Thông khí ngắt quãng đồng thì - Synchronized Intermittent Mandatory Ventilation- SÁCH VỀ MÁY THỞ - THE VENTILATOR BOOK
Chương 10: Thông khí ngắt quãng đồng
thì
Synchronized Intermittent Mandatory
Ventilation
Thông khí ngắt quãng (IMV) được giới
thiệu năm 1970 như là một giải pháp thay thế cho thông khí hỗ trợ - kiểm soát.
Giống như chế độ hỗ trợ - kiểm soát, máy thở được cài đặt để cung cấp một số
nhịp thở được xác định trước mỗi phút. Sau đó, chế độ này đã được cải tiến bằng
cách đồng bộ hóa nhịp thở của máy thở đã đặt trước với nhịp thở tự phát của
bệnh nhân - nếu máy thở phát hiện bệnh nhân đang thở, nó sẽ trì hoãn nhịp thở của
máy để tránh xảy ra hiện tượng nhịp thở của máy khi bệnh nhân thở ra. Sự đồng
bộ này là những gì diễn đạt S trong SIMV.
Phổ biến nhất, nhịp thở cung cấp bởi
máy thở được kiểm soát thể tích (bác sĩ cài đặt thể tích khí lưu thông). Tuy
nhiên, đây không phải là lựa chọn duy nhất - nhiều máy thở sẽ cho phép nhịp thở
IMV được kiểm soát áp lực, hoặc kiểm soát thể tích với lưu lượng giảm dần. Phần
này không khác gì thông khí hỗ trợ - kiểm soát.
Không giống kiểm soát
- hỗ trợ, trong SIMV bất kỳ nhịp thở tự phát nào của bệnh nhân không dẫn đến
nhịp thở của máy. Nói cách khác, bệnh nhân nhận được những gì anh ta có thể
nhận. Vì dụ, nếu cài đặt SIMV bao gồm tần số 10 và thể tích khí lưu thông
500ml, bệnh nhân được đảm bảo nhận được 10 nhịp thở có Vt 500ml. Nếu anh ta thở
thêm 10 lần một phút nhiều hơn so với tốc độ cài đặt, thì anh ta sẽ nhận được
bất kỳ thể tích khí nào mà anh ta có thể hít qua hệ thống dây. Điều này sẽ thay
đổi và phụ thuộc vào sức mạnh, compliance, và mức độ nỗ lực của bệnh nhân. Thể
tích khí lưu thông trên SIMV có thể trong giống như thế này (nhịp thở cung cấp
bởi máy là loại đơn, và thể tích khí lưu thông tự phát là in đậm):
500 - 254 - 500 - 500 - 500 - 399 - 500 - 526 122-500-500 |
Điều này
là hợp lý và tốt nếu bệnh nhân đủ khỏe để hít đủ thể thích khí lưu thông. Tuy
nhiên, nếu anh ta không đủ khỏe, thì thở SIMV có thể dẫn đến công hô hấp nhiều
hơn do thông khí tự phát không hiệu quả. Thở nhanh dễ dàng hơn thở sâu, và một
vài người với cơ hô hấp yếu có thể có tần số thở tự phát 30 nhưng thể tích khí
lưu thông trong khoảng 150-180ml. Nói cách khác, chỉ hơn khoảng chết giải phẫu!
sự thông khí lãng phí này có thể nhanh chóng dẫn đến mệt hô hấp.
Để giải quyết vấn đề thông khí tự phát không hiệu quả, các máy thở hiện đại
có thể tăng cường nỗ lực tự phát của bệnh nhân với hỗ trợ áp lực PS. PS là áp
lực mà máy thở áp dụng bất kỳ khi nào nó phát hiện bệnh nhân tự thở - nó không
áp dụng cho các nhịp thở bằng máy. Đây là lý do tại sao không có không có PS
trong thông khí kiểm soát - hỗ trợ, nơi mà những nỗ lực tự phát của bệnh nhân
đều dẫn đến một nhịp thở được cung cấp đầy đủ bởi máy thở (nhịp thở máy). Nỗ
lực của bệnh nhân càng yếu thì càng cần nhiều PS hơn để cung cấp một thể tích
khí lưu thông đầy đủ. Do đó, PS có thể được điều chỉnh dựa vào tổng tần số thở,
thể tích khí lưu thông tự phát, và sự thoải mái của bệnh nhân. Điều này được
giải thích chi tiết hơn ở chương nói về thông khí hỗ trợ áp lực.
Khi bệnh
nhân lần đầu tiên được đặt SIMV, tần số và thể tích khí lưu thông nên được cài
đặt tương tự như cách bạn thực hiện đối với thông khí hỗ trợ kiểm soát. Tức là,
thể tích khí lưu thông nên là 6-8ml/kg trọng lượng cơ thể dự đoán (4-6ml/kg cho
ARDS), với tần số giữa 12 - 18 nhịp mỗi phút. Mức áp lực hỗ trợ PS thường được
cài đặt 10 cmH2O; nếu thể tích khí lưu thông tự phát thấp đến mức
không thể chấp nhận được (dưới 3-4ml/kg), thì PS có thể được tăng lên. Khi bệnh
nhân hồi phục sau suy hô hấp cấp, tần số máy thở được giảm thấp trong khi PS
vẫn được duy trì. Điều này có nghĩa rằng bệnh nhân phụ thuộc nhiều hơn vào
thông khí tự phát của mình và ít phụ thuộc vào máy thở. Điều này tiếp tục cho
đến khi bệnh nhân sẵn sàng cho việc rút nội khí quản.
IMV, và
muộn hơn SIMV, được giới thiệu như là một phương pháp cai thở máy cho bệnh nhân
sớm hơn so với có thể được thực hiện với kiểm soát - hỗ trợ. Tuy nhiên, điều
này chưa bao giờ được chứng minh, và vì lý do chính đáng - máy thở là một
cơ chế hỗ trợ và không thể làm bất cứ điều gì để khiến bệnh nhân khỏi bệnh hoặc
chấn thương. Nói cách khác, bệnh nhân sẽ rời máy thở khi anh ta sẵn sàng, bất
kể chế độ thông khí gì. Việc để cơ hô hấp hoạt động tăng dần bằng cách sử dụng
áp lực hỗ trợ và giảm tần số thông khí cũng không được chứng minh là cải thiện
kết quả. Cho đến này, phương pháp cai máy thở hiệu quả nhất là thử nghiệm tự
thở hằng ngày với T-tube hoặc thông khí hỗ trợ áp lực với mức thấp.31
Những
tuyên bố vê việc ngăn ngừa teo cơ hoành cũng không có cơ sở - cơ hoành là một
cơ co bóp suốt đời và thông khí kiểm soát - hỗ trợ sẽ không ngăn được điều này.
Teo cơ hô hấp là một vấn đề với sự phong tỏa thần kinh cơ kéo dài, sử dụng
corticoid, dinh dưỡng kém, và bệnh nặng.
Không một vấn đề
nào trong số này có thể được ngăn chặn với một chế độ thông khí cụ thể.
Mặc dù vậy, không có gì sai với SIMV miễn là bạn chú ý đến công hô hấp và sự thoải mái của bệnh nhân, và bổ sung nỗ lực của bệnh nhân khi cần bằng hỗ trợ áp lực và số lượng nhịp thở máy đầy đủ. Thủ nghiệm tự thở hằng ngày vẫn nên được tiến hành. Nó thực sự phụ thuộc vào sở thích của các bác sĩ và nhà trị liệu hô hấp trong một hoàn cảnh cụ thể và những gì họ cảm thấy thoải mái khi sử dụng để điều trị cho bệnh nhân.
* Sách được biên dịch bởi: Nguyễn Thành Luận - Khoa ICU, Bệnh viện Hữu Nghị đa khoa Nghệ An. Sách gồm phần giới thiệu - Sinh lý thông khí nhân tạo. Gồm có 27 Chương. Cung cấp: các Hướng dẫn giải quyết nhanh ở chương 1 và chương 2; Sinh lý và kỹ thuật từ chương 3 đến chương 8; Các chế độ thông thường và khái niệm cơ bản từ chương 9 đến chương 15; Các chế độ và khái niệm nâng cao từ chương 16 đến chương 15; Các bước tiếp theo chương 22 và chương 23; Các công cụ hữu ích có trong chương 24 đến chương 27; Với hơn 79 tài liệu tham khảo.
Với mong muốn cung cấp đến mọi người phiên bản Web, Blog chia sẻ trực tuyến không cần lưu trữ. Khi cần có thể đọc trên điện thoại, máy tính hoặc có thể tải về làm tài liệu cho đơn vị.
* Bạn có thể Đọc thêm: