Thông liên nhĩ những điều cần biết

Xem

 THÔNG LIÊN NHĨ


1. BỆNH THÔNG LIÊN NHĨ LÀ GÌ?

- Thông liên nhĩ là 1 bệnh tim bẩm sinh do sự khiếm khuyết của vách liên nhĩ tạo ra sự lưu thông máu từ buồng nhĩ trái sang nhĩ phải gây suy tim phải

- Thông liên nhĩ chiếm khoảng từ 5% -10% các bệnh tim bẩm sinh. Nữ nhiều gấp đôi nam giới. Thường gặp thông liên nhĩ lỗ thứ phát.




2. AI CÓ NGUY CƠ DỄ MẮC BỆNH  

- Hầu hết là không tìm được nguyên nhân

- Di truyền 

- Đột biến nhiễm sắc thể.

- Giai đoạn mang thai mẹ phơi nhiễm: rubella, tiểu đường, 1 số hoá chất.

3. CHẨN ĐOÁN

3.1. TRIỆU CHỨNG
Đa số bệnh nhân không có triệu chứng hoặc triệu chứng kín đáo nên không được phát hiện cho đến tuổi trưởng thành.
- Người bệnh có biểu hiện: 
+  Hồi hộp, trống ngực
+ Đột quỵ não do tắc mạch nghịch thường.
+ Mệt, khó thở, thở nhanh khi gắng sức.
Phù chân, mắt cá chân và bàn chân
Nặng hơn nữa là tình trạng tím
Da, môi và móng tay xanh tím. ở môi, ngón tay, ngón chân.

à không còn phẫu thuật được.


3.2. X- quang, đo điện tim gợi ý chẩn đoán bệnh. 

3.3. Siêu âm tim
Chẩn đoán xác định bệnh, giúp chỉ định và theo dõi kết quả sau điều trị.

3.4.  Thông tim: được chỉ định chọn lọc ở một số bệnh nhân. 

4. ĐIỀU TRỊ NHƯ THẾ NÀO?

Thông liên nhĩ là bệnh tim bẩm sinh có thể được chữa khỏi hoàn toàn (nếu đóng lỗ thông liên nhĩ kịp thời).

Có 3 phương pháp điều trị bao gồm: nội khoa, thông tim can thiệp (bít lỗ thông liên nhĩ bằng dụng cụ qua da) và ngoại khoa.

4.1. Điều trị nội khoa: 
- Được áp dụng cho các bệnh nhân chưa có chỉ định phẫu thuật hoặc quá giai đoạn chỉ định phẫu thuật.
- Nếu chưa có chỉ định phẫu thuật: cần theo dõi bệnh nhân định kỳ, không cần điều trị bằng thuốc.
à Theo dõi lâm sàng, siêu âm tim cho các bệnh nhân 6 - 12 tháng/lần.
Trong các trường hợp bệnh nhân đến muộn: điều trị triệu chứng tăng áp động mạch phổi nặng.
4.2. Thông tim can thiệp đóng lỗ thông liên nhĩ qua da
- Bác sỹ sẽ chích kim ở tĩnh mạch bẹn, và đưa thiết bị giống chiếc ô nhỏ theo ống thông vào buồng tim để bít lỗ thông liên nhĩ.
- Tại Bệnh viện Tim mạch An Giang đã áp dụng phương pháp này từ 2014. Đến nay đã có vài trăm bệnh nhân được điều trị thành công bằng phương pháp này.
- Đây là kỹ thuật được Bảo hiểm Y tế thanh toán tùy theo mức Bảo hiểm Y tế tham gia.

Tiến triển sau điều trị

- Nếu lỗ thông liên nhĩ đóng sớm thì thường trẻ nhỏ sẽ khỏi hẳn.

- Theo dõi và khám định kỳ trong khoảng 3 năm. Van 3 lá sẽ giảm hở, buồng tim phải sẽ nhỏ lại, áp lực động mạch phổi sẽ dần về bình thường.

- Đóng lỗ càng muộn thì các thay đổi về cấu trúc và huyết động càng chậm hồi phục. 



Sau khi đóng thông liên nhĩ bằng can thiệp qua da sẽ tái khám như thế nào
- Uống Aspirin 5 mg/kg/ngày, trong 6 tháng
- Tái khám định kỳ theo dõi lâm sàng, đo điện tim và siêu âm tim sau khi đóng: 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng.

4.3. Điều trị ngoại khoa

- Các lỗ thông liên nhĩ quá chỉ định của đóng lỗ thông liên nhĩ qua da sẽ được phẫu thuật để vá lại dưới trợ giúp của máy tim phổi nhân tạo

 - Bệnh viện Tim mạch An Giang đã triển khai thành công phẫu thuật tim (có vá lỗ thông liên nhĩ) từ năm 2017.


5. LÀM GÌ KHI ĐÃ MẮC BỆNH?

Nếu có triệu chứng nghi ngờ của bệnh thì hãy đến khám chuyên khoa tim mạch, tốt hơn nếu là bác sĩ chuyên về tim bẩm sinh./. 


Cảm ơn đã ghé thăm Blog! Hãy đăng ký KênhYouTube để nhận video mới nhất về chăm sóc sức khỏe, …

* Đọc thêm:


Phổ biến trong tuần

Tin mới