Bệnh thủy đậu (đậu mùa - Trái rạ) nguyên nhân, diễn tiến, dự phòng và điều trị bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus herpes zoster
Thủy
đậu thường tiến triển lành tính ở trẻ em là bệnh dễ lây truyền, tỷ lệ lây nhiễm
lên đến 90% ở những người chưa có miễn dịch, thời gian khỏi bệnh thông thường 7
đến 10 ngày và ít khi cần phải nhập viện.
BỆNH THỦY ĐẬU (ĐẬU MÙA - TRÁI RẠ) NGUYÊN NHÂN, DIỄN TIẾN, DỰ PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH TRUYỀN NHIỄM CẤP TÍNH DO VIRUS HERPES ZOSTER |
Nguyên nhân
Thủy
đậu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Herpes zoster gây nên, lây từ
người sang người qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc gần. Khả năng lây bệnh trước 48
giờ khi xuất hiện ban và kéo dài cho đế khi ban đóng vẩy.
Thời gian ủ bệnh: thường từ 10 đến 21 ngày.
Diễn tiến của bệnh
-
Bệnh khởi phát với mệt mỏi, sốt từ 37,8°-39,4°C kéo dài 3 đến 5 ngày.
Ban xuất hiện từng
đợt liên tiếp trên da xuất hiện liên tiếp trong 2-4 ngày, ban đầu tiên trên mặt
thân và nhanh chóng lan ra tất cả các vùng khác trên cơ thể kể cả niêm mạc hầu
họng và có khi ở âm đạo. Sau vài giờ đến vài ngày ban tiến triển thành phỏng nước,
nốt phỏng có vùng viền đỏ xung quanh, kích thước nhỏ 5-10 mm, có dạng tròn hoặc
bầu dục vùng giữa, nốt phỏng dần trở nên lõm và tiến triển của tổn thương bắt đầu.
-
Trẻ nhỏ thường có ít ban hơn so với trẻ lớn hơn, trong gia đình bị lây nhiễm thường
có số lượng ban nhiều hơn và mức độ nặng của ban phụ thuộc vào tùy từng cá thể.
Chẩn đoán
-
Chẩn đoán bệnh Thủy đậu dự avào biểu hiện bệnh: mệt mõi, có khi có sốt.
-
Ban xuất hiện theo diễn tiến bệnh.
-
Chú ý quan trọng bệnh có đấu hiệu nặng cần nhập viện
-
Làm thêm cận lâm sàng theo hướng dẫn chẩn đoán một số bệnh Truyền nhiễm, Nhà Xuất
bản y học năm 2016 kèm theo Quyết định số 5642/QĐ-BYT ngày 31 tháng 01 năm 2015
Biến chứng
-
Bệnh rất ít xảy ra biến chứng, biến chứng thường gặp là bội nhiễm vi khuẩn bởi
các nốt ban. Biến chứng ở thần kinh trung ương như: Viêm não, viêm tủy cắt
ngang, hội chứng Guillain-Barré và hội chứng Reye. Biến chứng chậm hay gặp ở trẻ
em gây rối loạn tiểu não và viêm màng não thường xuất hiện khoảng 21 ngày sau
khi phát ban. Tình trạng tổn thương gây viêm ở các cơ quan trong cơ thể cũng được
ghi nhận như: Viêm cơ tim, tổn thương giác mạc, viêm thận, viêm khớp, tình trạng
xuất huyết, viêm cầu thận cấp và viêm gan.
-
Biến chứng viêm phổi là nguy hiểm nhất của bệnh thủy đậu, thường gặp ở người lớn,
đặc biệt là phụ nữ mang thai, thường bắt đầu 3-5 ngày sau khi bắt đầu phát ban,
có thể dẫn đến suy hô hấp và ho ra máu.
-
Mẹ bị bệnh trong vòng 5 ngày trước khi sinh hoặc trong vòng 48 giờ sau khi
sinh, thường rất nặng và trẻ có nguy cơ tử vong cao, có thể lên tới 30%.
-
Người suy giảm miễn dịch nguy cơ cao bị các biến chứng nội tạng, xuất hiện ở
30-50% số ca bệnh, tỷ lệ tử vong có thể lên tới 15% khi không có điều trị kháng
virus.
-
Bệnh nhân sau khi khỏi bệnh, Vi khuẩn gây bệnh thủy đậu vẫn còn tồn tại trong
các hạch thần kinh dưới dạng bất
hoạt (ngủ đông). Khi có điều kiện thuận lợi cho virus như sức đề kháng kém Nhiều
năm sau đó, có thể là 10, 20, hay 30 năm sau, khi có điều kiện thuận tiện như sức
đề kháng cơ thể kém hay có yếu tố gì khác, thì siêu vi này sẽ tái hoạt động trở
lại và gây ra san thương của bệnh zona, có người còn gọi là giời leo.
Điều trị
-
Điều trị thủy đậu ở người miễn dịch bình thường chủ yếu là điều trị hỗ trợ, bao
gồm hạ nhiệt và chăm sóc tổn thương da.
-
Điều trị kháng virus Herpes có tác dụng giảm mức độ nặng và thời gian bị bệnh,
đặc biệt có chỉ định đối với những trường hợp suy giảm miễn dịch.
Điều trị tại nhà
-
Nên cách ly người bệnh với người chưa bị bệnh thủy đậu: cho trẻ nghỉ học đến
khi khỏi bệnh, người lớn chưa bị nhiễm bệnh hoặc chưa tiêm ngừa.
Thuốc
-
Dùng thuốc sát trùng ngoài da bôi tại chỗ vê sinh và chăm sóc da: xanh
methylen, Zincpaste, .....
-
Dùng thuốc kháng histamin chống ngứa: Chlopheniramin, Fexofenadin, Cetirizin, …
-
Điều trị Acyclovir: thuốc làm giảm thời gian bệnh, giảm triệu chứng cũng như biến
chứng, hiệu quả cao nhất khi dùng 24 giờ trước khi nổi bóng nước.
+
Được chỉ định cho những trường hợp thủy đậu có nguy cơ bị biến chứng.
+
Liều lượng: viên 800mg, dùng 5 lần/ngày trong vòng 5 -7 ngày. Trẻ nhỏ dưới 12
tuổi: 20mg/kg x 6 giờ/lần. Ở người bị suy giảm miễn dịch hoặc có biến chứng thường
dùng đường tiêm tĩnh mạch 10-12,5mg/kg x 8 giờ/lần trong 7 ngày.
Có
thể dùng Valacyclovir (tiền chất của Acyclovir) liều 1g/lần x 3 lần/ngày trong
7-10 ngày, hoặc Famciclovir 500mg/lần x 3 lần/ngày trong 7-10 ngày.
-
Dùng kháng sinh khi có bội nhiễm
* Khi bệnh có
biến chứng nên dưa đến cơ sở y tế để điều trị
Dự phòng
-
Tránh tiếp xúc với người bệnh bị Thủy đậu hoặc Zona (Giời leo)
-
Vệ sinh cá nhân
-
Tiêm ngừa Vacxin là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh. Trẻ em trên 1 tuổi đến 12
tuổi chưa mắc bệnh tiêm 1 liều Vaccin, Người lớn tiêm 2 liều.
Cần chú ý khi tiêm Vacin phòng bệnh:
-
Một số trường hợp có thể bị bệnh Thủy đậu sau khi tiêm ngừa.
-
Không tiêm ngừa Bệnh thủy đậu cho trẻ bị suy giảm miễn dịch (như trẻ nhiễm HIV)
Tài liệu tham khảo:
HƯỚNGDẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ BỆNH TRUYỀN NHIỄM Nhà Xuất bản Y học năm 2016 kèm
theo Quyết định số 5642/QĐ-BYT ngày 31 tháng 01 năm 2015.
* Bạn có thể Đọc thêm: