Thuốc Canxi (Calcium)

Xem
Canxi là nguyên tố thiết yếu cho sinh vật sống, trong sinh lý học tế bào Canxi tồn tại trong máu dưới 3 dạng: 50% dưới dạng ion Ca2+, gần 50% kết hợp với protein huyết tương, chủ yếu là albumin và chỉ còn rất ít dưới dạng phức hợp với phosphat, citrat, carbonat.
Theo trang bách khoa toàn thư: tên Canxi bắt nguồn từ tiếng Pháp calcium /kalsjɔm/, tên bắt nguồn từ tiếng Latin calx "vôi", được lấy từ đá vôi nung nóng. Vào thế kỷ 17,  Canxi được phân lập  năm 1808 bởi Humphry Davy qua phương pháp điện phân oxit và được người đặt tên cho nguyên tố. Canxi là một nguyên tố hóa học có ký hiệu Ca (số nguyên tử 20). Đây là nguyên tố phổ biến thứ năm trong vỏ trái đất và là kim loại phong phú thứ ba, sau sắt và nhôm.




Thông tin cơ bản về Calcium (Canxi)


Nhóm Dược lý: Khoáng chất và Vitamin.
Tên biệt dược: Calcium Sandoz® (Sủi,  siroL), Cốm Cansua 3, Calcium corbier (ống thủy tinh 5ml, 10ml), Calcium Hasan 500mg (viên sủi).
Tên gốc: Canxi lactate-gluconate, canxi cacbonat.
Dạng bào chế: Ống tiêm, dạng sủi, viên nén, ống uống, ….
Thành phần: Calcium glubionate
Dược động học:
Trong cơ thể xương và răng chiếm 99% Canxi, trong huyết thanh Canxi chiếm 50%, 45% gắn kết với protein huyết tương và 5% ở dạng phức hợp. Canxi thải quan phân chiếm 80% khoảng 20% thải qua đường niệu.
Dược lực học
Dùng canxi đường tiêm điều chỉnh nhanh tình trạng hạ canxi huyết và các triệu chứng lâm sàng bao gồm, dị cảm, co thắt thanh quản, vọp bẻ, tăng kích thích thần kinh cơ dẫn đến co giật.
Trong các tình trạng thiếu canxi mãn tính do rối loạn hấp thu ở ruột, dùng liệu pháp canxi đường tiêm sẽ ổn định lại các thông số về canxi và duy trì chúng ở tình trạng cân bằng. Tăng nồng độ canxi sẽ làm giảm tính thấm thành mao mạch, do đó làm giảm quá trình xuất tiết, viêm và dị ứng.
Nhờ được dung nạp tốt ở mô, calcium glubionate không chỉ được tiêm bằng đường tĩnh mạch, mà còn có thể được tiêm bắp sâu (tuy nhiên không nên tiêm bắp ở trẻ em).
Tác dụng:
Dùng đường tiêm để điều trị hạ canxi máu (Triệu chứng giảm Canxi: Vọp bẻ, tê tay chân, dị cảm, co thắt thanh quản, tăng kích thích thần kinh cơ gây co giật.
Chỉ định:
Co cứng cơ do hạ canxi huyết (bệnh tétanie) và các rối loạn thần kinh cơ liên quan.
Tình trạng thiếu canxi mãn tính, còi xương, nhuyễn xương và loãng xương ở những bệnh nhân mà việc sử dụng canxi dạng uống không đạt hiệu quả tốt.
Điều trị hỗ trợ trong các trường hợp xuất tiết da (ví dụ: mề đay cấp, chàm cấp).
Ngộ độc kim loại chì (điều trị đau bụng do ngộ độc chì), ngộ độc fluoride.
Hỗ trợ điều trị chứng tăng kali huyết nặng.
Chống chỉ định:
Quá mẫn cảm với chất thuốc.
Tăng canxi huyết và tăng canxi niệu nặng.
Suy thận nặng, galactose huyết.
Tuyệt đối không chỉ định canxi dạng tiêm cho bệnh nhân đang được điều trị bằng digitale hoặc adrénaline.
Thận trọng lúc dùng:
Khi dùng liệu pháp canxi liều cao cần phải kiểm tra chặt chẽ canxi huyết và canxi niệu, nhất là ở trẻ em và bệnh nhân đang sử dụng vitamin D. Ngưng điều trị ngay khi canxi huyết vượt quá 2,625 mmol/l (105 đến 110 mg/l) và khi canxi niệu vượt quá 0,125 mmol/kg (5 mg/kg) trong 24 giờ.
Nên theo dõi điện tâm đồ khi truyền canxi đường tĩnh mạch để điều trị tăng kali huyết nặng.
Người ta đã phát hiện rằng trong dung dịch tiêm canxi (kể cả Calcium-Sandoz) có chứa một lượng nhỏ aluminium (tối đa 10 mg/l). Do đó, tránh dùng lâu dài canxi đường tiêm cho trẻ sơ sinh, trẻ nhũ nhi và bệnh nhân bị suy thận nặng, do dùng lâu dài có thể gây tích tụ aluminium ở hệ xương, các rối loạn ở hệ thần kinh, máu và xương.
Có thai và cho con bú:
Các nghiên cứu dịch tễ học với canxi uống cho thấy không có sự gia tăng khả năng gây quái thai, người ta cho rằng cũng không có một tác dụng phụ nào xảy ra khi sử dụng đường tiêm, ngoại trừ khi tiêm tĩnh mạch quá nhanh hoặc liều cao sẽ dẫn đến tăng canxi huyết.
Tương tác thuốc:
Canxi làm tăng tác dụng của digitalis và adrenalin trên tim. Canxi còn có thể làm giảm bớt tác dụng của vérapamil và của các thuốc ức chế canxi khác.
Lợi tiểu thiazide làm giảm bài tiết canxi niệu. Nguy cơ tăng canxi huyết cần được chú ý khi sử dụng chung Calcium-Sandoz với thiazide.
Tác dụng phụ:
Nôn, mửa, bốc hỏa, vã mồ hôi, hạ huyết áp, loạn nhịp và trụy mạch, có thể xảy ra khi tiêm tĩnh mạch quá nhanh.
Khi tiêm tĩnh mạch chệch hoặc tiêm bắp nông, dị ứng tại vùng tiêm có thể dẫn đến tróc vảy hoặc hoại tử da. Hiếm khi xảy ra tình trạng canxi hóa mô mềm tại chỗ.
Liều lượng và cách dùng:
Người lớn: 10 ml, 1 đến 3 lần/ngày, tĩnh mạch hoặc tiêm bắp sâu trong trường hợp đặc biệt.
Trẻ em: 5-10 ml, 1 lần/ngày, tiêm tĩnh mạch.
Trường hợp hạ canxi huyết nặng ở người lớn hoặc trẻ em, dùng canxi bằng đường truyền tĩnh mạch, điều chỉnh liều theo canxi huyết và canxi niệu.
Trường hợp hạ canxi huyết nặng ở trẻ còn bú hoặc trẻ nhũ nhi, liều thông thường là 40-80 mg canxi nguyên tố/kg/24 giờ (khoảng 4-9 ml) bằng cách truyền tĩnh mạch, trong tối đa 3 ngày. Việc điều trị sau đó được chuyển sang dạng uống.
Nếu đúng qui định, canxi dạng tiêm có thể kết hợp với vitamin D.
Cách dùng: Tiêm tĩnh mạch chậm (3 phút cho 10 ml); theo dõi nhịp tim. Ở người lớn, có thể tiêm bắp sâu ở mông trong một số trường hợp đặc biệt. Không tiêm bắp cho trẻ em. Tuyệt đối tránh tiêm dưới da Calcium-Sandoz.
Quá liều:
Các triệu chứng của tăng canxi huyết: chán ăn, nôn, mửa, táo bón, đau bụng, yếu cơ, đa niệu, khát, ngủ gật; trường hợp nặng: hôn mê, loạn nhịp, ngừng tim. Việc điều trị nhắm vào điều chỉnh tăng canxi huyết có thể dùng sodium phosphate dạng uống, hoặc truyền tĩnh mạch trong trường hợp nặng.
Bảo quản:

Nơi khô mát, nhiệt độ dưới 250C, tránh ẩm và ánh sáng.

Phổ biến trong tuần

Tin mới