Bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính những điều cần biết

Xem

 BỆNH TIM THIẾU MÁU CỤC BỘ MẠN TÍNH



1. NGUYÊN NHÂN

- Bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn còn gọi là đau thắt ngực ổn định hay hội chứng mạch vành mạn, là một thể bệnh lý của bệnh động mạch vành.

- Cơn đau thắt ngực xảy ra khi mất cân bằng cung cấp và nhu cầu oxy cho cơ tim. Nguyên nhân chính là do mảng xơ vữa động mạch làm hẹp dần lòng mạch vành (động mạch cấp máu cho tim).(động mạch cấp máu cho tim).





2. CHẨN ĐOÁN 

2.1. Triệu chứng lâm sàng: 
Đau ngực với các đặc tính sau:
- Cảm giác như đè nặng, bóp nghẹt hay xiết chặt ở giữa lồng ngực.
- Thường xảy ra sau gắng sức hay do căng thẳng, xúc động mạnh về tâm lý.
Giảm đau ngực khi nghỉ ngơi, khi sử dụng Nitrate.
Đau ngực 3 - 5 phút / cơn, không kéo dài > 20 phút.
Người bệnh cần khám chuyên khoa tim mạch để giúp chẩn đoán xác định bệnh.
2.2. Cận lâm sàng
Để chẩn đoán bệnh và bệnh đi kèm
Xét nghiệm máu, chụp X quang tim phổi, điện tim thường hay điện tim gắng sức

Siêu âm tim thường quy hay siêu âm tim gắng sức.
Chụp cắt lớp vi tính động mạch vành: Độ chính xác tương đối cao, ít xâm lấn.
Chụp mạch vành dưới DSA: Là tiêu chuẩn vàng giúp xác định chẩn đoán và qua đó thực hiện biện pháp điều trị tái thông động mạch vành qua đó có thể nong, đặt giá đỡ (stent) hoặc phẫu thuật  bắc cầu động mạch vành

2. ĐIỀU TRỊ 

Có hai phương pháp điều trị cơ bản:  Điều trị nội khoa đơn thuần bằng thuốc hoặc điều trị tái lưu thông động mạch vành.
Tái lưu thông động mạch vành:
 Đây là biện pháp điều trị tối ưu hơn vì làm mở thông chỗ hẹp hay tắc của động mạch vành. 
Điều trị tái thông động mạch vành: Có 2 phương pháp
Can thiệp động mạch vành qua da: Người bệnh được gây tê ở vùng cổ tay hay nếp bẹn, đưa dụng cụ theo đường mạch máu bị tắc hoặc hẹp nặng để nong và đặt stent, làm thông mạch vành bị tắc. Phương pháp này thành công rất cao, ít biến chứng.



Mổ bắc cầu động mạch vành: 
Những trường hợp hẹp hoặc tắc nhiều nhánh mạch vành, người bệnh được gây mê, phẫu thuật mở lồng ngực, lấy mạch máu ở ngực, cánh tay hoặc chân để nối thông với động mạch vành. Đây cũng là phương pháp thành công rất cao.

Bắt buộc dùng thuốc liên tục sau can thiệp hoặc hoặc phẫu thuật bắc cầu mạch vành.

Thời gian nằm viện: tùy tình trạng bệnh: Trung bình 7 - 10 đối với điều trị nội khoa, 7 - 14 ngày với mổ bắc cầu đặc biệt can thiệp động mạch vành qua da có thể dưới 5 ngày.

4. CHẾ ĐỘ ĐIỀU TRỊ SAU XUẤT VIỆN

4.1. Chế độ dùng thuốc

Người bệnh sẽ phải dùng thuốc lâu dài, định kỳ thậm chí một số thuốc dùng suốt đời đặc biệt sau can thiệp đặt Stent hoặc phẫu thuật bắc cầu động mạch vành.

4.2. Kiểm soát các yếu tố nguy cơ

4.2.1 Kiểm soát cân nặng Giảm cân hợp lý

Hoạt động thể lực, thể dục, thể thao phù hợp với tình trạng sức khỏe, nên tập 30 phút/ngày, 5 - 7 ngày/tuần.

4.4.2. Bỏ thuốc lá: 
Cai thuốc lá, động viên gia đình bỏ thuốc lá, tránh môi trường hút thuốc lá.
Biện pháp thay thế Nicotine nếu cần.

4.2.3. Kiểm soát huyết áp, đường huyết và mỡ máu

Cần đạt huyết áp <140/90 mmHg (130/80mmHg ở BN đái tháo đường hay bệnh thận mạn tính) bằng thuốc và thay đổi lối sống.
Kiểm soát đường huyết bằng thuốc và tiết chế ăn uống để đạt mục tiêu HbA1C <7%,  đường huyết lúc đói 110 - 130mg%. 
Rối loạn mỡ máu ở người bệnh thiếu máu cơ tim cần điều trị tích cực để đưa LDLc <70mg% và duy trì lâu dài.

4.2.4. Giảm lo lắng, suy nghĩ căng thẳng 

4.2.5.  Chế độ ăn: giảm mặn , ngọt , chất béo…  



Cảm ơn đã ghé thăm Blog! Hãy đăng ký KênhYouTube để nhận video mới nhất về chăm sóc sức khỏe, …

* Đọc thêm:


Phổ biến trong tuần

Tin mới