ĐẶC ĐIỂM NGƯỜI BỆNH SUY TIM MẠN, TÌNH TRẠNG LO ÂU VÀ KẾT QUẢ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TẠI KHOA TIM MẠCH LÃO HỌC - BỆNH VIỆN TIM MẠCH AN GIANG NĂM 2020

Xem

Ngày nay, việc học để nâng cao trình độ chuyên môn là việc làm rất cần thiết. Đặc biệt đối với ngành Y, đối với khối điều trị như bác sĩ thì điều kiện học hành, điều kiện tiến thân rất dễ nhưng đối với khối chăm sóc như điều dưỡng thì việc học hành và tiến thân gặp rất nhiều khó khăn, …. Nói đến đây thôi!

Bài này hôm nay mình xin chia sẻ bài báo đến với các bạn anh chị, học hành nghiên cứu về điều dưỡng có tài liệu tham khảo. Bài này mình đã đăng báo Y học, vì vậy các bạn hoàn toàn có thể đưa vào tài liệu tham khảo cho bài viết, bài nghiên cứu của mình. Mình chụp hình số báo đăng, số trang giúp các bạn để làm tài liệu tham khảo và có tài liệu viết bàn luận.

Nội dung bài báo mình xin úp bên dưới. Các bạn không cần phải lên các trang mua tốn tiền nhé. 

Vì bài mình gửi in sau bảo vệ chắc chắn sẽ bị bán lên các trang là điều đương nhiên và không bao giờ xin phép tác giả đâu.


ĐẶC ĐIỂM NGƯỜI BỆNH SUY TIM MẠN, TÌNH TRẠNG LO ÂU VÀ KẾT QUẢ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TẠI KHOA TIM MẠCH LÃO HỌC - BỆNH VIỆN TIM MẠCH AN GIANG NĂM 2020


Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Công Thành

Email: chọn vào đây

   

Nghiên cứu mô tả cắt ngang: Thực hiện trên 209 người bệnh suy tim mạn kèm hoặc không kèm tình trạng lo âu, tại khoa Tim mạch Lão học - Bệnh viện Tim mạch An Giang năm 2020, từ tháng 01/2020 đến tháng 06/2020.

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tình trạng lo âu của người bệnh suy tim điều trị nội trú tại khoa Tim mạch Lão học Bệnh viện Tim mạch An Giang; Phân tích kết quả chăm sóc và một số yếu tố liên quan.

Kết quả: Nhóm trên 60 tuổi chiếm 85,6%, tuổi trung bình 72 ± 12. Nữ chiếm 63,2%. Trình độ học vấn cấp 1 trở xuống 59,8%. Nghỉ hưu 85,6%. Sống ở nông thôn 74,6%. Thu nhập bình quân/tháng < 2 triệu đồng 80,4%. Tỷ lệ có BHYT 97,1%. Bệnh đi kèm: đái tháo đường týp 2, bệnh thận mạn, TBMMN có tỷ lệ lần lượt: 34,4%, 8,7%, 11%. Tiền sử suy tim 60,8%, thời gian mắc suy tim 1,8 ± 2,1 năm. Tình trạng nhập viện có khó thở 54,1%, nặng ngực 44,5%, phù chi 22%, tĩnh mạch cổ phồng 35,4%.

Tỷ lệ NB có lo âu trong mẫu nghiên cứu 55,5%, lo âu ở nam 0,52 (± 0,09) biểu hiện hay ra mồ hôi hơn nữ giới 0,31 (± 0,05), nữ giới 0,95 (± 0,08) có biểu hiện lo lắng hơn nam 0,68 (± 0,09). Có sự khác biệt về huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương, mạch, nhiệt độ, nhịp thở, khó thở, đau ngực, phù chi, tĩnh mạch cổ phồng, chán ăn, mệt mõi, EF, tình trạng lo âu của người bệnh lúc nằm viện và trước khi ra viện (p < 0,05). Có mối liên quan giữa tình trạng lo âu với thu nhập < 2 triệu/tháng, thời gian suy tim > 1 năm, nhập viện trong tình trạng cấp cứu, khó thở, nặng ngực, tĩnh mạch cổ phồng, phù chi, thời gian nằm điều trị > 6 ngày có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

Kết luận: Tỷ lệ lo âu trên người bệnh suy tim mạn là 55,5%. Tình trạng suy tim và lo âu có cải thiện sau quá trình chăm sóc của điều dưỡng.

Từ khóa: Suy tim, tình trạng lo âu.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh suy tim (ST) ngày nay được xem là đại dịch toàn cầu. Năm 2017, ST đã ảnh hưởng đến khoảng 26 triệu người trên toàn thế giới [56]. Công tác chăm sóc tốt trong bệnh viện giúp người bệnh bị suy tim có nhiều khả năng sống sót khi được điều trị và theo dõi bởi các đơn vị chuyên khoa tim mạch [50]. Các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh suy tim bao gồm: bệnh van tim, bệnh đái tháo đường, bệnh suy thận, … làm tăng thêm độ phức tạp, làm giảm kết quả chăm sóc và điều trị người bệnh suy tim [52].  Yếu tố có thể ảnh hưởng đến chăm sóc và điều trị bao gồm tuổi tác, giới tính, dân tộc, tiền sử gia đình, mức độ nghiêm trọng của bệnh [54]. Việc đánh giá đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, tình trạng lo âu của người bệnh suy tim, kết quả chăm sóc của điều dưỡng và tìm các yếu tố liên quan sẽ giúp người bệnh giảm lo âu, kiểm soát lo âu, nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần cải thiện kết quả chăm sóc và điều trị cho người bệnh [13]. Từ thực tế trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đặc điểm bệnh nhân suy tim mạn, tình trạng lo âu và kết quả chăm sóc người bệnh tại khoa Tim mạch Lão học - Bệnh viện Tim mạch An Giang năm 2020” với hai mục tiêu:

1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tình trạng lo âu của người bệnh suy tim điều trị nội trú tại khoa Tim mạch Lão học Bệnh viện Tim mạch An Giang.

2. Phân tích kết quả chăm sóc và một số yếu tố liên quan.

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng:

- Tiêu chuẩn chọn bệnh: Tất cả người bệnh được chẩn đoán suy tim, tỉnh táo nằm viện tại khoa Tim mạch Lão học - Bệnh viện Tim mạch An Giang đồng ý tham gia nghiên cứu.

- Tiêu chuẩn loại trừ: Người bệnh không đồng ý tham gia nghiên cứu. Người bệnh không hợp tác.

- Thời gian: từ tháng 01/2020 đến 06/2020.

2.2. Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang.

2.3. Cỡ mẫu: Tổng số 209 người bệnh suy tim, tỉnh táo nằm viện tại khoa Tim mạch Lão học - Bệnh viện Tim mạch An Giang.

2.4. Biến số NC: Tuổi, giới, trình độ học vấn, địa dư, kinh tế, thời gian mắc bệnh, bệnh mắc kèm; Tình trạng lo âu; Lâm sàng; Cận lâm sàng; Kết quả điều trị và chăm sóc.

2.5. Xử lý số liệu: Bằng phần mềm SPSS 20.0. So sánh các biến định lượng bằng T test, biến định tính bằng Chi bình phương, kiểm định phi tham số bằng Mann- Whitney; Tìm mối liên quan bằng phép kiểm hồi quy logistic.

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.1. Đặc điểm nhân khẩu học và kinh tế xã hội học

Đặc điểm

Số BN

Tỉ lệ (%)

Giới

    Nam

    Nữ

 

77

132

 

36,8

63,2

Nhóm tuổi

    < 60

    > 60

 

30

179

 

14,4

85,6

Tuổi trung bình

72 ± 12 (27 - 92)

Học vấn

    < Cấp 1

    > Cấp 1

 

159

50

 

76,1

23,9

Nghề nghiệp

   Làm việc

   Nghỉ hưu

 

30

179

 

14,4

85,6

Nơi ở

    Nông thôn

    Thành thị

 

156

53

 

74,6

25,4

Dân tộc

    Kinh

    Khác*

 

204

5

 

97,6

2,4

Tình trạng GĐ

    Độc thân

    Có gia đình

 

8

201

 

3,8

96,2

Thu nhập

+ 2 triệu

< 2

 

41

168

 

19,6

80,4

Bảo hiểm Y tế

   

    Không

 

203

6

 

97,1

2,9

Tiền sử suy tim

  

   Không

 

127

82

 

60,8

39,2

Thời gian bệnh suy tim

   < 1 năm

   > 1 năm

 

80

129

 

38,3

61,7

Thời gian mắc suy tim trung bình

1,8 + 2,1

* Khác (Chăm, Khome, Hoa)

Nhận xét: Đối tượng nữ chiếm 63,2%, Nam giới 36,8%. Tuổi trung bình 72 ± 12. Trình độ học vấn chủ yếu là cấp 1 trở xuống chiếm 76,1%. Nghề nghiệp đã nghỉ hưu chiếm 85,6%; Thu nhập dưới 2 triệu đồng/tháng 80,4%. Người bệnh ở nông thôn 74,6%. Dân tộc kinh chiếm đa số 97,6%; Hầu hết người bệnh đều có BHYT 97,1%. Tiền sử suy tim 60,8%, thời gian mắc bệnh suy tim < 1 năm 38,3%.

3.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng

Bảng 3.2. Đặc điểm lâm sàng

Đặc điểm lâm sàng

n (209)

Tỷ lệ (%)

Khó thở

  

   Không

 

113

96

 

54,1

45,9

Nặng ngực

   

    Không

 

93

116

 

44,5

55,5

Phù chi

  

   Không

 

46

163

 

22

78

Tĩnh mạch cổ nổi

  

   Không

 

74

135

 

35,4

64,6

Gan to

  

   Không

 

13

196

 

6,2

93,8

Ran phổi

  

   Không

 

39

170

 

18,7

81,3

Chán ăn

  

   Không

 

157

52

 

75,1

24,9

Mệt mỏi

  

   Không

 

180

29

 

86,1

13,9

Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân nhập viện có khó thở 54,1%, chán ăn 75,1%, mệt mỏi 86,1%. Nặng ngực 44,5%, phù chi 22%, tĩnh mạch cổ nổi 35,4%, gan to 6,2%, ran ở phổi 18,7%.

Bảng 3.3. Đặc điểm về dấu hiệu sinh tồn, xét nghiệm máu và sinh hóa

Đặc điểm

Giá trị TB + ĐLC (thấp- cao)

Dấu hiệu sinh tồn

Mạch (lần/phút)

91 ± 20 (56 - 165)

HA tâm thu (mmHg)

130 ± 27 (80 - 280)

HA tâm trương (mmHg)

76 ± 10 (40 - 140)

Xét nghiệm máu và sinh hóa máu

Hồng cầu (g/dl)

4,2 ± 0,7 (2,1 - 6,5)

Bạch cầu (x10 g/l)

9,0 ± (3,5 - 6,5)

Tiểu cầu

295 ± 90 (23 - 570)

Hematocrit (%)

33 ± 6,6 (10,2 - 48,4)

Glucose máu (mg%)

149 ± 80 (20 - 490)

Ure máu (mmol/l)

6,8 ± 4,8 (1,4 - 34,3)

Creatinin máu (µmol/L)

112,8 ± 156,9 (6,4 - 2045)

Natri (mmol/l)

135 ± 5,3 (118 - 146)

Kali (mmol/l)

3,4 ± 0,4 (1,6 - 6,4)

NT ProBNP (pg/ml)

2721,7 ±  384,5 (5 - 35000)

Nhận xét:

- Dấu hiệu sinh tồn: mạch 91 + 20 (56 - 165), HA tâm thu 130 + 27 (80 - 280), HA tâm trương 76 + 10 (40 - 140).

- Xét nghiệm máu: Hồng cầu 4,2 ± 0,7 (2,1 - 6,5), Bạch cầu 9,0 ± (3,5 - 6,5), Tiểu cầu 295 ± 90 (23 - 570), Hematocrit 33 ± 6,6 (10,2 - 48,4), Glucose máu 149 ± 80 (20 - 490), Ure máu 6,8 ± 4,8 (1,4 - 34,3), Creatinin máu 112,8 ± 156,9 (6,4 - 2045), Natri máu 135 ± 5,3 (118 - 146), Kali máu 3,4 ± 0,4 (1,6 - 6,4), NT Pro BNP 2721,7 ± 384,5 (5 - 35000).

Bảng 3.4. Đặc điểm chẩn đoán hình ảnh

Đặc điểm chẩn đoán hình ảnh

Suy tim nhẹ (I+II)

Suy tim nặng (III+IV)

Giá trị P

Siêu âm tim EF (%)

   < 50

   > 50

 

6 (2,9)

136 (65,1)

 

26 (12,4)

41 (19,6)

< 0,001

EF trung bình (%)

61 ± 12 (23 -79)

Điện tim lớn thất trái

  

   Không

 

18 (8,6)

124 (59,3)

 

39 (18,7)

28 (13,4)

< 0,001

X quang bóng tim to

  

   Không

 

60 (28,7)

82 (39,2)

 

49 (23,4)

18 (8,6)

< 0,001

Nhận xét: NB có EF < 50% (15,3%), EF > 50 (84,7%), điện tim lớn thất trái (27,3%), x quang có bóng tim to (52,2%) có sự khác biệt giữa suy tim nhẹ và suy tim nặng với p < 0,001.

3.4. Tình trạng lo âu

Bảng 3.5. Đặc điểm NB lo âu

Lo âu theo DASS-21

Số BN

Tỉ lệ (%)

Lo âu

   

    Không

 

116

93

 

55,5

44,5

Mức độ lo âu

    Bình thường

    Nhẹ

    Vừa

    Nặng

    Rất nặng

 

93

21

53

29

13

 

44,5

10,0

25,4

13,9

6,2

Nhận xét: Tỷ lệ người bệnh suy tim có lo âu chiếm 55,5%. Trong đó, lo âu nhẹ 10%, lo âu vừa 25,4%, lo âu nặng 13,9%; lo âu rất nặng 6,2%.

Bảng 3.6. Điểm đánh giá lo âu khi vào viện

Đặc điểm lo âu

Nam (n=77)

Nữ (n=132)

Gia trị P

Câu 1. Khô miệng

0,87 (± 0.08) *

1,00 (±0.07)

0,398

Câu 2. Rối loạn nhịp thở

0,83 (± 0.09)

0,95 (± 0.07)

0,254

Câu 3. Ra mồ hôi

0,52 (± 0,09)

0,31 (± 0,05)

0,027

Câu 4. Tôi lo lắng

0,68 (± 0,09)

0,95 (± 0,08)

0,032

Câu 5. Thấy hoảng loạn

0,27 (± 0,06)

0,42 (± 0,05)

0,134

Câu 6. Nghe tiếng tim

0,62 (± 0,07)

0,72 (± 0,07)

0,544

Câu 7. Lo sợ vô cớ

0,32 (± 0,06)

0,45 ± 0,05)

0,172

Tổng

8,23 (± 0.61)

9,62 (± 0.56)

0,216

 (*): Các biến số được trình bày bằng trung bình và sai số chuẩn (SE).

Nhận xét: Bảng điểm lo âu khi vào viện của BN suy tim giữa 2 giới cho thấy: Nam hay ra mồ hôi hơn nữ giới, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p = 0,027; Nữ giới lo lắng về những tình huống có thể khiến tôi hoảng sợ hoặc khiến tôi xấu hổ hơn nam giới, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p = 0,032; Tôi bị khô miệng, tôi bị rối loạn nhịp thở, tôi thấy hoảng loạn, tôi nghe thấy rõ tiếng nhịp tim, tôi hay lo sợ một cách vô cớ không có sự khác biệt, với p > 0,05.

3.5. Kết quả chăm sóc và điều trị.

Bảng 3.7. So sánh dấu hiệu sinh tồn lúc vào viện, sau 24 giờ và lúc ra viện

Đặc điểm dầu hiệu sinh tồn

Lúc vào viện

Sau 24 giờ

Lúc ra viện

Giá trị P

Mạch

91 ± 20

85 ± 11

83 ± 8

< 0,001

HA tâm thu

130 ± 27

120 ± 16

120 ± 15

< 0,001

HA tâm trương

76 ± 10

72 ± 9

73 ± 8

< 0,001

Nhiệt độ

37,1 ± 0,3

37 ± 0,1

37 ± 0,03

< 0,001

Nhịp thở

21 ± 1

20 ± 1

19 ± 1,0

< 0,001

Nhận xét: Bảng 3.7 cho thấy dấu hiệu sinh tồn lúc vào viện, sau 24 giờ và trước khi ra viện cải thiện có ý nghĩa thống kê, với p < 0,001.

Bảng 3.8. So sánh triệu chứng lúc vào viện, sau 24 giờ và lúc ra viện

Triệu chứng lâm sàng

Lúc vào viện

Sau 24 giờ

Lúc ra viện

Giá trị P

Khó thở

Không

96 (45,9)

149 (71,3)

197 (94,3)

< 0,001

113 (54,1)

60 (28,7)

12 (5,7)

Đau ngực

Không

116 (55,5)

158 (75,6)

203 (97,1)

< 0,001

93 (44,5)

51 (24,4)

6 (2,9)

Phù giảm

Không

163 (78,0)

172 (82,3)

199 (95,2)

< 0,001

46 (22,0)

37 (17,7)

10 (4,8)

Tĩnh mạch cổ phồng

Không

135 (64,6)

144 (68,9)

185 (88,5)

< 0,001

74 (35,4)

65 (31,1)

24 (11,5)

Chán ăn

Không

52 (24,9)

119 (56,9)

199 (95,2)

< 0,001

157(75,1)

90 (43,1)

10 (4,8)

Mệt mỏi

Không

29 (13,9)

107 (51,)

196 (93,8)

< 0,001

180 (86,1)

102 (48,8)

13 (6,2)

Nhận xét: Triệu chứng lâm sàng của người bệnh lúc ra viện, 24 giờ sau nhập viện và trước khi ra viện đều cải thiện có ý nghĩa thống kê, với p < 0,001

Bảng 3.9. So sánh mức độ lo âu lúc vào viện và lúc ra viện

 

Lúc vào viện

Lúc ra viện

Giá trị P

Câu 1, Khô miệng

0,95 (± 0,05)

0,16 (± 0.03)

<0,001

Câu 2. Rối loạn nhịp thở

0.91 (± 0,05)

0,49 (± 0,04)

<0,001

Câu 3. Ra mồ hoi

0,39 (± 0,04)

0,09 (± 0,02)

<0,001

Câu 4. Tôi lo lắng

0,85 (± 0,06)

0,42 (± 0,03)

<0,001

Câu 5. Thấy hoảng loạn

0,36 (± 0,04)

0,11 (± 0,02)

<0,001

Câu 6. Nghe tiếng tim

0,68 (± 0,04)

0,38 (± 0,03)

<0,001

Câu 7. Lo sợ vô cớ

0,41 (± 0,04)

0,15 (± 0,03)

<0,001

Tổng

9,11 (±0,42)

3,61 (±0,23)

<0,001

Nhận xét: Bảng trên cho thấy sự cải mức độ lo âu lúc vào viện với trước khi ra viện có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.

3.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến lo âu

Bảng 3.10. Mối liên quan đặc điểm của đối tượng nghiên cứu với lo âu

Đặc điểm của đối tượng

Lo âu (n, %)

OR

(KTC 95 %)

Giá trị P

 

Không

Giới

Nữ

76 (36,4)

56 (26,8)

1,25 (0,71 - 2,20)

 0,430

Nam

40 (19,1)

37 (17,7)

Tuổi

< 60 tuổi

20 (9,6)

14 (6,7)

0,85 (0,40 - 1,79)

 0,760

> 60 tuổi

96 (45,9)

37,8)

Học vấn

< Cấp 1

88 (42,1)

71 (34)

0,97 (0,51 - 1,84)

 0,935

> Cấp 1

28 (13,4)

22 (10,5)

Địa dư

Nông thôn

85 (40,7)

71 (34)

1,17 (0,62 -2,21)

 0,613

Thành thị

31 (14,8)

22 (10,0)

Nghề nghiệp

Đi làm việc

14 (6,7)

93 (44,5)

1,51 (0,69 - 3,28)

0,295

Nghỉ hưu

102 (48,8)

77 (36,8)

Thu nhập

< 2 triệu

99 (47,4)

69 (33,0)

2,06 (1,01 - 4,05)

 0,046

> 2 triệu

17 (8,1)

24 (18,2)

BHYT

Không

3 (1,4)

3 (1,4)

0,79 (0,15 - 4,04)

 0,784

113 (54,1)

90 (43,1)

Sống với gia đình

Không

5 (2,4)

3 (1,4)

1,35 (0,31 - 5,80)

 0,662

111 (53,1)

90 (43,1)

Dân tộc

Khác

4 (1,9)

1 (0,5)

3,28 (0,36 - 29,9)

 0,291

Kinh

112 (53,6)

92 (44)

Mức độ suy tim

Nhẹ (I-II)

71 (34)

71 (34)

2,04 (1,11 -3,75)

 0,021

Nặng (III-IV)

45 (21,5)

22 (10,5)

Thời gian suy tim

< 1 năm

33 (15,8)

47 (22,5)

2,57 (1,44 - 4,55)

0,001

> 1 năm

83 (39,7)

46 (22,1)

Nhận xét: Bảng 3.10 phân tích hồi quy đơn biến đặc điểm của đối tượng với lo âu cho thấy: Có mối liên quan với NB thu nhập < 2 triệu đồng/tháng và lo âu, có ý nghĩa thống kê, với p = 0,046 (OR = 2,06). NB suy tim nặng có mối liên quan với lo âu hơn suy tim nhẹ, với p =0,021 (OR = 2,04). Thời gian mắc bệnh suy tim > 1 năm lo âu hơn người bệnh mắc bệnh < 1 năm, với p = 0,001(OR = 2,57).

Bảng 3.15. Mối liên quan đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu với lo âu

Đặc điểm lâm sàng

Lo âu (n, %)

OR (KTC 95 %)

Giá trị P

Không

Mạch (lần/phút)

Nhanh

42 (20,1)

35 (16,7)

1,06 (0,60 - 1,87)

0,832

Bình thường

74 (35,4)

58 (27,8)

HA tâm thu (mmHg)

Cao > 140

34 (16,3)

40 (19,1)

1,82 (1,02 - 3,22)

0,040

Bình thường

82 (39,2)

53 (25,4)

HA tâm trương (mmHg)

Cao

5 (2,4)

4 (1,9)

1,00 (0,26 - 3,83)

0,997

Bình thường

111 (53,1)

89 (42,6)

Nặng ngực

62 (29,7)

31 (14,8)

2,29 (1,30 - 4,09)

0,004

Không

54 (25,8)

62 (29,7)

Khó thở

 

71 (34,0)

42 (20,1)

1,96 (1,10 - 3,33)

0,021

Không

45 (21,5)

51 (24,4)

TM cổ nổi

49 (23,4)

25 (12,0)

1,99 (1,10 - 3,58)

0,022

Không

67 (32,1)

68 (32,5)

Phù chi

 

35 (16,7)

11 (5,3)

3,22 (1,53 - 6,77)

0,002

Không

81 (38,8)

82 (39,2)

Vào cấp cứu

43 (20,6)

10 (4,8)

4,88 (2,29 - 10,41)

< 0,001

Không

73 (34,9)

83 (39,7)

Nhận xét: khi phân tích hối quy đơn biến lo âu với đặc điểm lâm sàng của NB suy tim lúc vào viện cho thấy: NB suy tim vào viện với huyết áp tâm thu cao > 140 mmHg, vào viện nằm phòng cấp cứu, với tình trạng nặng ngực, khó thở, tĩnh mạch cổ nổi, phù chi có mối liên quan với lo âu với p < 0,05 (OR dao động 1,96 - 4,88).

Bảng 3.16. Mối liên quan thời gian nằm điều trị với lo âu

Quá trình điều trị

Lo âu (n, %)

OR

(KTC 95 %)

Giá trị P

 

Không

Kết quả điều trị

Thất bại

8 (3,8)

2 (1,0)

3,37 (0,69 - 16,27)

0,130

Thành công

108 (51,7)

91 (43,5)

Thời gian nằm viện

< 6 ngày

33 (15,8)

49 (23,4)

2,80 (1,57 - 4,96)

< 0,001

> 6 ngày

83 (39,7)

44 (21,1)

Nhận xét: Người bệnh có thời gian nằm viện > 6 ngày có nguy cơ lo âu gấp 2,8 lần người bệnh nằm điều trị dưới 6 ngày. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê, với p < 0,05 (OR 2,80).

4. BÀN LUẬN

4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

- Trong nghiên cứu của chúng tôi nữ chiếm tỷ lệ cao hơn nam giới (63,2% -36,8%), tuổi trung bình 72 ± 12, tuổi thấp nhất 27 cao nhất 92, tuổi > 60 (85,6%). Kết quả ngày tương tự nhóm tác giả Nguyễn Hoàng Minh Phương và cộng sự thực hiện tại khoa ICU Bệnh viện Tim mạch năm 2012 giới nam (30,6), tuổi trung bình 73,1 ± 13 và Nghiên cứu của Trần Thị Mỹ Liên tại bệnh viện Thống Nhất nghiên cứu trên 123 bệnh nhân từ tháng 1/2010 - 9/2011, tuổi trung bình 75 ± 10,51 tuổi, tỉ lệ bệnh nhân ≥ 60 tuổi chiếm 92,7% [9]. Nghiên cứu của Mai Văn Thuật tại khoa Nội tim mạch- Bệnh viện Trung Ương Huế và Bệnh viện Trường Đại Học Y Dược Huế năm 2016, nữ giới (44%), tỉ lệ bệnh nhân suy tim nhóm ≥ 60 tuổi (59.1%), trung bình 62,91 ± 15,71 tuổi []. Nghiên cứu của Phan Hữu Tàu tại khoa Nội tim mạch- Bệnh viện Trung Ương Huế và Bệnh viện Trường Đại Học Y Dược Huế năm 2018, nữ giới (54,7%), nhóm ≥ 60 tuổi chiếm (68,0%), trung bình 66,19 ± 16,86 tuổi [].

- Trong nghiên cứu của chúng tôi trình độ học vấn chủ yếu là cấp 1 trở xuống chiếm 76,1%, nghề nghiệp đã nghỉ hưu (85,6%), sống nông thôn (74,6), dân tộc kinh (96,6%), thu nhập dưới 2 triệu đồng/tháng (80,4%), người bệnh có BHYT (97,1%).

tiền sử suy tim 60,8%, nhóm mắc suy tim < 1 năm (38,3%). Kết quả này tương tự nghiên cứu H. Allabadi và cộng sự tại Palestin về tiền sử suy tim (67,5%) [].

- Như vậy, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỉ lệ tuổi trung bình mắc suy tim mạn tính cao. Điều này có thể do y học ngày càng phát triển, người bệnh được chăm sóc và điều trị suy tim tốt hơn. Trong nghiên cứu dân tộc kinh chiếm đa số, đa số người dân sống ở nông thôn, điều này phù hợp theo số liệu tổng điều tra dân số và nhà ở An Giang năm 2019, đa số sống nông thôn, dân tộc kinh (95,1%).

4.2. Đặc điểm lâm sàng

4.2.1 Đặc điểm lâm sàng

- Trong nghiên cứu của chúng tôi, các triệu chứng lâm sàng của suy tim mạn tính bao gồm khó thở (54,1%), nặng ngực (44,5%), phù chi (22%), tĩnh mạch cổ nổi (35,4%), gan to (6,2%), ran phổi (18,7%), chán ăn (75,1%), mệt mỏi (86,1%).

- Nghiên cứu của Trần Thị Mỹ Liên các triệu chứng lâm sàng của suy tim mạn tính thường gặp bao gồm khó thở (96,7%), phù (55,2%), tĩnh mạch cổ nổi (36,6%), gan to (39%), ran phổi (43,9%), mệt mỏi (98,4%) [9]. Nghiên cứu của Mai Văn Thuật các triệu chứng lâm sàng của suy tim mạn tính thường gặp bao gồm khó thở (98,1%), phù (73,0%), phản hồi gan-tĩnh mạch cổ (+) (61,6%), gan to (66,7%), ran phổi (56,0%), mệt mỏi (96,2%) []. Nghiên cứu của Phan Hữu Tàu, các triệu chứng lâm sàng của suy tim mạn tính thường gặp bao gồm khó thở (100%), phù (56,0%), phản hồi gan-tĩnh mạch cổ (+) (28,0%), gan lớn (33,3%), ran phổi (12,0%), mệt mỏi (97,3%) [].

- Trong nghiên cứu của chúng tôi triệu chứng suy tim mạn bao gồm tỷ lệ khó thở, phù chi, tĩnh mạch cổ phồng, gan to, ran ở phổi, mệt mỏi thấp hơn nghiên cứu khác điều này có thể do mẫu nghiên cứu chúng tôi người bệnh vào viện trong tình trạng khi vào viện trong tình trạng nhẹ hơn. Theo y văn người bệnh suy tim các triệu chứng trên hay gặp nhất của suy tim mạn tính, do tim co bóp yếu, cung lượng tim giảm không đảm bảo để tưới máu đến các cơ quan trong cơ thể. Các triệu chứng của suy tim mạn tính cũng có thể xuất hiện trong các bệnh lý khác nên việc thăm khám và xét nghiệm có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh kèm theo hoặc chẩn đoán phân biệt.

- Dấu hiệu sinh tồn: Mạch 91 ± 20 (56 - 165), HA tâm thu 130 ± 27 (80 - 280), HA tâm trương 76 ± 10 (40 - 140). Kết quả này tương tự nghiên cứu Tsuyoshi Shiga và cộng sự tại  Nhật Bản: Mạch 84 (70 – 102),  HA tâm thu 130 (110 - 152), HA tâm trương 71 (60 - 87) []. Tuy nhiên, chỉ số nhỏ nhất - cao nhất có khác biệt, có thể đặc điểm người bệnh, địa điểm nghiên cứu, tình trạng người bệnh và phương pháp chọn mẫu.

4.2.2. Đặc điểm cận lâm sàng

- Xét nghiệm máu: Hồng cầu 4,2 ± 0,7 (2,1 - 6,5), Bạch cầu 9,0 ± (3,5 - 6,5), Tiểu cầu 295 ± 90 (23 - 570), Hematocrit 33 ± 6,6 (10,2 - 48,4), Glucose máu 149 ± 80 (20 - 490), Ure máu 6,8 ± 4,8 (1,4 - 34,3), Creatinin máu 112,8 ± 156,9 (6,4 - 2045), Natri máu 135 ± 5,3 (118 - 146), Kali máu 3,4 ± 0,4 (1,6 - 6,4), NT Pro BNP 2721,7 ± 384,5 (5 - 35000). Nghiên cứu Tsuyoshi Shiga  và cộng sự tại  Nhật Bản: Bạc cầu 6,8 (5,2–9,0), Hematocrit 33 (31 - 41), Glucose máu 121 (101 - 163), Ure máu 24 (17 - 36), Creatinin máu 106 ,08 (70,72 – 150,28), Natri máu 140 (137 - 142), Kali máu 4,3 (3,9 – 4,7), NT Pro BNP 567 (280 - 1098). Nghiên cứu của chúng tôi có điểm tương đồng và điểm khácvới tác giả Tsuyoshi Shiga  và cộng sự có thể do phương pháp chọn mẫu và tiêu chuẩn của máy xét nghiệm khác nhau.

- Nghiên cứu của chúng tôi nhóm suy tim có EF < 50% (15,3%), EF > 50% (84,7%), tỷ lệ suy tim nhẹ (độ I + II) là 68%, suy tim nặng (độ III + IV) là 32%, điện tim lớn thất trái (27,3%), x quang có bóng tim to (52,2%), có sự khác biệt giữa suy tim nhẹ và suy tim nặng với p < 0,001. Nghiên cứu phân độ suy tim theo NYHA của Nguyễn Thị Thùy Liên, tỉ lệ suy tim độ III là 59,48%, độ IV là 29%, độ II là 15,52%, không có bệnh nhân suy tim độ I [8]. Nghiên cứu của Mai Văn Thuật EF > 50 (66%), EF < 50 (34%), độ I - II (28,3%), độ III - IV (71,7%), x quang có bóng tim to (55%) []. Nghiên cứu của Phan Hữu Tàu EF > 50 (62,7%), EF < 50 (37,3%), độ I - II (28,3%), độ III - IV (71,7%), x quang có bóng tim to (55%). Nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ bòng tim to trên x quang tương các tác giả trên nhưng có tỷ lệ suy tim nhẹ (độ I - II) cao hơn và tỷ lỷ lệ suy tim nặng (độ III – IV) thấp hơn. Điều này có thể do phương pháp chọn mẫu khác nhau.

4.3. Tình trạng lo âu

- Tỷ lệ NB suy tim có lo âu chiếm 55,5%. Trong đó, lo âu nhẹ 10%, lo âu vừa 25,4%, lo âu nặng 13,9%; lo âu rất nặng 6,2%.

- Nghiên cứu chúng tôi tương tự tác giả H. Allabadi và cộng sự tại Palestin (n = 1023) nghiên cứu sử dụng nhiều công cụ, trong đó có công cụ đánh giá trầm cảm DASS - 42, thang lo âu DASS -A có tỷ lệ lo âu (53,1%), tỷ lệ lo âu nhẹ - vừa (33,9%), tỷ lệ lo âu nặng – rất nặng (19,2%).

- Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nam hay ra mồ hôi hơn nữ giới, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p = 0,027; Nữ giới lo lắng về những tình huống có thể khiến tôi hoảng sợ hoặc khiến tôi xấu hổ hơn nam giới, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p = 0,032; Tôi bị khô miệng, tôi bị rối loạn nhịp thở, tôi thấy hoảng loạn, tôi nghe thấy rõ tiếng nhịp tim, tôi hay lo sợ một cách vô cớ không có sự khác biệt, với p > 0,05.

4.4. Kết quả chăm sóc và điều trị

Kết quả chăm sóc và điều trị người bệnh cải thiện tốt về dấu hiệu sinh tồn, triệu chứng lâm sàng và mức độ lo âu của người bệnh lúc vào viện, sau 24 giờ và trước khi ra viện có ý nghĩa thống kê, với p < 0,001. Điều này theo tôi khi người bệnh vào viện được bác sĩ thăm khám mỗi ngày, được điều dưỡng chăm sóc tận tình, chu đáo, từ đó tạo được tâm lý an toàn giảm lo âu khi vào bệnh viện điều trị.

Theo nghiên cứu Dio Kavalieratos , PhD việc Chăm sóc giảm nhẹ trong Suy tim

Dio Kavalieratos , PhD Do tỷ lệ HF ngày càng phổ biến, việc tích hợp chăm sóc giảm nhẹ trong quản lý HF tạo cơ hội để ảnh hưởng đến vấn đề sức khỏe cộng đồng của QoL kém ở bệnh nhân và người chăm sóc, đồng thời tối ưu hóa việc cung cấp dịch vụ chăm sóc [] 

4.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến lo âu

- Trong nghiên cứu của chúng tôi khi phân tích hồi quy đơn biến: Có mối liên quan giữa thu nhập < 2 triệu đồng/tháng và lo âu, với p = 0,046 (OR = 2,06). Suy tim nặng có mối liên quan với lo âu hơn suy tim nhẹ, với p =0,021 (OR = 2,04). Thời gian mắc bệnh suy tim > 1 năm lo âu hơn người bệnh mắc bệnh < 1 năm, với p = 0,001(OR = 2,57); Người bệnh vào viện nằm phòng cấp cứu, huyết áp tâm thu cao > 140 mmHg, với tình trạng nặng ngực, khó thở, tĩnh mạch cổ nổi, phù chi có mối liên quan với lo âu với p < 0,05 (OR dao động 1,96 - 4,88); Người bệnh có thời gian nằm viện từ 6 ngày trở lên có nguy cơ lo âu gấp 2,8 lần so với thời gian điều trị dưới 6 ngày, với p < 0,05(OR = 2,8).

- Nghiên cứu của tác giả H. Allabadi và cộng sự tại Palestin (n = 1023) yếu tố liên quan  đến lo âu: Nam giới p = 0,117 (OR = 0,68),  Đau thắt ngực p = 0,009 (OR = 0,54); Thời gian mắc suy tim 2–9 năm , p = 0,663 (OR = 1,10);

-

5. KẾT LUẬN:

- Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng: bệnh nhân nhập viện có khó thở 54,1%, chán ăn 75,1%, mệt mỏi 86,1%. Nặng ngực 44,5%, phù chi 22%, tĩnh mạch cổ nổi 35,4%, gan to 6,2%, ran ở phổi 18,7%. Hồng cầu (4,2 ± 0,7), Ure máu (6,8 ± 4,8) Creatinin máu (112,8 ± 156,9), Natri máu (135 ± 5,3), Kali máu (3,4 ± 0,4), NT Pro BNP (2721,7 ± 384,5). Người bệnh suy tim có lo âu (55,5%), lo âu nhẹ 10%, lo âu vừa 25,4%, lo âu nặng 13,9%; lo âu rất nặng 6,2%.

- Kết quả chăm sóc và một số yếu tố liên quan: Triệu chứng khó thở, đau ngực, phù giảm, tĩnh mạch cổ nổi, chán ăn, mệt mõi lúc vào viện so với trước khi ra viện cải thiện, với (p < 0,001). Mối liên quan với thu nhập < 2 triệu đồng/tháng, suy tim nặng với suy tim nhẹ, thời gian mắc bệnh suy tim > 1 năm với lo âu, với p < 0,005 (OR (OR dao động 1,10 - 6,77). Người bệnh suy tim vào viện nằm phòng cấp cứu, huyết áp tâm thu cao > 140 mmHg, tình trạng nặng ngực, khó thở, tĩnh mạch cổ nổi, phù chi có mối liên quan với lo âu với p < 0,05 (OR dao động 1,96 - 4,88). Người bệnh có thời gian nằm viện > 6 ngày có nguy cơ lo âu gấp 2,8 lần người bệnh nằm điều trị dưới 6 ngày. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê, với p < 0,05 (OR 2,80).

 

 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Thùy Liên (2011), “Nghiên cứu một số đặc điểm của suy tim mạn tính tại khoa Nội tim mạch bệnh viện đa khoa tỉnh Đăk Lắk từ tháng 10/2010- 04/2011, Kỷ yếu các bài báo cáo tại hội nghị tim mạch miền Trung-Tây Nguyên lần VI, Đắk Lắk 8/2011, tr.484 - 491.

2. Nguyễn Hoàng Minh Phương và cộng sự (2012), “Đặc điểm bệnh nhân suy tim cấp điều trị tại khoa ICU BVTM An Giang 11/11-4/12”, Bệnh viện Tim mạch An Giang.

3. Hồ Huỳnh Quang Trí, (2013), “Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân suy tim”, Văn phòng Hội Tim mạch TP.HCM, TP. Hồ Chí Minh.

4. Phan Hữu Tàu, (2018), “Nghiên cứu nguyên nhân, đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân suy tim mạn tính điều trị tại khoa Nội tim mạch Bệnh viện Trung ương Huế và và khoa Nội tim mạch Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế”, Luận văn Tốt nghiệp Bác sĩ Đa khoa, Trường Đại học Y Dược Huế.

5. Allabadi, H., Alkaiyat, A., Alkhayyat, et al, (2019), “Depression and anxiety symptoms in cardiac patients: a cross-sectional hospital-based study in a Palestinian population”, BMC Public Health 19, 232. https://doi.org/10.1186/s12889-019-6561-3.

6. Christopher M. Celano, Ana C, et al, (2018), “Depression and Anxiety in Heart Failure: a Review”, Published in final edited form as: Harv Rev Psychiatry,  26(4): 175 -184.

7. Lovibond, S.H. & Lovibond, P.F. (1995).  Manual for the Depression Anxiety Stress Scales. (2nd. Ed.), Sydney: Psychology Foundation, ISBN 7334-1423-0.

8. Martin R. Cowie, et al, (2015), “Improving care for patients with acute heart failure: before, during and after hospitalization”, ESC Heart Failure/Volume 1, Issue 2, 110-145.

9. Pupalan Iyngkaran, et al, (2016), “Phase 4 Studies in Heart Failure - What is Done and What is Needed?”, Curr Cardiol Rev, 12(3), 216–230.

10. Depression, Anxiety, Stress, Scales, (DASS), Psychology Foundation of Australia at the website: http://www2.psy.unsw.edu.au/dass//.

11. Savarese G1,2, Lund LH, (2017), “Global Public Health Burden of Heart Failure”, Card Fail Rev, (1), 7 -11.

12. Tsuyoshi Shiga, et al, (2019), “Clinical characteristics of hospitalized heart failure patients with preserved, mid‐range, and reduced ejection fractions in Japan”, ESC Heart Fail, 6(3): 475–486.

 




Bài báo này mình xin cảm ơn đến Thầy hướng dẫn mình là Thầy Rạng “TS.BS Nguyễn Ngọc Rạng” đã giúp mình rất nhiều để hoàn thành luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ.

P/S: Luận văn Full text bạn đọc tại đây! Có thể mình chưa kịp Post lên bạn liên hệ qua email nhé!

Phổ biến trong tuần

Tin mới