Vitamin D

Xem
Vitamin D

Vitamin D được chia ra thành 6 loại từ D2-D7. Các hợp chất quan trọng nhất trong nhóm này là Vitamin D3 (còn được gọi là Cholecalciferol) và Vitamin D2 (còn được gọi là Ergocalciferol). 
Tuy nhiên, cơ thể của con người chỉ tổng hợp loại chủ yếu đó là Vitamin D3 qua việc da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và bổ sung đầy đủ vitamin D3 cần thiết là cơ thể đã đáp ứng được 80-90% hàm lượng vitamin D.
Mặc dù có một số cuộc tranh luận, hầu hết các chuyên gia đều tin rằng dạng bổ sung vitamin D tốt nhất là Vitamin D3.
Người ta nghĩ rằng D3 là tự nhiên hơn và dễ dàng hơn cho cơ thể hấp thụ.
Ngoài ra, cơ thể không cho phép tập trung một lượng lớn D3 lưu thông trong máu như D2, vì vậy, Vitamin D3 được coi là an toàn hơn.

Thông tin cơ bản về Vitamin D


Nhóm dược lý: Khoáng chất và Vitamin
Tên khác: Cholecalciferol
Tên biệt dược: ………
Thành phần: Vitamin D3
Dược lực:
Chống còi xương, tăng sự hập thu calci ở ruột, tác dụng lên sự biến dưỡng và hấp thu phosphocalci của xương.
Dược động học:
Hấp thu: Vitamin D3 được hấp thu ở niêm mạc ruột nhờ muối mật và lipid, tích lũy ở gan, mỡ, xương, cơ và niêm mạc ruột, được đào thải chủ yếu qua đường mật một phần nhỏ.
- Phân bố: thuốc liên kết với alfa-globulin huyết tương.
- Chuyển hóa: trong cơ thề, vitamin D3 cuyển hóa ở gan và thận tạo ra chất chuyển hóa có hoạt tính là 1,25-dihydroxycholecalciferol nhờ enzym hydroxylase.
- Thải trừ: chủ yếu qua phân, một phần nhỏ thải qua nước tiểu, thời gian bán thải 19 - 48 giờ.
Tác dụng:
- Tham gia vào quá trình tạo xương: Vitamin D có vai trò rất quan trong trong quá trình tạo xương nhờ tác dụng trên chuyển hóa các chất vô cơ mà chủ yếu là calci và phosphat. Vitamin D3 làm tăng hấp thu calci và phosphat ở ruột, tăng tái hấp thu calci ở ống lượn gần, tham gia vào quá trình calci hóa sụn tăng trưởng. Vì vậy, Vitamin D rất cần thiết cho sự phát triển bình thường của trẻ nhỏ.
- Điều hòa nồng độ calci trong máu: giúp cho nồng độ calci trong máu luôn hằng định.
- Ngoài ra, Viamin D còn tham gia vào quá trình biệt hóa tế bào biểu mô. Có một vài ngiên cứu về tác dụng ức chế tăng sinh tế bao biểu mô và tuyến Melanin, ung thư vú, …
Khi thiếu Vitamin D, ruột không hấp thu đủ Calci và phospho làm calci máu giảm, khi đó calci bị huy động từ xương ra để ổn định nồng độ Calci máu gây nên hậu quả trẻ em chậm lớn, còi xương, chân vòng kiềng, chậm biết đi, chậm kín thớp. Người lớn sẽ bị loãng xương, xốp xương, xương th7a dễ gãy. Phụ nữ mang thai thiếu Vitamin D có thể sinh ra trẻ khuyết tật xương.
Chỉ định:
Còi xương, Chứng co giật do thiêu Calci, Bệnh nhuyễn xương.
Chống chỉ định:
Nhưng bệnh kèm theo hội chứng tăng Calci trong máu, tăng Calci trong nước tiểu, sỏi Calci, qua mẫn với Vitamin D, những bệnh nhân nằm bất động.
Thận trọng lúc dùng
- Tránh quá liều, đặc biệt ở trẻ em, không dùng quá 10 - 15 mg/năm.
- Trong những chỉ định liếu cao và kéo dài, phải thường xuyên theo dõi lượng Calci trong máu, nước tiểu để tránh trường hợp quá liều.
Phụ nữ thai mang thai và cho con bú: 
Không nên chỉ định liều cao cho phụ nữ mang thai. Vitamin D3 đi vào sữa mẹ và do đó không được khuyến cáo cho các bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ.
Tương tác thuốc:
- Không nên điều trị đồng thời Vitamin D với Cholestyramin hoặc Collestipol hydroclorid, vì có thể dẫn đến giảm hấp thu Vitamin d ở ruột.
- Dùng Vitamin D cùng với thuốc lợi tiểu Thiazid có thể dẫn đến tăng Calci huyết.
- Không nên dùng đồng thời Vitamin D với phenobarbital hoặc phenytoin vì những thuốc này có thể làm giảm nồng độ 25-hydroegocalciferol và 25-hydroxy-coleccalciferol trong huyết tương và tăng chuyển hóa Vitamin D thành những chất không có hoạt chất.
- Không nên dùng đồng thời Vitamin D với Corticosteroid vì Corticosteroid cản trở tác dụng của Vitamin D.
- Không nên dùng đồng thời Vitamin D với các Glycosid trợ tim vì độc tín của Glycosid trợ tim tăng do tăng Calci huyết, dẫn đế loạn nhịp tim.
- Bạn nên tránh hoặc hạn chế uống rượu khi đang uống vitamin D3 vì rượu có thể làm giảm sự hấp thu của nó.
Tác dụng phụ
Khi dùng quá liều có thể gây tăng chứng Calci huyết, tăng Calci huyết, tăng Calci niệu, đau nhức xương khớp. Nêu dùng kéo dài gây sỏi thận, tăng huyết áp.
Liều lượng và cách dùng:
* Đối với trẻ nhũ nhi và người lớn có thể dùng thuốc bằng đường uống.
- Loãng xương và trên 50 tuổi, uống 800 đến 1000 IU mỗi ngày (20-25 mcg) một ngày vitamin D với canxi.
- Còi xương: Phòng bệnh còi xương pahi3 được tiến hành sớm và liên tục đến 5 tuổi. Mỗi 6 tháng dùng liều 5mg (200.00UI), liều dùng sẽ là 10mg (400.000UI) nếu trẻ ít ra nắng hoặc da sậm màu. Để điều trị bệnh còi xương chống lại vitamin D ở trẻ em, bác sĩ có thể cho bạn để cho con của bạn ở bất kỳ nơi nào từ 12.000 đến 500.000 IU (0.3 đến 12.5 mg mỗi ngày).
Từ sơ sinh - 6 tháng bé cần bổ sung 400 UI vitamin D mỗi ngày và nếu vượt quá 1000 UI mỗi ngày là quá liều.
Bé từ 6-12 tháng cũng cần bổ sung 400 UI vitamin D mỗi ngày và nếu lớn hơn 1500 UI mỗi ngày sẽ gây quá liều.
Bé từ 1-3 tuổi cần bố ung 600 UI vitamin D/ngày, cơ thể bé chỉ tiếp nhận được tối đa 2500 UI.
Quá liều:
- Triệu chứng lâm sàng: biếng ăn, khát nước, tiểu nhiều, táo bón, cao huyết áp.
- Triệu chứng lâm sàng: tăng Calci huyết, tăng Calci niệu, rối loạn quan trong các chứng năng thận.

Phổ biến trong tuần

Tin mới