Phác đồ điều trị bệnh tim mạch năm 2018 (Phác đồ 7) KIỂM SOÁT ĐƯỜNG THỞ TRONG CẤP CỨU

Xem
Phác đồ 7
KIỂM SOÁT ĐƯỜNG THỞ
TRONG CẤP CỨU

MỤC TIÊU
• Giới thiệu các bước tiếp cận khi kiểm soát đường thở
• 7 chữ “P” trong đặt nội khí quản nhanh
• Các thuốc dùng trong đặt nội khí quản nhanh
• Thực hành trên “mô hình” hai tình huống đặt nội khí quản nhanh.

I. ĐẶT NỘI KHÍ QUẢN CẤP CỨU
Là thủ thuật được thực hiện tại khoa cấp cứu, khoa chăm sóc tích cực hoặc phòng bệnh thông thường.
• Chỉ định đặt nội khí quản:
• Suy hô hấp (phù phổi, hít sặc lượng nhiều, thuyên tắc phổi...)
• Ngưng tim/huyết động không ổn định
• Toan chuyển hoá nặng (nhiễm trùng nặng, sốc tim)
• Thay đổi tri giác (đột quỵ, ngộ độc)
• Không có khả năng bảo vệ đường thở (xuất huyết đường hô hấp trên, dịch tiết nhiều)
• Chấn thương

II. ĐỊNH NGHĨA ĐẶT NỘI KHÍ QUẢN NHANH
Đặt NKQ nhanh là cho thuốc dẫn mê mạnh và ngay sau đó là thuốc giãn cơ tác dụng nhanh gây mất tri giácliệt vận động để đặt nội khí quản.
Đặc điểm:
• Thường áp dụng cho bệnh nhân dạ dày đầy
 Có giai đoạn cung cấp oxy dự trữ trước
 Không bóp bóng hỗ trợ

III. CÁC BƯỚC ĐẶT NỘI KHÍ QUẢN NHANH
3.1.  Đánh giá trước đặt nội khí quản nhanh
3.1.1. Đánh giá giải phẫu học đường thở
• Các yếu tố cản trở thông khí bằng mask
NOMADS
• Các yếu tố cản trở đặt đèn soi thanh quản
LEMON
• Các yếu tố gây khó khăn xử trí đường thở bằng ngoại khoa AIR
3.1.2. Đánh giá sinh lý học đường thở
HOPA
Hypotension
Tụt huyết áp: xem xét dùng thuốc dẫn mê không ảnh hưởng đến huyết áp.
Oxygen / Hypoxia
Đảm bảo cung cấp đủ oxy giai đoạn trước đặt NKQ và giai đoạn ngưng thở, dùng CPAP hoặc thông khí bằng bóng-mặt nạ có van PEEP.
pH Metabolic acidosis
Cần thiết để cài đặt tần số thở tương xứng với tần số thở tự phát của bệnh nhân trước khi đặt NKQ.
Agitation: Vật vã, kích thích
Cung cấp đủ oxy có thể đạt được bằng phác đồ đặt NKQ trì hoãn.

3.2. 7 bước trong đặt nội khí quản nhanh
P reparation
P reoxygenation
P retreatment
P aralysis with induction
P rotection and positioning
P lacement with proof
P ost-intubation management

3.2.1. Preparation
Đánh giá đường thở khó kiểm soát
Đánh giá thông khí bằng Ambu bag (BVM=bag-valve mask) có khó không? Đặt NKQ khó hay không được?
Các thiết bị theo dõi
> 1 đường truyền
Chuẩn bị thuốc
Chuẩn bị dụng cụ đặt NKQ
Luôn tiên lượng nôn ở bệnh nhân chấn thương (hút dịch nôn bằng Yankauer có lỗ to, tư thê recovery position hoặc Trendelenburg nếu có thể)

3.2.2. Preoxygenation
Cung cấp trước oxy
Về nguyên tắc: không bóp bóng
Tiền oxy hóa máu là cung cấp oxy dự trữ trong phổi và cơ thể để cho phép ngưng thở vài phút mà không làm giảm oxy máu
Cho bệnh nhân thở oxy 100% trong 5 phút ở tư thế ngồi để thay thế nitơ trong khí cặn chức năng bằng oxy, cho phép thời gian ngưng thở vài phút trước khi SpO2 < 90%*.
Nếu không đạt SpO2, giúp thở bằng bóng-mặt nạ hoặc CPAP
Cung cấp oxy trong lúc ngưng thở có thể kéo dài thời gian ngưng thở an toàn trong lúc đặt nội khí quản
• Đặt sonde oxy mũi, thậm chí có thể đặt trong lúc người bệnh đã có mask không thở lại.
• Chuyển nguồn sang oxy mũi với lưu lượng 15 L/phút khi người bệnh liệt cơ và duy trì tiếp trong khi đặt nội khí quản.
• Oxy tiếp tục khuếch tán vào phế nang trong giai đoạn ngưng thở do độ chênh nồng độ oxy → duy trì oxy hóa máu mil không cần thông khí hỗ trợ hay tự phát.
• CO2 tiếp tục tăng trong giai đoạn ngưng thở

3.2.3. Pretreatment
• Cho thuốc để làm giảm tác dụng phụ trong quá trình đặt nội khí quản.
• Thực hiện 3 phút trước khi đặt nội khí quản
• Thuốc được dùng trong giai đoạn pre-treatment
Bảng 1. Thuốc dùng trong giai đoạn pre-treatment
A Asthma
(“Light lungs”)
Lidocaine (1,5 mg/kg)
B Brain protection
(“Light brains”)
Lidocaine (1,5 mg/kg) hoặc fentanyl (2µg/kg tiêm chậm trong 30-60 giây)
C Circulation/CVS
(“Light heart”)
Fentanyl (2µg/kg tiêm chậm trong 30-
60 giây)


3.2.4 Paralysis with induction
Là bước nhiều nguy cơ nhất
Cho thuốc dẫn mê, ngày sau đó là thuốc giãn cơ tác dụng nhanh (succynylcholine hoặc rocuronium)
Bảng 2. Thuốc dẫn mê
Tóm tắt tác dụng các thuốc mê
Thuồc
Liều dẫn mê cấp cứu thông thường
Bắt đẩu tác dụng (giây)
Thời gian tác dung (phút)
Chỉ định
Tác dụng phụ
Lưu ý
Thio- pental
3 mg/kg
TM
<30
5-10
Bệnh nhân tăng áp lực nội sọ hoặc trạng thái động kinh
Phóng thích histamin ức chế cơ tim Giãn tĩnh mach
Tt HA
Không sử dụng thường qui Tránh tiêm trong động mạch (có thể gây hoai tử)
Có hại cho thai (loại C)


Midazolam
0,2-0,3 mg/kg TM
60-90
15-30
Không dùng thường qui trong đặt NKQ nhanh
Có thể dùng sau đặt NKQ
c chế hô hấp
Ngưng thở
Gây kích đông nghich lý
Không khuyến cáo dùng thường qui trong đặt KQ nhanh Đáp ứng của bệnh nhân rất thay đổi
Etomi- date
0,3 mg/ kg TM
10-15
4-10
Sử dung trong hầu hết đặt NKQ nhanh cấp cứu Xem xét cho thuốc khác nếu bệnh nhân sốc nhiễm trùng hoặc trạng thái động kinh
-Suy thượng thận
-Đau chỗ tiêm -Hoạt tính myoclonic
Báo cho người chăm
sóc tiếp theo bệnh nhân đã cho etomidate trong TH sốc nhiễm trùng
Ket­amine
1,5 mg/ kg TM
45-60
10-20
Chọn lựa tốt ở bệnh nhân bệnh đường thở do phản ứng hoặc bệnh nhan giảm thể tích, xuất huyết, hoặc sốc
Tăng:
Huyết áp
Tần số tim
Tăng nhãn áp
Không khuyến cáo ở bệnh nhân huyết áp cao hoặc bình thường
Thận trọng ở bệnh nhân tim mạch
Propo­fol
1,5 mg/ kg
15-45
5-10
Bệnh nhân huyết động ổn định, bị bệnh đường thở do phản ứng
Tụt huyết áp c chê cơ tim
Giảm áp lực tưới máu não
Đau chỗ tiêm
Tác dụng cực ngắn
Tác dụng âm tính trên hệ tim mạch làm hạn chế sử dụng trong đạt NKQ nhanh


Thuốc liệt cơ
1. Succinylcholine (SCh)
• Liều 1,5 mg/kg đv người lớn; 2 mg/kg TE < 10 tuổi; 3 mg/kg (sơ sinh)
• Bắt đầu tác dụng: 30 - 45 giây
• Có lại nhịp thở tự phát: 3 - 5 phút
• Hồi phục nhịp thở tự phát đủ để duy trì sự sống: 8-10 phút
Ghi chú: không được cho dưới liều SCh vì sẽ không mở miệng trong trường hợp bệnh nhân trụy mạch còn trương lực.
Tác dụng phụ
Run giật cơ (fasciculations)
Tăng Kali máu
Mức độ tăng < 0,5 mmol/l
Tránh dùng khi K máu > 6 mmol/l
Có thể sử dụng SCh nếu kali máu không biết trước nhưng ĐTĐ binh thường, thậm chí trong trường hợp bệnh thận giai đoạn cuối.
Nhịp chậm (đặc biệt ồ trẻ em)
Tác dụng kéo dài nếu thiểu pseudocholesterase bẩm sinh
Tăng thân nhiệt ác tính

2. Rocuronium
Liều nạp: 0,6 -1,2 mg/kg (thường là 1 lọ 50 mg đối với người lổn)
Liều duy trì: 0,1 - 0,2 mg/kg TM mỗi 20 - 30 phút
Truyền TM liên tục: 0,01 - 0,012 mg/kg/min
 Bắt đầu tác dụng: 60 giây
Thời gian tác dụng: 40 phút
Tác dụng phụ:
Đau chỗ tiêm
Tụt huyết áp
Bloc thần kinh - cơ kéo dài
Phản ứng phản vệ

3.2.5 Protection and positioning (Bảo vệ đường thở và tư thế)

3.2.6.  Placement with proof

ĐẶT NKQ và xác nhận ống đúng vị trí
Nghe ở 5 vị trí (dạ dày đáy trái →đáy phải → đỉnh trái → đỉnh phải)
HCO2 (end tidal CO2)

Bảng 3: Tóm tắt 7 bước trong đặt nội khí quản nhanh (7P)

Thời gian
Hành động (7P)
Zero - 10 phút
Preparation CHUẨN BỊ
Zero - 5 phút
Preoxygenation CUNG CẤP ĐỦ OXY DỰ TRỮ
Zero - 3 phút
Pre-treatment CHO THUỔC TRƯỚC
Zero
Paralysis with induction CHO NGỦ VÀ GIÃN CƠ
Zero + 20 - 30 giây
Protection and positioning
V TRÍ BÊNH NHÂN TỐL ƯU Đ SOI THANH QUẢN
Zero + 45 giây
Placement
ĐĂT ỐNG NKQ và XÁC NHÂN
ĐÚNG VÍ TRÍ
Zero + 1 phút
Post-intubation management XỬ TRÍ SAU ĐẶT NKQ


IV. ĐẶT NỘI KHÍ QUẢN NHANH TRÌ HOÃN
Biến thể của đặt NKQ nhanh
Áp dụng cho các người bệnh kích thích, vật vã, không dung nạp thở oxy qua mặt nạ không thở lại
Pre-oxygenation (thất bại)  dần mê  cho thở oxy lại  giãn cơ

Ví dụ:
 Ketamine 1-2 mg TM hoặc 1/3 liều etomidate TM
Trong vòng 30 giây, cho bệnh nhân đã tiền mê thở oxy lưu lượng cao qua NRM (non rebreather mask)
Khi SpO2 đạt 95%, tiếp tục thở oxy qua NRM (Non-Rebreathing Mask: mặt nạ không thở lại) 2-3 phút
Cho giãn cơn với rocuronium
40-60 giây sau, đặt NKQ.

V. ĐẶT NỘI KHÍ QUẢN TỈNH
- Cho an thần với Etomidate 0,1 mg/kg hoặc với Ketamin 20 mg từng liều một cho đến khi bệnh nhân dung nạp ở trạng thái mở mắt.
- Lau khô lưỡi bằng gạc.
- Vô cảm bằng Lidocaine 4% 4 ml phun khí dung
- Xịt Lidocaine spray 1%
- Chuẩn bị bougie / hút
- Gọi “airway team” sẵn sàng hỗ trợ

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Emergency Airway Course April 2014 - Institute for Medical Simulation & Education.
2. Kovacs G, Law JA. Airway Management in Emergencies, 2nd edition 2011.
3. Gudzenko V, Schmidt u. Emergent Airway Management. The Massachusetts General Hospital review of critical care medicine, 2014.

* Bạn có thể Đọc thêm:

Phổ biến trong tuần

Tin mới