Suy yếu ở người cao tuổi

Xem

Suy yếu ở người cao tuổi


1.  Suy yếu là gì?

Suy yếu là tình trạng dễ tổn thương của cơ thể đối với các yếu tố stress do sự suy giảm chức năng của nhiều hệ thống sinh lý trong cơ thể.

Có hai quan niệm về suy yếu:

Có hai quan niệm về suy yếu:

-        Quan niệm thứ nhất, theo Fried thì suy yếu là một hội chứng riêng biệt, do rối loạn điều chỉnh hệ thống sinh lý trong cơ thể làm giảm khả năng duy trì hằng định nội môi của cơ thể đối với các yếu tố stress, dẫn đến dễ bị các biến cố. Trên lâm sàng, suy yếu biểu hiện bằng kiểu hình khi từ ba trong năm đặc điểm sau: sụt cân không chủ ý, cảm giác gắng sức, yếu cơ, tốc độ đi chậm và giảm hoạt động.

-        Quan niệm thứ hai, suy yếu là tình trạng dễ tổn thương của cơ thể đối với các biến cố, là hậu quả của tình trạng đa bệnh lý. Số lượng bệnh tiên đoán nguy cơ dễ tổn thương.

Suy yếu không phải là một bệnh, nhưng suy yếu là một hội chứng kết hợp giữa quá trình lão hóa nhiều tình trạng mạn tính, làm suy giảm thể lực khả năng dự trữ của cơ thể, tiến triển với mức độ nặng khác nhau. Đa số những người suy yếu nặng không hồi phục, nguy cơ tử vong cao trong vòng 6 – 12 tháng. Các giai đoạn sớm hơn có thể đáp ứng với điều trị, có thể phòng ngừa hoặc giảm nhẹ các biểu hiện lâm sàng. Giai đoạn nặng hơn chỉ điểm của việc cần chăm sóc giảm nhẹ.


2.  Hoạt động chức năng ở người cao tuổi là gì?

Duy trì hoạt động chức năng và tình trạng độc lập là một mục tiêu của lão hóa thành công. Hoạt động chức năng được đo bằng khả năng con người thực hiện các hoạt động cơ bản hàng ngày (ADLs – Activities of daily living) và hoạt động sinh hoạt hàng ngày (IADLs – Instrumental activities of daily living).

Đánh giá hoạt động chức năng ADL: theo thang điểm Katz. Bệnh nhân có tổng điểm 6 được xem độc lập, 4 điểm được xem giảm mức độ trung bình và 2 điểm được xem là giảm nặng.

Bảng 3.1. Thang điểm Katz


Các hoạt động chức năng cơ bản hàng ngày

Độc lập (1 điểm)

Không giám sát, hướng dẫn hoặc hỗ trợ

Phụ thuộc (0 điểm)

Có sự giám sát, hướng dẫn hoặc hỗ trợ

Tắm rửa

Hoàn toàn tự tắm rửa hoặc chỉ cần giúp đỡ một phần nhỏ trên thân thể: đầu, vùng sinh dục hoặc chi yếu

Cần giúp tắm nhiều hơn một phần cơ thể, giúp vào hoặc ra bồn tắm hoặc vòi sen. Cần giúp tắm hoàn toàn

Thay quần áo

Lấy quần áo từ tủ hoặc ngăn kéo mặc quần áo và áo khoác, tự cài nút. Có thể xỏ giày

Cần giúp mặc quần áo hoặc giúp hoàn toàn.

Vệ sinh cá nhân

Tự đi đến toilet, đi vào và ra, mặc quần áo và tự vệ sinh vùng sinh dục

Cần giúp di chuyển tới toilet, rửa sạch hoặc dùng bô hoặc dùng ghế lỗ

Di chuyển

Tự di chuyển vào và ra khỏi giường hoặc ghế. Có thể chấp nhận dụng cụ hỗ trợ cơ học

Cần giúp di chuyển từ giường ra ghế hoặc cần giúp di chuyển hoàn toàn

Tiêu tiểu tự chủ

Hoàn toàn kiểm soát việc đi tiêu hoặc tiểu

Tiêu tiểu không tự chủ một phần hoặc hoàn toàn

Ăn uống

Tự lấy thức ăn

(có thể do người khác chuẩn bị bữa ăn)

Cần giúp một phần hoặc hoàn toàn việc ăn uống hoặc cần nuôi ăn tĩnh mạch

Tổng điểm:  6 = cao (bệnh nhân độc lập)    0 = thấp (bệnh nhân phụ thuộc)


Bảng 3.2. Thang điểm Lawton

 

A. Khả năng sử dụng điện thoại

1.  Dùng điện thoại một cách tự chủ, tìm và gọi số điện thoại (1 điểm).

2.  Gọi một vài số điện thoại đã biết (1 điểm).

3.  Trả lời điện thoại, nhưng không gọi (1 điểm).

4.  Hoàn toàn không sử dụng được điện thoại (0 điểm).

B. Mua sắm

1.  Tự mua sắm tất cả các thứ cần thiết một cách độc lập (1 điểm).

2.  Mua sắm độc lập cho những thứ nhỏ (0 điểm).

3.  Cần có người đi kèm khi mua sắm (0 điểm).

4.  Hoàn toàn không thể đến cửa hàng (0 điểm).

C.

Chuẩn bị thức ăn

1.  Lên kế hoạch, chuẩn bị và phục vụ các bữa ăn một cách độc lập (1 điểm).

2.  Chuẩn bị bữa ăn đầy đủ nếu được cung cấp các vật dụng (0 điểm).

3.  Hâm nóng và phục vụ các bữa ăn được chuẩn bị sẵn hoặc chuẩn bị bữa ăn nhưng không duy trì chế độ ăn uống đầy đủ (0 điểm).

4.  Cần được chuẩn bị và phục vụ bữa ăn (0 điểm).

D. Dọn dẹp nhà cửa

1.  Dọn dẹp nhà một mình với đôi lúc cần sự trợ giúp (công việc nặng) (1 điểm).

2.  Làm việc nhẹ hàng ngày như rửa chén, dọn giường (1 điểm).

3.  Làm việc nhẹ hàng ngày, nhưng không thể giữ được sự sạch sẽ cần thiết (1 điểm).

4.  Cần sự giúp đỡ trong tất cả các công việc nhà (1 điểm).

5.  Không tham gia vào bất kì công việc nhà (0 điểm).


 

E. Giặt giũ

1.  Tự giặt quần áo cá nhân hoàn toàn (1 điểm).

2.  Giặt các đồ vật nhỏ, vớ,… (1 điểm).

3.  Tất cả quần áo được giặt bởi người khác (0 điểm).

F.

Phương tiện giao thông

1.  Sử dụng độc lập giao thông công cộng hoặc tự lái xe (1 điểm).

2.  Tự thu xếp đi bằng taxi, nhưng không sử dụng phương tiện công cộng khác (1 điểm).

3.  Đi bằng phương tiện công cộng khi được hỗ trợ hoặc đi kèm với người khác (1 điểm).

4.  Giới hạn việc đi taxi hoặc ô tô với sự trợ giúp của người khác (0 điểm).

5.  Không đi đâu cả (0 điểm).

G. Quản lý thuốc

1.  Tự dùng thuốc đúng liều tại đúng thời điểm (1 điểm).

2.  Tự uống thuốc nếu được chuẩn bị sẵn theo đúng liều lượng (0 điểm).

3.  Không có khả năng tự uống thuốc (0 điểm).

H. Khả năng quản lý tài chính

1.  Quản lý các vấn đề tài chính một cách độc lập (ngân sách, viết ngân phiếu, trả tiền thuê nhà và hóa đơn, đi đến ngân hàng), lãnh và theo dõi thu nhập (1 điểm).

2.  Quản lý chi tiêu hằng ngày, nhưng cần giúp đỡ với ngân hàng, các chi tiêu lớn,… (1 điểm).

3.  Không có khả năng quản lý tiền (0 điểm).

Tổng điểm:       8 điểm (cao ˗ độc lập)              0 điểm (thấp ˗ phụ thuộc)



3.  Suy yếu gây hậu quả gì ở người cao tuổi?

-        Suy yếu làm tăng khả năng xảy ra các biến cố bất lợi (như té ngã, gãy xương, nhập viện, biến chứng phẫu thuật, chạy thận nhân tạo,…). Ví dụ: bệnh nhân suy yếu thường có tình trạng giảm khả năng thăng bằng và đi lại là nguy cơ dẫn đến té ngã.

-        Tính dễ tổn thương này dễ biểu hiện lâm sàng khi đối mặt với các yếu tố stress (như nhập viện, phẫu thuật, bệnh nặng,...). Ví dụ: một nhiễm trùng “nhẹ” hoặc một phẫu thuật “nhỏ” cũng thể dẫn đến sự thay đổi đáng kể về tình trạng chức năng, từ độc lập sang phụ thuộc, đi lại bình thường sang bất động kéo dài,… Các giả thuyết về suy yếu bất kể nguyên nhân gì thì người cao tuổi đều có tình trạng giảm chức năng dự trữ để bù trừ hoặc phục hồi khi gặp tác nhân stress. Giảm toàn bộ chức năng sinh được cho làm tăng nguy làm cơ sở cho tính dễ tổn thương trước các kết cục bất lợi. Nhiều nghiên cứu mới về phát triển các phương pháp để phát hiện những người cao tuổi tình trạng dễ bị tổn thương này trước khi có biểu hiện suy yếu trên lâm sàng.

4.  Chẩn đoán suy yếu thế nào?

Biểu hiện sớm nhất của suy yếu là yếu cơ, tốc độ đi chậm và giảm hoạt động thể chất. nhiều tiêu chuẩn để chẩn đoán suy yếu, tuy nhiên, tiêu chuẩn Fried thường được dùng trong các nghiên cứu.

Biểu hiện sớm nhất của suy yếu là yếu cơ, tốc độ đi chậm và giảm hoạt động thể chất. nhiều tiêu chuẩn để chẩn đoán suy yếu, tuy nhiên, tiêu chuẩn Fried thường được dùng trong các nghiên cứu.

Bảng 3.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán suy yếu theo Fried

Đặc điểm

Tiêu chuẩn

Sụt cân

Trong năm qua giảm không chủ ý > 4,5 kg (10 pound)

Mau mệt

Trong tuần qua “tôi làm mọi thứ để gắng sức” hoặc “không thể làm được”

Chậm chạp

Thời gian đi 4,6 m (15 feet) (tùy theo giới và tuổi)

Nam                                                 Nữ

≥ 7 giây khi chiều cao 173 cm    7 giây khi chiều cao 159 cm

≥ 6 giây khi chiều cao > 173 cm    6 giây khi chiều cao > 159 cm

Mức hoạt động thấp

Tiêu hao < 270 kcal/tuần (tính năng lượng dựa vào đi bộ, công việc nhà, làm vườn,…)

Yếu cơ

Đo sức mạnh nắm tay bằng dụng cụ đo sức cơ tay (điểm cắt tùy giới và BMI)

 

Nam                                                 Nữ

 

≤ 29 kg khi BMI ≤ 24                     ≤ 17 kg khi BMI ≤ 23

 

≤ 30 kg khi BMI ≤ 24,1 26          ≤ 17,3 kg khi BMI ≤ 23,1 – 26

 

≤ 30 kg khi BMI ≤ 26,1 28          ≤ 18 kg khi BMI 26,1 – 29

 

≤ 32 kg khi BMI > 28                     ≤ 21 kg khi BMI > 29



Trong tiêu chuẩn Fried, chẩn đoán suy yếu khi có 3 trong 5 yếu tố, tiền suy yếu khi có 1 – 2 tiêu chuẩn và khỏe mạnh khi không thỏa tiêu chuẩn nào.

Bên cạnh tiêu chuẩn theo Fried, một số tiêu chuẩn suy yếu trên lâm sàng khác cũng được áp dụng như Edmoton, chỉ số suy yếu (Frailty Index), thang điểm đánh giá suy yếu lâm sàng Canada (Clinical Frailty Scale).

Bảng 3.4. Thang điểm đánh giá suy yếu lâm sàng Canada (Clinical Frailty Scale – CFS)

 

Rất khỏe – Những người khỏe mạnh, nhanh nhẹn, đầy sinh lực và tích cực. Những người này thường vận động thể lực đều đặn. So với những người cùng độ tuổi, họ khỏe mạnh nhất

 

Khỏe – Những người không có triệu chứng bệnh đang tiến triển nhưng không khỏe bằng những người thuộc nhóm rất khỏe. Họ thường vận động thể lực hoặc rất năng động

tùy theo từng thời điểm nhất định. Ví dụ: vận động theo mùa

 

 

Sức khỏe ổn định Những người bệnh được kiểm soát tốt nhưng không thường xuyên hoạt động ngoài việc đi bộ thông thường.

 

Dễ bị tổn thương không phụ thuộc vào người khác trong cuộc sống hàng ngày nhưng các triệu chứng thường giới hạn hoạt động. Một than phiền thường gặp trở nên “chậm

chạp” và/hoặc mệt mỏi cả ngày

 

Suy yếu nhẹ – Những người này thường chậm chạp rõ rệt hơn cần sự giúp đỡ trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày (tài chính, giao thông, công việc nhà nặng, thuốc men). Điển hình suy yếu nhẹ làm giảm dần các hoạt động như

mua sắm và ra đường một mình, nấu ăn và công việc nội trợ

 

Suy yếu trung bình – Những người cần giúp đỡ trong mọi hoạt động bên ngoài giữ nhà. Trong nhà, họ thường gặp khó khăn khi đi cầu thang cần được giúp khi tắm rửa thể cần sự hỗ trợ tối thiểu (gợi ý, đứng cạnh) khi mặc

quần áo


Suy yếu nặng Hoàn toàn phụ thuộc người khác trong việc chăm sóc bản thân do bất cứ nguyên nhân nào (thể chất hoặc nhận thức). Mặc dù vậy, họ có vẻ ổn định không nguy tử vong cao (trong vòng

6 tháng)

 

Suy yếu rất nặng Hoàn toàn phụ thuộc, đang vào giai đoạn cuối đời. Thông thường, họ không thể phục hồi ngay cả khi

bệnh nhẹ

 

 

Bệnh giai đoạn cuối – Ở giai đoạn cuối đời. Nhóm này áp dụng đối với những người kỳ vọng sống < 6 tháng có thể không suy yếu rõ ràng

Đánh giá suy yếu ở những người sa sút trí tuệ

Mức độ suy yếu tương ứng với mức độ sa sút trí tuệ. Các triệu chứng thường gặp trong sa sút trí tuệ nhẹ bao gồm quên các chi tiết của một sự kiện gần đây, mặc dù vẫn còn nhớ sự kiện đó, lặp đi lặp lại cùng một câu hỏi/ câu chuyện và tách biệt với xã hội.

Trong sa sút trí tuệ trung bình, trí nhớ gần giảm nặng mặc họ dường như nhớ tốt các sự kiện trong quá khứ về bản thân. Họ thể tự chăm sóc nhân khi được nhắc nhở.

Trong sa sút trí tuệ nặng, người bệnh không thể tự chăm sóc cá nhân nếu như không được giúp đỡ.

Người khỏe so với người rất khỏe hoạt động hội thể dục ít thường xuyên hơn, không mang bệnh mạn tính hoặc có bệnh mạn tính kiểm soát tốt.

Người tạm khỏe hay tạm ổn là người có bệnh mạn tính nhưng được kiểm soát tốt. Mức độ hoạt động xã hội và thể dục giúp duy trì sức khỏe ổn định.

Người dễ tổn thương (tiền suy yếu) là người có bệnh nhiều bệnh mạn tính và một trong nhiều bệnh trong đó không ổn định, khó kiểm soát tốt. Người dễ tổn thương là người khi mắc bệnh cấp tính, bệnh thường kéo dài thời gian mới khỏi bệnh; thời gian hồi phục kéo dài hơn bình thường. Họ là người thường có cảm giác mệt mỏi trong ngày không rõ lý do.


Người suy yếu nhẹ là người cần sự trợ giúp một số hoặc nhiều các hoạt động xã hội như sử dụng điện thoại, các phương tiện di chuyển công cộng, đi mua sắm,…

Người suy yếu trung bình là người cần sự trợ giúp một hoặc một số hoạt động cơ bản cho bản thân như tự tắm, tự thay quần áo,…

Người suy yếu nặng là người cần sự trợ giúp tất cả hoạt động cơ bản cho bản thân như tự tắm, tự thay quần áo,…

Để thuận tiện cho các bác không chuyên khoa Lão áp dụng trên lâm sàng đánh giá sức khỏe của người cao tuổi trước khi thăm khám, PGS.TS. Nguyễn Văn Trí đã cải biên, đơn giản hóa thang suy yếu lâm sàng Canada với mục đích để các bác sĩ dễ nhớ và dễ sử dụng. Dựa vào phân loại sức khỏe gồm ba yếu tố: sức khỏe thể chất, tâm thần và xã hội, phân loại sức khỏe bao gồm:

-        Người rất khỏe là người không mang bệnh mạn tính hoặc có bệnh mạn tính kiểm soát tốt, rất năng động (thể chất, tâm thần hoạt động hội tốt), tập thể dục thường xuyên (biện pháp hữu ích cho sức khỏe xương khớp, hệ tim mạch chuyển hóa). Người cao tuổi rất khỏe còn gọi lão hóa thành công, là người khỏe nhất trong cộng đồng cùng độ tuổi.

-        Người khỏe so với người rất khỏe có hoạt động xã hội và thể dục ít thường xuyên hơn, không mang bệnh mạn tính hoặc có bệnh mạn tính kiểm soát tốt.

-        Người tạm khỏe hay tạm ổn người bệnh mạn tính nhưng được kiểm soát tốt. Mức độ hoạt động xã hội và thể dục giúp duy trì sức khỏe ổn định.

-        Người dễ tổn thương (tiền suy yếu) là người có bệnh nhiều bệnh mạn tính và có một trong nhiều bệnh trong đó không ổn định, khó kiểm soát tốt. Người dễ tổn thương người khi mắc bệnh cấp tính, bệnh thường kéo dài thời gian mới khỏi bệnh; thời gian hồi phục kéo dài hơn bình thường. Họ là người thường có cảm giác mệt mỏi trong ngày không rõ lý do.

-        Người suy yếu nhẹ là người cần sự trợ giúp một số hoặc nhiều các hoạt động xã hội như sử dụng điện thoại, các phương tiện di chuyển công cộng, đi mua sắm,…

-        Người suy yếu trung bình người cần sự trợ giúp một hoặc một số hoạt động cơ bản cho bản thân như tự tắm, tự thay quần áo,…

-        Người suy yếu nặng người cần sự trợ giúp tất cả hoạt động bản cho bản thân như tự tắm, tự thay quần áo,…


Bảng 3.5. Bảng phân loại suy yếu cải biên


 

Phân loại sức khỏe

Đơn giản hóa thang Suy yếu lâm sàng (Clinical Frailty Scale)

 

MỨC ĐỘ

ĐẶC ĐIỂM

 

 

RẤT KHỎE

Rất năng động

Thể dục thường xuyên

- Mục đích đánh giá:

·  Bệnh nền

·  Nhận thức

·  Thể chất

-  Nhận thức (6): nhớ, tập trung, ngôn ngữ, phân tích, tổng hợp, điều hành

-  Thể chất:

· Hoạt động cơ bản (6): tắm, mặc quần áo, chải đầu, vệ sinh, ăn

·  Hoạt động sinh hoạt (6): điện thoại, mua sắm, nấu ăn, sử dụng tiền, sử dụng phương tiện vận chuyển, sử

dụng thuốc

 

KHỎE MẠNH

KHỎE

Ít năng động

Thể dục không thường xuyên

 

TẠM ỔN

Có bệnh mạn được kiểm soát tốt

Kém năng động và/hoặc hiếm khi thể dục

 

TIỀN SUY YẾU

DỄ TỔN THƯƠNG

Bệnh mạn khó kiểm soát

Bệnh cấp kéo dài, thời gian hồi phục chậm Sức khỏe xuống sau đợt cấp

Mệt mỏi trong ngày

 

SUY YẾU NHẸ

Cần trợ giúp một số hoạt động xã hội

SUY YẾU

 

 

SUY YẾU TRUNG BÌNH

Cần trợ giúp một số hoạt động cơ bản

 

SUY YẾU NẶNG

Cần trợ giúp tất cả hoạt động cơ bản

Chẩn đoán phân biệt:

-        Sụt cân không chủ ý cần phân biệt với các bệnh lý: đái tháo đường không kiểm soát, ung thư, trầm cảm,…

-        Triệu chứng mệt, phân biệt với thiếu máu, suy thượng thận,…

-        Yếu cơ cần phân biệt các bệnh lý thần kinh như Parkinson, nhược cơ,…

-        Các triệu chứng đi kèm với khó thở, sốt phân biệt các bệnh lý tim mạch, hô hấp và viêm nhiễm mạn.

5.  Suy yếu có điều trị được không?

Đánh giá kiểm soát lão khoa toàn diện hình chăm sóc sức khỏe chính đối với bệnh nhân suy yếu, đặc biệt là duy trì sự độc lập cho họ. Cần có một đội chăm sóc liên chuyên ngành với mục đích tác động tích cực đối với đa thuốc, té ngã, hoạt động chức năng, nhập viện dưỡng lão và giảm nguy cơ tử vong. Chăm sóc tập trung vào:

-        Thứ nhất, loại bỏ các nguyên nhân có thể dẫn đến suy yếu, đặc biệt các yếu tố có thể điều trị và yếu tố môi trường như dinh dưỡng kém, bất động. Tầm soát trầm cảm ở đối tượng suy yếu là cần thiết vì nó có thể góp phần làm cho bệnh nhân giảm hoạt động và biếng ăn.

-        Thứ hai, cải thiện các biểu hiện lâm sàng: đặc biệt tình trạng hoạt động thể chất, cải thiện sức cơ, khả năng gắng sức dinh dưỡng. Các bài tập kháng lực với mức độ tăng dần giúp cải thiện sức cơ, tốc độ đi và các hoạt động thể chất. Đặc biệt hiệu quả đối với suy yếu mới khởi phát và suy yếu không kèm teo cơ nặng. Cung cấp dinh dưỡng đơn thuần phải kết hợp với vận động mới có hiệu quả.

-        Thứ ba, giảm thiểu hiệu quả của tình trạng dễ tổn thương bằng cách chú ý đến các yếu tố nguy cơ môi trường, hỗ trợ xã hội phòng ngừa té ngã và nguy cơ từ các stress như bệnh lý cấp tính, chấn thương, nhập viện hoặc phẫu thuật. Các bài tập kháng lực, tăng sức cơ, thể dục, cùng với sự hỗ trợ dinh dưỡng đặc biệt là protein như là một chìa khóa giúp điều trị và phòng ngừa suy yếu. Có thể kết hợp với đi bộ để rèn luyện sức khỏe và khả năng thăng bằng.

-        Thứ tư, các thuốc bệnh nhân đang sử dụng nên chọn lựa phù hợp theo tiêu chuẩn STOPP/START, tránh dùng các thuốc không phù hợp.

6.  Làm gì để phòng ngừa suy yếu?

-        Giảm thiểu các yếu tố nguy

Việc đối mặt với bất kỳ yếu tố stress nào cũng dễ làm cho người cao tuổi có nguy đối mặt với các biến cố bất lợi biểu hiện lâm sàng của suy yếu rõ hơn như:

+ Tình trạng bất động: dẫn đến suy yếu hoặc làm suy yếu nặng hơn. Nguyên nhân do đau, bệnh lý, nằm viện hoặc phẫu thuật. Duy trì các hoạt động thể chất và khối cơ là điều quan trọng ở người cao tuổi có nguy cơ suy yếu. Tập thể dục, các bài tập kháng lực và bài tập tăng sức cơ giúp duy trì được khối cơ, sức cơ và tốc độ đi.

+ Trầm cảm: gây giảm hoạt động, giảm dinh dưỡng và cô lập với xã hội.

Trầm cảm vừa là yếu tố nguy cơ vừa là hậu quả của suy yếu.

-        Điều trị thuốc

Hiện tại chưa thuốc nào thể làm giảm hoặc phòng ngừa suy yếu. Đánh giá lão khoa toàn diện, giảm tình trạng đa thuốc và các tác dụng phụ của thuốc có thể góp phần giảm các nguy cơ gây suy yếu.


-        Can thiệp hành vi

+ Duy trì hoạt động thể chất khối lượng thông qua tập thể dục, các bài tập kháng lực, tập sức cơ. Các bài tập như thái cực quyền, thể dục nhịp điệu cũng hữu ích ở người cao tuổi.

+ Phục hồi chức năng.

+ Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng (protein, calori và vi chất). Các nghiên cứu ghi nhận việc cung cấp dinh dưỡng chỉ hiệu quả khi phối hợp với vận động. Vận động liệu pháp bao gồm bốn phương pháp tập: thăng bằng, tăng sức cơ, linh hoạt và luyện dẻo dai. Trong đó, bài tập tăng sức cơ quan trọng nhất đối với bệnh nhân suy yếu.

 

Phòng ngừa và ngăn chặn tốc độ suy yếu là chìa khóa nâng cao hiệu quả điều trị đa bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ”

(PSG.TS.BS. Nguyễn Văn Trí)

 

Tài liệu tham khảo

1.  Nguyễn Văn Trí, Thân Ngọc Thể (2020). Kiến thức lão khoa bản. NXB Y học.

2.  Lyndon H. Reframing frailty as a long-term condition (2015). Nurs Older People. Oct;27(8):32-9.

3.  Katz S, Akpom C A (1976) “A measure of primary sociobiological functions”. Int J Health Serv, 6 (3), 493-508

4.  Lawton M P, Brody E M (1969) “Assessment of older people: self-maintaining and instrumental activities of daily living”. Gerontologist, 9 (3), 179-86

5.  Syllabus (2018) – FRAILTY

6.  Op het Veld Linda P M, Van Rossum Erik, Kempen Gertrudis I J M, et al. Fried phenotype of frailty: cross-sectional comparison of three frailty stages on various health domains. BMC Geriatrics. 2015;15(1):77.

7. https://www.dal.ca/sites/gmr/our-tools/clinical-frailty-scale.html


Cảm ơn đã ghé thăm Blog! Hãy đăng ký KênhYouTube để nhận video mới nhất về chăm sóc sức khỏe, …


* Đọc thêm:

Phổ biến trong tuần

Tin mới