Phác đồ điều trị bệnh tim mạch năm 2018 (Phác đồ 69) Chẩn đoán và điều trị hẹp động mạch thận
Phác đồ 69
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
HẸP ĐỘNG MẠCH THẬN
Hẹp động mạch thận nằm
trong bệnh cảnh chung của quá trình xơ vữa động mạch và là một trong những
nguyên nhân của bệnh tăng huyết áp. Chiếm tỉ lệ 6,8% dân số trên 65 tuổi. 22% đến
59% trường hợp hẹp động mạch chi dưới có kèm hẹp khít động mạch thận (hẹp >
50%). Phẫu nghiêm tử thi bệnh nhân chết do nhồi máu cơ tim có 12% trường hợp có
kèm theo hẹp động mạch thận >75%.
Hiện việc chẩn đoán và điều trị hẹp động mạch thận tại Viện Tim đang được thực hiện dựa theo các khuyến cáo
năm 2013 của Trường Môn Tim và Hiệp hội Tim Hoa Kỳ, được nêu cụ thể dưới đây:
I. BỆNH CẢNH NGHĨ ĐẾN CHẨN
ĐOÁN HẸP ĐỘNG MẠCH THẬN
Class I:
1.
Tăng huyết áp người trẻ, xuất hiện trước 30 tuổi (mức chứng cứ - MCC B).
2.
Bệnh tăng huyết áp nặng theo định nghĩa của JNC 7 sau 55 tuổi (MCC B).
3.
Tăng huyết áp diễn tiến nhanh dù đang điều trị, tăng huyết áp kháng trị (không
đạt được mức huyết áp mong muốn du đã dùng trên 3 thuốc liều tối đa, trong đó
có lợi tiểu). Tăng huyết áp ác tính (tăng huyết áp đi kèm biểu hiện tổn thương
cơ quan đích như: Suy thận cấp, suy tim mất bù cấp, rối loạn thần kinh mới xuất
hiện hoặc tổn thương đáy mắt đo III, IV) (MCC C).
4.
Cơn tăng urê máu mới hoặc suy thận nặng hơn sau khi điều trị thuốc ức chế men chuyển
hoặc ức chế thụ thể angiotensin (MCC C).
5.
Thận teo nhỏ, không tìm được nguyên nhân hoặc kích thước hai thận chênh lệch
nhau 1,5 cm (MCC B).
6.
Phù phổi không tìm được nguyên nhân (đặc biệt kèm tăng urê máu) (MCC B).
Class IIa:
Suy thận không rõ nguyên
nhân, kể cả những người vừa ghép thận (MCC B).
Class IIb
1.
Bệnh nhân hẹp nặng nhiều nhánh mạch vành hoặc hẹp động mạch chi dưới khi chụp mạch
máu (MCC B).
2.
Suy tim không rõ nguyên nhân hoặc cdn đau thắt ngực kháng trị (MCC C).
Class I:
1.
Siêu âm Duplex là test tầm soát hẹp động mạch thận (MCC B).
2.
Chụp cắt lớp điện toán động mạch (CTA) được khuyến cáo nếu chức năng thận bình
thường (MCC B).
3.
Chụp cộng hưởng từ (MCC B).
Trong
trường hợp lâm sàng nghĩ nhiều đến hẹp động mạch thận và kết quả của các test
không xâm nhập không cho phép kết luận, chụp mạch máu cản quang được khuyến cáo
nhằm xác định chẩn đoán (MCC B).
III. ĐIỀU TRỊ HẸP ĐỘNG MẠCH THẬN
Class I:
1.
Thuốc ức chế men chuyển có hiệu quả trong điều trị tăng huyết áp có kèm hẹp động
mạch thận một bên (MCC A).
2.
Thuốc chẹn thụ thể angiotensin có hiệu quả trong điều trị tăng huyết áp có kèm
hẹp động mạch thận một bên (MCC B).
3.
Thuốc chẹn kênh canxi có hiệu quả trong điều trị tăng huyết áp có kèm hẹp động
mạch thận một bên (MCC A).
4.
Thuốc chẹn bêta có hiệu quả trong điều trị tăng huyết áp liên quan với hẹp động
mạch thận (MCC A).
2. Chỉ định tái thông động
mạch thận
A. Trong trường hợp hẹp
động mạch thận không triệu chứng
Class IIb:
1.
Tái thông động mạch thận qua da có thể được chỉ định cho hẹp có ý nghĩa động mạch
thận cả 2 bên hoặc hẹp có ý nghìn động mạch thận trên thận còn sống độc nhất
(MCC C).
2.
Lợi ích của tái thông động mạch thận qua da ở người có hẹp có ý nghĩa nhưng
không triệu chứng của động mạch thận một bên trên thận còn sống thì chưa được
xác định và hiện chưa được chứng minh trên lâm sàng (MCC C).
B. Trong trường hợp tăng
huyết áp
Class IIa:
Tái thông động mạch thận
qua da là hợp lý ở người có hạp động mạch thận có ý nghĩa và tăng huyết áp diễn
tiến nhanh, tăng huyết áp kháng trị, tăng huyết áp ác tính, tăng huyết áp kèm
theo thận teo nhỏ một bên không rõ nguyên nhân và tăng huyết áp không dung nạp
điều trị nội khoa (MCC B).
C. Nhằm bảo vệ chức năng thận
Class IIa:
Tái thông động mạch thận
qua da là hợp lý ở người hẹp động mạch thận kèm bệnh thận mạn tiến triển: hẹp động
mạch thận hai bên hoặc hẹp động mạch thận trên thận còn chức năng độc nhất (MCC
B).
Class IIa:
Tái thông động mạch thận
qua da có thể được xem xét ở người có hẹp động mạch thận một bên kèm suy thận mạn
(MCC C).
D. Trong trường hợp hẹp động mạch thận và bệnh
nhân có suy tim sung huyết hoặc cơn đau thắt ngực không ổn định
Class I:
Tái thông động mạch thận
qua da được chỉ định trên bệnh nhân có hẹp khít động mạch thận kèm suy tim sung
huyết, tái phát nhiều lần không rõ nguyên nhân hoặc phù phổi đột ngột không giải
thích được (MCC B).
Class IIa:
Tái thông động mạch thận
qua da là hợp lý ở người hẹp có ý nghĩa động mạch thận và đau thắt ngực không ổn
định (MCC B).
3. Lựa chọn biện pháp
can thiệp nội mạch
Class I:
1.
Stent động mạch thận được chỉ định cho tổn thương xơ vữa ở lỗ xuất phát (MCC
B).
2.
Nong bằng bong đối với tổn thương thoái hóa sợi-cơ (tibromuscular dysplasia
lesion) và đặt stent khi nong bằng bóng không hiệu quả (MCC B).
Class I:
1.
Chỉ định phẫu thuật cho các tổn thương thoái hóa sợi-cơ phức tạp, lan tỏa, nhiều
đoạn hoặc có chỗ phình mạch lớn (MCC B).
2.
Chỉ định phẫu thuật đối với tổn thương xơ vữa, đặc biệt tổn thương với nhiều động
mạch thận nhỏ hoặc động mạch thận chính chia nhánh sớm (MCC B).
3.
Chỉ định phẫu thuật đối với tổn thương xơ vữa kết hợp với phẫu thuật tái tạo động
mạch chủ bụng ngang thận (phình động mạch chủ bụng hoặc tắc động mạch chủ-chậu
nặng) (MCC C).
1. Hansen K.J, Edwards
MS, Craven TE. Prevalence of renovascular disease in the eiderly. apopulation-based
study. J Vasc Surg 2002;36:443-451.
2. Plouin PE Stable patients with atherosclerotic renal artery stenosis
should be treated first with medical management. Am JKidney Dis
2003;42:851-857.
3. Nordmann AJ, Woo K, Parkes R, Logan AG. Balloon angỉoplasty or
medical therapy for hypertensive patients with atherosclerotic renal artery
stenosis? A meta-analysis of randomized controlled trials. Am J Med
2003;114:44-50.
4. AndersonJL, HaiperinJL, AlbertNM, etal. Management ofperipheral
artery disease: A report of the American Coliege of Cardiology Foundation/American
Heart Association Task Force on Practice Guidelines. Circulation
2013;127:1425-1443.
Tham khảo thêm:
- Phác đồ điều trị bệnh tim mạch năm 2018 (Toàn tập 86 Phác đồ điều trị tim mạch 2018)
- Danh mục dược lý của thuốc đầy đủ của Blog Học Chia sẻ.