Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tim mạch

Xem
VAI TRÒ CỦA DINH DƯỠNG 

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO-World Health Organization) Sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội và không phải chỉ bao gồm có tình trạng không có bệnh hay thương tật. Có một sức khỏe tốt nhất là một trong những quyền cơ bản con người dù thuộc bất kỳ chủng tộc, tôn giáo, chính kiến chính trị chính trị hay điều kiện kinh tế - xã hội nào. 
Sức khỏe có sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần: 
- Sức khỏe tinh thần: là một khái niệm ám chỉ tình trạng tâm thần và cảm xúc tốt của mỗi cá nhân. Phật giáo và các môn phái chịu ảnh hưởng Phật giáo quan tâm đến việc rèn luyện và tu dưỡng tinh thần.
Sức khỏe thể chất được thể hiện một cách tổng quát là sự sảng khoái và thoải mái về thể chất.
- Để sức khỏe thể chất cần tập luyện và dinh dưỡng tốt. Tập luyện thể dục thể thao là việc thực hành các động tác nhằm phát triển và duy trì sức khỏe thể chất và sức khỏe toàn diện. Điều này có được nhờ việc rèn luyện các động tác thể dục. Tập luyện thường xuyên là thành phần rất quan trọng giúp ngăn ngừa bệnh tật, ngăn ngừa các "bệnh người giàu" như ung thư, bệnh tim, bệnh mạch vành, tiểu đường loại 2, béo phì và đau lưng.
Nhìn chung, luyện tập thể dục có thể chia thành ba nhóm theo tác động nói chung lên cơ thể con người, việc tập luyện tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội và đặc biệt là điều kiện sức khỏe cho phép đối với người mắc bệnh:
Tập luyện về cơ bắp, chẳng hạn như uốn dẻo, nhằm chăm sóc chức năng vận động của cơ và các khớp. Các bài tập Aerobic như đi bộ và chạy tập trung vào việc tăng sức chịu đựng của hệ tuần hoàn. Bài tập Anaerobic chẳng hạn nâng tạ hoặc chạy nước rút tăng sức mạnh của cơ trong thời gian ngắn. 









Một số hình ảnh luyện tập sức khỏe

Tập luyện về khí huyết, tinh thần, chẳng hạn như việc hô hấp, hít thở, nhằm chăm sóc chức năng vận động khí huyết, thư giãn và tập trung tinh thần. Các bài tập thái cực quyền, khí công, yoga làm tăng sự lưu thông khí huyết và hướng tinh thần vào các động tác tập luyện. Từ đây làm tăng khả năng tập trung, rèn luyện trí nhớ. 




Tập luyện thể dục rất quan trọng trong việc giữ gìn sức khỏe thể chất gồm có trọng lượng, thể hình và xương, cơ, khớp, tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch.
Tập luyện tinh thần làm vững chắc hệ thần kinh, làm hoạt hóa các hoạt động về khí huyết.
Chế độ Dinh dưỡng cũng quan trong tương đương với việc tập luyện thể dục. Khi tập luyện, dinh dưỡng sẽ trở nên thậm chí quan trọng hơn cả để có một chế độ ăn tốt nhằm đảm bảo cho cơ thể có một tỉ lệ đúng cả yếu tố thông thường lẫn yếu tố vi lượng, giúp cơ thể hồi phục sau khi vận động.
     Vậy dinh dưỡng là gì?
Dinh dưỡng là nhu cầu không thể thiếu của con người. Các chất dinh dưỡng được cung cấp thông qua ăn uống giúp con người tồn tại và phát triển.
Theo Hán Việt tự điển, Dinh Dưỡng là lấy những chất bổ trong đồ ăn để nuôi dưỡng thân thể. Người Mỹ gọi là “Nutrition”. Việc ăn uống (ẩm thực) là một trong những nhu cầu sinh lý thiết yếu, cho đời sống con người.
Cung cấp dinh dưỡng và các dưỡng chất cho cơ thể thông qua các thực phẩm ăn uống. Theo dinh dưỡng học, để có đầy đủ chất dinh dưỡng thì cơ thể phải được cung cấp đầy đủ các vitamin cần thiết. Nếu không đủ các vitamin cần thiết thì cơ thể sẽ bị suy yếu, gọi là suy dinh dưỡng.


Tuy nhiên, ăn thiếu hoặc thừa các chất dinh dưỡng và không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đều có thể gây bệnh, thậm chí làm tăng nguy cơ tử vong.
Thực phẩm chúng ta ăn được cấu tạo, hầu hết, bởi sáu loại chất dinh dưỡng chính yếu như sau:
- Chất Đường (Carbohydrate) có trong đường và tinh bột.
- Chất Đạm (Protein) được kết hợp bởi nhiều đơn vị AminoAcids, có từ thực vật và động vật.
- Chất Béo (Fat) được kết hợp bởi Glycerol và Fatty Acids.
- Chất Khoáng (Mineral).
- Sinh Tố (Vitamin).
- Nước (Water).
Các chất dinh dưỡng này sau một tiến trình biến năng (Metabolism ) trong cơ thể, và được hữu dụng hóa trong việc cấu trúc, hoặc bồi bổ các mô tầng cơ thể, hoặc hữu hiệu hóa các chức năng của các tế bào trong cơ thể. Thiếu dinh dưỡng hoặc thừa dinh dưỡng cũng là nguyên nhân gây nên một số bệnh.
Thiếu dinh dưỡng gây ra các bệnh thường gặp như: Thiếu máu do thiếu sắt, bệnh Beriberi do thiếu vitamin B1, bệnh khô mắt do thiếu vitamin A, bệnh Scorbut do thiếu vitamin C, bệnh viêm da Pellagra do thiếu vitamin PP... Thiếu dinh dưỡng còn làm cho cơ thể chậm phát triển, giảm sức đề kháng, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng. Đối với người bệnh nằm viện, suy dinh dưỡng làm tăng tỷ lệ biến chứng và tử vong, thời gian nằm viện kéo dài, do đó chi phí điều trị tăng.
  
         Thừa dinh dưỡng là một trong những yếu tố nguy cơ gây bệnh mạn tính như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường, thừa cân, béo phì, các bệnh tim mạch...Đối với một số bệnh ăn uống không đúng sẽ làm cho bệnh nặng thêm.  

 



Dinh dưỡng điều trị có tác động đến căn nguyên gây bệnh, đến cơ chế điều hoà, đến khả năng phản ứng, bảo vệ cơ thể. Nhiều công trình nghiên cứu  đã chứng minh dinh dưỡng có vai trò điều trị chính trong các bệnh: suy dinh dưỡng do thiếu năng lượng, thừa cân, béo phì do thừa năng lượng, các bệnh do thiếu  vitamin A, B, C, D…, thiếu vi chất: sắt, kẽm, calci…
Dinh dưỡng tốt nâng cao sức đề kháng của cơ thể chống lại bệnh tật. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh việc cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý đã giúp tăng cường miễn dịch rút ngắn thời gian điều trị kháng sinh, giảm biến chứng, rút ngắn thời gian nằm viện, giảm chi phí điều trị, giảm tỷ lệ tử vong.
Dinh dưỡng điều trị còn có tác dụng điều hoà các rối loạn chuyển hoá làm giảm hội chứng bệnh. Đặc biệt thấy rõ vai trò của dinh dưỡng là một phần không thể thiếu trong điều trị bệnh đái tháo đường, cao huyết áp, suy thận, suy tim, bệnh lý về gan, dạ dày…
Dinh dưỡng điều trị còn giúp cho cơ thể phục hồi tốt hơn những bệnh nhân bị chấn thường phần mềm, gãy xương, suy nhược cơ thể sau sốt rét, sau mổ, sau nhiễm khuẩn nặng, một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp vết thương chóng lành, sức khoẻ hồi phục nhanh hơn (đặc biệt nhờ cung cấp protein và vitamin C).
Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh về mối liên quan giữa ăn uống không hợp lý với một số bệnh mạn tính như béo phì, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, bệnh mạch vành, ung thư…Theo quan niệm trong nhi khoa “Bếp ăn đi trước, tủ thuốc đi sau” cho thấy tầm quan trọng trong dinh dưỡng phòng bệnh.
Như vậy, dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong tất cả các giai đoạn điều trị bệnh, phòng biến chứng, phòng tái phát.Dinh dưỡng đúng và đủ đóng vai trò quan trọng để duy trì sức khoẻ tốt, dự phòng các bệnh do thiếu hoặc thừa dinh dưỡng gây ra.
Nhận rõ tầm quan trọng của dinh dưỡng trong điều trị mà ngành dinh dưỡng điều trị đã ra đời. Ở nhiều nước trên thế giới ăn uống đã được chỉ định như là một trong những biện pháp điều trị cũng như thuốc. Người bệnh song song với điều trị bằng thuốc hoặc và các phương pháp điều trị khác cần phải có chế độ dinh dưỡng phù hợp với bệnh. Cần phải xem việc dinh dưỡng hợp lý cùng với sử dụng thuốc như là thuốc không những chỉ thực hiện khi nằm bệnh viện mà cả khi đã ra viện.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH
 CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BỆNH TIM MẠCH
KHOA DINH DƯỠNG - BỆNH VIỆN TIM MẠCH AN GIANG
   
          Chế độ ăn cho người bệnh tăng huyết 



Chỉ số huyết áp và biết chứng tăng huyết áp


          Chế độ ăn bệnh tăng huyết áp 


          Ăn ít muối

Ăn giảm chất béo 


Ăn nhiều rau, quả 






          Không hút thuốc lá 



          Hạn chế các chất kích thích

          Luyện tập thể dục




           Tránh lo âu căng thẳng 


           Phải kiểm tra sức khỏe định kỳ




            Và đây là video hướng dẫn chế độ ăn một số bệnh lý  tại Bệnh viện Tim mạch An Giang trong buổi họp thân nhân và bệnh nhân mỗi tháng. 

             Bạn có thể Click vào Links bên dưới xem Video hướng dẫn: 
                                                  https://www.youtube.com/watch?v=OloTXhJfBik

Chân thành cảm ơn đã theo dõi bài viết!



Phổ biến trong tuần

Tin mới