Thông khí nhân tạo trong đại dịch hoặc sự kiện thương vong hàng loạt - SÁCH VỀ MÁY THỞ - THE VENTILATOR BOOK

Xem

 Chương 24. Thông khí nhân tạo trong đại dịch hoặc sự kiện thương vong hàng loạt

  


Chương này được phát hành cho công chúng vào năm 2020 trong thời kỳ cao điểm của đại dịch COVID-19. Đó là phác thảo chung về cách như thế nào mà nhân viên y tế có thể điều trị một số lượng lớn bệnh nhân suy hô hấp, đặc biệt nếu sự tham vấn của chuyên gia còn hạn chế. Chương này có thể được sao chép và phân phát cho bất kỳ ai có thể sử dụng nó để giúp đỡ những bệnh nhân nặng. Việc sử dụng tác phẩm này cho mục đích thương mại không được phép nếu không có sự đồng ý rõ ràng bằng văn bản của tác giả.

 

Vào thời điểm viết bài này, thế giới đã bị ảnh hưởng bởi SARS-CoV- 2, còn được gọi là COVID-19. Sự lây lan của loại coronavirus này đã cho thấy những điểm yếu trong năng lực hệ thống chăm sóc sức khỏe của chúng tôi trong việc xử lý số lượng lớn bệnh nhân bị bệnh nặng. Nhiều bệnh nhân nhiễm COVID-19 sẽ tiến triển thành ARDS và phải thở máy. Mặc dù VV ECMO rất hấp dẫn, nhưng đây là một liệu pháp sử dụng rất nhiều tài nguyên và không thực tế để triển khai trên diện rộng. Do đó, bắt buộc các bác sĩ chuyên khoa và những người khác phải điều trị nhiều bệnh nhân cùng một lúc bằng máy thở mà có thể có hoặc không có các phương thức tiên tiến.

Trong thời kỳ đại dịch này, chúng ta cần nhớ sự thật rằng hoàn hảo là kẻ thù của điều tốt. Trọng tâm của chúng tôi là cứu càng nhiều mạng người càng tốt và chúng tôi không có điều kiện xa xỉ để có thể điều chỉnh hoàn hảo mọi máy thở. Khi tôi viết chương này, những bệnh nhân bị suy hô hấp cấp tính đang được điều trị bởi các bác sĩ chăm sóc sức khỏe có kiến thức hạn chế về y học chăm sóc tích cực. Họ đang làm những gì tốt nhất có thể với những gì họ có. Chương này nêu ra khuyến nghị của tôi về cách chăm sóc tốt nhất cho những người bị nhiễm COVID áp dụng  cho một đợt bùng phát dịch cúm hoặc một bệnh truyền nhiễm khác hoặc một tình huống thương vong hàng loạt. 

Ưu tiên hàng đầu là bảo vệ những người cung cấp dịch vụ chăm sóc. Mặc dù nghe có vẻ cao cả khi vội vã đến cứu bệnh nhân, nhưng nguồn lực quan trọng nhất trong đại dịch là nguồn cung cấp nhân viên y tế có trình độ. Thiết bị bảo hộ cá nhân là bắt buộc đối với bất kỳ ai chăm sóc bệnh nhân nặng - khẩu trang, mặt nạ che mặt, áo choàng và găng tay có thể hỏng. Không được phép gây nguy hiểm cho sức khỏe và sự an toàn của những người đã cam kết với nhiệm vụ đang thực hiện. Tương tự như vậy, bộ lọc virus phải được gắn vào tất cả các máy thở (cả thông thường và không xâm lấn), và các phòng phải được trang bị thêm áp lực âm nếu có thể. Các biện pháp này sẽ hạn chế việc lây truyền vi rút cho nhân viên y tế và các bệnh nhân khác.

Ưu tiên thứ hai trong tình huống số lượng bệnh nhân cần được chăm sóc tích cực đang làm căng thẳng hệ thống chăm sóc sức khỏe là tuân theo nguyên tắc K.I.S.S. - giữ cho nó đơn giản, siêu sao. Loại bỏ càng nhiều điểm quyết định càng tốt. Thực hiện theo một kế hoạch sẽ phù hợp với 80% mọi người, để bạn có thời gian và khả năng nhận thức để đối phó với 20% những người không đáp ứng hoặc trở nên trầm trọng hơn. Các khái niệm cơ bản của vấn đề này sẽ được thảo luận thêm, nhưng nếu bạn muốn một thứ gì đó có thể áp dụng nhanh chóng cho nhiều bệnh nhân suy hô hấp cấp, thì đây là:





Nếu bạn làm theo kế hoạch này, hai bước đầu tiên sẽ hiệu quả với hầu hết bệnh nhân. Những bệnh nhân còn lại sẽ được hỗ trợ bằng cách chuyển sang APRV hoặc bằng cách sử dụng tư thế nằm sấp. Rõ ràng, sẽ cần phải có một số điều chỉnh được thực hiện để đảm bảo bệnh nhân được nhận chăm sóc thích hợp, nhưng tôi mạo hiểm rằng phác thảo này sẽ đảm nhiệm như là một kế hoạch “bức tranh lớn” (big picture) có thể chấp nhận được để cung cấp thông khí nhân tạo trong tình huống khủng hoảng. Điều này giả i phóng bác sĩ trị liệu hô hấp nhằm khắc phục những vấn đề và giải phóng bác sĩ chăm sóc tích cực để dành những nỗ lực nhận thức của mình cho những bệnh nhân không đáp ứng.

 

Những khái niệm cơ bản

Thay vì nhấn mạnh lại tất cả các khái niệm về bảo vệ phổi và cơ chế bệnh sinh của tổn thương phổi liên quan đến máy thở, chúng ta hãy xem xét lại một số khái niệm chính. Điều này sẽ hướng dẫn điều trị bệnh nhân và giúp hợp lý hóa các quy trình thở máy.

              Một thể tích khí lưu thông 4-8 mL/kg PBW là mong muốn ở hầu hết bệnh nhân. Mức này gần với thể tích khí lưu thông bình thường khi nghỉ là 5-6 mL/kg PBW.

              Kéo căng phế năng (và tiềm ẩn tổn thương) được phản ánh chặt chẽ nhất bằng áp lực cuối thì hít vào, giữ khoảng 0.5-1 giây. Điều này cũng được biết đến là áp lực cao nguyên (Pplat). Một mức Pplat cao hơn 30 cmH2Ơ liên quan đến tăng nguy cơ tổn thương phổi, và một vài nghiên cứu đã đề nghị rằng Pplat nên được giữ ở mức 25 hoặc nhỏ hơn.

              Oxy rõ ràng cần thiết cho sự sống, và FiO2 thường cần phải tăng ở bệnh nặng. Điều đó nói rằng, có rất ít lợi ích nếu “bình thường hóa” SaO2 hoặc PaO2. Mức PaO2 50- 80 mmHg, tương ứng với SaO2 85-95% dường như là đủ.

              Một lưu ý liên quan, thở 100% oxy gây ra xẹp phổi hấp thụ, có thể làm trầm trọng thêm tình trạng shunt (các vùng phổi được tưới máu nhưng không được thông khí). Duy trì một lượng nitơ trong phế nang sẽ giúp ổn định chúng và ngăn ngừa xẹp. FiN2 ít nhất nên là 0.1 và lý tưởng nhất là 0.4-0.5 nếu có thể. Điều đó có nghĩa là FiO2 lý tưởng không nên cao hơn 0.6.

              PEEP được sử dụng để huy động các phế nang để chúng có thể tham gia vào quá trình trao đổi khí và giữ cho chúng mở khi kết thức thở ra. Điều này giúp duy trì dung tích cặn chức năng của phổi và cải thiện quá trình oxy hóa. Mặc dù thuật ngữ “cứng” (stiff) được sử dụng để mô tả phổi của bệnh nhân mắc ARDS, đó không thực sự là vấn đề. Vấn đề là phổi nhỏ. Ít nhất, phần có thể sử dụng được. Một số vùng phổi vẫn bình thường, và một số vùng bị tổn thương. Mục tiêu là hỗ trợ bệnh nhân sử dụng phổi bình thường và tránh gây tổn thương thêm do áp lực bơm phồng hoặc thể tích khí lưu thông quá mức.

              Nếu một nhịp thở với thể tích khí lưu thông quá cao có thể gây tổn thương phổi, thì theo đó càng thở nhiều, càng có nhiều khả năng bị tổn thương phổi. Giữ tần số hô hấp thấp hơn có thể làm giảm tác động tổng thể của thở máy lên phổi của bệnh nhân. Nhiễm toan hô hấp thường được dung nạp tốt.

              Cài đặt ban đầu máy thở

Việc cài đặt máy thở ban đầu được tiêu chuẩn hóa trong một tình huống đại dịch hoặc thương vong hàng loạt là hữu ích vì nó cung cấp hỗ trợ đầy đủ cho một số lượng lớn bệnh nhân mà không cần phải dựa vào bác sĩ lâm sàng đưa ra kế hoạch riêng cho từng người. Dù sao đi nữa, như thường lệ, sự thật ẩn giấu rằng đây là những gì chúng ta đã làm. Điều này giả định rằng vấn đề chính là giảm oxy máu và bệnh lý phổi cơ bản là một trong những tổn thương phế nang cấp tính (ví dụ, ARDS).

 

 

Chế độ: Kiểm soát - hỗ trợ thể tích (A/C VC), với lưu lượng giảm dần nếu có thể

Kiểm soát - hỗ trợ thể tích là chế độ thường được sử dụng nhất và bạn nên duy trì những gì mọi người cảm thấy thoải mái, ít nhất là bắt đầu. Lưu lượng giảm dần có sẵn trên hầu hết các máy thở và sự kết hợp này được biết đến với các tên thương mại khác nhau - PRVC, VC+, CMV với Autoflow, APVcmv, v.v.

 

Tần số: 16 chu kỳ/phút

Nên cung cấp một thông khí phút khoảng 100mL/kg/phút, hoặc 6-8 L/phút, ở mức cao nhất của giới hạn bình thường. Hãy nhớ rằng chúng tôi không lo ngại về chứng tăng CO2.

Thể tích khí lưu thông VT: 6 mL/kg PBW

Đây là điểm bắt đầu được chấp nhận phổ biên nhất cho thông khí bảo vệ phổi.

FiO2: 50%, hoặc 0.5

Tại sao không phải là 100%? Trước hết, hầu hết bệnh nhân không cần nhiều oxy như vậy. Điều này giới hạn số lượng điều chỉnh cần thiết. Nó cũng cung cấp đầy đủ nitơ phế nang để giữ cho phế nang mở.

 

PEEP: 10 cmH2O; 15 cmH2O cho BMI > 50

PEEP mở các phế nang và giữ cho chúng mở, cải thiện sự trao đổi khí và dung tích cặn chức năng. Càng nhiều đám mờ trắng trên X-quang, bạn càng cần nhiều PEEP. Bệnh nhân nặng hơn (BMI> 50) cần nhiều PEEP hơn để chống lại sự gia tăng hạn chế của thành ngực.

 

Những cài đặt này sẽ hoạt động đối với hầu hết bệnh nhân, ít nhất là khi bắt đầu. Tất nhiên, một số điều chỉnh sẽ là cần thiết. Thực hiện theo các nguyên tắc sau:

Kiểm tra PPLAT mỗi 4 giờ. Thể tích khí lưu thông thấp hơn là cần thiết để giữ PPLAT ở mức 30 hoặc thấp hơn. Mục đích là để tránh căng phồng quá mức và tổn thương các phế nang khỏe mạnh.

Kiểm tra áp lực cuối thì thở ra cùng tại một thời điểm. Nếu PEEP vượt quá mức PEEP cài đặt lớn hơn 2, thì “autoPEEP” đã hiện diện - bệnh nhân không có đủ thời gian thở ra, và phế nang đang trở nên căng phồng quá mức. Tần số thấp hơn 10-12, tào nhiều thời gian hơn cho khí đi ra ngoài.

Giữ SpO2 85-95%. Điều này là quá đủ để duy trì sự sống. Không cần phải lấy ABG thường xuyên để đo PaO2 miễn là bạn cảm thấy rằng máy đo oxy xung mạch là đáng tin cậy và SpO2 (đại diện cho SaO2) quan trọng hơn nhiều về mặt cung cấp oxy toàn phần.*

Giữ pH trên 7.15. Nếu không, đừng quá lo lắng về tình trạng nhiễm toan hô hấp tăng CO2 trừ khi bệnh nhân có các vấn đề về sốc, tăng áp nội sọ hoặc tăng áp phổi nặng. Hầu hết các bệnh nhân đều chịu đựng được tình trạng nhiễm toan hô hấp khá tốt. Điều này giữ cho việc điều chỉnh máy thở (và thời gian tiếp xúc với nhà trị liệu hô hấp) ở mức tối thiểu. Nó cũng có thể ngăn ngừa chấn thương phổi - khi mỗi chu kỳ máy thở hoạt động, sẽ có khả năng bị thương, vì vậy việc giữ tần số thấp hơn sẽ rất hữu ích.

Khắc phục sự cố khi cần thiết, nhưng hãy nhớ rằng máy thở là một phương tiện hỗ trợ và sẽ không làm bất cứ điều gì để làm cho bệnh nhân khỏe lại sớm hơn. Mục tiêu của bạn là giữ cho bệnh nhân sống sót và không làm cho bệnh nhân trở nên tồi tệ hơn với các thiết lập máy thở có thể gây tổn thương cho đến khi anh ta khỏi bệnh.

 

 

Khi bệnh nhân trầm trọng hơn

Nhiều bệnh nhân sẽ vẫn bị giảm oxy máu mặc dù đã sử dụng PEEP là 10 và FiO2 là 0.4-0.6. Nếu SpO2 vẫn <85%, thì hỗ trợ thở máy leo thang (nâng cao) có thể được thực hiện. Điều đầu tiên và dễ nhất là tăng PEEP và FiO2. Tăng PEEP lên 15 và FiO2 lên 0.8 sẽ giúp ích trong nhiều trường hợp, đặc biệt nếu nhân viên ICU chấp nhận thực tế rằng SpO2 85-88% là OK. Nếu cần, PEEP có thể được tăng lên 20, nhưng hãy cẩn thận - PEEP ở mức này có thể ảnh hưởng đến huyết động và ảnh hưởng xấu đến sự trao đổi khí nếu phế nang bị căng quá mức.

 

APRV

Nếu bệnh nhân thất bại với thông khí thông thường, thông khí xả áp đường thở (APRV) là bước tiếp theo hợp lý. Hầu hết các máy thở hiện đại đều có chế độ APRV (mặc dù họ gọi nó là những thứ khác nhau, như Bi-Vent hoặc Bi-Level). APRV hoạt động bằng cách giữ một áp suất làm phồng trong một thời gian dài, thường là 4-6 giây, sau đó là sự giảm áp nhanh chóng của mạch. Việc giảm áp cho phép loại bỏ CO2 khỏi phế nang và thời gian giảm áp ngắn - 0.5-1.0 giây. Thuật ngữ APRV có thể gây khó hiểu, nhưng khái niệm này tương đối đơn giản.

              Phigh: áp lực được duy trì trên các phế nang trong hầu hết thời giãn. Hãy nghĩ về nó như bạn sẽ làm với CPAP. Áp lực này thường là 25-30 cmH2O.

              Thigh: Thời gian dành cho Phigh.

              Plow: Áp lực mà máy thở “giảm áp” (decompresses) đến. Áp lực này thường là 0, để cho phép luồng khí thở ra tối đa, nhưng nó có thể tăng đến 5-10 trong các trường hợp hạ oxy máu nặng.

 

Tlow: Thời gian mạch được giảm áp, hay xả áp. Thời gian này ngắn - 0.5-1.0 giây- để các phế nang được huy động không bị xẹp. Nó ngắn vừa đủ để thải CO2 ra ngoài, nhưng không lâu hơn thế. Tlow thường được điều chỉnh để cho phép lưu lượng đỉnh thở ra giảm khoảng 50%. Bất kỳ mức nào ngắn hơn, và việc loại bỏ CO2 sẽ bị ảnh hưởng. Thời gian dài hơn (đặc biệt nếu lư lượng giảm đến hoặc gần đến 0), và mất huy động phế nang sẽ xảy ra.

 

Cách để cải thiện oxy hóa với APRV:

              Tăng Phigh, đến 35 cmH2O

              Tăng FiO2

              Tăng Thigh, điều này làm tăng áp lực đường thở trung bình

              Tăng Plow, lên đến 10 (điều này sẽ dẫn đến PaCO2 cao hơn, nhưng oxy hóa là quan

trọng hơn)

Cách để cải thiện thông khí (thải trừ CO2) trong APRV:

              Tăng Phigh - chênh lệch cao hơn giữa PhighPlow, nhiều lượng khí hơn được thở ra trong thì xả áp

              Giảm Thigh - điều này làm tăng tần số xả áp

              Tăng Tlow - điều này sẽ cho phép nhiều khí hơn được thwor ra, nhưng nguy cơ mất huy động phế nang.

Ưu điểm chính của APRV là nó làm tăng áp lực đường thở trung bình và oxy hóa, mà không có áp lực bơm phồng quá cao. Giữ áp lực trong vòng 4-6 giây có thể huy động nhiều phế nang hơn mà không phải căng thẳng cố gắng làm phồng phổi trong một thời gian ngắn hơn (giống như bạn làm với thông khí thông thường).

 

Tư thế nằm sấp

Tư thế nằm sấp là một điểm tựa chính trong việc quản lý ARDS và nó có rất nhiều lợi thế. Nằm sấp giúp “đồng nhất hóa” (homogenize) phổi bằng cách ngăn ngừa căng phồng phổi quá mức từng vùng phổi. Nó cũng giúp làm sạch chất tiết và đưa trọng lượng của các cơ quan trong ổ bụng hướng ra khỏi lồng ngực. Tư thế nằm sấp cũng không có gây tổn thất sinh lý - nó không làm tăng công thở, tiêu hao năng lượng hoặc gây thêm căng giãn (stress) hoặc biến dạng (strain) cho phổi (không giống như APRV). Vì vậy, tại sao chúng ta không nằm sấp tất cả mọi người? Lý do chính là liên quan đến việc tiềm ẩn tiếp xúc với nhân viên y tế. Cần 4-6 người để nằm sấp một cách an toàn cho một bệnh nhân, hai lần một ngày. Điều này đòi hỏi lực lượng nhân viên có sẵn, và luôn có nguy cơ lây truyền mầm bệnh ngay cả khi có trang bị bảo hộ cá nhân. Vì lý do này, tư thế nằm sấp chỉ nên xem xét nếu APRV không thành công hoặc không thể sử dụng (huyết động không ổn định với áp lực cao hơn, rò phế quản màng phổi, v.v.).

Nếu nằm sấp được thực hiện, thời gian nằm sấp phải là 16-18 giờ, sau đó là trở lại tư thế nằm ngửa. Chẹn thần kinh cơ và thuốc an thần sâu giúp giữ cho bệnh nhân không làm tuột ống và đường truyền nhưng không bắt buộc. Nên tiếp tục nằm sấp cho đến khi tỷ lệ PaO2/FiO2 lớn hơn 150 khi nằm ngửa.

 

Các liệu pháp khác ít được ưa thích hơn

Xit nitric dạng hít không nên được sử dụng đơn độc để giảm oxy máu. Không có dữ liệu nào hỗ trợ việc sử dụng nó trong ARDS. Nếu có rối loạn chức năng thất phải đáng kể và sốc tim, thì NO dạng hít có thể hữu ích.

Thở máy cao tần HFOV có thể được sử dụng, nhưng nó không được ưa thích vì một số lý do:

              Tính sẵn có của các máy HFOV là hạn chế

              Theo dõi bệnh nhân khó khăn, đặc biệt khi áp dụng các biện pháp cách lý hô hấp - không có báo động trên các máy HFOV để báo cho bạn biết khi bệnh nhân có vấn đề.

              APRV cải thiện oxy hóa bằng cách tăng áp lực đường thở trung bình, điều này tương tự những gì HFOV đang làm; APRV dễ dàng hơn để sử dụng và không yêu cầu thiết bị đặc biệt.

Các thử nghiệm lâm sàng đã không chỉ ra được lợi ích từ HFOV cho ARDS, bất kể mức độ nặng.

 

Những vấn đề khác

Đừng quên những vấn đề khác liên quan đến quá trình chăm sóc bệnh nặng. Mặc dù trọng tâm hiện tại là chăm sóc hô hấp, nhưng chúng ta cần đảm bảo rằng chúng ta đang điều trị bệnh nhân toàn diện.

              Dự phòng DVT - enoxaparin, hoặc heparin nếu có giảm chức năng thận.

              Vận động sớm khi tình trạng hô hấp và huyết động của bệnh nhân đã được cải thiện.

 

              Mở khí quản khi FiO2 giảm xuống 0.5 hoặc ít hơn, PEEP giảm xuống 10 hoặc ít hơn, và bệnh nhân giảm ý thức.


 

KẾ HOẠCH THỞ MÁY ĐẠI DỊCH

Mục đích của kế hoạch này là cung cấp các thiết lập máy thở được tiêu chuẩn hóa cho những bệnh nhân bị nhiễm coronavirus, cúm, hoặc một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp nghiêm trọng khác. Nó cũng có thể được sử dụng khi tiếp xúc với hóa chất hoặc chất độc hàng loạt. Có một kế hoạch chuẩn hóa sẽ giảm số lần nhân viên y tế phải điều chỉnh cài đặt máy thở và giúp ngăn ngừa sự tiếp xúc không cần thiết với các chất tiết đường hô hấp.

Kế hoạch này không nhằm thay thế đánh giá lâm sàng. Thay đổi chế độ hoặc cài đặt máy thở có thể cần thiết đối với từng bệnh nhân, theo quyết định của bác sĩ chăm sóc.


CÀI ĐẶT BAN ĐẦU MÁY THỞ:

Chế độ:

Kiểm soát hỗ trợ, với lưu lượng giảm dần

Tần số:

16

VT:

6 ml/kg PBW

FiƠ2:

50%

PEEP:

10

 

              Mục tiêu SpO2 là 85-95%. Không có lý do gì để tăng FiO2 nhằm đạt SpO2 cao hơn khoảng này. Lấy ABG thường xuyên là không cần thiết và chỉ nên thực hiện nếu nó dẫn đến một thay đổi đáng kể trong chiến lượng.

              Mục tiêu pH là > 7.15. Hay, tăng CO2 là có thể chấp nhận được.

              Đo áp lực cuối thì thở vào mỗi 4 giờ. Nếu Pplat > 30, giảm VT cho đến khi Pplat 25-30

          Đo áp lực cuối thì thở ra mỗi 4 giờ. Nếu PEEP đo được > 2 so với PEEP cài đặt, giảm tần số thở đến 10-12 và tăng VT tới 8 mL/kg.

          Đối với hạ oxy máu trung bình (SpO2 < 85%) mặc dù đã cài đặt như trên, tăng PEEP đến 15 và FiO2 lên đến 0.8.

Cho hạ oxy máu (SpO2 < 85%) mặc dù PEEP 15 và FiO2 80%, bắt đầu APRV:

          Phigh: 30

          Plow: 0-5, phụ thuộc và mức độ hạ oxy máu

          Thigh: 5.0 giây

          Tlow: 0.8 giây, điều chỉnh để giảm lưu lượng đỉnh thở ra còn 25-50%

          FiO2: 80%

Tư thế nằm sấp (16 giờ nằm sấp, 8 giờ nằm ngửa) nên được bắt đầu nếu APRV không thành công. NO dạng hít không nên được sử dụng cho hạ oxy máu. Nó được dung cho điều trị suy thất phải trong sốc tim. Chăm sóc mắt và miệng là điều cần thiết. Ăn qua ống thông trong tư thế nằm sấp có thể cho phép nếu ống nằm sau môn vị (tránh trào ngược); nếu không, dừng cho ăn qua ống trong khi nằm sấp và tăng tốc độ cho ăn khi nằm ngửa.

 

PRONE POSITIONING CHECKLIST

Chỉ định của tư thế nằm sấp

Suy hô hấp hạ oxy máu với các biểu hiện sau:

PaO2/FiO2 < 150 mặc dù PEEP cao hoặc APRV

           Thâm nhiễm lan tỏa hai phổi

           Đông đặc vùng lưng trên CT (nếu có)

 

Chống chỉ định

              Ngăn cấm nguy cơ tiếp xúc với mầm bệnh đối với nhân viên ICU

              Cột sống cổ không ổn định

              Gãy xương dài đáng kể

              Những cân nhắc về giải phẫu và điều trị để loại trừ nằm sấp

Nhân sự cần thiết tối thiểu

              Một bác sĩ hô hấp để kiểm soát đường thở và máy thở

              Bốn nhân viên nghiêng trở (có thể là RN, MD, PCT, RRT, hoặc sinh viên

              Một người giám sát, người mà không nên tham gia vào chính quá trình nằm sấp

 

Quá trình nằm sấp

A. CHUẨN BỊ (PREPARE) bệnh nhân

              Bôi chất bôi trơn vào mắt và dán mí mắt lại

              Loại bỏ bất kỳ đồ trang sức nào khỏi đầu hoặc cổ của bệnh nhân

              Loại bỏ bất kỳ khối rang giả nào

              Bolus giảm đau/ an thần/ chẹn thần kinh cơ cần thiết

              Xác nhận máy theo dõi SpO2 và EtCO2 đang hoạt động và hoạt động tốt

B. VỊ TRÍ (POSITION) của nhân viên

              Hai người lật bệnh nhân ở mỗi bên (tổng 4 người)

              Bác sĩ hô hấp ở đầu bệnh nhân để kiểm soát đầu, đường thở, và gối mặt

              Nếu có, một người kiểm soát dây máy thở và cung cấp sự dự phòng

              Người giám sát đứng ở dưới chân giường

 

 

C. ĐỆM LÓT (PAD) bệnh nhân (nếu chuyển từ NGỬA (SUPINE) sang SẤP (PRONE))

              Gối mặt bằng xốp, đảm bảo ống nội khí quản không bị gấp khúc (có thể phải cắt bỏ một phần đệm xốp nếu cần thiết)

              Hai gối mỗi bên ngực, xương chậu, và cẳng chân

              Đặt một tấm khăn trải giường lên người bệnh nhân (từ đầu đến chân) và quấn vừa khít, bó gối cho bệnh nhân

 

D. NGẮT KẾT NỐI (DISCONNECT) (nếu an toàn để làm như vậy trong một thời gian ngắn)

              Đường truyền tĩnh mạch trung tâm (sau khi bolus cần thiết)

              Catheter động mạch

              Catheter lọc máu

              Điện cực theo dõi tim mạch

 

E. LẬT (TURN) bệnh nhân - Người giám sát nên đọc to từng bước, với sự xác nhận bằng lời nói của các thành viên trong nhóm

1. Người giám sát xác nhận rằng đường thở và ống thở đang được bác sĩ hô hấp kiểm soát.

2. Người giám sát xác nhận rằng tất cả đường truyền và điện cực đã được ngắt kết nối (máy theo dõi SpO2 và EtCO2 có thể để nguyên, trừ khi nó cản trở quá trình quay).

3. Theo sự đếm của người giám sát, nhóm sẽ lật bệnh nhân nằm nghiêng sang trái, giữ gối chặt vào cơ thể bằng tấm trải giường.

4. Người giám sát xác nhận rằng không có gì cần phải thay đổi vị trí.

5. Theo sự đếm của người giám sát, nhóm sẽ lật bệnh nhân sang tư thế SẤP hoặc NGỬA, đảm bảo rằng gối và miếng đệm mặt được giữ ở vị trí thích hợp.

 

6. Bác sĩ hô hấp xác nhận với người giám sát rằng ống nội khí quản ở độ sâu thích hợp và ống không bị tắc nghẽn, với dạng song EtCO2 hợp lý.

7. Nếu SẤP, người quay xác nhận với người giám sát rằng bệnh nhân được đệm thích hợp, và rằng tay và chân được đặt ở vị trí thoải mái.

8. Nếu NGỬA, người quay sẽ loại bỏ phần đệm.

9. Gắn lại điện cực theo dõi tim mạch, catheter động mạch và bắt đầu lại dịch truyền.

 

* DO2 = Cardiac Output X Hemoglobin X SaƠ2 X 13.4 + [PaƠ2 X 0.003]. Như bạn có thể thấy, phần lớn lượng oxy được phân phối liên kết với hemoglobin, và do đó độ bão hòa (SaO2) là một thành phần lớn hơn nhiều so với nồng độ oxy hòa tan (PaO2). Sự đóng góp của PaO2 rất nhỏ nên một phần của phương trình thường bị bỏ qua để làm cho việc giải toán dễ dàng hơn. Vì vậy, nếu một máy đo oxy xung mạch được đặt tốt và hoạt động, ABG thường xuyên trở nên không cần thiết.

* 12.5 gam 25% albumin IV mỗi 6 giờ, với mỗi liều albumin theo sau đó là 20-40 mg furosemide IV. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng truyền furosemide cùng với albumin mỗi 6h.


* Sách được biên dịch bởi: Nguyễn Thành Luận - Khoa ICU, Bệnh viện Hữu Nghị đa khoa Nghệ An. Sách gồm phần giới thiệu - Sinh lý thông khí nhân tạo. Gồm có 27 Chương. Cung cấp: các Hướng dẫn giải quyết nhanh ở chương 1 và chương 2; Sinh lý và kỹ thuật từ chương 3 đến chương 8; Các chế độ thông thường và khái niệm cơ bản từ chương 9 đến chương 15; Các chế độ và khái niệm nâng cao từ chương 16 đến chương 15; Các bước tiếp theo chương 22 và chương 23; Các công cụ hữu ích có trong chương 24 đến chương 27; Với 79 tài liệu tham khảo.

Với mong muốn cung cấp đến mọi người phiên bản Web, Blog chia sẻ trực tuyến không cần lưu trữ. Khi cần có thể đọc trên điện thoại, máy tính hoặc có thể tải về làm tài liệu cho đơn vị.

 

* Bạn có thể Đọc thêm:









Phổ biến trong tuần

Tin mới