Thuốc Tiotropium được điều trị cho bệnh nhân hen phế quản, bệnh phổi tắt nghẻn mãn tín.

Xem
Thuốc Tiotropium được điều trị cho bệnh nhân hen phế quản, bệnh phổi tắt nghẻn mãn tín. Với thông tin thuốc được cập nhật trong Blog các bạn có thể tham khảo nhanh để ứng dụng trong lâm sàng điều trị cho người bệnh.


Nhóm Dược lý: Thuốc tác dụng trên đường hô hấp
Tên biệt dược: Spiriva
Tên gốc: Tiotropium
Dạng bào chế: Khí dung, viên nang.
Thành phần: Tiotropium bromide.
Dược động học:
Tác dụng giãn phế quản sau khi hít (trên khí đạo) chủ yếu là tác dụng tại chỗ không có tác tác dụng toàn thân.
Tác dụng:
Trong y học lâm sàng thường gọi là thuốc kháng Cholinergic, kháng muscarrinic đặc hiệu cáo tác dụng kéo dài, gắn kết với các thụ thể Muscarinic M1 đến M5. Tại khí quản sẽ ức chế receptor M3 trên cơ trơn gây giãn cơ trơn. Thuốc có tác dụng bảo vệ phế quản kéo dài trên 24 giờ và phụ thuốc vào liều.
Chỉ định:
Thuốc Tiotropium (Spiriva) chỉ định cho bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), viêm phế quản mạn và khí phế thũng. Ngăn ngừa cơn khó thở cấp và mạn.
Chống chỉ định:
Bệnh nhân có tiền sử dị ứng với thuốc, có tiền sử nhạy cảm với thuốc atropine hay dân chất của Atropine như: Ipratropium, Oxitropium hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Thận trọng lúc dùng:
Điều trị giãn phế quản trong giai đoạn cấp không nên sử dụng 1 lấn trong ngày (Duy trì nhiều lần/ngày).
Phản ứng quá mẫn có thể xảy ra ngay sau khi dùng thuốc dãng khí dung.
Thận trọng với bệnh nhân Glaucom góc đóng, phì đại tiền liệt tuyến, hẹp cổ bàng quang.
Thuốc có thể gây tác dụng ngược gây co thắt phế quản.
Thuốc được đào thải qua thận, cần theo dõi chức năng thận thường xuyên ở bệnh nhân suy thận vừa và nặng (Độ thanh thanh thải creatinin < 50ml/phút).
Thuốc dạng viên nang : Chỉ dùng viên nang với thuốc hít. Cần thận trọng tránh thuốc rơi vào mắt. Các triệu chứng: Đau mắt, khó chịu, nhìn mờ, nhìn màu sắc kém, mắt đỏ, xung huyết giác mạc, xung huyết kết mạc có thể là triệu chứng của Glaucom góc đóng.Không sử dụng thuốc nhỏ mắt co đồng tử cùng với thuốc Spiriva. Không dùng thuốc quá 1 lần/ngày.
Có thai và cho con bú:
Không nên dùng thuốc Tiotropium cho phụ nữ có thai và cho con bú trừ khi lợi ích mong muốn lớn hơn nguy cơ trên thai nhi và trẻ sơ sinh.
Chưa có số liệu trên người bệnh mang thai. Các nghiên cứu lâm sàng không khẳng địnhcó tác dụng trực tiếp hay gián tiếp lên sự phát triểu của thai nhi.
Thuốc có thể bài tiết qua sửa mẹ một lượng nhỏ (Căn cứu nghiên cứu lâm sàng trên loài gặm nhấm trong thời kỳ tiết sữa).
Tương tác thuốc:
Không khuyến cáo phối hợp sử dụng với thuốc chứa chất kháng Cholinergic. Chưa có nghiên cứu dạng thuốc khí dung để điều trị COPD như: Methylxanthiines, Steroid dạng khí dung hay uống gây phản ứng phụ.
Tương tác với một số thuốc như: Advair Diskus (Fluticasone/Salmeterol), Albuterol, Amlodipine, Aspirin, Atorvastain, Furosemide, Gabapentin, Lasix (Furosemide), Levothyroxine, Lisinopril, Metformin, Nexium (Esomeprazole), Potassium chloride, Prednisone, ProAir HFA (Albuterol), Simvastatin, Singulair (Montelukast), Symbicort, Vitamin D (Colecalciferol).
Tác dụng phụ:
Thuốc có tác dụng kháng Cholinergic gây một số biểu hiện:
- Rối loạn tiêu hóa, khô miệng, táo bón thường nhẹ và mất khi tiếp điều trị.
- Rối loạn hô hấp: ho, kích ứng họng, khàn giọng, chảy máu cam.
- Rối loạn tim mạch: nhịp tim nhanh, nhịp nhanh trên thất, rung nhĩ.
- Rối loạn thần kinh: chóng mặt.
- Rối loạn trên da, mô duối da và hệ miễn dịch: Mày đay, phát ban, ngứa, phù quin, ..
Tác dụng kháng Cholinergic có thể gây nhìn mờ, Glaucom cấp có thể xảy ra.
Liều lượng và cách dùng:
Dạng Tiotropium bột hít trong viên nang cứng đi kèm với thiết bị hít đặc biệt: liều lượng 18mcg, 2 lần/ngày bằng cách sử dụng thiết bị hít chuyên biệt. Mỗi lần bạn sử dụng thuốc hãy nạp một viên nang vào thiết bị và nhấp vào ống kín. Nhấn nút ở cạnh của thiết bị để xuyên qua viên nang và nhả thuốc vào buồng hít. Bạn cần 2 lần hít để lấy liều đầy đủ từ 1 viên.
Bạn không được uống thuốc này. Viên tiotropium chỉ được sử dụng trong thiết bị hít chuyên biệt. Bạn chỉ được sử dụng 1 viên một lần, giữ mỗi viên tiotropium trong hộp vỉ cho đến khi bạn cần dùng thuốc vì việc tiếp xúc với không khí có thể làm hỏng viên nang.
Tiotropium dạng dung dịch hít: liều lượng 5mcg, 2 lần/ngày.
Quá liều
Liều cao của SPIRIVA RESPIMAT có thể dẫn đến các dấu hiệu và triệu chứng kháng cholinergic. 
Không có các tác dụng phụ có liên quan ngoài miệng khô, khô cổ họng và khô niêm mạc mũi trong một tỷ lệ phụ thuộc liều [10-40 mcg hàng ngày], đã được theo dõi sau liều 14 ngày lên đến 40 mcg giải pháp hít vào Tiotropium ở các đối tượng khỏe mạnh ngoại trừ giảm rõ rệt lượng nước bọt từ ngày thứ 7 trở đi. Không có tác dụng không mong muốn đáng kể đã được quan sát thấy trong sáu nghiên cứu dài hạn ở bệnh nhân COPD khi một liều hàng ngày của 10 mcg Tiotropium dùng đường hít trong vòng 4 - 48 tuần.
Bảo quản
Để ngoài tầm tay trẻ em.
Bảo quản thuốc trong hộp kín ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá.

* Bài viết được tổng hợp khá đầy đủ từ nhiều nguồn trên internet. Các bạn có thể bổ sung thêm nếu thấy chưa đầy đủ.
* Cám ơn bạn đã đọc bài viết!

Phổ biến trong tuần

Tin mới