Giới thiệu về du lịch Hà Nội

Xem
GIỚI THIỆU DU LỊCH HÀ NỘI

     Hà Nội là thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và là kinh đô của các vương triều Việt trước đây. Hà Nội là thành phố lớn nhất Việt Nam về diện tích với 3328,9 km2 sau đợt mở rộng hành chính năm 2008, đồng thời cũng là địa phương đứng thứ nhì về dân số với 7.500.000 người (năm 2015).  Hiện nay, thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là đô thị loại đặc biệt của Việt Nam.

     

        Hà Nội nằm giữa đồng bằng sông Hồng, nơi đây đã trở thành 1 trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa ngay từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam. Năm 1010 Lý Công Uẩn là vị vua đầu tiên của nhà Lý, quyết định xây dựng kinh đô mới ở vùng đất này với cái tên Thăng Long. Trong suốt thời kỳ của các triều đại Lý, Trần, Lê, Mạc, kinh thành thăng Long là trung tâm văn hóa giào dục và buôn bán của cả nước. Khi nhà Nguyễn lên nắm quyền trị vì, kinh đô được chuyển về Huế và Thăng Long bắt đầu mang tên Hà Nội từ năm 1831, dưới thời vua Minh Mạng.
   Năm 1902, Hà Nội trở thành thủ đô của Liên bang Đông Dương, được người Pháp xây dựng, quy hoạch lại, được mệnh danh là "Tiểu Paris của Phương Đông" thời bấy giờ. Trải qua hai cuộc chiến tranh, Hà Nội là thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam  thống nhất và giữ vai trò này cho tới ngày nay.
     Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 08năm 2008, Hà Nội hiện nay gồm 12 quận, 1 thị xã và 17 huyện ngoại thành. Hiện nay, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm kinh tế - xã hội đặc biệt quan trọng của Việt Nam.
Thành phố Hà Nội là Thủ đô ngàn năm văn hiến với những di tích cổ xưa, cuộc sống yên bình. Nếu đã một lần du lịch Hà Nội, chắc chắn bạn không thể nào quên không khí đặc trưng nơi đây, với Hồ Gươm, Hồ Tây, những quán cafe trầm mặc, những con đường nhỏ và những gánh hàng rong.



PHƯƠNG TIỆN, DI CHUYỂN KHI DU LỊCH HÀ NỘI

Hiện nay có rất nhiều hãng hàng không có chuyến bay thẳng từ Sài Gòn - Hà Nội. Bạn có thể tham khảo giá vé của các hãng hàng không như sau (tùy thuộc vào thời điểm mua vé và giờ bay):
Jetstar Pacific và Vietjet Air giá vé dao động từ 1.132.000 đồng - 1.264.000 đồng/chiều.
Vietnam Airlines là 1.814.000 đồng - 2.309.000 đồng/chiều (giá vé tùy thuộc vào thời điểm mua vé và giờ bay). Bạn có thể liên hệ trực tiếp phòng vé của các hãng tại sân bay hoặc các đại lý bán vé máy bay trên toàn quốc.
Air Mekong: Liên hệ đường dây nóng phục vụ khách hàng: Hà Nội: 04. 37 188 199. Sài Gòn: 08. 38 463 666.
Để di chuyển từ sân bay quốc tế Nội Bài đến trung tâm thành phố Hà Nội bạn có thể đi taxi với mức giá dao động từ 400.000 đồng đến 500.000 đồng. Bạn có thể đi xe bus trung chuyển của hai hãng hàng không nội địa là Jetstar và VietJet Air với giá là 40.000 đồng đến 50.000 đồng/lượt.
Tàu hỏa 




Từ thành phố Hồ Chí minh ra Hà Nội giá vé tàu Thống Nhất có giá dao động từ 1.166.000 - 1.246.000 đồng/chiều.
Ga Hà Nội: Số 120, Lê Duẩn, Hà Nội. Điện thoại: 84.43.9423697 - Fax: 84.43.7470366. Email: gahanoi@hn.vnn.vn - Website: ww.gahanoi.com.vn. Đặt vé qua điện thoại: (84-43) 9423949.
Ga Sài Gòn: Số 01 Nguyễn Thông, Phường 9, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh. Website: ww.gasaigon.com.vn. Liện hệ đặt vé qua số điện thoại: 08.38.436528.
Ga Đà Nẵng: Phòng vé Ga Đà Nẵng: 202 Hải Phòng, Tp. Đà Nẵng. Điện thoại: 0511. 3821 175 - 3823 810. Thông tin đường dây nóng: 0511. 3750 666.
Xe khách

Một số hãng xe giường nằm chạy tuyến Bắc - Nam bạn có thể liên hệ cụ thể như sau (Giá dao động từ 1.200.000 đồng - 1.500.000 đồng tùy thuộc vào thời điểm): 
- Hãng xe Mai Linh:
Sài Gòn: 08. 39 29 29 29. Đường dây nóng: 0985 29 29 29.
Hà Nội: 04.36 33 66 99. Địa chỉ: 55 Kim Đồng, P.Giáp Bắc, Q.Hoàng Mai, Hà Nội
Đà Nẵng: 0511. 2 246 246. Địa chỉ: 158 Tôn Đức Thắng, quận Liên Chiểu, Tp. Đà Nẵng
- Xe Hoàng Long
Sài Gòn: Phòng vé Bến xe Miền Đông. Số điện thoại: 08. 35113113. Văn phòng đại diện tại số 47 Phạm Ngũ Lão Q.1. Điện thoại: 08. 39151818.
Đà Nẵng: Văn phòng tại số 161 Tôn Đức Thắng, bến xe Đà Nẵng. Điện thoại: 0511.3661661.
Hà Nội: 505 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Điện thoại 04. 3987.5410. 28. Bến xe Lương Yên, số 1 Nguyễn Khoái, điện thoại 04 3987.7225 và số 873 Giáp Bát, Hà Nội, điện thoại 04. 3664.6617.
Du khách đến Hà Nội không thể bỏ qua nét độc đáo của du lịch Hà Nội là xích lô phố cổ. Với phương tiện này du khách được khám phá những nét đẹp cổ kính trên từng con phố giữa một Hà Nội sầm uất và náo nhiệt. 

Bên cạnh đó xe điện là phương tiện của “du lịch xanh” hiện đại và rất mới của du lịch Hà Nội. Bạn sẽ được khám phá một Hà Nội văn minh, lịch sự với nhịp sống hiện đại.


ĐỊA ĐIỂM THAM QUAN, VUI CHƠI CỦA Ở HÀ NỘI

Hồ Hoàn Kiếm: Điểm đặc biệt của địa lý Hà Nội là trong lòng thành phố có rất nhiều hồ và bao quanh thành phố là những con sông lớn. Hồ Hoàn Kiếm nằm ngay giữa trung tâm thành phố với tháp rùa cổ kính nằm trên một bán đảo nhỏ giữa hồ. Bên cạnh Hồ Hoàn Kiếm là những công trình kiến trúc đầy ấn tượng và là di sản đáng quý của thành phố: tháp Bút, đài Nghiên, cầu Thê Húc dẫn vào lầu Đắc Nguyệt hay đình Trấn Ba…trên lối dẫn vào đền Ngọc Sơn.
Diện tích Hồ Hoàn Kiếm
Khu vực
quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Tọa độ
21001’44B105051’9”Đ
Kiểu hồ
Nước ngọt
Quốc gia lưu vực
Việt Nam
Độ dài tối đa
700 m
Độ rộng tối đa
250 m
Chu vi
1.750 m
Độ sâu trung bình
1-1,4 m
Khu dân cư
Hà Nội


Hồ Hoàn Kiếm
   Chùa Một Cột hay Chùa Mật (gọi theo Hán Việt là Nhất Trụ tháp 一柱塔), còn có tên khác là Diên Hựu tự (延祐寺) hoặc Liên Hoa Đài (蓮花臺, "đài hoa sen"), là một ngôi chùa nằm giữa lòng thủ đô Hà Nội. Đây là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo ở Việt Nam.

   Chùa Một Cột
Vị trí
Quốc gia: Việt Nam
Địa chỉ: Quận Ba Đình, TP. Hà Nội
Thông tin
Tông phái
Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Khởi lập 1049
Người sáng lập: Lý Thái Tông (1000 - 1054)
Chủ đề: Phật giáo

Chùa Diên Hựu được vua Lý Thái Tông cho khởi công xây dựng vào mùa đông tháng mười (âm lịch) năm Kỷ Sửu 1049, niên hiệu Sùng Hưng Đại Bảo thứ nhất.Kiên


Nhưng theo cuốn Hà Nội-di tích lịch sử và danh thắng, nhóm các nhà sử học Đinh Xuân Lâm, Doãn Đoan Trinh, Dương Trung Quốc, Nguyễn Quang Ân, Nguyễn Thanh Mai, Đàm Tái Hưng tiến hành nghiên cứu văn bia dựng tại chùa năm Cảnh Trị thứ 3 (1665), đời vua Lê Huyền Tông, do Tỳ Khưu Lê Tất Đạt khắc ghi, thì thấy rằng: tại vị trí chùa Một Cột ngày nay, vào thời nhà Đường (năm Hàm Thống thứ nhất) một cột đá trên có ngôi lầu ngọc (với tượng Phật Quan Âm ở trong) đã được dựng giữa một hồ nước vuông. Vua Lý Thái Tông thường đến cầu nguyện, được hoàng tử nối dõi, liền tu sửa lại thành chùa, xây thêm một ngôi chùa bên cạnh chùa Một Cột (cách 10 m về phía Tây Nam) và đặt tên cả quần thể chùa này là Diên Hựu tự (với nghĩa là "phúc lành dài lâu" hay "Phước bền dài lâu").


Chùa Một Cột chỉ có một gian nằm trên một cột đá ở giữa hồ Linh Chiểu nhỏ có trồng hoa sen. Truyền thuyết kể lại rằng, chùa được xây dựng theo giấc mơ của vua Lý Thái Tông (1028-1054) và theo gợi ý thiết kế của nhà sư Thiền Tuệ. Vào năm 1049, vua đã mơ thấy được Phật bà Quan Âm ngồi trên tòa sen dắt vua lên toà. Khi tỉnh dậy, nhà vua kể chuyện đó lại với bày tôi và được nhà sư Thiền Tuệ khuyên dựng chùa, dựng cột đá như trong chiêm bao, làm toà sen của Phật bà Quan Âm đặt trên cột như đã thấy trong mộng và cho các nhà sư đi vòng quanh tụng kinh cầu kéo dài sự phù hộ, vì thế chùa mang tên Diên Hựu.
Hằng năm cứ đến ngày 8 tháng 4 Âm lịch, vua lại tới chùa làm lễ tắm Phật. Các nhà sư và nhân dân khắp Kinh thành Thăng Long cùng dự lễ. Sau lễ tắm Phật là lễ phóng sinh, vua đứng trên một đài cao trước chùa thả một con chim bay đi, rồi nhân dân cùng tung chim bay theo trong tiếng reo vui của một ngày hội lớn.
Đến năm 1105, vua Lý Nhân Tông cho sửa ngôi chùa và cho dựng trước sân hai tháp lợp sứ trắng. Năm 1108, Nguyên phi Ỷ Lan sai bày tôi đúc một cái chuông rất to, nặng den một vạn hai nghìn cân, đặt tên là "Giác thế chung" (Quả chuông thức tỉnh người đời). Đây được xem là một trong tứ đại khí - bốn công trình lớn của Việt Nam thời đó - là: tháp Báo Thiên, chuông Quy Điền, vạc Phổ Minh và tượng Quỳnh Lâm. "Giác thế chung" đúc xong nặng quá không treo lên được, để dưới mặt đất thì đánh không kêu. Người ta đành bỏ chuông xuống một thửa ruộng sâu bên chùa Nhất Trụ, ruộng này có nhiều rùa, do đó có tên la Quy Điền chuông (chuông ruộng rùa). Đến thế kỷ 15, giặc Minh xâm lược, chiếm thành Đông Quan (Hà Nội). Năm 1426 Lê Lợi đem nghĩa quân Lam Sơn ra đánh, vây thành rất gấp. Quân Minh thiếu thốn vũ khí đạn dược, tướng Minh là Vương Thông bèn sai người đem phá chuông Quy Điền lấy đồng. Quân Minh thua trận, nhưng chuông Quy Điền thì không còn nữa.
Văn bia tháp Sùng thiện diên linh (chùa Đọi, Hà Nam), năm 1121 viết: "Do lòng sùng kính đức Phật và dốc lòng mộ đạo nhân quả (đạo Phật) nên hướng về vườn Tây Cấm nổi danh (Ngôi vườn ở phía tây cấm thành Thăng Long đời Lý) mà xây ngôi chùa sáng Diên Hựu theo dấu vết chế độ cũ, cùng với ý mưu mới của nhà vua (ý nói: theo dấu vết lề lối xây dựng chùa đời Lý Thánh Tông, có thêm ý mới của Lý Nhân Tông mà chữa lại chùa đẹp hơn trước)".
Đến thời nhà Trần, chùa đã không phải là ngôi chùa nhà Lý nữa vì sách cũ đã ghi: Năm 1249, "...mùa xuân, tháng giêng, sửa lại chùa Diên Hựu, xuống chiếu vẫn làm ở nền cũ...".
Chùa Một Cột được trùng tu vào khoảng những năm 1840-1850 và vào năm 1922. Đài Liên Hoa chúng ta thấy hiện nay được sửa chữa lại năm 1955 do kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng đảm nhiệm.
Cạnh chùa Một Cột ngày nay còn có một ngôi chùa có cổng tam quan, với bức hoành phi ba chữ "Diên hựu tự", nguyên là công trình được dựng lần đầu tiên năm 1049, để mở rộng quy mô cho chùa Một Cột trong việc thờ cúng, tụng kinh Phật và sinh hoạt của các tăng ni (trong quần thể chùa Diên Hựu lúc đó). Kiến trúc còn lưu đến hiện nay của công trình này có niên đại khoảng nửa đầu thế kỷ 18 (đợt trùng tu năm 1847), phụ vào với chùa Một Cột.
Chùa Một Cột ngày nay cùng chùa Diên Hựu hiện đại (tức là quần thể chùa Diên Hựu xưa) được công nhận là Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia đợt đầu tiên năm 1962.
Ngày 4 tháng 5 năm 2006, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã xác lập chùa là "Kỷ lục Việt Nam" và đề cử đến Tổ chức Kỷ lục châu Á. Sau thời gian thẩm định để xác lập, ngày 10 tháng 10 năm 2012, tại Faridabad (Ấn Độ), Tổ chức Kỷ lục châu Á đã xác lập kỷ lục châu Á: "Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất" cho chùa Một Cột.

Văn Miếu - Quốc Tử Giám: (chữ Hán: 文廟 - 國子監) là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội, nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long.
Quần thể kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám bao gồm: hồ Văn, khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám và vườn Giám và kiến trúc chủ thể là Văn Miếu - nơi thờ Khổng Tử và Quốc Tử Giám - trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám có tường gạch vồ bao quanh, phía trong chia thành 5 lớp không gian với các kiến trúc khác nhau. 

Mỗi lớp không gian đó được giới hạn bởi các tường gạch có 3 cửa để thông với nhau (gồm cửa chính giữa và hai cửa phụ hai bên). Từ ngoài vào trong có các cổng lần lượt là: cổng Văn Miếu, Đại Trung, Đại Thành và cổng Thái Học. Với hơn 700 năm hoạt động đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước. Nay, Văn Miếu-Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước.



Nhà thờ lớn Hà Nội: (tên chính thức: Nhà thờ chính tòa Thánh Giuselà nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Hà Nội, nơi có ngai tòa của tổng Giám mục. Đây cũng là một nhà thờ cổ tại thành phố này, thường xuyên diễn ra các sinh hoạt tín ngưỡng của các giáo dân Hà Nội.
Thông tin cơ bản
- Vị trí: Hà Nội
- Tôn giáo Công giáo Rôma
- Nghi lễ: Latinh
-Trạng thái tổ chức: Nhà thờ chính tòa Tổng giáo phận Hà Nội
Mô tả kiến trúc
- Thể loại kiến trúc: Nhà thờ chính tòa
- Phong cách kiến trúc Kiến trúc Gothic
Thông số kỹ thuật
Vật liệu: gạch trát vữa


Công trình kiến trúc tiêu biểu của Hà Nội. Quang cảnh thoáng đãng và dễ chịu khiến nơi đây là điểm đến thu hút của giới trẻ Hà Nội cũng như những người du lịch Hà Nội. Buối sáng ngồi café vỉa hè, buổi tối cùng tụ họp bạn bè chuyện phiếm bên ly trà chanh đặc trưng khoan khoái hưởng thụ cái thời tiết se lạnh của tiết trời Hà Nội.

Du lịch Hà Nội-4

                                              Nhà thờ lớn Hà Nội
Khu phố cổ Hà Nội: là tên gọi thông thường của một khu vực đô thị có từ lâu đời của Hà Nội nằm ở ngoài hoàng thành Thăng Long. Khu đô thị này tập trung dân cư hoạt động tiểu thủ công nghiệp và buôn bán giao thương, hình thành lên những phố nghề đặc trưng, mang những nét truyền thống riêng biệt của cư dân thành thị, kinh đô. Ngày nay khu phố cổ Hà Nội là điểm đến hấp dẫn cho những ai muốn tìm hiểu về Thăng Long - Đông Đô - hà Nội.
Phố cổ Hà Nội đầu Thế kỷ XIX
Khu "Hà Nội 36 phố phường" là một cách gọi không chính xác của khu phố cổ, vì 36 phố phường là một cách gọi ước lệ khu vực đô thị cổ, nằm bên trong và bên ngoài cả khu phố cổ.

Điểm nhấn của du lịch Hà Nội. Hà Nội 36 phố phường với những ngôi nhà cổ và những con phố vẫn lưu giữ lại được dáng vẻ của chúng từ thế kỷ 19. 

Sáng ngày 01 tháng 05 năm 2017  Hà Nội  chính thức khai trương “Phố sách Hà Nội” tại phố 19/12. Ngay trong ngày đầu tiên ra mắt, Phố sách Hà Nội đã thu hút đông đảo bạn đọc đến thăm quan và mua sách.



Bạn có thể lang thang cả ngày trên những con phố cổ, khám phá những nơi yên bình và giản dị vốn có của Hà Nội. Đi tới nơi đây bạn mới cảm nhận được nét đẹp của con người Hà Nội, gần gũi và thân quen.
Phố cổ Hà Nội
Nhà hát Lớn Hà Nội: là một công trình kiến trúc phục vụ biểu diễn nghệ thuật tọa lạc trên quảng trường Cách mạng tháng Tám, vị trí đầu phố Tràng Tiền, không xa hồ Hoàn Kiếm và Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.

Công trình được người Pháp khởi công xây dựng năm 1901 và hoàn thành năm 1911, theo mẫu Nhà hát Opéra Garnier ở Paris nhưng mang tầm vóc nhỏ hơn và sử dụng các vật liệu phù hợp với điều kiện khí hậu địa phương. 
Nhà hát Opéra Garnier ở Paris, hình mẫu kiến trúc của Nhà hát Lớn Hà Nội.
Tác phẩm của hai kiến trúc sư Harlay và Broyer mang nhiều màu sắc, đường nét kiến trúc của các nhà hát ở miền Nam nước Pháp, có cách tổ chức mặt bằng, không gian biểu diễn, cầu thang, lối vào sảnh... giống với các nhà hát ở châu Âu đầu thế kỷ 20.

Mặc dù là một công trình kiến trúc mang tính chiết trung, được pha trộn nhiều phong cách, nhưng Nhà hát Lớn Hà Nội vẫn mang đậm dáng vẻ Tân cổ điển Pháp, đặc biệt ở kết cấu kiến trúc, kiểu mái hai mảng lợp ngói đá đen cùng các họa tiết trang trí bên trong. Ra đời muộn hơn các nhà hát ở Sài Gòn và Hải Phòng, nhưng Nhà hát Lớn Hà Nội có kiến trúc hoàn chỉnh nhất và trở thành một hình ảnh quen thuộc, đặc trưng của thành phố Hà Nội. 
Quảng trường Ba Đình - Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Quảng trường Ba Đình là quảng trường lớn nhất Việt Nam, nằm trên đường Hùng Vương và trước Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Quảng trường này còn là nơi ghi nhận nhiều dấu ấn quan trọng trong lịch sử Việt Nam, đặc biệt, vào ngày 02 tháng 09 năm 1945, Chủ tịch Chính phủ cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập  khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Toàn cảnh Quảng Trường Ba Đình
Ảnh Quảng Trường Ba Đình về đêm
Quảng trường Ba Đình ngày nay có khuôn viên với chiều dài 320m và rộng 100m, có 240 ô cỏ, xen giữa là lối đi rộng 1,4m. Giữa quảng trường là cột cờ cao 25m. Đây là nơi diễn ra các cuộc diễu hành nhân dịp các ngày lễ lớn của Việt Nam, và cũng là một địa điểm tham quan, vui chơi, dạo mát của du khách và người dân hà Nội.  



Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, hay còn gọi là Lăng Hồ Chủ tịch, Lăng Bác, là nơi đặt thi hài của chủ tịch Hồ Chí Minh. 
Địa chỉ: Hùng Vương, Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội
Mở cửa: 29 tháng 8, 1975
Chiều cao: 22 m
Chủ sở hữu: Ho Chi Minh Mausoleum Management
Giờ đóng mở cửa:
Chủ Nhật: 07:30 - 11:00
Thứ Hai: Đóng cửa
Thứ Ba: 07:30 - 11:00
Thứ Tư: 07:30 - 11:00
Thứ Năm: 07:30 -11:00
Thứ Sáu: Đóng cửa
Thứ Bảy: 07:30 - 11:00
Người được chôn: Hồ Chí Minh
Hồ Tây: nằm không xa trung tâm thành phố, Hồ Tây là hồ có diện tích lớn nhất Hà Nội. Bạn có thể thuê xe đạp nước hoặc đi du thuyền quanh Hồ Tây. Thời điểm thích hợp nhất để bạn đến nơi đây là lúc hoàng hôn ngắm mặt trời lặn. Bên cạnh Hồ Tây là ngôi làng cổ Nghi Tàm, nơi đây còn lưu giữ lại được những thú chơi tao nhã của con người Hà Nội xưa đó là thú chơi canh cảnh, bon sai. Nghi Tàm còn đường mệnh danh là làng hoa, cứ mỗi dịp tết đến xuân về là ngôi làng này sẽ tràn ngập trong sắc hoa tươi thắm. Gần khu vực Hồ Tây còn có làng Ngũ Xã với truyền thống đúc đồng, làng Yên Phụ với nghề làm nhang, đều là những địa điểm nên ghé thăm khi du lịch Hà Nội.
Du lịch Hà nội-5
Mùa thu Hà Nội đi vào thi ca Việt Nam bới nét đẹp dịu dàng và lãng mạn
Nếu đến Hà Nội lần đầu, bạn rất nên một lần sống giữa Hà Nội xưa cũ với những mái nhà cổ nép mình bên những khu chung cư, building hiện đại. Lang thang ở một khách sạn phố cổ Hà Nội hoặc dừng chân tại những  khách sạn quận Hoàn Kiếm sẽ cho bạn những cảm nhận về nét cổ kính trầm tư không dễ tìm ở một nơi nào khác.
KHU VỰC XUNG QUANH HÀ NỘI 
Làng gốm Bát Tràng: nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội 20km bên tả ngạn sông Hồng, bạn có thể đi xe máy hoặc xe bus để đến được nơi đây. Từ bao đời nay Bát Tràng là nơi sản xuất gốm sứ nổi tiếng và chất lượng nổi tiếng khắp cả nước. Bạn có thể đi lòng vòng quanh làng, có rất nhiều xưởng gốm , đường quanh làng là những bức tường phơi than độc đáo hay những ngôi nhà cổ mộc mạc. Nếu đến đây, bạn có thể đi bộ ra gần ven sông, có một loại phương tiện độc đáo giúp bạn khám phá Bát Tràng đó là “xe trâu”. Trong những xưởng gốm nhỏ, bạn có thể tự tay tạo ra những sản phẩm bằng gốm yêu thích hay vẽ lên những chiếc cốc, những món đồ lưu niệm bằng gốm để tặng cho bạn bè, người thân. Giá của một sản phẩm gốm có sẵn khoảng 10.000đ đến 30.000đ.
Làng cổ Đường Lâm: Ngôi làng Việt Cổ vẫn còn giữ nguyên giá trị vật thể và phi vật thể về cung cách sinh sống của người xưa. Du khách đến đây còn có thể thưởng thức bữa trưa dẫn dã truyền thống tại sân một ngôi nhà cổ xưa, hay nghe kể chuyện, tham quan những bức tường phủ rêu. Thú vị nhất là thuê 1 chiếc xe đạp và đạp khắp làng. Đây cũng là nơi cho ra đời rất nhiều bộ ảnh cực kỳ đẹp.
Du lịch HàNội-6

Ăn: Món ăn, ăn vặt, đặc sản của du lịch Hà Nội

Ẩm thực Hà Nội luôn hấp dẫn với những món ăn đậm chất riêng.
Một số món ăn không thể bỏ qua khi du lịch Hà Nội:
1. Phở:
Phở là món ăn không thể bỏ qua khi du lịch Hà Nội. Phở gánh Hàng Trống là một quán gánh nhỏ trên vỉa, khách tới ăn không có bàn mà chỉ ngòi trên những chiếc ghế nhỏ, mỗi người một tô phở ngon lành. Điều đặc biệt là hàng phở này chỉ bán buổi chiều, từ rất lâu năm và giá vẫn không thể thay đổi là 15.000đ. Hàng phở bò nổi tiếng ngon miệng là Phở Lý Quốc Sư. Còn nếu muốn ăn phở gà, bạn hãy tới hàng phở gà nằm trên phố Quan Thánh. Lạ miệng với món phở trộn chua chua ngọt ngọt tại Phở Hạnh phố Lãn Ông hoặc hàng phở nằm trên phố Lương Văn Can. Phở áp chảo trên phố Bát Đàn. Nếu đến Hà Nội mà bạn không thưởng thức món Phở có nghĩa là bạn chưa hề đặt chân tới đây.
2. Chả cá Lã Vọng: Cá được chiên trên một chảo dầu nhỏ, mỗi bàn ăn sẽ có một bếp than hoa nho nhỏ cùng chảo cá đặt bên trên. Cá ăn kèm với bánh đa nướng, bún rỗi, cùng với đó là lạc rang, rau mùi, húng láng, thì là, hành củ tươi chẻ nhỏ chấm với mắm tôm. Mắm tôm phải được pha chế bằng cách vắt chanh tươi, thêm ớt, đánh sủi lên rồi tra thêm chút tinh dầu cà cuống, thêm vài giọt rượu trắng, một ít nước mỡ và đường. Món ăn đậm vị ngọt bùi, beo béo.
3. Bún chả:Miếng chả nhỏ xinh được nướng hơi cháy xém có vị thơm nồng của gia vị tẩm ướp, ăn với nước mắn chua ngọt với dấm, tỏi, ớt, hạt tiêu thơm lừng trộn cùng đu đủ xanh cắt thành từng miếng nhỏ. Kèm theo đó là bún sợi thanh thanh mát mát và các loại rau sống khác, đặc biệt ăn bún chả không thể thiếu rau tía tô.
4. Bún thang: là món ăn chứa đựng nét tinh túy của ẩm thực Hà Thành. Bún thang bao gồm rất nhiều những nguyên liệu như thịt gà xé phay, trứng gà chiên, giò lụa thái sợi nhỏ…Nước dùng phải là loại nước được xinh từ xương heo và tôm he, một nồi nước dùng ngon phải thật trong và thơm nhè nhè, không thể bỏ qua một chút gia vị dậy mùi là mắm tôm.
5. Bánh cốm: bánh cốm ngon nhất bán tại hàng Nguyên Ninh, ngôi nhà số 11 Hàng Than. Cho tới nay hàng bánh cốm Nguyên Ninh vẫn còn bán bánh cốm với phương thức làm bánh thủ công từ xa xưa. Những chiếc bánh cốm với màu xanh tươi mới,vỏ mỏng nhẹ thậm chí bạn có thể nhìn thấy lớp nhân đầu xanh màu vàng vàng bên trong. Mùi cốm thơm lừng hòa quyện với mùi thơm ngầy ngậy của dừa và đậu xanh, ngửi thôi đã mê mẩn.
6. Bánh cuốn: người Hà Nội thường thích những món ăn thanh nhã, ít dầu mỡ bánh cuốn chính là một món ăn ngon đặc trưng của đất Hà Thành. Gạo để tráng bánh phải được lựa chọn rất kỹ sau đó xay thành bột pha với nước rồi tráng trên bếp những lớp bánh mỏng dính. Bà chủ quán nhanh tay lấy hớt lớp bánh còn nóng ra đĩa sau đó rắc thịt heo được rang với nấm hương rồi cuộn lại cuối cùng rắc một lớp ruốc tôm lên trên. Ăn kèm với nước mắm với cà cuống và chả quế.
7. Bún đậu mắm tôm: dường như đã trở thành món ăn mà bất cứ khách du lịch Hà Nội nào cũng muốn một lần được nếm thử. Bún đậu mắm tôm ăn vào mùa nào cũng hợp , món ăn chiều lòng tất cả mọi người. Đậu rán khi ăn phải nóng được cắt thành từng miếng trắng béo ngậy vị đậu tương vàng óng với lớp chiên bên ngoài. Quan trọng nhất chính là mắm tôm, mắm tôm ngon là khi vắt quất vào đánh lên phải bông, rưới thêm chút mỡ nóng chấm với đậu và bún rối thực không còn gì sánh bằng.

Những địa điểm chụp ảnh đẹp Hà Nội

Vườn hoa Nhật Tân
Nằm trên đường Âu Cơ thuộc quận Tây Hồ, không chỉ trong những dịp Tết đến xuân về Vườn hoa Nhật Tân mới thu hút các bạn trẻ đến chụp ảnh, ngắm những vườn hoa mênh mông đầy màu sắc, mà bất cứ ngày nào trong năm đây cũng là một trong những địa điểm chụp ảnh đẹp được các bạn trẻ rất thích.
Ảnh: Báo Lao Động
Ảnh: Báo Lao Động
Hoa ở vườn hoa Nhật Tân nở quanh năm. Các bạn trẻ tha hồ tới đây để tạo dáng, tạo nên những bức ảnh đầy quyến rũ với đủ các loài hoa từ hoa bách nhật, hoa hướng dương, hoa bướm….
Đầm sen Hồ Tây
Nằm cuối con đường Tô Ngọc Vân thuộc quận Tây Hồ. Đầm sen Hồ Tây là địa điểm chụp ảnh ở Hà Nội rất lý tưởng cho các bạn trẻ đến để hòa quyện và chụp hình mỗi khi mùa sen nở.
Cứ mỗi mùa sen nở là các bạn trẻ, đặc biệt là các bạn nữ lại nô nức rủ nhau ra đầm sen Hồ Tây để chụp cho mình những tấm ảnh tuyệt đẹp, mang sắc thái của những thiếu nữ ngày xưa với những bộ áo yếm lưng trần hay những tà áo dài thướt tha.
Bãi Đá Sông Hồng
Bãi đá sông Hồng rộng rãi thoáng mát, nằm ngay bên bờ sông Hồng. Bãi cát trải dài và rộng .Đây là một địa điểm chụp ảnh đẹp ở Hà Nội rất lý tưởng cho các đôi tình nhân, đặc biệt là những cặp vợ chồng sắp cưới đến để chụp ảnh cưới lãng mạn với những cỗ xe ngựa, chiếc ghế treo, xích đu, cầu gỗ, cánh đồng hoa lau…
Ảnh:wn.com.vn
Ảnh:wn.com.vn
Đường đi vào bãi đá sông Hồng, các bạn đi tới ngõ 264 Âu Cơ rồi đi thẳng qua những khu vườn là đến được bãi đá sông Hồng.
Văn Miếu Quốc Tử Giám
Văn Miếu Quốc Tử Giám là trường đại học đầu tiên của Việt Nam và cũng là trường đại học thời phong kiến duy nhất còn tồn tại ở nước ta. Đây là địa điểm chụp ảnh đẹp quen thuộc tại Hà Nội dành cho những sinh viên muốn lưu lại những bức ảnh kỷ yếu lưu giữ thời sinh viên ấn tượng.
Ảnh: libratravel.vn
Ảnh: libratravel.vn
Hoàng Thành Thăng Long
Nằm trên đường Hoàng Diệu, Hoàng Thành Thăng Long cùng với Văn Miếu Quốc Tử Giám là những địa điểm ở Hà Nội thường được nhiều du khách yêu thích.
Ảnh: ST
Ảnh: ST
Với không gian rộng rãi thoáng mát với thềm cỏ xanh ngát trước quần thể di tích lịch sử Hà Nội là một khung cảnh tuyệt vời cho các bạn ghi lại những khoảnh khắc tuyệt đẹp tại Hà Nội.
Làng Hoa Tây Tựu
Nằm trên địa phận huyện Từ Liêm, Hà Nội, gần đại học Công Nghiệp Hà Nội, làng hoa Tây Tựu được biết đến là làng hoa lớn nhất Hà Nội, nơi đây là một địa điểm chụp ảnh đẹp ở Hà Nội nổi tiếng với những thửa ruộng rộng mênh mông với đủ các loài hoa như hoa hồng, hoa cúc, hoa ly… đẹp như tranh vẽ. Các bạn sẽ được thỏa thích chụp ảnh mà không phải trả phí, miễn sao đừng làm hỏng hoa của những hộ dân ở đây là được.
Ảnh: baodansinh.vn
Ảnh: baodansinh.vn
Tới làng hoa Tây Tựu, bạn sẽ cảm thấy chìm đắm trong một không khí thơm mát, quang cảnh rực rỡ sắc màu đầy nhựa sống của vô vàn những loại hoa. Đặc biệt giá các loại hoa tươi bán ngay tại vườn nên rất rẻ, các bạn cũng có thể mua về để trồng hoặc để trang trí.
Cầu Long Biên
Không chỉ là một chứng nhân lịch sử, nối đôi bờ sông Hồng mà Cầu Long Biên còn là cầu nối giữa cuộc sống bình dị, êm đềm của người dân bãi giữa sông Hồng với sự náo nhiệt tấp nập của chốn đô thị.
Ảnh: ST
Ảnh: ST
Với nét cổ kính, bình dị, Cầu Long Biên đã trở thành một trong những địa điểm chụp ảnh đẹp ở Hà Nội lý tưởng bậc nhất của các bạn trẻ, đặc biệt là những cặp đôi chụp ảnh cưới.
Bãi giữa Sông Hồng
Bãi giữa Sông Hồng là tên gọi quen thuộc của dải đất phù sa màu mỡ nổi lên giữa lòng sông Hồng, đoạn sông chảy qua Hà Nội. Nơi đây là địa điểm chụp ảnh đẹp ở Hà Nội được các bạn trẻ rất yêu thích.
Từ trên cầu Long Biên nhìn xuống sẽ thấy một Hà Nội hoàn toàn khác với cảnh ồn ào náo nhiệt của đô thị. Bãi giữa Sông Hồng được thiên nhiên ưu đãi cho những bãi cát trải dài cùng với những cánh đồng lau sậy bông trắng nhẹ nhàng đu đưa trong gió, những hàng chuối xanh bên lề tạo cảm giác mộc mạc hoang sơ mà yên bình, trong lành.

Một số khách sạn Hà Nội được khách hàng rất yêu thích
1. Khách sạn Somerset Grand Hà Nội. 
49 Hai Bà Trưng, Quận Hoàn Kiếm
Somerset Grand Hanoi Hotel 4
2. Khách sạn Church Boutique Hàng Trống
35-37 Hàng Trống, Phố Cổ
prop-img-full-hdl9vq3h-ueepfjn3owzk-800x450
3. Khách sạn Medallion
11 Mã Mây, Phố Cổ
4. Khách sạn Hà Nội 3B
99 Phố Mã Mây, Phố Cổ
khach-san-hoi-noi-3b-ivivu.com-1
5. Khách sạn Indochina Queen II Hà Nội: 

Khi du lịch đến đây, bạn nên tranh thủ đi các khu vực lân cận Hà Nội như: Sapa, Vịnh Hạ Long, Chùa Bái Đính, Khu Du lịch Tràng An - Ninh Bình, Làng gốm Bác Tràng, .....

Phổ biến trong tuần

Tin mới