Phác đồ điều trị bệnh tim mạch năm 2018 (Phác đồ 29) KIỂM SOÁT ĐƯỜNG HUYẾT TRÊN BỆNH NHÂN NẶNG

Xem
Phác đồ 29
KIỂM SOÁT ĐƯỜNG HUYẾT
TRÊN BỆNH NHÂN NẶNG


I. MỞ ĐẦU
Tăng đường huyết (ĐH) thường gặp trong các đơn vị săn sóc đặc biệt bệnh nhân nặng (ICU). Tăng đường huyết, đặc biệt là tăng đường huyết nghiêm trọng, liên quan với tăng tỉ lệ mắcbệnh và tử vong ở nhiều nhóm bệnh nhân.
Trước đây nhiều hội chuyên khoa và nhà lâm sàng quan niệm rằng nên kiểm soát đường huyết tích cực đối với bệnh nhân điều trị trong ICU. Tuy nhiên rào cản đối với việc kiểm soát đường huyết tích cực bao gồm tăng nguy cơ hạ đường huyết nghiêm trọng, sự khó khăn trong việc đạt mức đường huyết bình thường ở những người bệnh nặng, sự tăng nhu cầu nguồn lực vì các vấn đề này và sự không chắc chắn về tương quan giữa rủi ro và lợi ích.



II. PHÁC ĐỒ CỤ THỂ
2.1. Thuốc sử dụng và cách pha
Truyền tĩnh mạch liên tục Insulin regular.
ch pha: 1 UI Insulin regular /1 ml normal saline - NS (tại khoa USIC Viện Tim thường pha 20 UI /20 ml NS hoặc 50 UI /50 ml NS)

2.2. Ba tình huống có thể xảy ra khi tiếp cận bệnh nhân
Được thử đường huyết lần đầu.
Đang sử dụng Insulin.
Đang tạm ngưng sử dụng insulin.

Bảng 1: Trường hợp bệnh nhân được thử đường huyết lần đầu

Đường huyết (mg/dL)
Hành động
Theo dõi đường huyết
< 45
Không sử dụng insulin. Đảm bảo dinh dưỡng Bolus 20 ml glucose 50%
30 - 60 phút
45 - 62
Không sử dụng insulin.
Đảm bảo dinh dưỡng
Bolus 10 ml glucose 50%
30 - 60 phút
63 - 81
Không sử dụng insulin
1 giờ
82 -180
Không sử dụng insulin
1 giờ
181 - 216
1 UI / giờ
1 giờ
217 - 270
2 UI/giờ
1 giờ
271 - 324
3 UI/giờ
1 giờ
> 324
4 UI / giờ
1 giờ

Bảng 2: Trường hợp bệnh nhân đang được truyền Insulin


ĐH hiện tại (mg/ dL)
ĐH lần trước (mg/dL)
Thay đổi
Liều hiện tại
Hành động
Theo dõi ĐH
Tính liều
Điều trị
< 40




Ngưng insulin > 1 giờ
Đảm bảo dinh dưỡng Bolus 20 ml glucose 50%
30 – 60 phút
41 - 72




Ngưng insulin > 1 giờ
Đảm bảo dinh dưổng Bolus 10 ml glucose 50%
30 – 60 phút
73 - 108
< 108



Ngưng insulin > 1 giờ
Đảm bảo dinh dưỡng
1 giờ
73 - 108
> 108
Giảm >
27


Ngưng insulin > 1 giờ
Đảm bảo dinh dưỡng Bolus 10 ml glucose 50%
30 – 60 phút
73 - 108
> 108
Giảm <
27


Ngưng insulin > 1 giờ
Đảm bảo dinh dưỡng
1 giờ
109 - 143


< 1,5

Ngưng insulin > 1 giờ
1 giờ
109 - 143


> 1,5
Liều hiện tại X 0,5

1 giờ
144  - 180
<144
hay >
180


Liều hiện tại X (ĐH hiệu tạỉ/ĐH lần trước)

1 giờ
144 - 180
144 - 180


Liều hiện tại
Kiềm tra mỗi 2 giờ nều ĐH, liều insulin, năng lượng ăn vào ổn định
1 - 2 giờ


       Bảng 3: Trường hợp bệnh nhân đang được truyền Insulin
                        
ĐH hiện tại
(mg/dL)
ĐH lần trước (mg/dL)
Thay đổi
Hành động
Theo dõi
ĐH
181 - 216
<216
Giảm
Liều hiện tại
1 giờ
181 - 216
<216
Bằng hay tăng
Liều hiện tại + 1 Ul/h
2 giờ
181 - 216
>217
Giảm < 36
Liều hiện tại
2 giờ
181 - 216
> 217
Giảm > 36
Liều hiện tại X (ĐH hiện tại / ĐH lần trước)
1 giờ
217 - 252
< 218

Liều hiện tại + 2 Ul/h
1 giờ
217 - 252
217 - 252
Bằng hay tăng
Liều hiện tại + 1 Ul/h
1 giờ
217 - 252
219 - 252
Giảm <18
Liều hiện tại + 1 Ul/h
1 giờ
217 - 252
237 - 324
Giảm 19-70
Liều hiện tại
2 giờ
217 - 252
289 - 324
Giảm > 72
Liều hiện tại X (ĐH hiện tại / ĐH lần trước)
1 giờ
217 - 252
> 324

Liều hiện tại X (ĐH hiện tại / ĐH lần trước)
1 giờ


Bảng 4: Trường hợp bệnh nhân đang được truyền Insulin

                              
ĐH hiện tại
(mg/dL)
ĐH lần trước (mg/dL)
Thay đổi
Hành động
Theo dõi
ĐH

< 217

Liều hiện tại + 2 X (ĐH hiện tại / ĐH lần trước)
1 giờ
> 252
217 - 252

Liều hiện tại + 2 Ul/h
1 giờ
> 252
> 252
Tăng
Liều hiện tại + 2 X (ĐH hiện tại / ĐH lần trước)
1 giờ
> 252
> 252
Bằng hay
giảm < 36
Liều hiện tại + 2 Ul/h
1 giờ
> 252
> 252
Giảm 36 - 72
Liều hiện tại
2 giờ
> 252
> 252
Giảm > 72
Liều hiện tại X (ĐH hiện tại / ĐH lần trước)
1 giờ

Bảng 5: Trường hợp bệnh nhân đang tạm ngưng sử dụng Insulin

ĐH hiện tại
(mg/dL)
ĐH lần trước (mg/dL)
Thay đổi
Hành động
Theo dõi
ĐH
< 45


Không sử dụng insulin.
Đảm bảo dinh dưỡng
Bolus 20 ml glucose 50%
30 - 60 phút
45 - 62


Không sử dụng insulin.
Đảm bảo dinh dưỡng Bolus 10 ml glucose 50%
30 – 60 phút
63 - 81

Giảm
Không sử dụng insulin. Đảm bảo dinh dưỡng Bolus 10 ml glucose 50%
30 - 60
phút
63-81

Ổn định, tăng
Không sử dụng insulin.
1 giờ
82 - 180
< 82 hay >180

Không sử dụng insulin.
1 giờ
82 -180
82 - 180

Không sử dụng insulin.
2 hoặc 4 giờ*
181 - 216


1 UI / giờ
1 giờ
217- 270


2 UI / giờ
1 giờ
271 - 324


3 UI / giờ
1 giờ
> 324


4 UI / giờ
1 giờ


*nếu 2 lần liên tiếp thử ĐH dao động từ 82 - 180 mg/dL

                                                                   
2.3. Một sô điểm cần lưu ý
1. Phác đồ điều trị tùy thuộc từng tình huống cụ thể.
2. Phải bù đủ dịch.
3. Điều chỉnh rối loạn điện giải (đặc biệt là Kali)
4. Bệnh nhân suy thận, suy dinh dưỡng cần liều Insulin thấp hơn
5. Bệnh nhân dùng Corticoid cần liều Insulin cao hơn.

III. TRUYỀN INSULIN TĨNH MẠCH SANG TIÊM DƯỚI DA
Khi bệnh nhân trở lại chế độ ăn bình thường, nhiễm khuẩn đã ổn hoặc chuyển ra khu vực chăm sóc ít tích cực hơn.
Khi đường huyết ổn định ở mức mong muốn (140-180 mg/dL) trong vòng 3 giờ.
Insulin tiêm dưới da phải được sử dụng 1-4 giờ trước khi ngưng insulin truyền.
Thuốc viên hạ đường huyết không được khuyến cáo ở bệnh nhân USIC
75-80% tổng liều insulin truyền trong 24 giờ chia thành insulin nền (insulin largine/determir) và insulin nhanh trước mỗi bữa ăn (50/50).
Cách khác tính tổng liều insulin tiêm dưới da:
1. Bệnh nhân >70 tuổi hoặc GFR<60ml/phút: 0,2 - 0,4 UI/kg
2. Bệnh nhân không có tình trạng trên và ĐH 140 - 200mg/dl: 0,4UI/kg - Bệnh nhân không có tình trạng trên và ĐH 201 - 400mg/dl: 0,5UI/kg

Liều insulin này được chia tương tự như trên.
Liều sử dụng insulin trộn sẵn (insulin 30/70): chia tổng liều thành 2/3 sáng và 1/3 chiều trước ăn 30 phút.

IV. THEO DÕI ĐƯỜNG HUYẾT TẠI GIƯỜNG
Bệnh nhân ăn uống bình thường: thử ĐH trước các bữa ăn và trước khi ngủ.
Bệnh nhân được nuôi ăn qua đường tiêu hóa hoặc tĩnh mạch liên tục thử ĐH mỗi 4 đến 6 giờ.
Bệnh nhân được nuôi ăn ngắt quãng: tùy theo từng cá nhân để đạt được mục tiêu là tránh tăng ĐH lúc ăn và hạ ĐH lúc nhịn.
Bệnh nhân truyền insulin liên tục: thử ĐH mỗi 30 phút đến 2 giờ.

V. TÓM TẤT
Tình trạng tăng hay hạ đường huyết đều gây ra những hậu quả không tốt cho bệnh nhân ICU.
Mục tiêu đường huyết cần đạt ở bệnh nhân ICU là 140 đến 180 mg/dl.
Truyền insulin liên tục là phương pháp được lựa chọn để đạt dược và duy trì mục tiêu đường huyết.
Đường huyết tại giường phải được theo dõi và điều chỉnh phù hợp để tránh xảy ra tình trạng tăng đường huyết hay hạ đường huyết.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Finfer s, et al. Intensive versus conventional glucose control in critically ill patients. N Engl J Med 2009;360:1283-1297.
2. Normoglycaemia in Intensive Care Evaluation & Survival Using Glucose Algorithm Regulation.
3. American Diabetes Association - Standards of Medical Care in Diabete.


*** Bạn có thể Đọc thêm:

Phác đồ điều trị bệnh tim mạch năm 2018 (Toàn tập 86 Phác đồ điều trị tim mạch 2018)
- Phác đồ 31. Điều trị kháng nấm theo kinh nghiệm.
Phác đồ 32. Hồi sinh tim phổi và hội chứng sau ngưng tim
Phác đồ 33. Kiểm soát thân nhiệt theo mục tiêu sau ngưng tim

Phổ biến trong tuần

Tin mới