Hướng dẫn sử dụng thiết bị đo SpO2 - CMS50D

Xem

Hướng dẫn sử dụng
thiết bị đo SpO2 - CMS50D

Trong cuộc sống đôi khi chúng ta bắt gặp những điều mới mẽ đối với chúng ta nhưng đối với người khác thì đều đó lại là chuyện thường mỗi ngày.
Khi bạn vào bệnh viện, bạn bắt gặp nhân viên y tế trong bệnh viện đang làm việc, đang lúi cúi với 1 thiết bị kẹp vào ngón tay người bệnh, rồi đọc, rồi ghi ghi, chép chép, … bạn không biết đó là gì? Đó là nhân viên y tế đang đo SpO2. Vậy nó là cái gì? Có tác dụng gì trong bệnh viện và vận hành thế nào? Hôm nay, bạn có thể tím hiểu nó qua bài chia sẻ. Hy vọng bài viết có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống hàng ngày.
Trước hết cần tìm hiểu SpO2 là gì? Nguyên lý hoạt động ra sao? Sử dụng thế nào? …





Mời bạn tham khảo!

1. SpO2 là gì?

SpO2 là nồng độ bão hòa Oxy trong máu (Tỷ lệ HbO2/(HbO2+Hb) (SpO2), nói cách khác là tỷ lệ phần trăm hemoglobine của máu kết hợp với Oxy.
Khí Oxy (O2) rất cần cho sự sống của loài người, có trong khí trời. Khi chúng ta hít thở, 02 sẽ vào phổi, máu với thành phần quan trọng nhất của máu là hemoglobine (Hb) sẽ vận chuyển 02 từ phổi đến các nơi cần thiết trong cơ thể để đảm bảo sự sống. Sự vận chuyển đó xảy ra khi Hb kết hợp với 02 tạo thành HbO2 (Hemoglobine có gắn Oxy).
Thiết bị đo SpO2 có rất nhiều loại trên thị trường bao gồm cầm tay, bỏ túi, …

2. Độ chính xác của SpO2:

Độ bão hòa Oxy đo được bằng máy đo Oxy dựa vào mạch đập (SpO2) thấp hơn khoảng 3% so với đọ bão hòa Oxy thực tế (SaO2). Thử nghiệm đo SpO2 nhiều lần liên tục trên một bệnh nhân ổn định cho thấy kết quả không khác nhau, điều này chứng tỏ SpO2 cho một mức độ đáng tin cậy cao.
Mọi tác động ảnh hưởng đến cường độ của ánh sáng chẳng hạn như độ dầy hay màu của ngón tay sẽ tác động lên trị số max và min tương ứng, nhưng tỉ số của chúng vẫn không thay đổi.
Tuy nhiên, nếu quá ít ánh sáng nhận được thì máy sẽ thông báo lỗi không nhận được sensor hay nhịp.

2. Nguyên lý hoạt động:

Thiết bị gồm hai LED, bước sóng bức xạ 660nm ở phổ bước sóng ánh sáng đỏ và bước sóng thứ 2 là 940nm ở vùng hồng ngoại. Các LED hoạt động luân phiên nhau, cho nên ánh sáng của từng LED lần lượt truyền qua tế bào và ánh sáng sẽ được thu nhận bởi photodiode. Cường độ ánh sáng đến từ tế bào bị suy hao phụ thuộc vào lượng máu trong mô.
Hệ số suy hao hấp thụ của Oxyhemoglobin khác so với máu không ngậm oxy ở bước sóng khác nhau. Tỉ số của tín hiệu hai màu nhận được xác định nồng độ oxy bảo hòa trong máu.
Sự thay đổi nhịp bói xung động mạch cũng cho phép xác định được tần số của tim.

3. Ứng dụng của SpO2 và những lưu ý:
Ngộ độc CO:

CO thay thế Oxy ở vị trí gắn vào sắt trên phân tử Hb, cho nên ngộ độc CO sẽ làm tăng COHb (Hemoglobine có gắn carbonmonoxide) và giảm HbO2
Đương nhiên sẽ làm giảm độ bão hòa oxy trong máu động mạch SpO2. Tuy nhiên, SpO2 cao hơn SaO2 do sự nhầm lẫn về bước sóng của máy đo Oxy dựa vào mạch đập.
Trong ngộ độc CO, SpO2 đo bằng máy đo Oxy dựa vào mạch đập không tin tưởng được. Khi đó, cần phải lấy máu động mạch gửi đến phòng xét nghiệm để đo SaO2 và COHb.

Huyết áp thấp:

Mặc dù máy đo Oxy nhận biết mạch đập dựa vào dòng chảy của máu khi mạch co giãn, nhưng SpO2 vẫn là một sự phản ánh chính xác của SaO2 khi áp lực mạch máu giảm thấp đến 30mmHg. Mạch mờ dần cũng không ảnh hưởng đến SpO2 đo từ ngón tay.
Trong các tình huống mà có sự giảm sút nghiêm trọng ở tuần hoàn ngoại vi, SpO2 đo ở ngón tay có thể bị nghi ngờ. Lúc bấy giờ, sẽ sử dụng đầu dò dán lên trán. Đầu dò này khác với đầu dò ngón tay vì nó vừa phát ra tia sáng vừa nhận về tia sáng phản xạ từ da (quang phổ kế phản xạ). Đầu dò ở trán đáp ứng nhanh hơn với sự thay đổi SpO2 so với đầu dò ngón tay và có thể nó sẽ dần thay thế các đầu dò truyền thống.

Thiếu máu:

Thiếu máu tức là hemoglobine trong máu giảm thấp hơn bình thường. Khi không có giảm Oxy máu, máy đo Oxy dựạ vào mạch đập cho kết quả SpO2 vẫn chính xác khi nồng độ Hb giảm 2-3g/dL. Nếu thiếu máu nghiêm trọng hơn (Hb từ 2,5-9g/dL), SpO2 đo được sẽ thấp hơn SaO2 khoảng 0,5%.

Sắc tố da:

Ảnh hưởng của sắc tố da đối với SpO2 khác nhau ở các báo cáo. bệnh nhân da sậm màu, trong một nghiên cứu, SpO2 thấp giả tạo; trong khi đó, ở một nghiên cứu khác, SpO2 cao giả tạo (SpO2-SaO2=3,5%) khi SaO2 thấp hơn 70%.
Độ bóng của móng tay cũng ảnh hưởng ít đến SpO2, khi móng tay sơn màu đen hay nâu, SpO2 sẽ thấp hơn 2% so với SaO2, nhưng ảnh hưởng này có thể được loại bỏ bằng cách mắc đầu dò ở 2 bên ngón tay.
Yếu tố có ảnh hưởng nhất đến SpO2 đó là xanh methylene. Nó sẽ làm giảm SpO2 đến 65% khi tiêm xanh methylene vào tĩnh mạch. Vì xanh methylene được dùng để chữa bệnh Methemoglobin cho nên không dùng SpO2 cho các bệnh nhân bị bệnh Methemoglobin.

Phát hiện giảm thông khí:

Thử nghiệm lâm sàng cho thấy SpO2 là một dấu hiệu nhạy cho việc đánh giá tình trạng thông khí bệnh nhân đang thở khí trời nhưng khi bệnh nhân được thở Oxy hỗ trợ thì không.
Khi SpO2 (hoặc SaO2) trên 90%, PaO2 (áp lực riêng phần của Oxy trong máu động mạch) trên 60mmHg; đường cong thề hiện sự gia tăng của SpO2 theo PaO2 bắt đầu dẹt, và sau đó sự gia tăng mạnh của PaO2 chỉ ảnh hưởng ít đến sự gia tãng của SpO2. Thở Oxy sẽ đầy đường cong tăng của SpO2 và PaO2 càng dẹt hơn (SpO2 luôn trên 98% khi thở Oxy), từ đó dù PaO2 có thay đổi lớn đi nữa thì cũng ít ảnh hưởng đến SpO2.
Xu hướng sử dụng Oxy một cách rộng rãi trong ICU và đơn vị hồi sức sau gây mê, thậm chí khi SpO2 trên 90%. Bởi vì chưa có tài liệu nào chứng minh lợi ích của việc phải đưa SpO2 lên trên 90%, nên việc cho thở Oxy cần được hạn chế khi SpO2 của bệnh nhân đã trên 92% khi thở khí trời. Điều này sẽ tránh được việc ngộ độc Oxy và sẽ bảo tồn được độ nhạy của SpO2 trong việc đánh giá thông khí không thích hợp.

Giới thiệu về CMS50D

Thiết bị đo SpO2 CMS50D sử dụng công nghệ kiểm tra quang điện Oxyhemoglobin thích hợp với khả năng đếm nhịp xung và ghi nhận các tín hiệu nhận được. Thiết bị này được sử dụng trong việc đo nồng độ bão hòa Oxy trong máu và nhịp tim với hình dáng kẹp ngón tay. Sản phẩm thích hợp sử dụng trong gia đình, bệnh viện, các bệnh nhân trợ thở Oxy, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng, chăm sóc vật lý trong thể thao (nó có thể được sử dụng trước hoặc sau khi chơi thể thao và nó không được khuyến cáo sử dụng các thiết bị trong suốt quá trình có thể thao).

Các thông số kỹ thuật chính của CMS50D:

  • Tích hợp với cảm biến đo SpO2 và mô-đun xử lý hiển thị kết quả.
  • Kích thước nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ và thuận tiện để di chuyển.
  • Dễ dàng sử dụng, thao tác đơn giản, tiêu thụ điện năng thấp.
  • Hiển thị giá trị SpO2.
  • Hiển thị trị số nhịp mạch, biểu đồ thanh hiển thị.
  • Hiển thị dạng sóng xung.
  • Chế độ hiển thị có thể được thay đổi.
  • Độ sáng màn hình có thể được thay đổi.
  • Hiển thị cảnh báo hết pin: chỉ số điện áp thấp khi khởi động thiết bị.
  • Chức năng tự động tắt nguồn: khi thiết bị đang trong tình trạng không được sử dụng, nó sẽ tự động tắt trong vòng 5 giây nếu ngón tay rơi ra khỏi đầu dò.
  • Định dạng hiển thị có thể được lưu lại sau khi tắt thiết bị

Hướng dẫn sử dụng thiết bị:

Bước 1: Lắp pin vào máy: Trượt nắp đậy pin về phía sau và lắp pin đúng cực thèo hình vẽ, sau khi lắp pin xong trượt nắp đậy pin lại.

Bước 2: Đặt tay vào máy và mở nguồn: Nút nguồn nằm ở mặt trước thiết bị.

Bước 3: Xem kết quả hiển thị trên màn hình: Chỉ số %SpO2 và nhịp tim PR bpm.




* Các dạng hình ảnh hiển thị:



* Một số lưu ý.

     Thiết bị sẽ tự động tắt sau 5s khi không sử dụng (lấy ngón tay ra khỏi thiết bị).
     Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi sử dụng máy và vệ sinh máy sạch sẽ sau khi sử dụng xong.
       Nên lấy pin ra khỏi thiết bị không sử dụng trong thời gian dài (khoảng 5 - 7 ngày).

Tóm lại: với thiết bị đo SpO2 sẽ giúp ích rất nhiều cho nhân viên y tế. Với người dân thông thường không cần thiết. Thiết bị thật sự có ích khi sử dụng cho người bệnh trong bệnh viện, các bệnh nhân cần trợ thở Oxy, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng hoặc cần chăm sóc vật lý trước và sau khi chơi thể thao.

Tham khảo: Website http://www.suckhoeshop.com.vn

Cảm ơn bạn đọc bài viết! Nếu thấy hữu ích hãy chia sẽ đến mọi người!



* Bạn có thể Đọc thêm:

Phổ biến trong tuần

Tin mới