Phác đồ điều trị bệnh tim mạch năm 2018 (Phác đồ 85) Chăm sóc và theo dõi bệnh nhân sau phẩu thuật tim.

Xem

Phác đồ 85

CHĂM SÓC VÀ THEO DÕI
BỆNH NHÂN SAU PHẪU THUẬT TIM

 

 

I. CHĂM SÓC TỔNG QUÁT

- Chăm sóc vết mổ mỗi ngày: đánh giá tiến triển lành của vết mổ.

- Rút điện cực tạm thời ngày hậu phẫu thứ 4 - 7 (những phẫu thuật đơn giản như đóng thông liên nhĩ, thông liên thất lỗ nhỏ, hậu phẫu diễn tiến thuận lợi có thể rút điện cực vào ngày hậu phẫu 4 - 5).

- Cắt chỉ vết mổ: thông thường ngày hậu phẫu thứ 7-12.

- Điều trị giảm đau: thông thường paracetamol uống hoặc truyền tĩnh mạch (TM) điều trị đến ngày hậu phẫu thứ 5 - 7. Liều trẻ em: 10mg/kg 3 - 4 lần ngày; người lớn: 500 - 1000mg 3 - 4 lần ngày. Người lớn có thể dùng phối hợp paracetamol và tramadol.

- Siêu âm tim kiểm tra thường quy sau rút điện cực tạm thời hoặc ngày hậu phẫu 3 - 5 sau những phẫu thuật tìm kín (cắt khâu ống động mạch, phẫu thuật Blalock) hoặc sớm hơn khi nghi ngờ có suy tim, tràn dịch màng tim. 






II. PHÁT HIỆN SỚM VÀ ĐIỀU TRỊ BIẾN CHỨNG SAU MỔ

2.1. Đau ngực

2.1.1. Chẩn đoán nguyên nhân gây đau ngực dữ dội

a. Nhồi máu cơ tim.

b. Viêm màng ngoài tim.

c. Loạn nhịp tim.

d. Tràn khí màng phổi.

e. Viêm phổi.

f. Thuyên tắc phổi.

g. Viêm xương ức.

h. Bóc tách động mạch chủ.

i. Viêm thực quản trào ngược.

j. Bệnh nhân chịu đựng đau kém.

Khám lâm sàng cẩn thận có thể phát hiện nhiều dấu hiệu tìm ra nguyên nhân đau ngực, ví dụ: nhịp tim nhanh, tiếng cọ màng tim, ran phế quản, lụp cụp xương ức ...

 

2.1.2. Cận lâm sàng giúp tìm nguyên nhân

- Xét nghiệm máu: công thức máu, định lượng CRP, procalcitonin, men tim (CK-MB, troponin T,l), D-dimers ...

- ECG 12 chuyển đạo, X-quang ngực, siêu âm tim, CT scan ngực...

 

2.2. Khó thở

2.2.1. Chẩn đoán nguyên nhân

Lâm sàng khám cẩn thận phát hiện vài nguyên nhân gây khó thở, ví dụ: nghe âm phế bào giảm, ran hai phế trường, tiếng tim mờ, mạch nghịch...

 

2.2.1.1. Nguyên nhân do phổi - màng phổi

- Xẹp phổi, nghẹt đàm, viêm phổi

- Tràn khí màng phổi

- Co thắt phế quản

- Tràn dịch màng phổi lượng nhiều

- Thuyên tắc phổi

 

2.2.1.2. Nguyên nhân tim- phổi: giảm cung lượng tim hoặc phù phổi cấp do:

- Thiếu máu cục bộ tim hoặc nhồi máu cơ tim cấp.

- Chèn ép tim.

- Tổn thương tồn lưu môi xuất hiện (hở van hai lá cấp do nhồi máu cơ tim sau mổ, thông liên thất tồn lưu lỗ lớn).

- Suy chức năng tâm trương.

- Quá tải dịch.

- Nhịp nhanh nhĩ hoặc thất.

 

2.2.1.3. Nhiễm khuẩn huyết

2.2.2. Cận lâm sàng: công thức máu, CRP, khí máu động mạch.

- X-quang ngực, ECG, siêu âm tim, CT scan ngực giúp tìm nguyên nhân.

 

2.3. Sốt

2.3.1. Nguyên nhân

Sốt có thể gặp 48 - 72 giờ đầu sau mổ. Khi sốt kéo dài hơn cần tìm nguyên nhân.

a. Xẹp hoặc viêm phổi

b. Nhiễm trùng tiểu

c. Nhiễm khuẩn vết mổ

d. Nhiễm khuẩn huyết

e. Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn

f. Viêm xoang cấp

g. Sốt do thuốc

h. Hội chứng mở màng tim

i. Nhiễm khuẩn ca-tê-te

 

2.3.2. Cận lâm sàng

- Công thức máu, CRP, tổng phân tích nước tiểu, cấy nước tiểu, cấy đàm, cấy mủ vết mổ...

- X-quang ngực, CT scan ngực, siêu âm tim, siêu âm thực quản tìm sùi ...

 

III. CHĂM SÓC HÔ HẤP VÀ ĐIỀU TRỊ BIẾN CHỨNG

3.1. Viêm phổi

3.1.1. Lâm sàng

Bệnh nhân sốt, mệt mỏi, khó thở, thở nhanh, ho khạc đàm vàng hoặc xanh hoặc đàm màu rỉ sét...

Khám lâm sàng: phổi có ran nổ hai phế trường, âm phế bào giảm ở phổi đông đặc.

 

3.1.2. Cận lâm sàng

- Công thức máu: bạch cầu tăng chủ yếu neutrophil, CRP, procalcitonin tăng.

- Soi, cấy đàm + kháng sinh đồ.

- X-quang ngực thâm nhiễm thùy hoặc cả hai phế trường.

 

3.1.3. Điều trị

Kháng sinh phổ rộng, thường dùng theo kinh nghiệm trước khi có kết quả cấy đàm. Carbapenem (meropenem, imipenem); vancomycin hoặc teicoplanin phối hợp quinolone (ciprofloxacin, levotloxacin) hoặc aminoglycoside (gentamicin, amikacin).

 

3.2. Tràn máu-dịch màng phổi

3.2.1. Lâm sàng

Tùy vào số lượng dịch hoặc máu có trong màng phổi bệnh nhân mà triệu chứng nhiều hay ít. Bệnh nhân có thể cảm giác tức vùng lưng phía tràn dịch hoặc khó thở nhẹ khi nằm, nằm nghiêng phía tràn dịch cảm giác dễ thở hơn. Nếu lượng dịch quá nhiều gây khó thở phải ngồi.

Khám phổi âm phế bào giảm bên tràn dịch, đôi khi nghe âm thổi ống, gõ đục đáy phổi, rung thanh giảm.

 

3.2.2. Cận lâm sàng

- Công thức máu: hồng cầu và HCT giảm ở bệnh nhân tràn máu màng phổi lượng nhiều.

- X-quang ngực có mờ đồng nhất đáy phổi một hoặc hai bên; tràn dịch nhiều có đường cong Damoiseau.

- Siêu âm rất hữu ích, giúp phân biệt tràn dịch và đông đặc nhu mô (viêm phổi thùy), có thể phân biệt tràn máu hay tràn dịch và giúp xác định vị trí chọc dò.

 

3.2.3. Điều trị

Chọc dẫn lưu dịch hoặc máu khi bệnh nhân có triệu chứng khó thở.

Một số trường hợp nghĩ do tràn máu màng phổi lượng từ trung bình đến nhiều dù bệnh nhân không có triệu chứng cũng nên chọc dẫn lưu hết máu trong màng phổi để tránh dày dính màng phổi về sau.

 

Lưu ý: Bệnh nhân có uống kháng vitamin K cần xét nghiệm INR trước chọc dò. Khi INR < 1,5 chọc dò an toàn. Trong một số trường cần thiết INR 1,6-3 vẫn có thể chọc tháo dịch để giảm triệu chứng khó thở (INR 3 - 4 đối với bác sĩ có kinh nghiệm chọc dịch màng vẫn có thể thực hiện được).

 

3.3. Tràn khí màng phổi

3.3.1. Lâm sàng

Nếu tràn khí lượng nhiều bệnh nhân sẽ có triệu chứng rầm rộ: đau tức ngực, khó thở, tím tái, nhịp thở nhanh nông, SpO2 giảm (trẻ em).

Khám phổi âm phế bào bên tràn khí giảm hoặc mất hoàn toàn.

 

3.3.2. Cận lâm sàng

X-quang ngực: thấy rõ màng phổi tạng trên phim, nhu mô phổi bị đẩy co dúm vào rốn phổi, trung thất bị đẩy lệch phía đối diện.

 

3.3.3. Điều trị

Chọc hút liên tục bằng hệ thống ống kín.

 

V. CHĂM SÓC TIM MẠCH VÀ ĐIỀU TRỊ BIẾN CHỨNG

4.1. Loạn nhịp tim

Khám lâm sàng nghi ngờ loạn nhịp tim nên kiểm tra ECG 12 chuyển đạo. Xét nghiệm ion đồ máu (Na+, K+, Cl ), siêu âm tim đánh giá chức năng thất, kiểm tra tràn dịch màng tim.

 

4.1.1. Loạn nhịp nhanh

4.1.1.1. Rung nhĩ ứng thất nhanh

Ø  Mới xuất hiện sau mổ

Có rối loạn huyết động: sốc điện chuyển nhịp khẩn.

Không rối loạn huyết động: Nếu phát hiện rung nhĩ < 48 giờ: chuyển nhịp bằng thuốc (amiodarone 150mg truyền TM trong 30 phút, liều duy trì 5 mg/kg/24 giờ hoặc có thể dùng đường uống 30 mg/kg ngày đầu, ngày 2 liều 15 mg/kg (lưu ý nếu bệnh nhân có chức năng tim trái kém EF <30%, phải thận trọng khi chuyển nhịp), những ngày tiếp theo 200 - 400 mg/ ngày) và đồng thời dùng thuốc kháng vitamin K ở những bệnh nhân chưa được điều trị kháng vitamin K trước đó. Nếu chuyển nhịp bằng thuốc thất bại gửi bệnh nhân kiểm tra siêu âm tim qua thực quản. Nếu không có huyết khối trong buồng tim -Ạ sốc điện chuyền nhịp. Duy trì thuốc kháng vitamin K trong 4 tuần (nếu bệnh nhân không có nguy cơ huyết khối). Hoặc lựa chọn khống chế tần số thất bằng các thuốc như digoxin, chẹn bêta, chẹn canxi nondihydropyridine...

 

Ø  Rung nhĩ mạn tính trước mổ

Điều trị khống chế nhịp: digoxin, hoặc amiodarone; nếu chức năng thất trái tốt có thể dùng chẹn bêta hoặc chẹn canxi không DHP.

 

4.1.1.2. Nhịp nhanh kịch phát trên thất: xem phác đồ điều trị loạn nhịp.

4.1.4.3. Nhịp nhanh thất: xem phác đồ điều trị loạn nhịp.

4.1.1.4. Rung thất: xem phác đồ điều trị loạn nhịp.

 

4.1.2. Loạn nhịp chậm

4.1.2.1. Rung nhĩ đáp ứng thất chậm

Duy trì điện cực tạm tối đa 3 tuân + điều trị theophylline 300 mg/ngày (người lớn). Nếu nhịp tim vẫn chậm và có triệu chứng lâm sàng (choáng, ngất), gửi bệnh nhân đặt Holter ECG. Kết quả có cơn nhịp chậm > 3 giây chỉ định đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn.

 

4.1.2.2. Blốc nhĩ thất: xem phác đồ điều trị loạn nhịp.

4.2. Tràn dịch màng tim: xem phác đồ chẩn đoán và điều trị hội chứng chèn ép tim sau phẫu thuật.

 

V. ĐIỀU TRỊ CHỐNG HUYẾT KHỐI

Xem phác đồ sử dụng thuốc chống huyết khối tại khoa điều trị ngoại.

 

VI. CHĂM SÓC VẾT MỔ VÀ ĐIỀU TRỊ BIẾN CHỨNG

6.1. Hở và viêm nhiễm tại chỗ vết mổ

- Máu tụ da vùng lấy mạch máu (tĩnh mạch hiển, động mạch quay) thường tự khói.

- Viêm da, hoại tử da vết mổ lấy tĩnh mạch: chăm sóc tại chỗ. Kháng sinh uống khi vết mổ nung mủ (amoxicilline + clavulanic acid, linezolide uống...).

Một số trường hợp phải may da thứ phát.

 

6.2. Viêm xương ức

6.2.1. Lâm sàng

Bệnh nhân sốt cao, mệt mỏi, đau nhiều vết mổ xương ức, cảm giác lụp cụp khi thay đổi tư thế từ nằm sang ngồi.

Khám vết mổ xương ức có mủ, vết mổ hở, dấu bập bềnh xương ức.

 

6.2.2. Cận lâm sàng

- Bạch cầu tăng, CPR , procalcitonin tăng cao.

- Cấy mủ + kháng sinh đồ.

- Cấy máu có thể dương tính do du khuẩn huyết.

 

6.3. Điều trị

Kháng sinh phổ rộng bao vây thường 2 - 3 kháng sinh phối hợp, ví dụ: vancomycin + cephalosporin thế hệ 3, 4 + aminoglycoside hoặc quinolone. Hoặc 3 kháng sinh phối hợp: vancomycine (hoặc teicoplamin) 4- cephalosporin 3, 4 + quinolone/aminoglycoside.

Điều trị 2 - 3 tuần.

Bệnh nhân cần gửi đi phẫu thuật làm sạch xương ức + dẫn lưu bằng các redon hệ thống kín (vô khuẩn) sẽ được rút sau 3 - 5 ngày.

 

VII. CHƯƠNG TRÌNH THEO DÕI VÀ ĐIỀU TRỊ KHI XUẤT VIỆN

7.1. Tư vấn và theo dõi sau xuất viện

Bệnh nhân tái khám định kỳ mỗi tuần trong tháng đầu tiên: theo dõi biến chứng tràn dịch màng tim xảy ra muộn, nhiễm trùng vết mổ, chậm lành vết mổ ...

Tư vấn phòng ngừa viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn 6 tháng sau mổ nếu không cấy vật liệu nhân tạo. Phòng ngừa lâu dài nếu bệnh nhân mang van tim cơ học.

Tư vấn phục hồi chức năng tim mạch: Bệnh nhân xuất viện có thể tự sinh hoạt cá nhân. Trở lại công việc sau 1 tháng đối với bệnh nhân phẫu thuật đơn giản (đóng thông liên thất, đóng thông liên nhĩ, tạo hình van 2 lá... không suy tim nặng). Bệnh nhân phẫu thuật phức tạp, biến chứng sau phẫu thuật, suy tim nặng cần điều trị lâu dài; cần đánh giá lại sau mỗi tháng. Tùy tính chất công việc có thể khuyến cáo bệnh nhân làm việc trở lại 1 - 3 tháng sau mổ.

 

7.2. Thuốc sau khi xuất viện

a. Thuốc chống đông: xem phác đồ sử dụng chống huyết khối tại khoa điều trị ngoại.

b. Thuốc sau phẫu thuật bắc cầu chủ-vành (PTBCCV):

- Aspirin hoặc aspirin + clopidogrel đối với bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp mới.

- Chẹn bêta: nên dùng cho bệnh nhân PTBCCV trước khi xuất viện (nếu không có chống chỉ định).

- Chẹn canxi (amlodipine, diltiazem): chỉ định khi PTBCCV có dùng động mạch quay.

- Statin (atorvastatin, rosuvastatin) khi xuất viện.

- Ức chế men chuyển (perindopril, lisinopril, enalapril) hoặc chẹn thụ thể angiotensin (losartan, valsartan) khi xuất viện.


 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Khuyến cáo về phòng ngừa và điều trị huyết khối hướng dẫn sử dụng thuốc kháng đông thế hệ mới. Hội Tim mạch học Việt Nam. Nhà xuất bản Y học 2013; 1-87.

2. Baber u, Fuster V. Antithrombotic therapy for valvular heart disease. In: Hurst ’s the heart manual of cardiology, 13th edition. Mc Graw Hill 2013;417-423.

3. Fox AK, White H, Opie HL. Antithrombotic agents: platelet inhibitors, acute anticoagulants, fibrolytics, and chronic anticoagulants. In: Gersh JB, Opie HL. Drugs for the heart, 8thedition. Saunders 2013;332-397.

4. General preoperative consideration andpreparation of the patient for surgery. In: Bojar MR, ed. Manual of perioperative care in adult cardiac surgery, 5th edition. Wiley- Blackvvell 2011; 129-171.



Tham khảo thêm:


 Phác đồ điều trị bệnh tim mạch năm 2018 (Toàn tập 86 Phác đồ điều trị tim mạch 2018)

Danh mục dược lý của thuốc đầy đủ của Blog Học Chia sẻ.

Phổ biến trong tuần

Tin mới