Phác đồ 5. Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân suy tim
Chăm sóc giảm
nhẹ bao gồm:
1. Điều trị giảm
đau và các cảm xúc đau buồn khác
2. Khẳng định cuộc
sống và xem việc chết là một quá trình bình thường
3. Không có ý định
đẩy nhanh hay trì hoãn cái chết
4. Lồng ghép các
khía cạnh tâm lý và tinh thần trong chăm sóc bệnh nhân
5. Cung cấp hệ thống
hỗ trợ để giúp bệnh nhân sống càng tích cực càng tốt cho đến khi chết
6. Cung cấp hệ thống
hỗ trợ để giúp đỡ gia đình đối phó vối tình trạng nặng của bệnh nhân và sự mất
mát của họ
7. Sử dụng cách tiếp
cận nhóm để giải quyết nhu cầu của bệnh nhân và gia đình, kể cả hướng dẫn
8. Tư vấn mất mát
nếu có chỉ định
9. Nâng cao chất
lượng sống có thể ảnh hưởng tích cực đến tiến trình bệnh tật
10. Áp dụng sớm
trong quá trình bệnh, kết hợp với các liệu pháp khác
11. Nhằm kéo dài
cuộc sống, chẳng hạn như hóa trị liệu hoặc xạ trị và bao gồm những điều tra cần
thiết để hiểu rõ hơn và quản lý các biến chứng lâm sàng đáng ngại.
II. NGUYÊN LÝ
CỦA CHĂM SÓC GIẢM NHẸ TRÊN BỆNH NIIÂN SUY TIM
Điều trị thay đổi
tình trạng bệnh và chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân suy tim luôn đi kèm nhau và
thường không có ranh giới rõ ràng. Đa số các biện pháp điều trị suy tim có thể
xem như là điều trị giảm nhẹ.
Chăm sóc giảm nhẹ
phải được đánh giá ngay sau khi có chẩn đoán.
Chăm sóc giảm nhẹ
đặc biệt quan trọng ở những trường hợp suy tim tiến triển.
Chú ý các vấn đề
tâm lý - xã hội và tâm linh của người bệnh.
Hỗ trợ sau khi bệnh
nhân qua đời.
III. CAN THIỆP
CHĂM SÓC GIẢM NHẸ
3.1. Điều trị tích cực làm giảm khó thở và các triệu
chứng cơ năng khác
- Thuốc lợi tiểu (furosemide)
• Xác định “trọng
lượng khô” của người bệnh.
• Đánh giá cân
nặng hàng ngày để điều chỉnh liều lợi tiểu
• Dùng thêm spironolactone:
+ Giảm nguy cơ hạ kali máu
+ Liều khởi đầu: 25 mg/ngày
- Thuốc ức chế men chuyển:
• Làm giảm hậu
tải (giãn động mạch)
• Hiệu chỉnh liều
đến khi huyết áp đạt mức bình thường - thấp
• Tác dụng
không mong muốn: ho, suy thận, phù lưỡi
- Thuốc chẹn bêta (carvedilol, bisoprolol, nebivolol, metoprolol):
• Khởi đầu liều
thấp, tăng dần đến liều tối đa người bệnh dung nạp được.
• Giảm nguy cơ
TMCB tim, rối loạn nhịp tim.
- Aspirin: liều
hàng ngày 81 - 325 mg
• Giảm nguy cơ
hội chứng mạch vành cấp và NMCT.
- Nitrate:
isosorbide dinitrate.
- Chế độ ăn:
• Kiêng muối
• Tránh rượu,
thuốc lá
- Nếu phác đồ chuẩn không cải thiện được triệu chứng
đau ngực hay khó thở thì sử dụng opioid (liều chuẩn).
• Thầy thuốc và
nhân viên y tế, bệnh nhân và gia đình thường có nỗi sợ không đáng có rằng opioid
sẽ đẩy nhanh quá trình tử vong ở bệnh nhân khó thở và bệnh phổi giai đoạn cuối
(quan niệm này do ấn tượng về những người nghiện ma túy bị quá liều heroin).
• Trong vài trường
hợp, khi bệnh nhân hấp hối rất đau và khó thở, đòi hỏi phải sử dụng opioid liều
rất cao. Khi đó, có nguy cơ đẩy nhanh quá trình tử vong.
• Tuân theo “hiệu
quả kép”:
+ Thầy thuốc không
bao giờ được cố ý đẩy nhanh quá trình tử vong cho bệnh nhân.
+ Bệnh nhân đang hấp
hối muốn giảm đau, điều trị bằng opioid ở bất cứ liều nào nhằm giảm đau khổ
cũng là đạo đức, cho dù có những nguy cơ ngoại ý có thể thấy trước như tụt huyết
áp, suy hô hấp hoặc đẩy nhanh quá trình tử vong.
3.2. Điều trị can thiệp không dùng thuốc
- Dùng quạt điện
hoặc lấy gió từ cửa sổ
- Tư thế tối ưu
cho bệnh nhân
- Hỗ trợ người bệnh
tự chăm sóc bản thân
3.3. Hỗ trợ về tâm lý - xã hội
- Sự mất mát về chức
năng, xã hội, gia đình có thể gây trầm cảm.
• Thảo luận cởi
mở về các tác động tâm lý - xã hội của suy tim có thể giúp ích cho người bệnh
• Thuốc chống
trầm cảm có thể có ích với một số bệnh nhân
- Giúp người bệnh
tuân thủ điều trị
- Hỗ trợ gia đình
bệnh nhân
- Chăm sóc giảm nhẹ
toàn điện được thực hiện tốt nhanh bởi nhóm làm việc đa thành phần.
3.4. Dự báo trước triệu chứng và vấn đề tâm lý xã hội
mà bệnh nhân có thể gặp trong tương lai
- Suy tim là một
quá trình mạn tính, tái phát nhiều lần và có những đợt nặng bệnh không đoán trước
đòi hỏi nhập viện nhiều lần.
- Một số bệnh nhân
có thể đột tử do ngừng tim.
- Những bệnh nhân
khác có triệu chứng nguy kịch nhiều lần, nhiều ngày trước tử vong.
3.5. Bảo vệ bệnh nhân khỏi những can thiệp y tế không
mong muốn hoặc không phù hợp
- Điều trị kéo dài
sự sống ngày càng phổ biến tại Việt Nam:
• Cấp cứu ngưng
tuần hoàn hô thấp
• Thở máy
• Chạy thận
nhân tạo
- Những biện pháp
điều trị trên có thể duy trì sự sống nhưng thường gây tăng đau và khiến người bệnh
phải chịu đựng nhiều hơn.
- Cần cân nhắc lợi
hại trên mỗi bệnh nhân, tùy thuộc hoàn cánh lâm sàng.
- Trên những bệnh
nhân suy tim giai đoạn cuối, những biện pháp điều trị trên thường tạo thêm gánh
nặng bệnh tật nhiều hơn là hiệu quả chữa trị.
- Chăm sóc giảm nhẹ
tránh các biện pháp nhằm kéo dài quá trình hấp hối của bệnh nhân.
1. Chăm sóc giảm nhẹ ở bệnh nhân suy tỉm sung huyết hoặc
bệnh phôi mạn tính. Bs F.Amos Beỉley, FACP. Đại học tổng hợp Alabama,
Birmingham. Eric L. Kra- kauuer, MD, PhD. Trường Đại học Y Harvard và bệnh viện
Đa khoa Massachusetts.
2. Jayne Wood and Maureen Carruthers - Palliative care in the intensive cardiac
care unit. In: Marco Tubaro. The ESC Textbook of Intensive and Acute Cardiovascular
Care, Second edition, 2015:753-762.
|