Phác đồ điều trị bệnh tim mạch năm 2018 (Phác đồ 15) XỬ TRÍ CÁC HỘI CHỨNG ĐỘNG MẠCH CHỦ CẤP

Xem
Phác đồ 15
XỬ TRÍ CÁC HỘI CHỨNG
ĐỘNG MẠCH CHỦ CẤP

I. BÓC TÁCH ĐỘNG MẠCH CHỦ
1.1. Định nghĩa
Dò máu từ lòng động mạch chủ (ĐMC) vào lớp áo giữa do rách lớp áo trong và hậu quả là bóc tách lớp áo giữa, hình thành khoang thứ hai gọi là lòng giả.

1.2. Phân loại
Bệnh suất, tử suất và điều trị tùy thuộc vào có hay không bóc tách đến ĐMC ngực đoạn lên, do đó phân loại tùy theo có liên quan đến đoạn ĐMC đoạn lên hay không.
Phân loại DeBakey: týp I xuất phát ở động mạch chủ lên và tiến triển đến cung động mạch chủ ± động mạch chủ xuống; týp II chỉ ở động mạch chủ lên; týp III xuất phát và chỉ khu trú động mạch chủ xuống.
Phân loại Stanford: týp A liên quan đến động mạch chủ lên bất thường kể vị trí xuất phát; týp B đoạn xa đến đoạn xuống động mạch chủ.




Hình 1. Phân loại bóc tách động mạch chủ theo De Bakey và Stanford

1.3. Dịch tễ học
Tần suất bệnh khoảng 2-16 % ca mỗi 100.000 bệnh nhân - năm, nhưng tần suất có thể cao hơn do tỷ lệ tử vong sớm cao (tử vong ngoài bệnh viện nghĩ do nguyên nhân khác; chẩn đoán sai bóc tách động mạch chủ).
Bóc tách týp A cao hơn 2 lần so với týp B.
Hội chứng Marfan chiếm khoảng 5 % bóc tách và 50 % bệnh nhân dưới 40 tuổi.
Bóc tách do bệnh van ĐMC 2 mảnh chiếm nhiều hơn so với hội chứng Marfan, mặc dù vậy nguy cơ bóc tách trên mỗi bệnh nhân thấp hơn hội chứng Marfan. Lý do là bệnh van ĐMC 2 mảnh có tần suất 1 -2% do đó nó là nguyên nhân quan trọng gây bóc tách động mạch chủ.
Khi bóc tách ĐMC xảy ra ở phụ nữ dưổi 40 tuổi, 12 % xảy ra ở thời kỳ chu sinh.

1.4. Nguyên nhân
Bóc tách thưòng ở vị trí phình và do đó các yếu tố nguy cơ gây phình và bóc tách tương tự nhau, ví dụ: tăng huyết áp, bệnh van động mạch chủ 2 mảnh, hội chứng Marfan, tiền sử gia đình phình ĐMC ngực hay bóc tách.
Tuy nhiên, bóc tách có thể xảy ra ở những đoạn ĐMC không phình.
Những thủ thuật liên quan đến ĐMC (thông tim, bóng đối xung trong ĐMC, phẫu thuật tim) có thể gây bóc tách.
Cocaine có thể khởi phát bóc tách.
Tổn thương ĐMC do chấn thương điển hình có thể gây đứt ngang dẫn đến bóc tách.

1.5. Tiền sử và thăm khám
Bảng 1: Dấu hiệu và triệu chứng bóc tách động mạch chủ

Dấu hiệu và triệu chứng
Chỉ số khả dĩ dương
Độ nhạy (%)
Đau dữ dội

90
Phình ĐMC/dãn trung thất/Xquang
2,0 - 3,4
90
Khởi phát đột ngột
1,6 - 2,6
84
Âm thổi dạng tràn

45
Cảm giác như xé rách ĐMC
1,2 - 10,8
39
Hướng lan theo ĐMC
1,1 - 7,6
31
Khác biệt mạch hay huyết áp
5,7
26 - 31
Âm thổi tâm trương
1,4
28
Triệu chứng thần kinh
6,6 - 33,0
17
Ngất

13
Sốc

13
Thiếu máu chi dưới

10
Đột quị

6 - 8
Chèn ép tim

5
Thiếu máu tuỷ sống

2


Điều là triệu chứng thường gặp nhất (90 %). Cần hỏi đặc điểm cơn đau về khởi phát, độ nặng, kiểu đau, hướng lan có thể giúp ích, nếu bác sĩ hỏi đúng những đặc điểm trên có thể chẩn đoán 90 % trường hợp so với 50 % nếu bỏ sót một câu hỏi.
• Khởi phát một cách đột ngột chiếm 84 % số ca. Điển hình đau nhiều nhất lúc khởi đầu, không điển hình ở hội chứng mạch vành cấp.
• Đau dữ dội 90 % số ca.
• Kiểu đau như xé rách, bị cắt hay như dao đâm (64 %) cũng thường gặp.
• Vị trí đau có thể liên quan vị trí bóc tách và hướng lan là phần xa bị bóc tách.
- Týp A đau phía trước nhiều hơn gấp 2 lần so với sau lưng.
- Týp B đau sau lưng chiếm 2/3 số ca, nhưng đau ngực cũng có xảy ra.
• Đau bụng cũng có thể là biểu hiện đơn độc của bóc tách, và đau cung có thể khu trú ở cổ, thắt lưng hay các chi.
• Cơn đau thường liên tục nhưng cũng có thể giảm đi.
• Khi không có cơn đau, bệnh nhân thường biểu hiện ngất, đột ngột hay suy tim.
Huyết áp:
• Lúc ban đầu, khoảng 1/3 bệnh nhân tăng huyết áp, khoảng 1/7 tụt huyết áp và 1/7 có sốc.
• Tăng huyết áp thường gặp ở týp B.
• Tụt huyết áp ở týp A có thể gợi ý hở van động mạch chủ, chèn ép tim hay giảm tưới máu mạch vành.
• Huyết áp phải đo 2 tay và thường xuyên đo cả hai tay và hai chân, để nhận biết tụt huyết áp giả tạo hay huyết áp thấp do bóc tách ảnh hưởng một nhánh động mạch.
• Sự khác biệt huyết áp > 20 mmHg được xem có ý nghĩa.
Ngất thường xảy ra ở týp A (19 %) và không thường gặp ở týp B (3 %).
Suy giảm thần kinh khu trú gặp ~ 1/6 trường hợp bóc tách động mạch chủ ngực.
Khi một loạt triệu chứng tim mạch, thần kinh và bụng kết hợp mà không thể giải thích được, hội chứng động mạch chủ cấp phải được nghĩ đến.

1.6. Hậu quả
Tràn máu màng tim gây chèn ép tim và sốc.
Hở van động mạch chủ cấp, nguy cơ suy tim và sốc.
Nhồi máu cơ tim cấp (thành dưới thường gặp hơn thành trước, do xu hướng bóc tách lan rộng vào động mạch vành phải)
Bóc tách liên quan các nhánh động mạch: động mạch cảnh (đột quị và thiếu máu não thoáng qua), tủy sống (liệt hai chân), thận (suy thận cấp), mạc treo ruột (đau bụng, thiếu máu cục bộ mạc treo ruột), động mạch chậu (đau chi dưới, thiếu máu cục bộ).



Hình 2. Cơ chế giảm tưới máu

Hình 2: Cơ chế giảm tưới máu: 1. Bóc tách nội mạch gây chèn

ép lòng mạch của nhánh động mạch; 2. Rách nội mạc có thể gây

giảm tưới máu nhánh động mạch hoặc không.


1.7. Chẩn đoán
Bảng 2: Đánh giá lâm sàng khả năng bị hội chứng ĐMC cấp
(Điểm nguy cơ 0 - 3 tương ứng mỗi cột 1 điểm)
Tiền sử nguy cơ cao
Tính chất đau nguy cơ cao
Lâm sàng nguy cơ cao
Hội chứng Marfan (hay bệnh mô liên kết)
Tiền sử gia đình bệnh động mạch chủ
Bệnh van động mạch chủ
• Phình động mạch chủ ngực
Tiền căn phẫu thuật động         mạch chủ (gồm cả phẫu thuật tim)
• Đau ngực, lưng hay bụng với các tỉnh chất sau:
- Khởi phát đột ngột
- Đau dữ dội
- Đau như xé
• Bằng chứng giảm tưới máu
Mất mạch
- Khác biệt HA tâm thu
- Suy giảm thần kinh khu trú
• Âm thổi tâm trương động mạch chủ (mới hay khi đau)
• Tụt huyết áp hay sốc




SƠ ĐỔ CHẨN ĐOÁN HỘI CHỨNG ĐỘNG MẠCH CHỦ CẤP

SATQTN: Siêu âm tim qua thành ngực; SATQTQ: Siêu âm tim qua thực quản.

SƠ ĐỔ CHẨN ĐOÁN HỘI CHỨNG ĐỘNG MẠCH CHỦ CẤP



ECG và X-quang ngực có thể làm nhanh chóng (đặc biệt ở bệnh nhân nguy cơ thấp và trung bình bóc tách ĐMC) có thể cho thấy chẩn đoán khác với triệu chứng biểu hiện. Tuy nhiên không dùng để chẩn đoán xác định hay loại trừ.
D-Dimers < 500 ng/ml có độ nhạy cao trong chẩn đoán loại trừ bóc tách ĐMC trong 6h đầu sau khi xuất hiện triệu chứng.
CT, MRI, SATQTQ là các phương tiện có độ chính xác cao trong chẩn đoán bóc tách ĐMC. Sự lựa chọn các phương tiện chẩn đoán tùy thuộc khả năng của bệnh viện và có chuyên gia có kinh nghiệm thực hiện và đọc kết quả.
Khi lâm sàng nghi ngờ bóc tách cao, một xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh âm tính (CT, SA qua thực quản, MRI) không đủ để loại trừ hoàn toàn chẩn đoán và cần thực hiện test xác định thứ 2 (Class I ACC/AHA).

1.8. Tiên lượng
- TýpA:
• Tử vong ngay 40 %.
• Tỉ lệ tử vong khoảng 1-2 % mỗi giờ sau khi bóc tách.
• Tử vong thường liên quan tràn máu màng tim và chèn ép tim, vỡ hay bóc tách lan rộng, sống còn có thể được cải thiện nếu chẩn đoán và điều trị sớm.
- Týp B:
• Tử vong chung 30 ngày là 10 % ở bệnh nhân không phức tạp được điều trị nội khoa nhưng tăng lên 30 % ở bệnh nhân có biến chứng cần phải phẫu thuật.

1.9. Điều trị
1.9.1. Điều trị bóc tách týp A
Phẫu thuật sửa chữa khẩn chỉ định bóc tách týp A (Class IB ESC 2014).
Mục tiêu phẫu thuật là thay thế đoạn ĐMC lên bị bóc tách, phòng đột tử do rách ĐMC.
Cung ĐMC thường không thể phẫu thuật cấp cứu, ngoại trừ cung ĐMC dãn đáng kể hay lớp áo trong bị rách khu trú.
Chụp mạch vành trước phẫu thuật không có chỉ định do làm trì hoãn không cần thiết việc phẫu thuật
Điều trị nội khoa nên tiếp tục trong khi chờ phẫu thuật.
Giảm delta Pressure/delta time (dP/dt) và mục tiêu tần số tim < 60 là mục tiêu chính, mục tiêu thứ 2 là huyết áp tâm thu < 100-120 mm Hg (hay đến mức tối thiểu mà còn đảm bảo tưới máu.
Thuốc chẹn beta (propranolol, metoprolol, esmolol) nên bắt đầu sớm để tránh phản xạ tăng tần số tim (làm tăng dP/dt) do thuốc dãn mạch. Nếu không có thuốc tĩnh mạch, có thể dùng thuốc uống. Khi chẹn bêta chống chỉ định xem xét dùng diltiazem hay verapamil tĩnh mạch.
Nitroprusside cũng có thể dùng để giảm nhanh và cẩn thận chỉnh liều theo huyết áp.
Giảm đau cần thiết để giảm sự gia tăng tần số tim và huyết áp liên quan đến đau.
Tụt huyết áp: nếu do chèn ép tim, điều trị bù dịch và phẫu thuật cấp cứu; chọc dò màng tim không có lợi và thực tế gia tăng tử vong (chỉ nên xem xét khi trên đường chuyển bệnh nhân đến phòng mổ hay sau khi tuần hoàn ngoài cơ thể đã thiết lập, ngoại trừ bệnh nhân ngưng tim).

1.9.2 Điều trị bóc tách týp B
Bóc tách týp B không phức tạp có thể điều trị nội khoa với giảm dP/dt và huyết áp, như đã nói ở trên.
Can thiệp chỉ định khi có biến chứng, bao gồm hội chứng tưới máu kém, đau dai dẳng, tăng huyết áp dai dẳng, phình lớn hay vỡ.
Can thiệp nội mạch được sử dụng ưu tiên (Class IC ESC 2014) hơn phẫu thuật hở để điều trị biến chứng bóc tách týp B vì tỉ lệ tử vong 30 ngày thấp hơn đáng kể.
Tuy nhiên, tác động lâu dài stent-graft trên bóc tách động mạch chủ xuống cấp vẫn không rõ.
Trên lý thuyết stent-graft sớm trên bóc tách týp B có thể hạn chế biến chứng muộn hay phình lớn hơn, nhưng hiện tại không có dữ liệu nào hỗ trợ phương pháp này.  


1.10. Biến chứng muộn
Bệnh nhân có nguy cơ và phải được theo dõi cấu trúc phình, bóc tách tái phát, vỡ, hở van ĐMC (liên quan gốc động mạch chủ hay động mạch chủ lên) và dò (sau thủ thuật can thiệp nội mạch động mạch chủ ngực - TEVAR).
Nguy cơ cao nhất trong vòng 1 - 2 năm đầu.
Thuốc giảm dP/dt và kiểm soát huyết áp có thể làm giảm biến chứng. Mục tiêu là tần số tim < 60 l/phút và huyết áp < 120 mmHg.
Chẹn bêta cải thiện dự hậu lâu dài, do đó có thể dùng điều trị duy trì chính.
Chẹn kênh canxi, ức chế men chuyển và chẹn thụ thể angiotensin cũng có thể có lợi nhưng chưa có nghiên cứu rõ ràng.
Bởi vì nguy cơ tiến triển sau khi bóc tách động mạch chủ cấp, bệnh nhân nên theo dõi định kỳ hình ảnh học mỗi 1, 3, 6 hay 12 tháng và sau đó mỗi năm nếu ổn định.

II. HUYẾT KHỐI TRONG THÀNH
2.1. Định nghĩa
Chảy máu trong lớp trung mạc của động mạch chủ nhưng không thông với lòng động mạch.

2.2. Nguyên nhân
Một số do vỡ mạng lưới mạch máu nhỏ trong thành ĐMC, một số khác thứ phát do vết rách nhỏ ở lớp nội mạc.

2.3. Dịch tễ học
Các yếu tố nguy cơ tương tự như bóc tách ĐMC, mặc dù ít gặp ở hội chứng Marfan.
Huyết khối trong thành chiếm 6-10 % hội chứng động mạch chủ cấp.
Huyết khối trong thành xảy ra ở vị trí ĐMC lên trong 30 % trường hợp, 10 % ở quai ĐMC ngang, và 60 % ở ĐMC xuống.

2.4. Tiền sử và thăm khám
Biểu hiện lâm sàng tương tự bóc tách động mạch chủ.

2.5. Chẩn đoán
Huyết khối trong thành được chẩn đoán dựa trên CT, MRI hay siêu âm qua thực quản.       
Không như bóc tách ĐMC, không có dải nội mạc hay dòng máu bên trong thành ĐMC. Thay vào đó, huyết khối trong thành biểu hiện dạng gờ tròn do thành động mạch chủ dày lên. Huyết khối trong thành ĐMC tăng cường độ tín hiệu trên CT scan và không liên quan thuốc cản quang. Chụp ĐMC có thể bỏ sót huyết khối trong thành động mạch.

2.6. Điều trị và tiên lượng
Tương tự với bóc tách động mạch chủ.
 Các yếu tố dự đoán biến chứng huyết khối trong thành ĐMC.
 Đau dai dẳng hay tái phát dù điều trị nội khoa tích cực
 Rối loạn huyết động
 Dấu hiệu vỡ ĐMC (chảy máu xung quanh ĐMC)
 Đường kính ĐMC > 50 mm
 Độ dày thành ĐMC tối đa tiến triển (> 11 mm)
 Đường kính ĐMC dãn lớn
 Tràn dịch màng phổi tái phát
 Loét thủng hay bóc tách khu trú ở vị trí huyết khối trong thành động mạch chủ
 Giảm tưới máu cơ quan (não, cơ tim, ruột, thận,...)
Huyết khối trong thành ĐMC týp A có chỉ định phẫu thuật (Class IC esc 2014).
Huyết khối trong thành ĐMC týp B không phức tạp nên điều trị nội khoa và theo dõi cẩn thận, khuyến cáo chụp MRI hay CT lặp lại để theo dõi (Class IC ESC 2014).
Huyết khối trong thành ĐMC týp B phức tạp cần xem xét can thiệp nội mạch động mạch chủ (Class IIa ESC 2014) hay phẫu thuật (Class IIb ESC 2014).
Huyết khối trong thành ĐMC có thể tiến triển thành bóc tách trong # 28 - 47 % ca, vỡ ĐMC trong 20-45 % ca và tự thoái triển chỉ gặp trong 10 % ca.
Theo dõi chẩn đoán hình ảnh sau khi chẩn đoán huyết khối trong thành ĐMC cấp tương tự với bóc tách ĐMC.

III. LOÉT THỦNG MẢNG XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH CHỦ
3.1. Định nghĩa
Mảng xơ vữa làm thủng lớp đàn hồi trong, làm cho máu đi vào trong thành động mạch với nhiều mức độ khác nhau.

3.2. Dịch tễ học
Loét thủng mảng xơ vữa ĐMC thường gặp ở người cao tuổi và có tiền sử xơ vữa động mạch, tăng huyết áp và hút thuốc lá.
Hiện tượng này xuất hiện thường ở đoạn giữa - xa động mạch chủ ngực xuống (90 %) do sự hiện diện mảng xơ vữa ở đoạn này.
Nó có thể chuyển thành bóc tách điển hình, huyết khối trong thành ĐMC, phình dạng túi, hay giả phình và có thể vỡ.

3.3. Điều trị
Loét thủng nhỏ, không phức tạp có thể điều trị nội khoa với thuốc hạ áp và theo dõi bằng chẩn đoán hình ảnh học. Loét týp A có thể xem xét phẫu thuật (Class IIa ESC 2014). Loét týp B phức tạp (lớn hay lan rộng hay gây giả phình) có thể cần can thiệp và can thiệp nội mạch ĐMC ngực được ưu tiên (Class IIa ESC 2014) vì dân số bệnh đa số lớn tuổi và nguy cơ cao khi phẫu thuật (Class IIb ESC 2014).

IV. ĐỨT ĐỘNG MẠCH CHỦ
4.1. Định nghĩa
Đứt, rách cả ba lớp thành ĐMC. Nó có thể một phần hay hoàn toàn. Những tổn thương này dẫn đến tử vong do mất máu, nhưng một số ca bệnh nhân sống sót bởi máu chảy trong một túi phình giả.
Rách động mạch chủ do chấn thương giảm tốc và do đó tổn thương xảy ra ở vị trí giải phẫu ĐMC đính vào thành ngực, ví dụ: dây chằng động mạch hay gốc động mạch chủ.

4.2. Chẩn đoán
Chính xác nhất bằng CT mạch máu.

4.3. Điều trị
Cần phải can thiệp: rách ở vị trí dây chằng động mạch có thể can thiệp nội mạch động mạch chủ; ở vị trí gốc động mạch chủ cần phải phẫu thuật.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Erbel R, Aboyans V, Boileau c, et al. 2014 ESC Guidelines on the diagnosis and h I» 11 Illi ‘HÍ of aortic diseases. Eur Heart J, Aug 2014.
2. David MD et al. Diseases of the aorta. In: Hanna KG, James LJ, Jr. MGH Cardio- /hịt Hoard Review. Springer 2014, 187-202.
3. Parla A et al. Aortic emergencies. In: Marco T, Pascal Vet al. Aortic emergencies: Latest update 2018. The ESC textbook of Intensive and Acute Cardiovascular Care, 2nd, Oxford University.
4. Bossone E, LaBounty T, Eagle K. Acute Aortic Syndrome: Diagnosis and Manage-ment an update. European Heart Journal 2018;39:739-749.


*** Bạn có thể đọc thêm:

Phác đồ điều trị bệnh tim mạch năm 2018 (Toàn tập 86 Phác đồ điều trị tim mạch 2018)
Thông tư số 51/2017/TT-BYT Ngày29/12/2017 Hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ

Phổ biến trong tuần

Tin mới