngón tay để thăm dò màng phổi. Chỉ định cho những trường hợp tràn máu lồng ngực thứ phát sau gãy xương sườn, tràn dịch phản ứng và dịch tiết.
Ống dẫn lưu ngực lỗ nhỏ (8-14F): thường được đặt mà không bóc tách. Chỉ định đối với TKMP tái phát trên những bệnh nhân thở tự nhiên và TDMP không biến chứng.
6.6. Cố định ống dẫn lưu
Sau đặt ODL vào khoang màng phổi, lập tức nối với hệ thống dẫn lưu hoặc van một chiều như van Heimlich. Đường rạch da ODL lỗ lớn và trung bình được khâu lại. ODL được cố định sau khi đặt để tránh tuột ra ngoài. Nhiều gạc đè lên vị trí chọc là không cần thiết. Miếng ép trong suốt cho phép thấy vết thương rỉ dịch và các dấu hiệu nghi ngờ nhiễm trùng. Chụp X quang ngực sau khi đặt ODL để đánh giá vị trí ODL và xác định thể tích dịch tồn lưu hoặc TKMP.
6.7. Dấn lưu tràn máu lồng ngực ồ ạt
Trong những trường hợp xuất huyết ồ ạt ngay từ đầu (>1000ml ra qua ODL) hoặc kéo dài (>150 ml/giờ), nghi ngờ có tổn thương mạch máu, cần kịp thời mở ngực thăm dò để cầm máu ngoại khoa. Không nên hút ODL ở những trường hợp chảy máu nghiêm trọng, chỉ dẫn lưu dịch và ngừa chèn ép.
6.8. Chăm sóc hệ thống dẫn lưu
Khi đặt ODL màng phổi, tùy theo chỉ định lâm sàng, hệ thống sẽ được nối với máy hút, hoặc một bình có mực nước cao hơn đâu ra của ODL để ngừa khí đi ngược vào khoang màng phổi. TKMP tự phát không kèm TDMP thì không cần hút áp lực âm. ODL màng phổi được gắn với bình kín, trong đó một ống đặt dưới mực nước 3 cm. Nếu lượng khí hoặc dịch màng phổi không được dẫn hoàn toàn nhờ vào trọng lực và mực nước, hút áp lực âm cần được sử dụng. Hệ thống bình dẫn lưu gồm một bình có ba ngăn (hoặc ba bình rời), một ngăn để nhận dịch từ màng phổi và cho phép khí trong màng phổi đi ra qua ngăn kế tiếp, 1 ngăn không cho dòng khí đi ngược vào lại khoang màng phổi và để phát hiện khí ra, ngăn cuối cùng để điều hòa mức áp lực âm truyền đến bệnh nhân từ máy hút âm tường
Kẹp ODL khi có khí còn ra có thể gây TKMP áp lực và tử vong. ODL sủi khí thì không bao giờ được kẹp.
Dẫn lưu TDMP lượng nhiều nên được thực hiện từng bước có kiểm soát, kẹp ODL khi dẫn lưu vài trăm ml để ngăn biến chứng phù phổi.
6.9. Theo dõi ống dẫn lưu
ODL màng phổi nên được kiểm tra với mỗi kíp điều dưỡng và mỗi lần khám bệnh. Phải lắp đặt chính xác và dán kín các chỗ nối. Kiểm tra viêm nhiễm hoặc dịch tiết ở vị trí đặt và độ chặt của băng ép, mức úp lực hút (hoặc không hút). Tránh để vòng dây quá dài giữa ODL và máy dẫn lưu để tránh hiện tượng ống chữ U. Vuốt đường ống chỉ khi có máu cục. Mục đích của vuốt ống là tạo áp suất âm mạnh và nhanh để làm vỡ huyết khối và làm thông ODL. Thể tích chất tiết được lấy, sự hiện diện của bọt khí và sự di động của cột nước sẽ được đánh giá mỗi khi lấy dấu hiệu sinh tồn. Khi còn sủi bọt khí nếu bệnh nhân đang thở máy, số lượng rò rỉ phải được đánh giá bằng cách so sánh dung tích sống được cài đặt và dung tích thở ra. Theo dõi X quang ngực mỗi ngày, vị trí đúng của ODL, không có lỗ dò và hình ảnh phổi dãn nở tốt.
VII. BIẾN CHỨNG ỐNG DẪN LƯU MÀNG PHỔI
Biến chứng ODL ngực được chia ra theo liên quan với quá trình đặt I II V| Irí hoặc nhiễm trùng. Với bác sĩ được huấn luyện, tỉ lệ biến chứng sớm và muộn vẫn còn cao 3% và 8%. Nặng hơn là mủ màng phổi và sai vị trí ODL gây tổn thương ngực hoặc bụng.
Không sử dụng trocar và huấn luyện người thực hiện làm giảm các biến chứng có ý nghĩa. X quang không phát hiện được 50% các trường hợp sai vị trí ODL. Nguy cơ đặt sai vị trí ODL không tùy thuộc vào vị trí chọc.
VIII. SỬ DỤNG KHÁNG SINH
Kháng sinh phòng ngừa chỉ nên dùng khi ODL được đặt sau khi chấn thương ngực. Cephalosporin thế hệ 1 nên được sử dụng, bao phủ hầu hết những tác nhân thường gây bệnh trong mủ màng phổ
IX. THỜI ĐIỂM RÚT ỐNG DẲN LƯU
Biến chứng quan trọng nhất sau rút ODL ngực là TDMP tái phát. Thời điểm rút ODL phụ thuộc vào chỉ định chính đối với đặt ODL và diễn tiến lâm sàng.
Trong trường hợp TKMP, ODL không nên rút cho đến khi hết sủi bọt khí vài giờ và X quang ngực cho thấy phổi nở tốt.
Trong trường hợp TDMP, thời điểm rút ODL ngực dựa trên kinh nghiệm và tùy từng trung tâm. Lượng dịch tối thiểu hàng ngày trước khi rút nên <150 ml/ngày.
Rút ODL ngực vào cuối thì thở ra hay hít vào vẫn còn là chủ đề bàn cãi. Hướng dẫn BTS khuyến cáo ODL ngực nên được rút khi bệnh nhân làm nghiệm pháp Valsalva hoặc trong lúc thở ra.
Kẹp ODL trước khi rút là không cần thiết
ODL nên được rút nhanh, trong khi một người phụ cột mối chỉ chờ
Kiểm tra X-quang ngực lại sau rút ODL 1-24 giờ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Atchabahian A, Laplace c, Tazarourte K. Chest tubes. In: Susanna p, Christiaan K ed. The ESC Textbook of Intensive and Acute Cardiovascular Care, 2nd Edition. Oxford University Press 2015; 242- 250.
2. Kwiatt M, Tarbox A, Seamon MJ. Thoracostomy tubes: acomprehensive review of complications and related topics. IntJ Crit III Inj Sci 2014;4:143-155.
Bạn có thể Đọc thêm:

Phổ biến trong tuần

Tin mới