Liều Vitamin D cao hàng ngày trong thời kỳ mang thai có thể cải thiện kết quả sơ sinh
Theo
một nghiên cứu trình bày tại RCOG 2018, liều lượng vitamin D hàng ngày cao
(4.000 IU/ngày) làm giảm sự thiếu hụt vitamin D ở phụ nữ có thai, giảm nguy cơ
sinh non và trẻ sơ sinh nhẹ cân.
Theo
trợ lý giáo sư Sidrah Nausheen từ Đại học Aga Khan ở Karachi, Pakistan, nghiên
cứu trước đây đã ám chỉ đến sự thiếu hụt vitamin D ở phụ nữ có thai và trẻ sơ
sinh của họ. [ Int J Gynaecol Obstet 2011; 112: 229-233]
"Như
vậy, đánh giá liều lượng vitamin D là rất quan trọng trong thời kỳ mang thai để
cung cấp cho thai nhi và trẻ sơ sinh có đủ vitamin D tích trữ trong quá trình
phát triển và tăng trưởng. Liều được khuyến cáo hàng ngày là 400 IU/ngày
như hiện nay là không đủ để ngăn ngừa các biến chứng và giảm tểu cầu ",
Nausheen cho biết.
Trong
cuộc thử nghiệm dựa trên bệnh nhân mù đôi này, được tiến hành tại Bệnh viện Đại
học Aga Khan ở Kharadar, Pakistan, các nhà nghiên cứu đã ngẫu nhiên chọn 350
phụ nữ trong độ tuổi 15-45 (trung bình 26,0 tuổi) có thai đơn ở tuần <16
tuần để nhận vitamin D liều 400, 2000 hoặc 4.000 IU/ngày (n = 115, 115, và 120,
tương ứng), với liều 400 IU/ngày là nhóm chứng. Con số cuối cùng trong
nghiên cứu là 272.
Phụ
nữ mang thai nhiều lần và những người có bệnh đái tháo đường loại I hoặc loại
II hoặc bệnh tăng huyết áp hiện có đã bị loại trừ.
Một
mẫu máu được lấy vào thời điểm đầu nghiên cứu và đánh giá hàm lượng vitamin D,
canxi, phốt pho và phosphatase kiềm, trong khi một mẫu khác được lấy vào lúc xét
nghiệm lại để đánh giá tình trạng vitamin D.
Khoảng
50 % phụ nữ được xác định là tiếp xúc với ánh sáng mặt trời đầy đủ, với 96,3 %
phụ nữ mặc màn che hoặc burqa khi ở ngoài trời.
Liều
lượng vitamin D cao hơn 4.000 IU/ngày làm giảm tỷ lệ thiếu vitamin D (<20
ng/mL), giảm từ 97,5% phụ nữ ở mức cơ bản xuống 40% sau 4,000 IU/ ngày, 94,8% ở
thời điểm ban đầu là 82% sau 2000 IU/ngày và 96,4% ở mức cơ sở để 91,2 phần
trăm sau 400 IU/ngày. [RCOG 2018, abstract 6914]
Phụ
nữ được tiêm liều vitamin D 4000 IU/ngày có nguy cơ sinh non thấp hơn (≤ 37
tuần thai) so với những phụ nữ được tiêm liều 400 IU/ngày (5,6 phần trăm so với
17,6 phần trăm, tỉ lệ chênh [OR] 0,61, Khoảng tin cậy 95% [CI], 0,46-0,82, p =
0,05).
|
Liều
viatmin D 4.000 IU/ngày cũng có nguy cơ sinh con nhẹ cân (≤ 2.5 kg) so với
những người có IU / ngày (IU / ngày là 5.6% so với 20.9%, OR, 0.57, 95% CI,
0.44-0.75; = 0,01).
Nguy
cơ tiền sản giật hoặc đái tháo đường thai kỳ không khác biệt đáng kể giữa phụ
nữ với liều vitamin D khác nhau (p = 0,99 và 0,70). Không có tỷ lệ tử vong
do thai chết lưu trong quần thể nghiên cứu này.
Nausheen
cho biết: "Nghiên cứu của chúng tôi cung cấp bằng chứng cho thấy liều cao
vitamin D [4.000 IU/ngày] có tác động đáng kể đến việc giảm sự thiếu hụt
vitamin D trong số các bà mẹ [không có sự kiện bất lợi nào được báo cáo trong
quá trình nghiên cứu".
Kết
luận: "Có sự giảm đáng kể trong sinh non và trẻ sơ sinh nhẹ cân mặc dù
không thấy ảnh hưởng đến tiền sản giật (hoặc tiểu đường)", bà nói, kêu gọi
thử nghiệm ngẫu nhiên lớn hơn để khẳng định những phát hiện này.
** Cám ơn bạn đã đọc bài viết!
Nguồn: MIMS Obstetrics & Gynaecology.
P/s: Tại Afghanistan,
burqa (có tên gọi
là chadri) che phủ toàn bộ
cơ thể người phụ nữ, chỉ trừ một phần nhỏ ở mắt (phần mặt được che bằng một lớp
lưới mỏng).